Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do nhu cầu thực hiện sự chuyển biến khách quan từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Cho đến nay, chủ nghĩa xã hội đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Là sự phản ánh bằng lý luận phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, mỗi bước tiến của phong trào này đều làm nảy sinh các vấn đề thực tiễn đòi hỏi được giải đáp về lý luận, đồng thời cung cấp những chất liệu mới cho sự khái quát lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự sống của chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nó.
Sau khi Lênin mất (21-2-1924), sự phát triển của chủ nghĩa xã hội bước sang một thời kỳ mới với những đặc điểm chủ yếu như: Lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học từng bước được vận dụng vào các cuộc cách mạng vô sản của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong quá trình vận dụng, một số nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học đã được điều chỉnh, hoặc phát triển thêm sao cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện sau một thời gian phát triển lâm vào thời kỳ thoái trào, đòi hỏi cần phải có sự đổi mới và nhận thức lại đối với chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới.
Với tư cách là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời là cơ sở lý luận và là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của hầu hết các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn sau V.I.Lênin. Có thể chia quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn sau V.I. Lênin qua các thời kỳ sau đây:
- Thời kỳ thứ nhất: từ sau V.I. Lênin mất đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1924-1945)
- Thời kỳ thứ hai: từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ thứ 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối nhữn năm 90 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề tài Các Đảng cộng sản bảo vệ, phát triển và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do nhu cầu thực hiện sự chuyển biến khách quan từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Cho đến nay, chủ nghĩa xã hội đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Là sự phản ánh bằng lý luận phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, mỗi bước tiến của phong trào này đều làm nảy sinh các vấn đề thực tiễn đòi hỏi được giải đáp về lý luận, đồng thời cung cấp những chất liệu mới cho sự khái quát lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự sống của chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nó.
Sau khi Lênin mất (21-2-1924), sự phát triển của chủ nghĩa xã hội bước sang một thời kỳ mới với những đặc điểm chủ yếu như: Lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học từng bước được vận dụng vào các cuộc cách mạng vô sản của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong quá trình vận dụng, một số nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học đã được điều chỉnh, hoặc phát triển thêm sao cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện sau một thời gian phát triển lâm vào thời kỳ thoái trào, đòi hỏi cần phải có sự đổi mới và nhận thức lại đối với chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới.
Với tư cách là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời là cơ sở lý luận và là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của hầu hết các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn sau V.I.Lênin. Có thể chia quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn sau V.I. Lênin qua các thời kỳ sau đây:
- Thời kỳ thứ nhất: từ sau V.I. Lênin mất đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1924-1945)
- Thời kỳ thứ hai: từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ thứ 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối nhữn năm 90 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ hiện nay.
NỘI DUNG
CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Sau khi Lênin mất, sự phát triển và vận dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung ở đại hội quốc tế cộng sản, ở cương lĩnh, Nghị quyết của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phát triển và vận dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau:
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử mới
Sau khi nội chiến kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô Viết đã xây dựng một đất nước từ lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh, trở thành một lực lượng chủ yếu tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phát hiệnệt, cứu loài người ra khỏi thảm họa phát xít vào những năm 40. Cùng với thắng lợi vĩ đại ấy, chủ nghĩa xã hội từ một nước phát triển ra nhiều nước, trở thành một hệ thống tác động lớn lao của chiến thắng này còn làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho nhiều nước giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Sau khi trở thành hệ thống thế giới, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đảng Cộng sản Liên Xô trưởng thành về mọi mặt, chuyên chính vô sản ở Liên Xô ngày càng được củng cố vững chắc.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, nguy cơ phát xít lên nắm quyền ngày càng tăng. Các Đảng Cộng sản thì chưa đủ mạnh để dẫn dắt quần chúng trong những trận đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít đi đến thắng lợi.
