Bán phá giá hối đoái thể hiện ở việc xuất khẩu hàng hoá với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh do sử dụng lợi nhuận phụ thêm thu được từ sự mất giá của đồng tiền (sự đánh sụt giá đồng tiền của nước đó so với đồng tiền của nước khác). Khác với bán phá giá hàng hoá, trong phá giá hối đoái, giá bán không thấp hơn giá cả sản xuất. Giá bán ra thị trường nước ngoài có thể cao hơn giá của thị trường nội địa và bán phá giá hối đoái xảy ra với tất cả hàng hoá 1 cách tự động.
Cơ chế hoạt động của bán phá giá hối đoái là lúc đầu đồng tiền mất giá trong nước, sau đó dần dần phá giá đồng tiền trong nước đối với ngoại tệ (mất giá so với ngoại tệ), sức mua của đồng tiền trong nước cao hơn ở thị trường nước ngoài do đồng tiền mất giá đối ngoại cao hơn mất giá đối nội. Trong thời điểm đó các doanh nghiệp sản xuất thanh toán nguyên liệu, tiền lương. với số lượng đơn vị tiền tệ được ấn định trước khi phá giá đồng tiền. Đồng thời trong xuất khẩu thành phẩm, với số ngoại tệ thu được số lợi nhuận ngoại ngạch nhiều hơn bình thường. Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể bán hàng của mình trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn của đối thủ cạnh tranh bằng cách thu hẹp phần lợi nhuận ngoại ngạch.
Bán phá giá hối đoái có thể tiếp tục cho đến khi mất giá trong nước tăng bằng mất giá đối ngoại của đồng tiền. Đồng thời tiền của nước mà hàng hoá xuất sang không bị phá giá hoặc phá giá ở mức thấp. Bán phá giá hối đoái chỉ có thể xảy ra trong môi trường: 1) Mất giá đối ngoại của đồng tiền phải cao hơn mất giá đối nội; 2) Các nước nhập khẩu hàng hoá của nước có đồng tiền không đồng thời phá giá đồng tiền của mình, hoặc phá giá ở mức thấp hơn; 3) Các nước không dùng những biên pháp chống phá giá hoặc không áp dụng bán phá giá hối đoái.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thương mại quốc tế 3/1 Tín dụng xuất khẩu Nhà nước hoặc tư nhân dành cho nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng của nước mình. Có các loại tín dụng xuất khẩu sau: 1) Tín dụng do người xuất khẩu trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài; 2) Tín dụng do 1 số cơ quan tín dụng trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài; 3) Tín dụng do chính phủ cấp cho nước ngoài. 3/2 Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu Nhà nước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Bảo đảm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yêu tâm và mở rộng xuất khẩu và góp phần tăng giá hàng hoá. 3.3/ Trợ cấp xuất khẩu Đó là những ưu đãi về mặt tài chính mà Nhà nước dành cho nhà xuất khẩu khi họ xuất được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng thu nhập của nhà xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. 3.4 Bán phá giá hàng hoá (Dumping) Bán phá giá hàng hoá là xuất khẩu hàng hoá theo giá cả thấp hơn giá cả sản xuất hoặc theo giá rẻ mạt nhằm mục đích đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và cuối cùng đạt được lợi nhuận tối đa. Điều kiện bán phá giá 1 loại hàng hoá nào đó là phải lũng đoạn được mặt hàng đó ở thị trường trong nước để tránh nguồn hàng nhập khẩu trở lại. Nguồn bù vào những tổn thất do bán giá rẻ gồm: 1) Lợi nhuận thu được do bán giá cao ở thị trường trong nước; 2) Trợ cấp xuất khẩu của Nhà nước; 3) Lợi nhuận thu được sau khi đã chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Đặc điểm của bán giá gia hiện nay là phần lớn do chính phủ tiến hành và tổn thất do Ngân sách của chính phủ gánh chịu. 3.5/ Bán phái giá hối đoái (Exchange Dumping) Bán phá giá hối đoái thể hiện ở việc xuất khẩu hàng hoá với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh do sử dụng lợi nhuận phụ thêm thu được từ sự mất giá của đồng tiền (sự đánh sụt giá đồng tiền của nước đó so với đồng tiền của nước khác). Khác với bán phá giá hàng hoá, trong phá giá hối đoái, giá bán không thấp hơn giá cả sản xuất. Giá bán ra thị trường nước ngoài có thể cao hơn giá của thị trường