Đề tài Các loại hình quỹ

Khái niệm về quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác.

Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

 

Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?

Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố:

o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư

o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận

o Được quản lý chuyên nghiệp

o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền

o Tính năng động của quỹ đầu tư.

Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.

 

Các loại hình quỹ đầu tư

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Các loại hình quỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Các loại hình quỹ Khái niệm về quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư? Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố:         o  Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư         o  Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận         o  Được quản lý chuyên nghiệp         o  Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền         o  Tính năng động của quỹ đầu tư. Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.   Các loại hình quỹ đầu tư Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau.  1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:  + Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư  nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.   2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:  + Quỹ đóng Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.    + Quỹ mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.  3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:  + Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.    + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. + Công ty quản lý quỹ Khái niệm về Công ty quản lý quỹ Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trường chứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở. Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. Chức năng hoạt động và các sản phẩm của công ty quản lý quỹ Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư. a.      Quản lý quỹ đầu tư (Asset management) o        Huy động và quản lý vốn và tài sản o        Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư o        Quản lý đầu tư chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất. b.      Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính o        Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng o        Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính o        Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư c.      Nghiên cứu Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng a.      Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. b.      Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.   c.      Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. d.      Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch. + Giá trị tài sản ròng và các loại phí Giá trị tài sản ròng Mỗi nhà đầu tư vào quỹ đều có mục tiêu đầu tư khác nhau, nhưng lý tưởng đối với tất cả các nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ là họ có thể nhận được lợi nhuận càng cao càng tốt bằng việc nhận cổ tức, hay giá trị tài sản đầu tư gia tăng hay cả hai. Giả sử với cùng điều kiện như nhau, thì khoản đầu tư nào có lợi nhuận cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Nhưng để đánh giá hay so sánh lợi nhuận của các khoản đầu tư thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Cách tốt nhất là chúng ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các khoản đầu tư này. Kết quả hoạt động của một quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở sẽ được phản ánh qua tỷ lệ tăng giảm của giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ đầu tư hay nói cách khác là sự thay đổi giá của chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của quỹ đó trong một khoảng thời gian (tuy nhiên đối với quỹ đóng, phần trăm tăng giảm của giá chứng chỉ quỹ được xem là sự tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ). Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ thường được phản ánh bằng tổng thu của quỹ, tổng thu này phản ánh việc tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ hay sự tăng giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như việc phân chia lợi nhuận của quỹ (lợi nhuận chia cho nhà đầu tư). Nó có thể được thể hiện bằng các con số trong một bảng thống kê hoặc được biểu diễn trên đồ thị, và nhà đầu tư có thể tra cứu giá trị này bằng nhiều nguồn khác nhau.   Công thức để tính kết quả hoạt động kinh doanh được căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tăng giảm của giá trị tài sản ròng của quỹ qua một khoảng thời gian được thể hiện rất đơn giản như sau: Trong đó: -           P: Kết quả hoạt động (tính theo %) -          B: Thị giá chứng chỉ quỹ tại phiên giao dịch cuối cùng vào thời điểm định giá -          A: Thị giá chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch đầu tiên  Giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch cuối cùng được tính bằng thương số của tổng tài sản trừ đi tổng nợ và tổng số chứng chỉ quỹ Giá trị tài sản ròng(NAV) = Thị giá của các khoản đầu tư, tài sản của quỹ - Nghĩa vụ nợ Tổng số chứng chỉ quỹ Các khoản phí Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm 02 loại chính: loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ, và loại chi phí trực tiếp lên quỹ. Có thể tóm tắt các khoản phí và chi phí như sau: Loại phí và chi phí Định nghĩa A. Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ Phí phát hành Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ Phí hoàn tiền Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ B. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ Phí quản lý hàng năm Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho việc quản lý đầu tư và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ. Phí thành công Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức. Chi phí của Ban đại diện Phí trả cho ban đại diện của quỹ. Phí giám sát, lưu ký Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký. Phí dịch vụ cho các nhà đầu tư Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, v.v… Phí kiểm toán Phí trả cho công ty kiểm toán Phí định giá Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập Phí liên quan tới luật pháp Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp Phí vay Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ Thuế Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả Đại hội nhà đầu tư Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư Phí pháp lý Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý Phí môi giới Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ Phí thành lập Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing (đối với hình thức quỹ đóng) Phí quản lý Quỹ đầu tư phải trả phí quản lý cho công ty quản lý quỹ hàng năm là từ 2% - 5% / giá trị tài sản thuần của quỹ, và được trả hàng tháng tương ứng bằng 1/12 của phí quản lý phải trả hàng năm (Khoản phí này được ghi rõ trong bản cáo bạch của từng quỹ) Thưởng khuyến khích Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất. Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau: Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản:                                                L = Q – [R+(R x S)] Trong đó: - Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận. - R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R). - S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002 là 8.5%). Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào năm 2002, cách tính như sau: Q = 110 tỷ đồng. R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng. S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%. Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)]. L = 1.5 tỷ đồng. => Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là:   20% x 1.5 tỷ = 300 triệu đồng. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Hợp đồng số: …………… - HĐMB Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành; Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên). Hôm nay ngày …. Tháng ….. năm …… Tại địa điểm: ………………………………………………………………………………………………….. Chúng tôi gồm: Bên A Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………… Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………. Điện thoại: …………………. Fax: ……………………………………………………………………. Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………………. Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………………………… Đại diện là: ………………………………………………………………………………………………. Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………… Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng ….. năm ……………… Do …………………………….. chức vụ ………………… ký Bên B Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………… Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………. Điện thoại: …………………. Fax: ……………………………………………………………………. Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………………. Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………………………… Đại diện là: ………………………………………………………………………………………………. Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………… Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng ….. năm ……………… Do …………………………….. chức vụ ………………… ký Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc giao dịch Bên A bán cho bên B: Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Cộng … Tổng giá trị bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. Bên B bán cho bên A: Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Cộng … Tổng giá trị (bằng chữ): …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………. Điều 2: Giá cả Đơn giá mặt hàng trên là giá ………….. theo văn bản ………..(nếu có) …….. của ………… Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo …….. ……………………………………………………………….. ……………………………………………………………….. Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu Bao bì làm bằng: …………………………………………………………………………………… Quy cách bao bì ………………….. cỡ ………………….. kích thước ……………………….. Cách đóng gói: …………………………………………………………………………………….. Trọng lượng cả bì: ………………………………………………………………………………………….. Trọng lượng tịnh: …………………………………………………………………………………………… Điều 5: Phương thức giao nhận Bên A giao cho bên B theo lịch sau: Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú Bên B giao cho bên A theo lịch sau: Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …………………………………..…. chịu. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ………………………………………………………..) Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng-ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành). Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ: Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua; Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; Giấy chứng minh nhân dân. Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần). Điều 7: Phương thức thanh toán Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức …………….. trong thời gian …………….. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………….. trong thời gian ……………… Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần). Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng. Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12%). Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án. Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần) Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… ……. Đến ngày …………………………… Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý. Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ Ký tên Ký tên (Đóng dấu) (Đóng dấu) Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. VietNamNet) - Được ghi nhận là một trong 6 thành phần kinh tế của đất nước, là bộ phận được xem là rất năng động và có nhiều đóp góp cho sự phát triển kinh tế. Nhưng đến nay, các cơ sở  sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp mà trước đây còn gọi là các hộ tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp... vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Trong các quy định, thống kê và cả chính sách... dường như đang bỏ rơi bộ phận này. Mạnh nhờ số đông Trong báo cáo mới đây Tổng cục Thống kê cho biết, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp (cơ sở) đã tăng liên tục trong 10 năm gần đây. Nếu như năm 1995 có 1,87 triệu cơ sở, đến năm 2005 đã lên đến 3,05 triệu. Con số này lớn rất nhiều lần số DN đăng ký tại cùng thời điểm. Cụ thể, năm 1995 gấp 79 lần, 2002 gấp 42 lần và 2005 gấp 26,5 lần.  Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, điểm yếu lớn nhất của các cơ sở này là quy mô nhỏ bé và sản xuất manh mún. Mặc dù số lượng khá đông nhưng quy mô bình quân của mỗi cơ sở khá nhỏ, sử dụng khoảng 1,7 lao động/cơ sở, bình quân mỗi cơ sở chỉ có 43,7 triệu đồng vốn và 31,1 triệu đồng tài sản cố định. Bên cạnh đó, trình độ lao động thấp, với hơn 92% tổng số lao động chưa qua đào tạo. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các cơ sở kinh tế hành chính và sự nghiệp và tỷ lệ này gần như không cải thiện trong suốt thời gian dài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở. Tuy quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế nhưng với số lượng đông nên sự đóng góp của các cơ sở cho nền kinh tế là rất đáng kể. Hiện nay, các cơ sở đang sử dụng một lực lượng lao động lớn, tính đến tháng 10/2005 là 5,58 triệu lao động. Trung bình mỗi năm, khu vực này tạo thêm 250 ngàn chỗ là mới. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2005, các cơ sở đã đóng góp 1/5 trong thành tích tạo 5 triệu việc làm mới. Bên cạnh đó, các cơ sở là nơi tiếp nhận một phần lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại DNNN cũng như chuyển đổi sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý, tính đến 1/10/2004, tổng tài sản của các cơ sở đã chiếm 18% GDP với giá trị cụ thể khoảng 127.395,4 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm của các cơ sở cũng chiếm 18% GDP cả nước. Con số thống kê năm 2004, tổng doanh thu của các cơ sở trên cả nước là 349.596 tỷ đồng, 2005 là 349.606 tỷ đồng, bình quân doanh thu đạt 120 triệu đồng/cơ sở và 70 triệu đồng/lao động. Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh bán lẻ các cơ sở đã chiếm đến 60% doanh thu hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của toàn xã hội. Đóng góp vào ngân sách của các cơ sở cũng  liên tục tăng. Năm 2005, nguồn thu từ các cơ sở  đã chiếm khoảng 55% nguồn thu từ khu vực dân doanh. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, các cơ sở  tham gia hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân như: ngành sản xuất – dịch vụ truyền thống và cả lĩnh vực kinh doanh mới trong nền kinh tế thị trường. Các cơ sở có mặt trên mọi vùng kinh tế, các khu vực nông thôn và thành thị... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển nhiều mặt xã hội khác. Chưa được để ý nhiều Mặc dù trong báo cáo mới nhất của mình, Tổng cục Tống kê đã cung cấp nhà nhiều những con số về hiện trạng của các cơ sở. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Liên, Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - giá cả thừa nhận: những thông tin về khu vực này hiện rất nghèo nàn, thiếu tính hệ thống và không nhất quán. Đây chính là một nguyên nhân làm hạn chế sự quan tâm đến khu vực này. Trong khi đó, theo ông Đỗ Tiến Thịnh - Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, môi trường pháp lý kinh doanh đối với khu vực kinh tế cá thể đã được thay đổi rất nhiều, khuyến khích phát khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình này càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn chưa thực sự coi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluat_kinh_te_.doc
Tài liệu liên quan