Đề tài Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Mục tiêu tổng quát:“Phấn đấu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, một trong những trung tâm

công nghiệp, dịch vụ,du lịch, hải sản của khu vựcvà cả nước, một hệ thống

thương cảng quốc gia và quốc tế.” Thể hiện ở các chỉ tiêuđịnh hướng phát triển

kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 như sau.

* Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá sosánh) trên địa bàn bình quân hàng

năm tăng trên 11%. GDP bình quân đầu người (theo giáhiện hành) đến năm

2010, đạt 8.970 USD

* Cơ cấu kinh tế: công nghiệp 76,01% (giảm 6,34% so với năm 2005) –

dịch vụ 21,19% (tăng 7,31%) - nông nghiệp 2,80% (giảm 0,97%) Công nghiệp

tăng bình quân 12,47%/năm Giá trị xuất khẩu đạt 27.973 triệu USD, tốc độ tăng

bình quân 0.89%/năm.

* Tổng thu ngân sách đạt247.255 tỷ đồng, tốcđộ tăng thu bình quân

4,95%/năm trong đó thu từ dầu và khí 175.300 tỷ đồng, tăng bình quân

3,4%/năm thu thuế XNK 24.655 tỷ đồng, tăng bình quân 9,65%/năm.

pdf78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán nợ cho NH. Nếu NH và người vay không thoả thuận được, NH cho vay sẽ khởi kiện ra toà án để đòi nợ. + Thứ hai: Các NHTM được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần trong các trường hợp sau : Trang 56 - Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo qui định của pháp luật cá nhân bị chết hoặc mất tích. - Các khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo qui định 493. Riêng các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các NHTM được sử dụng dự phòng nếu có để xử lý. + Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo những nguyên tắc sau: - Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó. - Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. - Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ. Việc NHTM sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xóa nợ cho khách hàng. Ngân hàng và các cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để. Việc trích lập dự phòng rủi ro trước khi có QĐ 493, chỉ dựa trên số liệu NQH mà không dựa trên mức độ rủi ro của các khoản vay hay giao dịch mà NH tham gia. Mặc khác phương pháp trích dự phòng rủi ro tín dụng của từng chi nhánh cũng khác nhau, có chi nhánh căn cứ số liệu hạch toán tại địa bàn để trích, có chi nhánh trích theo chỉ tiêu phân bổ của trụ sở chính. Số trích trong 4 năm 2001-2004 của các NHTM trên địa bàn (bảng số 8). Tình hình sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn (bảng số 8) cho thấy các năm 2002, 2003 các NHTM trên địa bàn được sự hỗ trợ của các trụ sở chính về nguồn dự phòng để xử lý các khoản nợ Trang 57 khoanh, nợ tồn đọng khá lớn làm giảm thấp tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn một cách đáng kể. Bảng số 8 Tình hình trích và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng các NHTM qua các năm đơn vị tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 ước 2005 Trích dự phòng rủi ro tín dụng 13 28 39 43 85 Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng 6 70 95 12 65 Nguồn: NHNN chi nhánh BR-VT *Hạn chế của việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn Như trên đã phân tích, ngoài biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, biện pháp cơ bản mà các NHTM sử dụng tiếp theo là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc xử lý rủi ro tín dụng bằng cách phát mại tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn, các vướng mắc về yếu tố pháp lý, việc giảm sút giá trị quá lớn của tài sản đảm bảo là các vấn đề nan giải đối với hệ thống NHTM trên địa bàn. Một số tình huống thực tế điển hình của vấn đề trên như sau: * Tình huống thứ nhất: Người vay cố tình lừa đảo NH Tháng 5/2003 Chi nhánh NH N cho Ông Trương văn K vay số tiền 200 triệu đồng, mục đích sửa nhà, nguồn trả nợ từ lương của hai vợ chồng, thu nhập cho thuê nhà của ông K. Tài sản thế chấp là căn nhà và đất của Ông K tại TP Vũng tàu giá trị theo thẩm định của NH N trị giá 500 triệu đồng. Chứng nhận quyền sở hữu đất và nhà được UBND Tỉnh cấp tháng 9/2002. Hợp đồng thế chấp tài sản được UBND phường xác nhận, Công chứng nhà nước chứng thực tháng 5/2003. Đến tháng 2/2004, NH nhận được 01 công văn của Viện kiểm sát Tỉnh Trà Vinh thông báo Ông K đã phạm tội lừa đảo và bị khởi tố ở