nội địa và bán phá giá hối đoái xảy ra với tất cả hàng hoá 1 cách tự động. Cơ chế hoạt động của bán phá giá hối đoái là lúc đầu đồng tiền mất giá trong nước, sau đó dần dần phá giá đồng tiền trong nước đối với ngoại tệ (mất giá so với ngoại tệ), sức mua của đồng tiền trong nước cao hơn ở thị trường nước ngoài do đồng tiền mất giá đối ngoại cao hơn mất giá đối nội. Trong thời điểm đó các doanh nghiệp sản xuất thanh toán nguyên liệu, tiền lương.... với số lượng đơn vị tiền tệ được ấn định trước khi phá giá đồng tiền. Đồng thời trong xuất khẩu thành phẩm, với số ngoại tệ thu được số lợi nhuận ngoại ngạch nhiều hơn bình thường. Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể bán hàng của mình trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn của đối thủ cạnh tranh bằng cách thu hẹp phần lợi nhuận ngoại ngạch. Bán phá giá hối đoái có thể tiếp tục cho đến khi mất giá trong nước tăng bằng mất giá đối ngoại của đồng tiền. Đồng thời tiền của nước mà hàng hoá xuất sang không bị phá giá hoặc phá giá ở mức thấp. Bán phá giá hối đoái chỉ có thể xảy ra trong môi trường: 1) Mất giá đối ngoại của đồng tiền phải cao hơn mất giá đối nội; 2) Các nước nhập khẩu hàng hoá của nước có đồng tiền không đồng thời phá giá đồng tiền của mình, hoặc phá giá ở mức thấp hơn; 3) Các nước không dùng những biên pháp chống phá giá hoặc không áp dụng bán phá giá hối đoái. 3.6/ Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu khác a/ Miễn giảm thuế và hoàn lại thuế: Nhà nước quy định miễn giảm thuế quan đối với việc nhập khẩu những nguyên liệu sản xuất và hoàn lại thuế cho nhữung hàng đã được xuất khẩ. Trên cơ sở miễn giảm đó mà có thể giảm giá thành và tăng năng suất cạnh tranh của hàng xuất khẩu. b/ Chính sách chiết khẩu: Đây là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng dưới hình thức mua kỳ phiếu hay hối phiếu chưa đến hạn. Thực tế chính là nghiệp vụ của ngân hàng cho người mua vay thông qua người bán. Nếu lãi chiết khấu hạ thì giá hàng cũng hạ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá tăng lên và mở rộng được xuất khẩu. Để đẩy mạnh được xuất khẩu, chính phủ thông qua ngân hàng h
ạ mức lãi chiết khấu để mở rộng xuất khẩu.
Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn.
Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời.
Thứ nhì, trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển.
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
Đừng nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần phải làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế.TS. Trần Lê Anh (Đại học Lasell, Mỹ)-SaigonTimesOnline
WTO là “ngôi nhà chung” lớn thứ 2 sau Liên hợp quốc. WTO được xem như một “Liên hợp quốc” trong lĩnh vực thương mại với cơ chế giải quyết các tranh chấp dựa trên nguyên tắc mọi quốc gia thành viên đều có một phiếu bầu như nhau.
WTO là một tổ chức liên chính phủ. Cơ quan cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên - nơi thực hiện tất cả chức năng của WTO, quyết định mọi biện pháp cần thiết để thực hiện chức năng đó. Hội nghị Bộ trưởng còn quyết định tất cả các vấn đề trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận đa phương của WTO.
Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất một lần trong 2 năm. WTO thông qua các quyết định bằng sự đồng thuận, không bỏ phiếu kín. Một số trường hợp cần bỏ phiếu: Sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
WTO được xây dựng trên cơ sở 4 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc; nguyên tắc đãi ngộ quốc gia; nguyên tắc tiếp cận thị trường (mở cửa thị trường) và nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Để trở thành thành viên của WTO, phải được 2/3 số phiếu ủng hộ. Nghị định thư phê chuẩn việc kết nạp thành viên mới sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi quốc hội của nước thành viên mới phê duyệt. Điều kiện quan trọng nhất để trở thành thành viên của WTO là phải được công nhận có nền kinh tế thị trường.
