Đề tài Cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo

Những năm đầu thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng với sự ra đời của rất nhiều các dây chuyền công nghệ cùng các sản phẩm của chúng, đời sống của người dân trên thế giới ngày càng được cải thiện và nâng cao. Có được điều này là sự nỗ lực của tất cả các thành viên, tổ chức trên thế giới, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn vào việc phát triển nền kinh tế của các công ty, các tập đoàn, các doanh nghiệp, các thương nhân,.

Khi toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng khách quan đã và đang mở ra nhiều cơ hội và nhiều thách thức cho mọi quốc gia, đặc biệt là đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp. Không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng là những người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao. Vì thế, sự ra đời của hàng loạt các công ty chuyên về đào tạo ứng dụng đã giúp các nhà quản lý các doanh nghiệp có thể nâng cao kiên thức trình độ quản lý của mình trong tình hình hiện nay.

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng với sự ra đời của rất nhiều các dây chuyền công nghệ cùng các sản phẩm của chúng, đời sống của người dân trên thế giới ngày càng được cải thiện và nâng cao. Có được điều này là sự nỗ lực của tất cả các thành viên, tổ chức trên thế giới, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn vào việc phát triển nền kinh tế của các công ty, các tập đoàn, các doanh nghiệp, các thương nhân,... Khi toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng khách quan đã và đang mở ra nhiều cơ hội và nhiều thách thức cho mọi quốc gia, đặc biệt là đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp. Không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng là những người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao. Vì thế, sự ra đời của hàng loạt các công ty chuyên về đào tạo ứng dụng đã giúp các nhà quản lý các doanh nghiệp có thể nâng cao kiên thức trình độ quản lý của mình trong tình hình hiện nay. I. TỔNG QUAN VỀ UNICOM Lấy khách hàng là trọng tâm và đặt tính ứng dụng là chỉ tiêu số 1 trong các giải pháp, Unicom gặt hái được nhiều thành công vượt trội trong các lĩnh vực tham gia. Unicom khẳng định vị trí dẫn đầu về cung cấp giải pháp đào tạo và tư vấn tại cho khối doanh nghiệp tư nhân tại thị trường miền bắc Việt nam. 1.1. Thông tin chung về Unicom 1. Tên công ty             : CÔNG TY CỔ PHẦN UNICOM  Tên giao dịch         : UNICOM JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt                               : UNICOM.,JSC 2.  Giấy phép kinh doanh số       : 0103011949/ Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội                                                       3.  Địa chỉ trụ sở chính             : 181 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4.  Điện thoại                                : (084) 04 35333580 / 81 / 82 / 83 / 84 5.  Fax                                         : (084) 04 35333585 / 35333564 6.  Email                                      : unicom@unicom.com.vn 7.  Website                                 : 8.  Lĩnh vực kinh doanh chính : Công ty kinh doanh chính trong hai lĩnh vực                 -         Đào tạo ứng dụng các kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp liên quan tới: Chiến lược kinh doanh, Quản trị điều hành, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính, Marketing, Bán hàng... -         Tư vấn các giải pháp kinh doanh 9.   Vốn điều lệ                             : 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng VN) 10.  Mã số thuế                            : 0101930611 11.  