Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ.
Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém không đủ những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung san nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu,. của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tện nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp. Ở đâu trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với các cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách có hiệu quả.
Để hiểu sâu và đầy đủ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “Buôn lâu và gian lận thương mại ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”.
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Buôn lâu và gian lận thương mại ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ.
Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém không đủ những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung san nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu,... của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tện nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp. ở đâu trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với các cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách có hiệu quả.
Để hiểu sâu và đầy đủ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “Buôn lâu và gian lận thương mại ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”.
chương I
Tổng quan về buôn lậu và gian lận thương mại
I-/ Khái niệm buôn lậu - tội danh buôn lậu và những hạn chế trong sử dụng khái niệm.
1-/ Khái niệm buôn lậu:
Thuật ngữ buôn lậu hiện nay chúng ta đang sử dụng có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. ở mỗi một góc độ nó được hiểu khác nhau:
- Xét từ góc độ khoa học về ngôn ngữ thì cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm (theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội 1997). Đây là một quan niệm kế thừa những hiểu biết của ông cha từ xưa đến nay và phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Do vậy theo nghĩa này nó được sử dụng một cách khá phổ biến và rộng dãi.
- Xét từ góc độ khoa học của pháp lý thì thuật ngữ “buôn lậu” được hiểu phức tạp hơn nó không bao hàm hay phản ánh một thông tin nào rành mạch rõ ràng mà phải đặt vào tình huống hay ngữ cảnh cụ thể nhất định thì nó mới được hiểu một cách xác định và tương đối đầy đủ phù hợp với ngữ cảnh đó.
Ví dụ:
+ Khi nói đến khởi tố bị can buôn lậu thì thuật ngữ buôn lậu được hiểu như là một hành vi gắn với đối tượng tham gia vào hoạt động buôn lậu.
+ Khi nói tới chống tham nhũng và buôn lậu thì thuật ngữ được hiểu như là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực nó không chỉ bao hàm tội danh buôn lậu và hành vi buôn lậu mà còn bao gồm cả các đối tượng khác gắn với hành vi khác như tham nhũng, tham ô hối lộ, chiếm đoạt tài sản XHCN hay nói khác đi đặt vào ngữ cảnh này thì thuật ngữ “buôn lậu” bao gồm nhiều tội danh với nhiều hành vi khác nhau như buôn bán ma tuý, buôn bán vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, buôn bán văn hoá phẩm đồi truỵ,...
Thông thường người ta hay sử dụng khái niệm sau: “Buôn lậu là một hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan”. Mỗi quốc gia khác nhau có hàng rào thuế quan khác nhau do vậy mà có những mặt hàng buôn lậu khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự giống nhau về một số mặt hàng và thủ đoạn của bọn gian thương và các nước có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau, liên kết với nhau để chống buôn lậu một cách có hiệu quả nhất.
2-/ Tội danh buôn lậu và những hạn chế trong sử dụng khái niệm.
a. Khái niệm tội danh buôn lậu.
Tội danh buôn lậu được chính thức ghi nhận trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam từ năm 1985. Tuy nhiên trước đây người ta đã quy hết trách nhiệm pháp lý cho những người có hành vi buôn lậu mà trong tiềm thức xã hội người ta gọi là hiện tương buôn lậu chứ không phải là tội danh buôn lậu.
- Trong thể chế phong kiến Việt Nam, Bộ Luật hình sự được coi là hoàn chỉnh nhất là “Quốc triều hình luật” của Triều Lê (1428-1788) cũng không quy định về tội danh buôn lậu, nhưng Quốc triều hình luật đã quy định những trang trại bên bở bể mà đón thuyền buồm, ngầm đỡ hộ hàng hoá lên bờ thì bị xử biếm (cách chức) phạt gấp 3 lần tang vật để sung công,... “Những người bán ruộng, đất ở bờ cõi, binh khí, các thứ chất nổ có thể hoả tiêu cho người nước ngoài đều phải tội chém”, “bán mắm muối cho nước ngoài thì bị xử đi châu xa”. Các mặt hàng cấm xuất khẩu bao gồm ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da trâu, gỗ lim, quế, trân châu, ngà voi,... Những hành vi này được gọi là hiện tượng buôn lậu.