Nhập cuộc
Những cơ hội của VN khi gia nhập WTO được gói gọn trong 6 điểm chính.
Thứ nhất, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký.
Thứ 2, Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển.
Thứ 3, gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.
Điểm thứ 4, cũng rất quan trọng là Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong việc biẻu hiện những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Thứ 5, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, hàng hóa các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này, người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhiều hơn.
Ngoài ra, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi chủ yếu nêu trên, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta chưa cao.
Doanh nghiệp yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Hậu quả là số lao động thất nghiệp tăng cao, một gánh nặng cho xã hội và Chính phủ.
Thách thức lớn thứ 2 khi gia nhập WTO là Việt Nam phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương cũng như quy chế WTO, trong khi đó, hệ thống chính sách kinh tế của ta đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ.
Kể từ năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức
tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam.
Các nhà tài trợ đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và có những động thái
hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này ( vốn ODA cam kết cho Việt
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009
2
Nam ngày càng nhiều, đề xuất một số sáng kiến: sáng kiến áp dụng mẫu báo cáo tiến độ
thực hiện dự án theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của nhóm 6 Ngân hàng phát triển
(WB, ADB,SBIC,KFD,EXB Hàn Quốc), sáng kiến “Một Liên hợp quốc” nhằm thúc
đẩy thực hiện chương trình dự án, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;
sáng kiến hài hòa quy trình và thủ tục ODA trong nội bộ các nước thành viên EU, cụ thể
hóa các cam kết trong tuyên bố Paris thành cam kết Hà Nội, tham gia tích cực các Hội
nghị của các nhà tài trợ, các Hội nghị của các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt
Nam, v..v…). Đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu quản lý nợ
công nói chung, nợ nước ngoài và ODA nói riêng. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam
đã rất chú trọng công tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu
nhiều hơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương và đa phương,
hoàn thiện dần thể chế pháp lý về ODA. (ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày
9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế pháp lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức, Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ), tổ chức
nhiều Hội thảo chuyên đề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn ODA v.v…)
Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những
kết quả quan trọng. Từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài
trợ song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ với hơn 1500 chương trình
dự án. Tình hình nợ của khu vực công nói chung và nợ ODA nói riêng trong giai đoạn
2002- 2006 ( số liệu cuối năm) được phản ánh qua bảng sau:
Bảng Tình hình nợ công và nợ ODA của Việt Nam giai đoạn 2002 -2006
Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006
1- GDP Tỷ.đ 535762 613443 715307 839211 974266
2-Tổng nợ công
a-Nợ trong nước
b-Nợ nước ngoài
Trong đó: nợ ODA
Nợ ODA quy đổi ngoại tệ
Tỷ.đ
Tỷ.đ
Tỷ.đ
Tỷ.đ
Tr.USD
179100
34728
144372
133173
8683
249419
71829
177590
166191
10652
311834
99572
212262
198305
12617
365229
139843
225386
200044
12611
359599
108477
251122
223497
13921
2-Cơ cấu ODA theo chủ thể cho vay
a-Chính phủ
-Nhật Bản
-Pháp
-LB Nga
-Khác
b-TC Tài chính quốc tế
- ADB
- IDA
- IMF
%
61,91
30,78
4,99
13,56
12,59
38,08
12,86
19,80
4,18
56,62
33,03
5,95
6,22
11,42
43,38
14,48
24,26
3,21
56,18
34,06
6,08
5,15
10,89
43,82
14,52
25,38
2,26
54,54
32,69
5,60
5,31
10,94
45,45
14,75
26,81
1,75
54,45
33,80
5,86
4,76
10,03
45,55
15,01
26,83
1,41
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009
3
- Khác 1,24 1,43 1,66
2,14 2,30
3-Cơ cấu ODA theo lãi suất
- Từ 0 – 2,99 %
- Từ 3 – 10%
%
75,36
24,64
82,44
17,56
84,16
15,84
79,54
20,,46
81,35
18,65
4-Tỷ trọng trên GDP
- Của nợ công
- Của nợ ODA
%
33,43
24,86
40,66
27,09
43,59
27,72
43,52
23,84
36,91
22,94
(Số liệu xử lý lại từ các nguồn: Bulletin External Debt của Bộ Tài chính 2007, Đề án
“Hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý nợ của Việt Nam” cuả Bộ Tài chính 2008)
Trong giai đoạn 2002- 2006, bình quân hằng năm nợ ODA tăng 12,53%, trong
khi đó tốc độ tăng tương ứng của GDP (theo giá thực tế) là 16,13%, nên tỷ trọng nợ
ODA/GDP giảm dần, đến cuối năm 2006 tỷ trọng này gần 23%. Nếu tính cả các khoản
nợ khác của khu vực công, tỷ trọng này gần 37%, nằm trong giới hạn tỷ lệ nợ an toàn
cho phép của quốc gia. Trong các Chính phủ tài trợ ODA, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và
Liên bang Nga là nhiều nhất, đặc biêt là Chính phủ Nhật Bản. Riêng Liên bang Nga do
khoản nợ tồn đọng trước đây, thời gian qua chủ yếu là trả nợ trong khi tài trợ mới rất ít
nên dư nợ giảm dần. Trong các Tổ chức tài chính quốc tế, IDA (International
Development Association) và ADB (Asian Development Bank) cho Việt Nam vay
ODA nhiều nhất. Vì vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịu mức lãi suất dưới
3%/năm.Tình hình vận động ODA trong 2 năm 2007, 2008 có chiều hướng khả quan.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, ký kết được 1,92 tỷ USD và giải ngân được 754
triệu USD.