Trước tình hình đó, quốc tế cộng sản quyết định phải giúp xây dựng các Đảng Cộng sản vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin các đảng đó áp dụng học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước mình. Đảng đó phải thực sự là đảng có tính chất quần chúng. Đảng có tính chất quần chúng là Đảng mà trong bất cứ điều kiện nào (hợp pháp và không hợp pháp) cũng phải duy trì liên hệ mật thiết với các tầng lớp nhân dân đông đảo, phải là những người biểu hiện nhu cầu và nguyện vọng của họ, đảng phái chống chủ nghĩa biệt phái, và chủ nghĩa giáo điều; đảng phái có tính chất tập trung và nhất trí, lo cho phép bè phái trong hàng ngũ của mình, phải làm công tác tổ chức và tuyên truyền trong quân đội.
Quốc tế cộng sản còn chỉ rõ, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở mỗi nước, cần phải có sự thống nhất của giai cấp công nhân và phải có một đảng thống nhất của giai cấp công nhân, đảng đó phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
Một là, có sự độc lập hoàn toàn đối với giai cấp tư sản và khối xã hội - dân chủ, hoàn toàn đoạn tuyệt với giai cấp tư sản.
Hai là, sự thống nhất hành động phải được thực hiện trước.
Ba là, thừa nhận sự cần thiết phải dùng cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản dưới hình thức Xô - Viết.
Bốn là, không ủng hộ giai cấp tư sản trong cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.
Năm là, xây dựng Đảng trên cơ sở thiết lập chế độ tập trung dân chủ, chế độ này đảm bảo sự thống nhất ý chí hành động và đã được chứng thực bằng kinh nghiệm của những người Bôn sê vích Nga.
2. Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng ở những nước thuộc địa
Khác với các cuộc cách mạng trước đây - chỉ là sự chuyển biến từ xã hội có áp bức, bóc lột này sang xã hội có áp bức, bóc lột khác - cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự chuyển biến sang xã hội không có áp bức, bóc lột.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cao trào đấu tranh chính trị, trong đó quần chúng lao động mà lực lượng tiên phong là giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện bước quyết định tạo nên bước ngặt lịch sử - lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Chính quyền được coi là mục tiêu chính trị cơ bản của cách mạng, do đó, việc chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp cách mạng được xem như dấu hiệu kết thúc cách mạng.
Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để và lâu dài. Quá trình này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó, tự giác lãnh đạo các tầng lớp quần chúng lao động và các lực lượng tiến bộ khác, hướng sức mạnh vào lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền mới làm công cụ để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Quá trình này chỉ kết thúc khi xã hội mới được tạo lập hoàn toàn và vững chắc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa, hiểu theo nghĩa rộng, sẽ bao gồm cả một thời đại lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, và trong bức tranh toàn cảnh, là một thời đại nổi bật trong lịch sử toàn nhân loại.
Trên cơ sở phân tích sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc, Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản chỉ rõ: các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng phát triển gay gắt thêm - đặc biệt là mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Do sự phát triển không đểu của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa dẫn đến các mức độ chín muồi của cách mạng ở các nước riêng rẽ, từ đó tạo ra các điều kiện đặc thù, đa dạng của quá trình cách mạng. Đại hội VI Quốc tế cộng sản chỉ rõ: ở nhiều nước thuộc địa, lạc hậu, sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nói chung với điều kiện có sự giúp đỡ, ủng hộ của nhà nước chuyên chính vô sản và phong trào công nhân quốc tế. Cương lĩnh của Quốc tế cộng sản còn nêu rõ 3 loại hình cách mạng ở 3 loại nước khác nhau.
Trên cơ sở phân tích sâu sắc giai cấp phong kiến và giai cấp tiểu tư sản, các văn kiện của Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản chỉ rõ: chẳng những phong kiến mà cả giai cấp tư sản dân tộc bấp bênh vẫn luôn luôn tạo ra nguy cơ thỏa hiệp với bọn đế quốc. Từ đó đi đến khẳng định rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cấu thành của cách mạng thế giới và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Để đảm bảo cho các mạng ở những nước thuộc địa và nửa thuộc địa giành thắng lợi. Quốc tế cộng sản xác định: trước hết là thành lập và phát triển các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp thiết nhất.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) đã đề ra đường lối cách mạng hoàn toàn đúng đắn cho phong trào cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đây là cương lĩnh cách mạng chống đế quốc và phát triển triệt để, soi sáng bước đi cho cách mạng Việt Nam.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng. Nội dung được xác định trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và những nội dung chiến lược chỉ đạo được xác định trong các Nghị quyết Trung ương là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng, chỉ đạo cách mạng trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và dân chủ cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, đưa cách mạng Việt Nam phát triển đúng xu hướng của thời đại đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Điều cốt tử trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là lấy dân làm gốc, và sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định con đường phát triển của cách mạng.