- Trước 1985 trong một số văn bản Pháp của Việt Nam thuật ngữ “Tội buôn lậu” đã được đề cập đến như Pháp lệnh về quyền hạn và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962). Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ buôn lậu làm hàng giả kinh doanh trái phép (10/6/1982). Tuy nhiên trong các văn bản này thì tội danh buôn lậu chưa được hướng dẫn và nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng mà phần lớn xã hội và các cơ quan hoạt động tư pháp vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế đầu cơ tích trữ, buôn bán hàng cấm.
- Từ năm 1985 Bộ Luật hình sự của nước cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng nên đã hướng dẫn được nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá tiền tệ vn ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng nên đã hướng dẫn được nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị phạt,...”. Tuy nhiên khái niệm này còn bộc lộ nhiều hạn chế.
b. Những hạn chế trong sử dụng khái niệm.
- Ghép chung trong một điều luật 2 hành vi có tính chất độc lập tương đối với nhau, chủ thể tham gia khácn hau và những dấu hiệu pháp lý khác nhau để nhận biết “buôn bán trái phép” và “vận chuyển trái phép”.
- Việc xác định tang vật buôn lậu là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ,... thì vô hình chung đã xếp các tổng thể với các bộ phận, hàng hoá thì bao gồm nhiều thứ không kể bất cứ thứ gì miễn là nó được đưa vào lưu thông nhưng bên cạnh đó lại liệt kê chi tiết từng hàng hoá cụ thể như tiền Việt Nam, ngoại tệ,... mà ta cũng không thể kể hết được vì cùng với thời gian thì những hàng hoá này cũng có thể thay đổi đi. Nó có thể xuất hiện thêm hàn hoá khác và có thể lại mất đi tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước, do đó mà làm cho khái niệm vừa thừa lại vừa thiếu.
- Song song tồn tại bênh cạnh điều 97 (Bộ Luật hình sự) về tội buôn lậu còn có những điều luật khác mà các yếu tố cấu thành của nó tương tự như tội buôn lậu, sự khác nhau mong manh chỉ là ở chỗ là vị trí địa lý, buôn bán trong nội địa hay là qua biên giới như điều 96 về tội mua bán trái phép chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, điều 96 a về tội mua bán vận chuyển trái phép chất ma tuý, điều 99 về tội buôn bán văn hoá phẩm đồi truỵ, điều 166 về tội buôn bán hàng cấm,... Trên thực tế tất cả các hàng hoá này, hay các vụ án về buôn bán trái phép các hàng hoá đặc trưng này đều bị truy tố theo điều luật tương ứng chứ không truy tố theo điều 97. Trong khi đó tất cả các thống kê hình sự và đánh giá tình hình buôn lậu đều được đưa vào nhóm tội buôn lậu tạo nên sự sai lệch giữa các cơ quan chuyên môn với nhau, tạo sự trùng lắp và khi phát sinh trách nhiệm thì đổ lẫn cho nhau, không có sự phân định một cách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan, bộ phận với nhau.
II-/ Gian lận thương mại, các hình thức gian lận thương mại.
1-/ Khái niệm về gian lận thương mại.
Theo từ điển tiếng Việt gian lận thương mại “dối trá, lừa lọc” trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận và trái phép. Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ “Buôn gian, bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn, mánh khoé lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính.
Hành vi buôn gian bán lận trong dân gian được hiểu bao gồm một số hành vi, thủ đoạn đơn giản như hàng tốt nói xấu, hàng ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo đong đếm sai (điêu), buôn bán hàng cấm, lén lút trốn lậu thuế,...
2-/ Các hình thức gian lận thương mại.
Tại Hội nghị các tổ chức hải quan quốc tế về chống gian lận thương mại được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 13-10-1995 ở Brucxen (Bỉ) đã thống nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại:
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của hải quan (buôn bán động vật quý hiếm, sản vật văn hoá,...)
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (thí dụ: Nhà nước ta có chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN).
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hoá được miễn thuế XNK nhưng đã sử dụng sai mục đích,...).
7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép XNK (như các loại giấy phép theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, y tế, văn hoá,...)
8. Lợi dụng chế độ qúa cảnh đem dùng trong nước (thí dụ: hàng của Lào, Trung Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam).
9. Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng chế độ, mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được ưu đãi về thuế nhập khẩu cho những đối tượng sử dụng nhất định. Thí dụ: hàng cho đồng bào bị lũ lụt, cho các cơ quan ngoại giao, cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi để xoá đói giảm nghèo,....
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng.
12. Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Buôn bán hàng không có sổ sách.
14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay trung hoàn thuế hải quan. Thí dụ: làm giả chứng từ về hàng đã xuất,...
15. Kinh doanh “ma” để hưởng tín dụng thuế trái phép.
16. Thanh lý, phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế như: công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản,...
Thái độ ứng xử đối với 16 hành vi này là thống nhất với nhau ở 2 cung bậc, tuỳ thuộc vào mức độ tác hại của hành vi đó mang lại cho xã hội mà xử lý hành chính hay xử lý hình sự. Đối với một số nước như Mỹ, Nhật, Pháp,... Bên cạnh việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo Luật hải quan còn quy định trong Luật hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi đó. Đối với nước ta thái độ ứng xử này với các hành vi diễn ra theo 3 trường hợp.
+ Hành vi có tính chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai phạm không lớn thì xử lý hành chính theo pháp lệnh hải quan và các nghị định của Chính phủ về quản lý XNK.
+ Một số hành vi trong số đó chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam nên không xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng không bị xử lý như hành vi vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại,...
+ Tất cả các hành vi có tính chất nghiêm trọng, hậu quả lớn đều bị xử lý dưới tội danh chung của điều 97 (Bộ Luật hình sự nước công hoà XHCN Việt Nam) là buôn lậu.
III-/ Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại - Mối quan hệ giữa chúng.
Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Luật hình sự nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận thương mại. Cả hai khái niệm này vẫn thường đi đôi và gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội, chúng có phần nằm trong nhau nhưng không bao hàm tất cả đặc biệt là gian lận thương mại ngoài buôn lậu còn bao hàm các yếu tố khác như buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá,...
Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là một trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại. Nó bao hàm các hành vi dấu diếm để trốn tránh hoàn toàn hoặc một phần việc kiểm tra của hải quan bằng mọi thủ đoạn và phương tiện khác nhau để thu lợi. Trong khi gian lận thương mại là việc làm trái quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợid ụng sự sơ hở, không rõ ràng không chính xác khoa học và đầy đủ của Luật pháp, chính sách và việc quản lý cơ sở của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian đối, lựa gặt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lời bất chính. Như vậy phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu.
IV-/ Tác động của buôn lậu và gian lận thương mại.
1-/ Tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sự ra đời của hàng rào thuế quan nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội và nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong suốt thời gian qua thế, nhưng sự xuất hiện và phát triển của tệ nận buôn lậu và gian lận thương mại đã có ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế - văn hoá - xã hội.
- Về kinh tế:
Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ngày một gia tăng và với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế đất nước. Tệ buôn lậu trốn thuế qua các cửa khẩu hàng năm làm thất thu ngân sách Nhà nước gây khó khăn trở ngại cho Nhà nước trong công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động thu nộp thuế, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại tràn lan như một bệnh dịch ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị, hầu khắp các cửa khẩu từ Bắc vào Nam các khu vực biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia đều có hoạt động của bọn buôn lậu và gian lận thương mại. Từ hoạt động xuất khẩu đến nhập khẩu, thương mại tiểu ngạch hay chính ngạch, bất cứ khi nào, nơi nào lĩnh vực nào tuyến đường nào cũng có tệ nạn, nhức nhối và nóng bỏng. Dân cư ở khu vực biên giới tiếp tay cho buôn lậu và gian thương về làm thuê cho họ thì có thể có được nhiều tiền hơn và như vậy họ bỏ bê ruộng vườn không chịu làm ăn phát triển kinh tế vùng biên giới, kinh tế vùng biển vốn dĩ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Buôn lậu và gian lận thương mại tác động đến sản xuất trong nước làm cho hàng hoá trong nước khó có thể cạnh tranh với hàng lậu, hàng giả với giá hạ hơn. Nó thậm chí làm cho sản xuất trong nước phải điêu đứng và kìm hãm sự phát triển sản xuất.