Chủ tịch hội đồng quản trị        : (Ông) Vũ Hữu Mạnh 12. Đối tác chiến lược: -         BUSINESS EDGE / MPDF - IFC ( Công ty tài chính quốc tế ) Đối tác trong lĩnh vực phát triển năng lực tổ chức, phát triển chương trình đào tạo, phát triển thị trường đào tạo ứng dụng -         Viện Chiến lược kinh doanh IBS ( Institute of Business Strategy) Đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo và các giải pháp ứng dụng trong doanh nghiệp Hệ thống đối tác -         Vietnam Communication                      -   VIET SEA -         Anpha Book -         Proceed Capital - Tư vấn các giải pháp kinh doanh 9.   Vốn điều lệ                             : 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng VN) 10.  Mã số thuế                            : 0101930611 11.  Chủ tịch hội đồng quản trị        : (Ông) Vũ Hữu Mạnh 12. Đối tác chiến lược: -        BUSINESS EDGE / MPDF - IFC ( Công ty tài chính quốc tế ) Đối tác trong lĩnh vực phát triển năng lực tổ chức, phát triển chương trình đào tạo, phát triển thị trường đào tạo ứng dụng -         Viện Chiến lược kinh doanh IBS ( Institute of Business Strategy) Đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo và các giải pháp ứng dụng trong doanh nghiệp Hệ thống đối tác -         Vietnam Communication                      -   VIET SEA -         Anpha Book -         Proceed Capital 1.2. LICH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY Ý tưởng hình thành công ty. Nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối đầu với các vấn đề trong lĩnh vực quản lý , kinh doanh và giải quyết theo kinh nghiệm tự phát, đây là một cản trở lớn cho doanh nghiệp khi qui mô phát triển, cạnh tranh trở nên khốc liệt cần thiết phải có kiến thức kỹ năng chuyên nghiệp. Năm 2001 Unicom được hình thành với ý tưởng là giải pháp của doanh nghiệp trên con đường hướng tới chuyên nghiệp, hướng tới thành công. Thành công ban đầu. Bước sang năm thứ 10 hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo UNICOM được khách hàng đánh giá cao tính sáng tạo, thực tiễn và lợi ích kinh tế. Trong lĩnh vực đào tạo: -       Số 1 trong thị trường đào tạo ứng dụng. -         Đào tạo hơn 8000 doanh nhân đến từ hơn 1000 doanh nghiệp.  -     Đào tạo hơn 1000 CEO.  -  95% HV đánh giá rất hài lòng về chương trình đào tạo ứng dụng của UNICOM Trong lĩnh vực tư vấn :   -     Tham gia tư vấn và chuyển giao hơn 500 gói giải pháp kinh doanh -         Tham gia tư vấn xây dựng chiến lược và triển khai 10 nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam. Tôn chỉ kinh doanh UNICOM luôn hướng đến sự thành công của doanh nghiệp bằng việc cung cấp các giải pháp kinh doanh chuyên nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp là động lực phát triển của công ty. Mục đích Luôn là bạn đồng hành của doanh nghiệp trên con đường tới chuyên nghiệp. Nhiệm vụ Khách hàng là trung tâm là động lực phát triển.Tính ứng dụng/ hiệu quả của giải pháp là chỉ tiêu số 1 Không ngừng vận động sáng tạo ra các giải pháp mới Bảo mật và nhất quán trong hệ thống thông tin. 1.3 Lĩnh vực hoạt động. Công ty kinh doanh chính trong hai lĩnh vực  :               - Đào tạo ứng dụng các kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp liên quan tới: Chiến lược kinh doanh, Quản trị điều hành, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính, Marketing, Bán hàng... -  Tư vấn các giải pháp kinh doanh 1.4. Mô hình tổ chức quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị ( Giám đốc) Ban giám đốc Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng thiết kế Chánh văn phòng Trưởng phòng nhân sự Nhân viên Nhân viên Nhân viên IT Nhân viên Nhân viên Nhân viên Hội đồng quản trị Ban trợ lý Đại hội đồng cổ đông Unicom gồm có các phòng nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng thiết kế, văn phòng được bố trí theo kiểu tập trung nhằm tiết kiệm diện tích, tạo sự dễ dàng trong di chuyển và liên lạc. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản trị : Đại hội đồng cổ đông: Thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Xem xét và xử lý những vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán mỗi loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại cổ phần; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định trong Điều luật công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; Giám sát chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty. Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, điều tra nắm bắt nhu cầu của thị trường về những sản phẩm mà Công ty kinh doanh, qua đó báo cáo lên Giám đốc để Giám đốc có những quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phẩm đầu ra và đầu vào. Phòng kế toán: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho Giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí kinh doanh và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng và nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty, báo cáo Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, tổng hợp đề xuất giá bán sản phẩm ra thị trường. Phòng nhân sự:Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, tuyển dụng, sắp xếp lao động trong công ty cũng như bố trí đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty. Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tiếp nhận ý tưởng từ giám đốc và tổ chức thiết kế các loại bao bì, logo cho Công ty, đồng thời thiết kế làm cặp file, namecard cho học viên. Ban trợ lý : Có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc, tư vấn giúp Giám đốc đưa ra các quyết định tốt nhất hiệu quả nhất, đồng thời giúp Giám đốc bao quát tình hình Công ty và báo cáo lại cho Giám đốc. Bộ phận văn phòng: Có nhiệm vụ đánh máy, soạn thảo các văn bản, các hợp đồng, tiếp khách và tổ chức chuẩn bị các lớp học tại Công ty. II.CÁC NGUỒN LỰC CỦA UNICOM. 2.1 Nguồn vốn và tài sản. (đơn vị : nghìn đồng ) Nguồn vốn Tài sản  Năm 2007   2008  2009  Năm  2007 2008  2009   Vốn góp 2.125.005 2.003.454 2.758.269   Tài sản ngắn hạn 1.145.897 1.002.008 2.101.139  Vốn vay 3.354.892 2.984.225  3.850.467  Tài sản dài hạn 4.334.000 3.985.971  4.507.597 Tổng 5.479.897 4.987.679 6.608.736 Tổng 5.479.897  4.987.679  6.608.736 Nguồn : Tài liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán - bộ phận Kế Toán của công ty Unicom. 2.2. Nguồn nhân lực. Unicom có 7 bộ phận chính : ban trợ lý, bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán, bộ phận thiết kế, bộ phận IT, bộ phận văn phòng, bộ phận bảo vệ. Phòng/ số nhân viên Trợ lý Kinh doanh Kế toán Thiết kế IT Bộ phận văn phòng Bộ phận nhân sự Bảo vệ Tổng 2007 2 nv 22 nv 5 nv 4 nv 3 nv 6 nv 4 nv 4 nv 44 nv 2008 1 nv 20 nv 3 nv 5 nv 3 nv 4 nv 6 nv 3 nv 38 nv 2009 2 nv 28 nv 4 nv 6 nv 4 nv 5 nv 4 nv 5 nv 52 nv Nguồn: Tài liệu lấy từ Bản thống kê số lượng nhân viên của phòng Nhân sự của Công ty. 2.3. Cơ sở vật chất chủ yếu của công ty. Toà nhà Unicom gồm bốn tầng : Tầng 1có phòng bảo vệ, nhà gửi xe và nhà kho. Tầng 2 có các phòng làm việc và phòng học. Tầng 3 có các phòng học. Tầng 4 là rừng vừng và nhà ăn. Trang thiết bị được sử dụng trong quá trình làm việc ở Unicom bao gồm: - Máy vi tính. Máy điều hoà nhiệt độ. Máy in, máy fax. điện thoại. và nhiều trang thiết bị khác như bàn ghế, các thiết bị văn phòng phẩm, máy quay phim, máy chụp ảnh, máy chiếu, đầu kỹ thuật số, tivi dùng cho lớp học. ngoài ra còn có máy cán, máy dập dùng cho bộ phận thiết kế. III.TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 3.1. Sản phẩm - dịch vụ. Unicom có hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là đào tạo và tư vấn. Trong lĩnh vực đào tạo, sản phẩm – dịch vụ của Unicom là các lớp học ngắn hạn và trung hạn để nâng cao kiến thức, trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Ngoài ra Unicom còn tổ chức các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng dành riêng cho từng công ty, từng doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tư vấn, Unicom giúp các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng vướng mắc hiện tại của doanh nghiệp. 