Trà Vinh, căn nhà của Ông K đã bị kê biên đảm bảo thi hành án từ tháng 10/2001. Cơ quan thi hành án Trà Vinh đã chỉ thông báo việc kê biên cho Công an Phường thay vì cả Uỷ ban Phường theo quy định, vì vậy căn nhà đã được cấp chủ quyền và thế chấp vay NH. Khoản vay 200 triệu đồng đã quá hạn cùng với lãi vay ước tính tổng cộng đến ngày xử lý nợ là 132 triệu đồng. Qua điều tra hộ ông K không chỉ vay một NH mà còn vay tại 1 phòng giao dịch của NH khác. Trang 58 Chi nhánh NH N đã khởi kiện hộ vay ra tòa án thành phố Vũng Tàu. Tuy nhiên, việc xử lý thu hồi món nợ trên là rất khó khăn, do vướng mắc về pháp luật giữa tòa án Vũng tàu và cơ quan thi hành án Trà Vinh. * Tình huống thứ hai: Người vay cố tình chây ỳ kéo dài việc xử lý tài sản đảm bảo, không thanh toán nợ cho NH. Chi nhánh NH B cho hộ bà Nguyễn thị Ph vay 80 triệu đồng vào thời điểm tháng 12 năm 1999. Hộ bà Ph vay vốn NH mục đích kinh doanh vận tải đường dài, tài sản thế chấp là nhà và đất theo thẩm định của NH B trị giá 150 triệu đồng, tài sản có đầy đủ giấy tờ và được UBND phường 11 xác nhận, công chứng nhà nước chứng thực hợp đồng thế chấp. Bà Ph sử dụng đúng mục đích vay vốn, tuy nhiên quá trình kinh doanh gặp thua lỗ, không thanh toán được nợ NH khi đến hạn, NH nhiều lần cho gia hạn nợ nhưng hộ vay vẫn không trả do đó buộc phải xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán nợ. Hộ vay không đồng ý xử lý tài sản và tranh chấp với NH. NH khởi kiện ra toà án thành phố Vũng Tàu, trong phiên sơ thẩm bà Ph thừa nhận việc nợ NH nhưng khi bản án sắp có hiệu lực pháp lý bà Ph chống án lên cấp phúc thẩm tại toà án tỉnh BR-VT. Cấp phúc thẩm xử NH thắng kiện nhưng khi bản án có hiệu lực pháp lý, bà Ph cố tình không thi hành án và kiến nghị giám đốc thẩm. Cuối cùng đến tháng 3 năm 2002 NH cũng được thi hành án và thu được nợ, việc thu hồi được món nợ trên tốn rất nhiều thời gian, công sức của NH B. * Tình huống thứ ba: Giá trị tài sản đảm bảo giảm sút nghiêm trọng. Năm 1997 NH N cho hộ bà Nguyễn thị X vay đóng mới một chiếc tàu đánh cá 450 CV, trị giá chiếc tàu là 2 tỷ đồng, theo chương trình cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5/1997 của Chính phủ, tài sản đảm bảo chính là tài sản hình thành từ vốn vay (chính là giá trị con tàu). Sau 8 năm hoạt động liên tục thua lỗ, hộ vay đồng ý phát mại tàu cá để trả nợ cho NH, giá trị thu được qua bán đấu giá con tàu vào tháng 4 năm 2005 là180 triệu đồng, số tiền nợ còn lại hộ vay không có bất kỳ một nguồn nào để thanh toán. Do đó, NH N phải chịu tổn thất số tiền gốc và lãi khá lớn đối với khoản cho bà X vay. Trang 59 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀRỊA-VŨNG TÀU 3.1. Định hướng phát triển của ngành NH trên địa bàn tỉnh BR-VT 3.1.1 Các mục tiêu KT-XH của tỉnh Mục tiêu tổng quát:“Phấn đấu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước, một hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế.” Thể hiện ở các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 như sau. * Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh) trên địa bàn bình quân hàng năm tăng trên 11%. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2010, đạt 8.970 USD * Cơ cấu kinh tế: công nghiệp 76,01% (giảm 6,34% so với năm 2005) – dịch vụ 21,19% (tăng 7,31%) - nông nghiệp 2,80% (giảm 0,97%) Công nghiệp tăng bình quân 12,47%/năm Giá trị xuất khẩu đạt 27.973 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 0.89%/năm. * Tổng thu ngân sách đạt 247.255 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân 4,95%/năm trong đó thu từ dầu và khí 175.300 tỷ đồng, tăng bình quân 3,4%/năm thu thuế XNK 24.655 tỷ đồng, tăng bình quân 9,65%/năm. Trang 60 Bảng số 9 Các chỉ tiêu kinh tế đến năm 2010 Chỉ tiêu 2005 2010 1-GDP (bình quân đầu người) 5.932 USD 8.970 USD -Tốc độ tăng bình quân năm 12,82% 11% 2-Tổng thu ngân sách 184.473 tỷ đồng 247.255 tỷ đồng -Tốc độ tăng bình quân năm 3,78 % 4,95% 3-Cơ cấu kinh tế 100% 100% 3.1 Công nghiệp 82,35% 76,01% 3.2 Thương mại, dịch vụ 13,88% 21,19% 3.3 Nông nghiệp 3,77% 2,80 % 4-Tổng vốn đầu tư 55.294 tỷ đồng 72.582 tỷ đồng Nguồn: Sở kế hoạch-đầu tư * Nếu không tính ngành dầu khí thì các chỉ tiêu kinh tế phải đạt là : -Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 17,5%. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2010 đạt 3.766 USD. -Cơ cấu kinh tế :công nghiệp 62,94% (giảm 1,34%) – dịch vụ 32,74% (tăng 4,64%) – nông nghiệp 4,33% (giảm 3,29%). Công nghiệp: tăng bình quân 20,38%/năm. Các ngành dịch vụ tăng bình quân 19,26%/năm, trong đó, doanh thu thương mại tăng 18%/năm, doanh thu dịch vụ tăng 21,65%/năm, riêng dịch vụ du lịch tăng 14,64%/năm. Giá trị xuất khẩu trừ dầu khí đạt 2.035 triệu USD, tốc độ tăng 11,98%/năm, hải sản xuất khẩu đạt 980 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 10,51%/năm. Trang 61 - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,09%/năm, trong đó trồng trọt tăng 4,07%/năm chăn nuôi tăng 8,91%/năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 4,18%/năm. Giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng bình quân 6,76%/năm. - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 72.582 tỷ đồng, đạt 41% GDP tốc độ tăng trưởng bình quân 24,11% trong đó vốn do Trung ương đầu tư 21.000 tỷ đồng, chiếm 28,93% vốn địa phương 19.300 tỷ đồng, chiếm 26,59% vốn đầu tư nước ngoài 32.282 tỷ đồng, chiếm 44,48%. -Thu ngân sách Nhà nước trừ dầu và thuế xuất nhập khẩu 47.300 tỷ đồng, tăng bình quân 8,61%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước đạt 26,73%. Tổng chi ngân sách là 15.629 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 9.025 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.540 tỷ đồng. 3.1.2 Định hướng phát triển của ngành NH 3.1.2.1 Định hướng phát triển chung của ngành NH đến năm 2010 * Mục tiêu tổng quát của chiến lược tổng thể phát triển ngành NH Việt Nam giai đoạn 2006-2010: là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán bình quân ở mức 12-15%/năm. Đảm bảo mức gia tăng huy động vốn luôn luôn đáp ứng mức gia tăng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế – trong đó ưu tiên tín dụng cho vùng nông thôn và các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước đồng thời nâng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn từ 41% trong tổng dư nợ như hiện nay lên mức ổn định 45%. Nợ xấu tính theo tiêu chuẩn quốc tế không quá 4% tổng dư nợ. * Mục tiêu của hệ thống NHTM trong tiến trình hội nhập quốc tế: Thực hiện các cam kết hội nhập, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về nguồn vốn, hạ tầng, thị phần, quy mô và chất lượng hoạt động. Trang 62 Hệ thống NHTM cần thực hiện: -Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài, mức huy động vốn VND, các loại hình tín dụng và tổng giao dịch nghiệp vụ ngân hàng. - Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, giảm dần bảo hộ các NHTM Việt Nam đặc biệt là cơ chế tái cấp vốn, tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế an toàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. - Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ trực tiếp tham gia quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra, giám sát, cán bộ làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. - Sắp xếp và cơ cấu lại các NHTM nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô đủ lớn, hoạt động theo loại hình tổ chức đã được quy định trong Luật các TCTD, tách cho vay chính sách khỏi hoạt động của các ngân hàng này. - Các NHTM cần phải : Giảm chi phí nghiệp vụ; Tăng cường đào tạo và sử dụng cán bộ năng lực; Nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính; Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh; Xây dựng định chế và quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro; Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hiện đại; Ưu tiên nâng cấp hệ thống thông tin quản lý và điều hành; Xây dựng hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế... Trang 63 3.1.2.2 Định hướng phát triển hệ thống NHTM tỉnh BR-VT Căn cứ vào định hướng của tỉnh và mục tiêu của ngành NH, chiến lược phát triển hệ thống NHTM trên địa bàn như sau : Tiếp tục củng cố, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức của các hoạt động NH trên địa bàn, nhằm tạo ra một mạng lưới NH đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ NH cho các thành phần kinh tế. Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhất là huy động vốn nhằm cung ứng đầy đủ vốn cho tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Chấn chỉnh các hoạt động NH trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của nhà nước và của ngành, tập trung vào các mục tiêu và chương trình phát triển kinh tế của địa phương. * Các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống Ngân hàng Tỉnh BR-VT đến 2010. - Tốc độ tăng nguồn vốn huy động tại chỗ bình quân hàng năm là 25%. Đảm bảo vốn huy động tại chỗ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn. - Tổng Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng bình quân hàng năm 17%. - Tỷ lệ Nợ xấu (theo QĐ 493) chiếm trong Tổng dư nợ bình quân hàng năm không quá 3% (Không tính Nợ khoanh, Nợ chờ xử lý và Nợ liên quan đến vụ án). -Nâng tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ Ngân hàng và từ các hoạt động khác ngoài hoạt động Tín dụng hàng năm từ 10% năm 2005 lên 30% vào năm 2010. Trang 64 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các qui định có liên quan đến hoạt động NH. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là một nhiệm vụ cấp bách để thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động NH. Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng cần phải được ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn cụ thể để pháp luật thực sự đi vào thực tiễn hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương xây dựng và ban hành quy định về hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, hoàn thành đề án tổng thể về thanh tra, giám sát rủi ro và an toàn của hệ thống tín dụng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành quy định về yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro nội bộ của các tổ chức tín dụng và quy định về xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL. 3.2.2 Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô trên địa bàn 3.2.2.1 Đối với chính quyền địa phương tỉnh BR- VT UBND tỉnh trên cơ sở phát triển kinh tế cần thực hiện các vấn đề sau: * Các qui hoạch ngành, vùng kinh tế cần ổn định và nhanh chóng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận để cung ứng vốn tín dụng kịp thời đúng định hướng. * Trong việc xử lý nợ tồn đọng, đặc biệt là nợ cho vay khắc phục hậu quả cơn bảo số 5 năm 1997, nợ cho vay chương trình đánh bắt xa bờ … Rất cần sự chỉ Trang 65 đạo của UBND tỉnh đối với các ngành, các cấp phối kết hợp với NH cho vay để xử lý, phát mại tài sản thu hồi nợ. * Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo định hướng của chính phủ, kiên quyết thanh lý, bán , giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo đúng tiến độ chung. * UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố đặc biệt là UBND các xã, phường nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ vay vốn NH. Trong đó lưu ý công tác chứng thực các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với khách hàng vay vốn là hộ cá nhân, gia đình. 3.2.2.2 Đối với chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT Chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT cần thực hiện tốt hai chức năng cơ bản : *Thứ nhất: Tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương về định hướng phát triển kinh tế, tín dụng trên địa bàn, chủ động phối hợp, thông tin cho các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn trong việc xây dựng và thực hiện các phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có vay vốn ngân hàng, phù hợp với chủ trương của Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX và pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. *Thứ hai: Thực hiện tốt vai trò giám sát an toàn và cảnh báo rủi ro cho các NHTM trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán, bảo đảm tiền vay và các hình thức cấp tín dụng khác chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn xử lý kịp thời các vi phạm, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Trang 66 Cần xác định việc củng cố và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát và cảnh báo rủi ro của Chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao năng lực quản lý và đảm bảo an toàn cho hệ thống NHTM trên địa bàn. Trên cơ sở tăng cường hoạt động thanh tra tại chỗ và hoạt động giám sát từ xa đối với các NHTM sẽ tạo bước chuyển căn bản trong việc xử lý những tồn tại hiện có. 3.2.3 Giải pháp nghiệp vụ của các NHTM trên địa bàn 3.2.3.1 Thực hiện tốt công tác cân đối nguồn vốn. Cân đối được nguồn vốn sẽ hạn chế khả năng thừa và thiếu vốn khả dụng một cách giả tạo gây ảnh hưởng bất lợi đối những NHTM có năng lực tài chính yếu kém, giúp cho DN tiếp cận vốn NH thuận lợi hơn (trong điều kiện chi phí sử dụng vốn vay khá cao so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của DN hiện nay) . Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Các giải pháp cụ thể như sau : - NHTM cần tính toán cụ thể cân đối tín dụng vừa đảm bảo nguồn vốn cho vay vừa đảm bảo kinh doanh có lãi và an toàn, thông qua việc tìm nguồn vốn trên thị trường liên NH. - Tổ chức tốt công tác điều hòa vốn trong nội bộ hệ thống NHTM để đảm bảo nguồn vốn không bị ứ đọng, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra. 3.2.3.2 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng và mở rộng tín dụng. * NHTM cần tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, tăng lãi suất huy động gây sức ép đối với lãi suất cho vay. Cần ứng dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất, tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn nhạy cảm đối với lãi suất thông qua tái chiết khấu NHNN, giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường mở … Trang 67 * NHTM cần kiểm soát chênh lệch lãi suất bình quân giữa đầu vào, đầu ra. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chênh lệch lãi suất có xu hướng ngày càng giảm cần thận trọng định giá lãi suất cho vay, đảm bảo bù đắp chi phí trả lãi tiền gởi, các chi phí khác trong hoạt động của NH, nhưng đồng thời phải tạo điều kiện cho DN có thể tiếp cận được vốn của NHTM, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh. Vì vậy, lãi suất cho vay cần phải đa dạng tương ứng với nhiều loại hình tín dụng, với nhiều loại khách hàng đồng thời kết hợp với những tiêu thức, ngành nghề, theo tỷ suất lợi nhuận của khách hàng… để khách hàng dễ dàng lựa chọn. 3.2.3.3 Xây dựng chiến lược và triển khai một cách có hệ thống việc quản lý rủi ro. NHTM cần xây dựng chiến lược phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng một cách tổng thể cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Cần thiết hình thành một hệ thống tổ chức thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro. * Chiến lược này cần phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tuỳ theo diễn biến thị trường tín dụng. Chiến lược phòng ngừa hạn chế rủi ro phải đặt biệt chú trọng đến việc đa dạng hoá danh mục tín dụng trên cơ sở phân bổ hợp lý các nguồn vốn cũng như chi phí quản lý trong hoạt động tín dụng. * Cần có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc thực hiện triển khai chiến lược tại cấp điều hành, bộ phận này cần có sự độc lập với bộ phận trực tiếp tác nghiệp tín dụng. Bộ phận quản lý rủi ro sẽ cụ thể hoá các mục tiêu và cách thực hiện các mục tiêu được đề ra trong chiến lược quản lý rủi ro. Thông qua hệ thống các giải pháp kỹ thuật trong quy trình ra quyết định tín dụng, bộ phận Trang 68 chuyên trách phân tích, đánh giá và điều chỉnh hạn mức hoạt động của cán bộ tham gia vào việc ra quyết định tín dụng, hình thành hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đặc thù của ngân hàng... 3.2.3.4. Nâng cao kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng. * Hiện nay, chúng ta chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm khách hàng vay vốn, bản thân các NHTM phải đảm nhận công việc này. Do đó NHTM cần thấy rằng công tác đánh giá xếp hạng càng chính xác thì chất lượng thẩm định tín dụng càng cao, cho phép NH có thể sàn lọc, lựa chọn khách hàng để cho vay. * Cải tiến quy trình tín dụng đảm bảo tính chặt chẽ nhưng gọn nhẹ, nhằm giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, giảm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục vay (giảm thời gian giao dịch cho khách hàng còn tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh). * Nâng cao chất lượng thông tin: cần phải có phương pháp, phương tiện, con người đủ khả năng nắm bắt, phân tích và sử dụng thông tin để lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn. Kết hợp sử dụng hiệu quả thông tin phòng ngừa rủi ro của nội bộ các NHTM với thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNN để thẩm định tín dụng. * Áp dụng phương pháp định lượng rủi ro bằng công nghệ xử lý thông tin hiện đại vào hoạt động phân tích và đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43272[1].pdf
Tài liệu liên quan