Với đường lối đúng đắn, sáng tạo, cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi năm 1945, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
3. Những vấn đề chiến lược, sách lược trong giai đoạn cách mạng mới
Sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân muốn giành được thắng lợi cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản chân chính. Song, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đó phải có chiến lược đúng đắn, đồng thời phải có sách lược mềm dẻo, linh hoạt, phải tạo ra sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân, tạo ra tính tích cực về chính trị của giai cấp công nhân và sự đonà kết các lực lượng của nó thành một đội quân chiến đấu thống nhất, có tinh thần cảnh giác và kịp thời hành động.
Đại hội VI Quốc tế cộng sản đã kiến nghị với tất cả các Đảng Cộng sản triển khai đấu tranh để đoàn kết nông dân, tiểu tư sản thành thị và quần chúng lao động của các dân tộc bị áp bức thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít trên cơ sở mặt trận vô sản thống nhất.
Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhằm tập hợp lực lượng đông đảo chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh thế giới, thể hiện sách lược mềm dẻo, linh hoạt của Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản ở từng nước.
4. Đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân
Có thể nói sự thống nhất, đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân là điều kiện cần thiết để giai cấp này thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Lênin viết: “Sự thống nhất như thế quý giá vô ngàn, quan trọng vô cùng, đối với giai cấp công nhân. Công nhân rời rạc thì không thành cái gì cả. Công nhân liên hợp lại thì là tất cả” (Sđd, 1980, tr.24, tr 242).
Để thực hiện chính sách xâm lược, đàn áp, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa, chiến đấu đã dùng nhiều thủ đoạn. Vì vậy, cách mạng ở thuộc địa và nửa thuộc địa muốn giành thắng lợi không những phải thực hiện đoàn kết công - nông - trí thức trong dân tộc, mà còn phải thực hiện đoàn kết quốc tế.
Quốc tế cộng sản xác định: nhiệm vụ quan trọng nhất của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải có mối liên hệ với các công đoàn cách mạng ở chính quốc và các tổ chức cách mạng ở thuộc địa. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, Quốc tế cộng sản kêu gọi các Đảng Cộng sản phải đoàn kết các lực lượng yêu nước và tiến bộ chống phát xít xâm lược và bảo vệ Liên Xô, bảo vệ Liên Xô là bảo vệ tự do cho các dân tộc, là thước đo tinh thần quốc tế vô sản của những người cộng sản thế giới.
Một biểu hiện của tình đoàn kết quốc tế cao cả, đoàn kết giai cấp công nhân: Quốc tế cộng sản đã kết nạp nhiều Đảng Cộng sản ở thuộc địa và nửa thuộc địa vào Quốc tế cộng sản - là một chi bộ của Quốc tế cộng sản. Mặt khác. bản thân Quốc tế cộng sản và các chương trình hoạt động của nó đã phản ánh đầy đủ tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân trong giai đoạn này.
Nhận xét:
Có thể nói thời kỳ thứ nhất này là thời kỳ mà lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học được vận dụng và phát triển một cách toàn diện từ lý luận đến hiện thực trên phạm vi một quốc gia. Thời kỳ này, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học tiếp tục được các nhà lãnh đạo Xô Viết vận dụng một cách toàn diện để xây dựng và phát triển một chế độ xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế; chính trị - xã hội và văn hóa - tư tưởng. Tính đúng đắn của lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đã thể hiện thành tính ưu việt của chế độ mới, lần đầu tiên đưa nước Nga từ một quốc gia tư bản yếu kém trong hệ thống các nước tư bản cuối thời kỳ IX, đầu thời kỳ XX, trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa mang tính đặc tính ưu việt, đồng thời trở thành một trong những cường quốc trên thế giới.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNXH (26).doc