3.2. Công nghệ. Điểm khác biệt của UNICOM là những công nghệ chuyên sâu nằm ẩn bên dưới các giải pháp. Nhờ những công nghệ đặc biệt này, các chuyên gia của Unicom có khả năng phát hiện những vấn đề cốt lõi, phát triển và lựa chọn các giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các công nghệ khác nhau giúp “cắt lớp” nhìn nhận vấn đề, phát triển và lựa chọn giải pháp theo nhiều chiều là nền tảng để tạo ra chiều sâu, khả năng bứt phá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đào tạo các gói công nghệ và giải pháp của UNICOM được thiết kế và đánh giá tính hiệu quả dựa  trên công nghệ nền TNA, TOT, TIA để đảm bảo khả năng ứng dụng cao và ổn định về chất lượng. Trong lĩnh vực tư vấn, các gói giải pháp của UNICOM được các chuyên gia tư vấn phát triển sử dụng công nghệ IPO với cách tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề tổng thể phát huy tính nhất quán và hiệu quả. Trong lĩnh vực đào tạo -   Công nghệ TNA sử dụng phân tích nhu cầu đào tạo Việc phân tích nhu cầu đào tạo luôn là nền tảng để thiết kế và phát triển nội dụng khoá đào tạo. Bên cạnh đó những phân tích này giúp cho quá trình đào tạo bám sát trọng tâm cũng như là cơ sở cho các đánh giá tác động sau đào tạo. -   Công nghệ TOT sử dụng trong triển khai các khoá đào tạo ứng dụng Triển khai các khoá đào tạo dành cho đối tượng doanh nghiệp và theo hướng ứng dụng đòi hỏi một phương pháp và cách thức đặc thù riêng. Công nghệ TOT là cốt lõi của phương pháp đó giúp duy trì được chất lượng và giá trị cốt lõi của khoá đào tạo - “ứng dụng là chỉ tiêu số 1.” -     Công nghệ TIA sử dụng đánh giá tác động sau đào tạo Triết lý về đào tạo có sự thay đổi cơ bản trong thời gian gần đây. “Đào tạo là chi phí” đã được chuyển thành “Đào tạo là đầu tư”, và khi nói chuyện đầu tư phải nói tới việc có lời. Công nghệ TIA giúp đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư cho đào tạo của doanh nghiệp. Một số công nghệ chuyên sâu khác. -   Công nghệ thiết kế và phát triển nội dung khoá đào tạo ứng dụng. -   Công nghệ phát triển giảng viên theo phương pháp học linh hoạt. -   Công nghệ DRAGON sử dụng trong tổ chức các khoá đào tạo. Trong lĩnh vực tư vấn -    Công nghệ OR sử dụng trong đánh giá tổng thể hoạt động doanh nghiệp. - Công nghệ phát hiện vấn đề cốt lõi. -     Công nghệ IPO trong phát sinh các giải pháp. 3.3. Quy trình. Unicom thực hiện phương châm làm việc theo quy trình thống nhất trong toàn công ty. Unicom có rất nhiều quy trình làm việc chuyên nghiệp, sau đây là một trong số các quy trình đó: 3.4. Cơ cấu sản lượng, doanh thu. (đơn vị: đồng) Doanh thu Năm/tên khoá học 2007 2008 2009 CCO  432.055.000  367.246.750  470.939.950 CEO  523.436.000  392.577.000  586.248.320 CPO  212.563.000  189.181.070  276.331.900 CFO  348.129.000  355.091.580  522.193.500 IMQ  132.255.000  109.771.650  150.770.700 INHOUSE  319.487.000  239.615.250  581.466.340 Một số module lẻ khác  207.355.000  124.413.000  192.642.000 Tổng  2.175.280.000  1.777.896.300  2.780.592.710 Nguồn : Tài liệu lấy từ Báo cáo doanh thu hàng năm (2007,2008,2009) của bộ phận Kinh Doanh của công ty Unicom IV. THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG. 4.1. Khu vực thị trường và nhóm khách hàng chính. - Khu vực thị trường. Unicom hướng đến tất cả những ai quan tâm đến quản lý và kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong cả nước. - Khách hàng của Unicom. + Khách hàng mục tiêu : là các doanh nghiệp, nhà quản lý, các doanh nhân, các cán bộ nguồn. + Khách hàng tiềm năng : là những sinh viên, những tân cử nhân kinh tế. 4.2. Kênh phân phối. Khác với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác, Unicom hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có chút đặc biệt đó là dịch vụ đào tạo và tư vấn, Unicom cung cấp các sản phẩm - dịch vụ của mình trực tiếp thông các đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của mình. Unicom Khách hàng 4.3. Các chính sách thị trường đã và đang thực hiện. Unicom sử dụng chiến lược thu hút khách hàng bằng cách tổ chức các chương trình khuyến mại giảm giá cho khách hàng vào những dịp lễ, tết. Đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ trung, nhiệt tình, có giọng nói truyền cảm, được đào tạo sẽ gọi điện trực tiếp thông báo cho khách hàng của mình về những chương trình khuyến mại mà công ty tổ chức. Đến với Unicom khách hàng sẽ không phải lo lắng về việc chuẩn bị các phương tiện học tập vì công ty sẽ chuẩn bị chu đáo tất cả cho khách hàng. Triết lý kinh doanh của Unicom là lấy khách hàng là trọng tâm. V. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 5.1 Chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương. Nhận thấy được những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp vào việc phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều biện pháp bảo vệ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh tạo ra sản phẩm, tìm kiếm khách hàng đồng thời chịu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, công ty thiên về đào tạo.Vì đào tạo là một ngành kinh doanh tri thức đặc biệt,nó vừa mang tính lợi nhuận lại vừa mang tinh phi lợi nhuận.Vì vậy Unicom cũng đã được Đảng nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình 5.2 Các lực lượng trong ngành. 5.2.1 Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Unicom là những doanh nghiệp, những công ty đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và tư vấn như Tâm Việt, NaSa, VietLink… Có những đối thủ cạnh tranh có khả năng biến hình rất nhanh, đôi khi Unicom chưa kịp nhận ra đối thủ cạnh tranh của mình thì chúng đã biến mất hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác. Còn đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp tiềm ẩn gia nhập thị trường đào tạo và tư vấn. 5.2.2 Các khách hàng của công ty. Các Tập đoàn đa quốc gia: - American Standard - Elida - Pepsi - P/S - Shell - Unilever Các Tổng công ty, tập đoàn, công ty Việt Nam: - Bưu điện Hà Nội - CMC Group - CMC Soft - Công ty bàn ghế Xuân Hòa - Công ty gang thép Thái Nguyên - Công ty truyền dữ liệu (VDC) - FPT Group - Niên giám điện thoại những trang vàng - Tập đoàn HIPT - Tổng công ty thuốc lá (Vinataba) - Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex) - Tổng công ty lương thực Miền Bắc Các công ty và tổ chức trong các lĩnh vực: + Khối Ngân hàng và Tài chính: - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Ngân hàng VP BANK - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEA BANK) - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) - Công ty Chứng khoán Thiên Việt - Công ty Chứng khoán Thăng Long - Công ty Bảo hiểm PIJICO + Thực phẩm : - Angiang Agafish - Kinh Đô - Bibica - Sôcôla Bỉ - Xúc xích Đức Việt - Chocopie - Công ty Triều nhật (Ashahi Shusi) + Hàng tiêu dùng : - Nam yang (sữa XO) - Vichy - Phú Thái Group - Nhựa Hoàng Hà - Công ty Thiết bị điện Hồng Phúc - Trung T - Công ty TNHH Bích Thuỷ - NIC - Công ty TNHH Niềm Tin - Vital + Hàng công nghệ cao, máy tính và điện tử: - Nhật linh (Lioa) - Việt Sáng tạo - Systec - Siêu Thanh - Ben Computer - Máy tính Anh Nghĩa - Công ty Elcom - Công ty Công nghệ Kính - Công ty Công nghệ MK - Công ty Điện tử HN - Công ty tin học Mai Hoàng - Công ty CP Công nghệ và Thương mại 3C - Công ty Công nghệ tin học ITC - Máy tính Vĩnh Trinh - Máy tính Trần Anh + Bán lẻ: - Siêu thị Láng Hạ - Siêu thị Thái Hà + Quảng cáo và giải trí: - Công ty AD com - Goldsun - Donphin media - Power PR - Công ty Quảng cáo Trần Vũ - Công ty Giải pháp Truyền thông Việt Nam (VNC) - Marcom - CP Dịch vụ và Giải trí HN + Vận tải : - Biển Đông - Gemantrans - Gemandep - Vận tải Transerco - Vận tải Safi VI. CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA UNICOM. 