Hơn thế nữa buôn lậu và gian lận thương mại tạo tâm lý tiêu dùng sa sỉ thích hàng ngoại hay tâm lý “sính hàng ngoại”, vượt quá năng lực sản xuất trong nước, đối lập với yêu cầu “thắt lưng buộc bụng”, cần kiệm xây dựng đất nước hiện nay. Nhìn chung tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, kìm hãm sự phát triển kinh tế dựa vào nội lực trong nước.
- Về chính trị an ninh, an toàn xã hội và văn hoá.
Buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cả nước, sự xuất hiện và hoạt động của chúng đã gây rối loạn và xáo trộn về trật tự an ninh an toàn xã hội. Chúng tổ chức buôn lậu thành đường dây từ khâu mua vận chuyển qua biên giới đến tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả người nước ngoài, cán bộ hải quan,... làm cho tình hình an ninh biên giới bất ổn, khó kiểm soát và xử lý phức tạp. Bọn buôn lậu và gian lận thương mại lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực biên giới cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu chống lại sự kiểm soát của hải quan - cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại, khi bị bắt thì họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc mà mình làm là trái với pháp luật hoặc họ cố tình làm trái với các quy định của Nhà nước để kiếm sống,.. bọn gian thương và các lực lượng diễn biến hoà bình còn lợi dụng sự kém hiểu biết này để tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ, tư tưởng cực đoan chủ nghĩa, lôi kéo họ chống lại chính quyền Nhà nước,... làm cho trật tư xã hội bị đảo lộn tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng phức tạp hơn, an ninh chính trị ở khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm trọng.
+ Bọn buôn lậu và gian lận thương mại lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia vào hoạt động buôn lậu và gian lận làm suy đồi tư tưởng và làm mất tư cách đạo đức của họ. Những kẻ hám lợi bỏ qua tất cả để chạy theo đồng tiền bất chấp luật pháp của Nhà nước để làm giàu cá nhân, gây mất lòng tin của quần chúng, mất ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội.
+ Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ các sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ,... đã được bọn chúng đưa vào làm suy đồi tư tưởng, tư cách đạo đức của nhân dân không chỉ ở khu vực biên giới mà trong cả nước, tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội như gia tăng tộ phạm, cướp của giết người để lấy tiền mua ma tuý, tuyên truyền tư tưởng cực đoan chống chính quyền, chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo ngày càng lớn,... ảnh hưởng đến chính trị an ninh, an toàn xã hội, văn hoá truyền thống của dân tộc.
2-/ Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nước khó hoặc không thể cạnh tranh được với hàng lậu và gian lận cùng loại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. Một số hàng có khả năng thay thế do buôn lậu và gian lận thuế được bán với giá thấp và chất lượng cao hơn do được sản xuất với công nghệ hiện đại chi phí cho sản phẩm thấp,... đã chiếm lĩnh thị trường làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng và không bảo vệ được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Một số mặt hàng buôn lậu và gian lận có chất lượng kém nhưng mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giá của sản phẩm trong nước, làm cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ tác động đến sản xuất trong nước mà còn tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong nước. Một số khách hàng thích và ưu tin dùng hàng ngoại hàng rẻ dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt hàng đã qua sử dụng được mông má lại hoặc chất lượng kém,... Một số mặt hàng như dược phẩm thuốc bảo vệ thực vật,... không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây thiệt hại cả về sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật, thực vật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hoá chất lượng kém, quá hạn sử dụng, hàng giả,.... không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Một số mặt hàng như ma tuý, chất kích thích,... khác không chỉ tác động đến sức khoẻ mà còn tác động đến đạo đức lối sống của người tiêu dùng, làm suy đồi tư tưởng đạo đức và gây ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết người,... Các mặt hàng như thuốc nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh chính trị quốc gia, gây đảo lộn trật tự an toàn xã hội, làm cho lưu thông hàng hoá bị rối loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn và không được thiết lập gây lên các cơn sốt về hàng hoá và giá cả gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động XNK.
chương II
Thực trạng tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở việt nam - kinh nghiệm của một số nước
I-/ Thực trạng tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam.
1-/ Thực trạng chung trong cả nước.
Việt Nam là một đất nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn diện tích cả nước, có biên giới tiếp giáp với Lào, Trung Quốc, Campuchia và có các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam - nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) đặc điểm này của địa hình kết hợp với sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ thống thuế đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, để trốn lậu thuế, tuồn hàng lậu qua cửa khẩu chống lại sự kiểm soát của hải quan, buôn bán và kinh doanh hàng giả,...
