Đề tài Cán cân thanh toán

Từ năm 2006 đến năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại cảu Việt Nam tăng lên đáng kể. Tuy vậy, cơ cấu xuất nhập khẩu đang có chiều hướng tốt lên, cơ cấu xuất khẩu có nhưng thay đổi đáng kể từ nguyên liệu thô sang mặt hàng chế biến thể hiện sự thay đổi cơ cấu tích cực với mức độ cao hơn. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng cao, nhưng dựa vào cơ cấu có thể thấy mức tăng này là do nhu cầu đầu tư tăng cao, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho mở rộng sản xuất công nghiệp. Do mức thuế năm đầu giảm chủ yếu với hàng dệt may và giày dép nên đây không phải là tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO.

docx28 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cán cân thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng thể trong giai đoạn từ 2008 - 2010. Trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm, vẫn duy trì ở mức cao, trung bình đạt 19,2%. Thâm hụt thương mại trong giai đoạn trước 2007 chủ yếu được bù đắp bởi thặng dư hạng mục vốn trên cán cân thanh toán quốc tế nhờ tăng trưởng đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gây sức ép làm phá giá tiền đồng. 1.4 Rào cản thương mại - Nhiều quốc gia sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ cán cân vãng lai. Tuy nhiên biện pháp này không thích hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Khi bỏ rào cản thương mại Không bảo hộ được mậu dịch và quota như trước dẫn đến thuế xuất nhập khẩu giảm → thất thu. Đầu tư trong nước giảm vì hàng nhập khẩu giá rẻ hơn, dẫn đến sản lượng nội địa sẽ giảm, đưa đến giảm thu thuế Suất sinh lời kỳ vọng trong nước sẽ giảm đưa đến xu hướng đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến cầu ngoại tệ gia tăng, giá ngoại tệ tăng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ ngoại tệ. Hàng nhập khẩu tràn vào dẫn đến nhập siêu, cầu ngoại tệ gia tăng dẫn đến thâm hụt mậu dịch và cán cân thanh toán 1.5 Phá giá tiền tệ Phá giá (hay nâng giá) là làm giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được chính phủ cam kết ủng hộ. Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia. Do đó cải thiện được sức cạnh tranh quốc tế và xuất khẩu ròng tăng lên tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Từ đẳng thức Y = C + I + G + X – Z ta thấy: lượng cung ứng hàng nội địa Y bằng tổng cầu bao gồm tiêu dung trong nước (C + I + G) cộng với nhu cầu xuất khẩu ròng (X – Z ) >0. Kết quả là Y sẽ tăng. Nếu nền kinh tế có thất nghiệp, thì nền kinh tế còn có các nguồn dự trữ để sản xuất ra thêm hàng hóa đáp ứng sự gia tăng này của tổng cầu Y. Kết quả làm sản lượng sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm. Nhưng nếu nền kinh tế bắt đầu ở mức toàn dụng nhân công, có nghãi là nền kinh tế không thể sản xuất thêm hàng hóa. Tổng cầu cao hơn sẽ nhanh chóng đẩy giá và lương lên. Khi giá nội đại tăng lên, sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế giảm và xuất khẩu ròng lại suy giảm. Nếu giá cả và tiền lương cùng tăng theo một tỷ lệ bằng tỷ lệ phá giá lúc đầu của tỷ giá hối đoái thực tế và mức độ cạnh tảnh trở lại mức ban đầu của chúng. Nền kinh tế bắt đầu từ sự cân đối bên trong và bên ngoài, xuất khẩu ròng trở lại bằng 0 và tổng cầu được phục hồi lại ở mức độ đầy đủ việc làm. Do vậy, nếu vì lý do gì đó mà chính phủ thực hiện phá giá để cải thiện cân bằng tài khoản vãng lai trong một thời gian dài thì cùng với việc phá giá cần phải có chính sách tài khóa để giảm bớt tiêu dùng trong nước. Có nghĩa là cùng với việc phá giá chính phủ phải có biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng giá hàng nội địa để tạo sức cạnh tranh quốc tế cao làm cho lượng xuất khẩu ròng tăng, cải thiện được tài khoản thương mại và cán cân thanh toán quốc gia. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vốn 2.1 Lãi suất Lãi suất ở một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể được cải thiện trong ngắn hạn. Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với lãi suất. Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện. Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong nước r. Khi lãi suất tăng lên mức r', tài khoản vốn trở nên thặng dư. Nếu lãi suất hạ xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt. 2.2 Các loại thuế Áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn (Capital gain) hoặc đánh trên các khoản thu nhập đầu tư (cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể bị xấu đi. Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài: Khi thuế quan cao sẽ làm cho giá trị xuất khẩu giảm, hạn nghạch nhập khẩu thấp cũng như các hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu làm giảm cầu nội tệ. 2.3 Các kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện. Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài nếu mức sinh lợi cao hơn. Mức sinh lợi của chứng khoán nước ngoài phụ thuộc vào mức sinh lời danh nghĩa của chứng khoán và mức thay đổi tỷ giá. Khi một đồng tiền tăng giá, mức sinh lợi của chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ tăng. Khi một đồng tiền đưuọc kỳ vọng là tăng giá thì các chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế cán cân vốn của một quốc gia có thể được cải thiện nếu đồng tiền của quốc gia đó được kỳ vọng là tăng giá. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Thực tế cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam Cán cân thanh toán 2006-2009 Từ năm 2006 đến năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại cảu Việt Nam tăng lên đáng kể. Tuy vậy, cơ cấu xuất nhập khẩu đang có chiều hướng tốt lên, cơ cấu xuất khẩu có nhưng thay đổi đáng kể từ nguyên liệu thô sang mặt hàng chế biến thể hiện sự thay đổi cơ cấu tích cực với mức độ cao hơn. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng cao, nhưng dựa vào cơ cấu có thể thấy mức tăng này là do nhu cầu đầu tư tăng cao, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho mở rộng sản xuất công nghiệp. Do mức thuế năm đầu giảm chủ yếu với hàng dệt may và giày dép nên đây không phải là tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO. Nhìn chung có thể thấy việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa. Gia nhập WTO, tuy chưa mang lại tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu trong xuất khẩu nhưng có thể thấy việc ký kết các hiệp định thương mại mới khi gia nhập WTO sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Việt Nam giúp cho xuất khẩu trở nên ổn định, giảm bớt được phụ thuộc nước bạn. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008 có thể rút ra một số nhận định cơ bản. Trong năm 2008 do chịu ảnh hưởng biến động kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tahsng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong các thắng cuối năm. Nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, phát triển cả về quy mô, tốc độ, thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu. Sang năm 2009 cả kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm so với năm 2008. Tuy các mặt hàng xuất khẩu đều tăng về lượng nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn giảm là do giá hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh trong năm 2009. Thậm chí có những hàng hóa bình quân cả năm giảm đến 40%. Nhập khẩu cũng giảm mạnh do giá bình quân các mặt hàng nhập khẩu cũng đã giảm đáng kể. Hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả 3 phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm. (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đa, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản…bị sụt giảm mạnh so với năm 2008. (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩugặp nhiều khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010 các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là hàng dệt may, gạo, thủy hải sản, dầu thô, cao su, giày dép các loại, hóa chất…,còn các mặt hàng nhập khẩu chính vẫn là xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu, phân bnó các loại, máy móc thiết bị, ô tô nguyên chiếc…. Như vậy có thể thấy, mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng nông nghiệp, chỉ ở dạng thô chưa qua gia công chế biến hoặc những mặt hàng yêu cầu kỹ thuật thấp nên không có tính cạnh tranh cao, đồng thời những mặt hàng mà chúng ta nhập về lại là những mặt hàng đã qua chế biến, những thiết bị máy móc công nghệ phục vụ sản xuất trong nước…. đó chníh là lý do tại sao nước ta luôn là nước nhập siêu. Chia sẻ cùng VnExpress, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Nguyễn Văn Bình cho biết, cùng với nhập siêu giảm, điều hành tỷ giá ổn định sẽ đưa cán cân thanh toán tổng thể năm 2012 thặng dư 2 tỷ USD. Chính sách tiền tệ năm 2012 về cơ bản vẫn sẽ là một chính sách chặt chẽ, nhưng được điều hành chủ động và linh hoạt hơn. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách vừa tháo gỡ khó khăn, tồn tại trước mắt, vừa tạo cơ sở vững chắc cho ổn định kinh tế lâu dài. Cụ thể Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện những chính sách: Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành phù hợp với lạm phát mục tiêu và diễn biến thực tế. Vốn cho các ngân hàng cũng như thanh khoản đối với nền kinh tế sẽ được điều hoà một cách hợp lý thông qua các kênh tái cấp vốn, thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tín phiếu… Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò vừa điều tiết, vừa là người can thiệp cuối cùng trên thị trường. Tương quan lãi suất giữa VND và ngoại tệ sẽ được điều hành theo hướng có lợi cho tiền đồng, khuyến khích người dân giữ đồng nội tệ. Tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2012 sẽ tăng trưởng khoảng 15-17%. Tỷ lệ này không cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng mà tuỳ vào năng lực và tình hình thực tế của từng nơi. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phi sản xuất vẫn được duy trì ở mức thích hợp nhưng nội hàm sẽ được làm rõ cho phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng, góp phần giải quyết một số khó khăn trước mắt của nền kinh tế và doanh nghiệp. Tín dụng năm 2012 sẽ được ưu tiên cho nông nghiệp – nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng sẽ đáp ứng đầy đủ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có sản phẩm đang tiêu thụ được trên thị trường. Trong lĩnh vực bất động sản, tín dụng cũng sẽ mở ra một số đối tượng và lĩnh vực như: xây dựng nhà ở tái định cư, các dự án hoàn thành trong năm 2012 (đặc biệt là nhà cho người có nhập trung bình - thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá…). Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, những biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán có cơ hội khởi sắc. Tỷ giá cũng sẽ được điều hành theo hướng ổn định. Cùng với việc nhập siêu giảm, việc điều hành này sẽ góp phần đưa cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư khoảng 2 tỷ USD. 2012 cũng là năm đầu tiên Ngân hàng Nhà nước triển khai đề án tái cấu trúc lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Trọng tâm của năm là xử lý dứt điểm tình trạng tài chính yếu kém của một số ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống, kiên quyết xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là cạnh tranh lãi suất. Quá trình tái cơ cấu được tiến hành trên nền tảng đảm bảo an toàn của toàn hệ thống cũng như quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Trao đổi về các thách thức trong năm 2012 tới, ông cho rằng rào cản lớn nhất chính là việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống ngân hàng sẽ động chạm nhiều đến lợi ích nhóm. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương cũng là một trở lực lớn. Để vượt qua, không có cách nào khác là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, lợi ích nhóm cần tuân thủ tuyệt đối quyền lợi của toàn bộ người dân. Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ sẽ điều hành một cách công khai, minh bạch rõ ràng, đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục nhưng cũng sẽ kiên quyết, dứt khoát trong hành động. Cán cân dịch vụ Cán cân vốn Biểu đồ vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 2006-2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế của Đại học Kinh tế TP HCM – NXB Thống kê 2010 Và một số nguồn tài liệu khác NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhom TINA K10405B - Can Can Thanh Toan.docx