Trong vấn đề ODA có thể đúc kết được những thành công cơ bản sau:
- Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã được Chính phủ
xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là: đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn
với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sử dụng vốn có hiệu
quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia, đảm bảo an toàn nợ và
an ninh tài chính quốc gia; tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành trong
vấn đê quản lý ODA
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản
lý ODA. Bộ Tài chính là đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính
phủ đối với các khoản vay nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng. Bộ
Tài chính cũng chính là tổ chức cho vay lại, hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với
cơ quan cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án cho vay
lại từ NSNN, quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án … Ngân hàng nhà nước
chịu trách nhiệm tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009
4
WB, RMF và ADB v..v…
- Các khoản nợ nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng hiện tại
đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép; có lãi suất, thời hạn và đồng tiền vay hợp lí.
- Nguồn vay nợ nước ngoài trong đó có ODA là nguồn tài chính quan trọng bổ
sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư
cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm
nghèo, tăng cường và củng cố thể chế pháp lý, pháp triển quan hệ đối tác chặt chẽ với
nước ngoài.
Nhưng thực tiễn quản lý ODA của Việt Nam còn nhiều điều bất ổn:
- Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục,
chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự
án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so
với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của DA khi đi vào vận
hành khai thác.
- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công
trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các DA vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết
quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực
hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận
hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định
hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ
phận liên quan.
- Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài
chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ
thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì
vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải
quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Như ông Dương Đức Ưng -
Cố vấn cao cấp của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt
Nam – đã nêu: điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí (chi phí
chuẩn bị DA, tăng chi phí đầu tư do lạm pháp bởi thời gian kéo dài) tăng khả năng rủi
ro vì có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp.
- Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điều phải
đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA Đại lộ Đông Tây
v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản lý chặt chẽ đồng
vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này, đòi hỏi Chính phủ cần phải có ngay những
giải pháp triệt để.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân
cụ thể:
- Một số giới lãnh đạo của Chính phủ, của chính quyền địa phương và chủ đầu tư
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009
5
có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA. Đúng là trong nguồn vốn
ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, song phần này chỉ chiếm khoảng 20-30%,
phần còn lại là vốn vay. Do thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn dài, lãi suất thấp, áp lực
trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài sau này nên dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết
định, lựa chọn nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra, cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ
thường là các bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy hết tác động của
những điều kiện khó khăn mà nhà tài trọ ràng buộc.
- Ngoài ra, “phải quản lý dựa vào kết quả” là một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất trong quản lý nguồn ODA, lại không phải luôn có sự đồng tình từ phía các cơ
quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA. Các chuyên gia của Chương trình nâng cao
năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam đã tiến hành thăm dò ý kiến của 24 cơ
quan chủ quản và quản lý vốn ODA, kết quả chỉ có 70,2% tán đồng quan điểm trên, số
còn lại không đồng ý hoặc không có ý kiến. Điều này cho thấy sự mơ hồ trong nhận
thức và phương cách quản lý của một số cơ quan chủ quản.
- Chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao
trách nhiệm hoạch định chiến lược nợ dài hạn, soạn thảo danh mục các chương trình,
DA được đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài hàng năm của quốc gia. Song thiết nghĩ
như thế là chưa đủ. Cách thức huy động và đầu tư bằng vốn ODA có những điểm đặc
thù rất khác biệt. Do đó, Chính phủ cần phải hoạch định chiến lược vận động sử dụng
ODA một cách phù hợp, dù đây là vấn đề khó khăn phụ thuộc phần nhiều vào ý định,
khả năng của các nhà tài trợ.
Đối với các địa phương, vấn đề hoạch định chiến lược; quy hoạch thu hút và sử
dụng ODA là hết sức nan giải do có rất ít sự chủ động của địa phương trong vấn đề này,
và năng lực đội ngũ quản lý ODA ở địa phương là yếu kém chưa đáp ứng được yêu
cầu..
- Khuôn khổ thể chế pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ. Nhìn chung, Chính phủ
chưa xây dựng được cơ chế thống nhất giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài của quốc
gia . Các quy định pháp lý quản lý nợ nói chung, nguồn ODA nói riêng chủ yếu điều
chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai đoạn sau đầu
tư, các chế định pháp lý hầu như còn rất sơ lược, có thể nói là còn bỏ ngỏ.
- Cơ chế vận động và sử dụng nguồn ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp
bộ ngành, địa phương. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài
trợ. Do vậy, một dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA không thành công (không tìm kiếm
và vận động được nhà tài trợ, thủ tục chậm, vốn bị thất thoát, công trình vận hành và
khai thác không hiệu quả) thường liên quan đến trách nhiệm nhiều cấp, nhiều bộ phận
khác nhau. Do vậy, chúng ta gặp khó khăn khi muốn xác định nguyên nhân đích thực để
có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
- Nhìn chung, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA - như đã nêu qua ở trênlà
khá yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009
6
này ở các bộ ngành còn tương đối khả dĩ do được chuyên môn hóa, được đào tạo bồi
dưỡng và có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết một cách thường xuyên.
Còn ở các địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ODA chưa được chuyên
môn hóa, ít được bồi dưỡng và không có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chuyên
biệt. Nếu có chăng cũng chỉ là cho từng dự án một, trong khi trình độ của cán bộ địa
phương lại không đồng đều nên gặp khá nhiều khó khăn. Chẳng hạn ở Bắc Giang, để
triển khai một dự án xóa đói giàm nghèo do WB tài trợ, địa phương đã mất hơn 2 năm
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương.
- Vấn đề quan trọng nữa chứa đựng bất cập là phân cấp quản lý vốn ODA giữa
trung ương và địa phương. Nguồn ODA là của Chính phủ nước ngoài và các tổ chức
quốc tế dành cho Việt Nam qua Chính phủ nên Chính phủ phải thống nhất quản lý.
Song, rõ ràng Chính phủ không thể trực tiếp quản lý toàn bộ các dự án ODA, nên nhất
thiết phải có sự phân cấp cho chính quyền địa phương. Song hiện nay, chúng ta chưa có
hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, chỉ mới dựa vào qui mô của dự án để quyết định
phân cấp: Chính phủ trực tiếp quản lý các DA lớn, còn chính quyền địa phương được
phân cấp quản lý một số DA qui mô nhỏ. Sự không rõ ràng trong phân cấp quản lý vốn
ODA là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn
nhau giữa các cấp.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA
Từ thực trạng như đã nêu, để có thể hình dung những định hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA, cần thống nhất một số quan điểm cơ bản sau:
- Nguồn vốn ODA là không chắc chắn. Vì vậy, quốc gia tiếp nhận vốn ODA
không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này.
- Vốn ODA phải được nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà nước. Các
cấp quyết định, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA phải chịu trách nhiệm
trước toàn dân - không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả mai sau - về hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này.
- Hiệu quả quản lý vốn ODA phải được đảm bảo từ 2 phía: nhà tài trọ và quốc gia
tiếp nhận tài trợ.
- Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng và minh bạch, cần
được cập nhật và công bố công khai một cách thường xuyên.
Từ thực trạng và trên cơ sở quan điểm đã nêu, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn
ODA cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư
các DA ODA phải thống nhất nhận thức: nguồn vốn ODA là một bộ ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110761.doc