Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
• Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[1]
•
• Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
• Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị.nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia.), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi.
•
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[1]
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
Tăng trưởng và phát triển
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được "xã hội hoá". Như thế, nguồn TNTN luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội. TNTN có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp (như không khí để thở, các loài thực vật mọc tự nhiên...) hay gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến (như các loại khoáng sản, cây lấy gỗ, đất đai...) để sản xuất ra những vật phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Mac coi việc thường xuyên thực hiện sự trao đổi vật chất giữa con người và tự nhiên là một quy luật điều tiết nền sản xuất xã hội, không có sự trao đổi đó thì cũng không thể có bản thân sự sống của con người. Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ tấn nguyên vật liệu. Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn năng lượng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv. TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội. Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. Trong số TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể phục hồi (vd. sinh vật khi chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu khí, vv. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau:
TNTN phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường có ít TNTN, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù TNTN rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí TNTN có một ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững.
Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
Tuesday, 9. December 2008, 08:03
Địa lí tự nhiên Việt Nam
1. Vị trí địa líLãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.
2. Tài nguyên thiên nhiêna) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán v.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.Câu hỏi: 1. Phân tích vai trò của vị trí nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.2. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tương đối đa dạng. Những trở ngại chính về mặt tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là gì?3. Hãy sưu tầm thêm tài liệu và dựa vào lược đồ khoáng sản trong bài, viết một đoạn trình bày về tính chất phong phú, đa dạng và về sự phân bố nguồn tài nguyên này ở nước ta.
Tài nguyên thiên nhiên (10/12/2008 6:16 CH )
1. Tài nguyên đất:
Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Xin giới thiệu một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực:
- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.
- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa.
* Với đặc diểm đất đai nói trên, trong quá trình quản lý, sử dụng được chia như sau:
- Đất nông nghiệp: 76.930 ha bao gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm: 59378 ha, trong đó đất lúa có 28.215 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 12.668 ha
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3.363 ha
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.521 ha
- Đất lâm nghiệp: 307.573 ha, trong đó rừng tự nhiên có 24943 ha.
- Đất ở: 3.307 ha.
- Đất chuyên dùng: 31.330 ha.
- Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 219.249 ha.
2. Tài nguyên nước:
Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.
Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.
3. Tài nguyên rừng:
- Rừng: 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng.
- Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...
- Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ,...
4. Tài nguyên khoáng sản:
Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
5. Tài nguyên du lịch:
Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa,...
Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.
Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
6. Tài nguyên nhân văn:
Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Theo kết quả điều tra, hiện dân tộc Thái còn lưu trữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỉ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt tại huyện Sa Pa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,...Hơn nữa, những biến động trong lịch sử đã để lại cho Lào Cai nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng,... Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể được phát hiện, bảo tồn mà một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I – MÔI TRƯỜNG
- Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không quan bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí.
- Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.
- Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.
- Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chỗ:
* + Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
* + Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại.
II - CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI. * + Môi trường địa lí có ba chức năng chính + Là không gian sống của con người * + Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên * + Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
- Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người.
III – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN-Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.- Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
* + Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí…)
* + Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch…
* + Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người
- Loài tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm; vì vậy, các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại…)
- Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển.
- Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng Mặt Trời, không khí, nước… Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
TNTN là gì ?
Las2 các thành phần của tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_cua_tang_truong_kinh_te.doc