6.1 Báo cáo tài chính. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 so 2007 2009 so 2007 2009 so 2008 Doanh thu 2.175.280.000 1.777.896.300 2.780.592.710 -18% 27.80% 56.40% Lợi nhuận trước thuế 725.846.000 548.328.000 972.461.502 -24.50% 33.90% 77.30% Lợi nhuận sau thuế 522.609.120 394.796.160 700.172.281 -24.54% 33.90% 77.30% 6.2 Các chỉ số tài chính. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Hệ số nợ/tổng tài sản 0.61 0.59 0.58 Hệ số nợ/vốn cổ phần 1.57 1.48 1.39 Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0.38 0.4 0.42 Hệ số sinh lợi/doanh thu 0.24 0.22 0.5 Hệ số sinh lợi/vốn chủ sở hữu 0.246 0.197 0.254 Lãi suất ngân hàng 8.25% 15% 7% Nhìn vào bảng báo cáo tài chính tóm tắt và các chỉ số tài chính cơ bản ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng năm 2009 vừa qua là một năm hoạt động tương đối thành công và hiệu quả của Unicom. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế doanh thu và lợi nhuận năm 2009 tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối.Hệ số sinh lợi cũng tăng lên, đồng thời hệ số nợ giảm xuống.Năm 2008 là một năm hoạt động nhìn chung là không tốt so với năm 2007 và năm 2009, doanh thu và lợi nhuận giảm xuống, vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống,... Điều này có thể do một phần hoàn cảnh khách quan đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tác động vào nhà đầu tư và khách hàng. 6.3 Lương trung bình. Công thức tính lương mà Unicom áp dụng : Luơng = Lương cơ bản * hệ số lương * số ngày làm việc thực tế/số ngày làm việc quy định. Theo đó ta có : Lương trung bình của cán bộ quản lý là : 6,5 triệu đồng/người Lương trung bình của nhân viên là : 2,2 triệu đồng/nguời Thưởng : - Đối với nhân viên kinh doanh thì thưởng theo doanh số. - Thưởng tết thì theo thời gian làm việc tại công ty: nhân viên nào làm việc từ 1 năm trở lên thì được thưởng 1 triệu đồng, còn các nhân viên làm việc dưới 1 năm thì tiền thưởng tính theo công thức : 1 triệu* số tháng làm việc tại công ty/ 12 tháng. VII NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP. 7.1 Những vấn đề hiện tại của công ty. Qua 5 tuần thực tập ngắn ngủi tôi cũng chưa thể hiểu rõ về công ty Unicom nhưng qua tìm hiểu thông tin tôi cũng phần nào nhận ra được được những tồn tại và vướng mắc mà công ty đang gặp phải. Quy mô công ty là tương đối nhỏ so với danh tiếng và việc cung cấp dịch vụ đào tạo của công ty. Qúa trình làm việc còn mang nhiều tính bột phát, chưa thống nhất trong toàn công ty, “ mạnh ai nấy làm”. Việc kiểm soát hệ thống tài sản của công ty còn chưa rõ ràng, chưa tuân theo một quy trình nào cả.’ Hiện tượng nhân viên mới tuyển vào làm được mấy ngày đã đưa đơn xin thôi việc là xảy ra rất nhiều, và hịên tượng “nhảy việc” cũng diễn ra nhiều. 7.2 Dự kiến đề tài chuyên đề thực tập 1. Cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo. 2. Tạo động lực làm việc cho nhân viên. KẾT LUẬN Qua 5 tuần thực tập, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về công ty, đồng thời tôi buớc đầu cũng có cơ hội được tiếp xúc, cọ xát với công việc. Vì vậy tôi phần nào cũng đã hiểu được một công ty hoạt động ra sao, họ làm việc như thế nào, và kết quả đạt được là gì? Tôi thật sự thấy quá trình thực tập tại một công ty là một quá trình rất hữu ích giúp sinh viên có thể có cơ hội va chạm với thực tế, phần nào được thực hành những kiến thức họ đã tiếp thu trên lớp, biến lý thuyết thành thực tế,… TÀI LIỆU THAM KHẢO. Báo cáo tài chính của bộ phận Kế Toán của công ty Unicom. Tài liệu của bộ phận Nhân Sự của công ty Unicom Tài liệu của bộ phận Kinh Doanh củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc737.doc
Tài liệu liên quan