ở nước ta trong mấy năm gần đây tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại phát triển tràn lan như một bệnh dịch kéo dài âm ỉ làm đâu đầu các nhà chức trách trong việc tìm ra các giải pháp đặc trị chặn đứng căn bệnh này. Trên thực tế nạn buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giới phía Bắc đến biên giới Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Campuchia đến các cửa khẩu quốc tế, từ nông thôn đến thành thị, từ xuất khẩu đến nhập khẩu, từ hoạt động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường bộ đến đường biển đường hàng không và bưu điện,... Chỗ nào, lĩnh vực nào, tuyến đường nào buôn lậu và gian lận thương mại cũng là những vấn đề nóng bỏng nhức nhối.
Trên các tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của nước ta tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi xảo quyệt. Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại khuyến khích thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng tồn kho ứ đọng của mình.
a. Buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc.
Trên tuyến này buôn lậu diễn ra tấp nập hối hả nhất là ở các khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tâm Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn), Chi Ma (Lạng Sơn),... thủ đoạn chủ yếu mà bọn buôn lậu thường áp dụng là: tập trung hàng hoá ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt qua biên giới, dùng “cửa vạn” khuân vác suốt ngày đêm với số lượng lớn, hàng vạn người tham gia vận chuyển. Vào lúc cao điểm tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) số “cửa vạn” lên tới 3 đến 4 ngàn người. Hàng hoá nhập lậu chủ yếu là vải, vật liệu xây dựng, đồ điện tử cũ và mới, các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em, xe đạp bánh kẹo, động cơ nổ, sứ vệ sinh, gạch men,... Các mặt hàng buôn lậu (nhập lậu) từ Trung Quốc chủ yếu là hình thức mẫu mã đẹp còn chất lượng thấp và giá hạ điều này tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước, tính cạnh tranh của sản phẩm.
b. Trên tuyến biên giới phía Tây.
Khu vực miền Trung tình hình buôn lậu nổi lên chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lò Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Lý Hoà (Quảng Bình),... thủ đoạn chủ yếu của chúng vẫn là tập kết hàng ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt ngang biên giới, dùng cửu vạn đưa hàng vào để lậu thuế và làm các thủ tục hoá đơn chứng từ giả, hoặc quay vòng hoá đơn nhiều lần,... Mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng điện tử, nồi cơm điện, gạch men, tủ lạnh, nước giải khát, tân dược do Thái Lan sản xuất, thuốc lá ngoại, xe gắn máy, xứ vệ sinh, hàng xa xỉ phẩm của Thái Lan, Nhật Bản,...
c. Trên tuyến biên giới Tây Nam.
Khu vực này tập trung ở khu vực huyện Đức Huệ (Long An), Phước Chỉ (Tây Ninh), An Giang, Đồng Tháp khu vực này bọn buôn lậu và gian lận thương mại dùng rất nhiều thủ đoạn tinh vi như quay vòng tem nhập khẩu, sử dụng tem giả, quay vòng vỏ thùng hàng đã dán tem, chẻ nhỏ hàng từ xa để vận chuyển, thuê mướn nhà xưởng, xe công cụ của một số cơ quan, doanh nghiệp để làm kho trung chuyển, sử dụng hồ sơ chứng từ giả quay vòng nhiều lần, đặc biệt gần đây bọn buôn lậu còn dùng hình thức cưới xin vùng biên giới để vận chuyển hàng lậu. Đây là tuyến buôn lậu tập trung sôi động phức tạp từ lâu trong đó mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá ngoại, xe gắn máy “nghĩa địa”, quần áo si đa, đồ điện tử hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em,... của Thái Lan, Nhật, Tây Âu. Hàng xuất lậu chủ yếu là vàng, ngoại tệ, xăng dầu, nông sản thực phẩm làm cho hiện tượng chảy máu vàng, ngoại tệ ra nước ngoài ngày một lớn mạnh. Những hàng hoá này được đưa vào nội địa tiêu thụ phần nhiều là vào TP. HCM, đây là thị trường tiêu thụ rộng không chỉ hàng hoá ở biên giới Tây Nam mà còn có các mặt hàng nhập lậu từ biên giới phía Bắc được đưa vào như vải, quần áo, hàng điện tử,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74244.doc