Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khách hàng và nhu cầu của họ vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và ở Công ty TNHH XNK vật tư ngành in nói riêng. Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, cũng như sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty TNHH XNK vật tư ngành in, em đã chọn đề tài: " Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH XNK vật tư ngành in " làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình.
Báo cáo tốt nghiệp được chia làm 3 phần :
Chương 1: Tổng quan về ngành in và công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in.
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khách hàng và nhu cầu của họ vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và ở Công ty TNHH XNK vật tư ngành in nói riêng. Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, cũng như sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty TNHH XNK vật tư ngành in, em đã chọn đề tài: " Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH XNK vật tư ngành in " làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình.
Báo cáo tốt nghiệp được chia làm 3 phần :
Chương 1: Tổng quan về ngành in và công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in.
.
Chương 1: Tổng quan về ngành in và công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in
1.1.Lịch sử ngành in thế giới.
Ngày nay,trong thời hiện đại này,bất cứ nơi đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp sản phẩm của ngành in.Đó là sách, báo, bao bì, pano, áp phích,…Có thể nói ngành in đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nhân loại,nó giúp lưu trữ thông tin( đó là sách báo), thông báo thông tin(đó là bao bì, pano, áp phích..). sự xuất hiện của ngành in đã giúp cho việc truyền đạt thông tin, phổ biến tri thức được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Sự ra đời và phát triển của ngành không phải là một sớm một chiều mà là cả một quá trình.vậy, sau đây là quá trình phát triển của ngành in.
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.
Lịch sử in ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.
Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris. Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở Thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628, và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.
Nhắc đến ngành in ở phương tây thì người ta thường nhắc tới Johannes Gutenberg (#1400 - 1468). Gutenberg là nhà ấn loát Ðức. Ðược Âu châu công nhận là người sáng chế ra ngành in bằng chữ di động. Sinh tại Mayence khoảng 1394-1400. Gutenberg sống tại Strasbourg năm 1928, ông nghiên cứu một cách bí mật sự chế tạo những chữ di động hoàn hảo hơn, bằng kim loại thay vì bằng gỗ. Tên ông được nêu lên đầu tiên tại Strasbourg năm 1434.
Theo thời gian, công nghệ - kỹ thuật in ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa để đáp ứng các nhu cầu in ngày càng cao và đa dạng. Đến nay về mặt công nghệ in, đã phân ra những công nghệ chủ chốt như sau:
- Công nghệ in phẳng (Do khuôn in có đặc tính là : phần tử in (bám mực) và phần tử không in (không bám mực) cùng nằm trên một mặt phẳng). Điển hình của công nghệ in phẳng là công nghệ in offset, chủ yếu in sản phẩm trên vật liệu giấy.
- Công nghệ in lõm (Phần tử in lõm xuống so với phần tử không in trên khuôn in). Điển hình là công nghệ in ống đồng, với khuôn in là các ống đồng. Trên ống, các phần tử in mang mực được khắc lõm xuống. Công nghệ in ống đồng chủ yếu dùng in trên màng làm bao bì.
- Công nghệ in cao (Phần tử in nằm cao hơn phần tử không in trên khuôn in). Thuộc về công nghệ này có in flexo, in typo, in tampong.
- Công nghệ in lưới: Khuôn in là lưới lụa. Có thể in trên giấy và nhiều loại vật liệu có độ dày, hình dạng phức tạp.
- Công nghệ in kỹ thuật số: Dữ liệu in là dữ liệu kỹ thuật số được truyền thẳng từ computer đến máy in. Ứng dụng của in kỹ thuật số rất đa dạng như in tài liệu có dữ liệu biến đổi, in tài liệu có số lượng cực ngắn, in trên bạt khổ rộng và dài v.v. Đó là các ứng dụng thế mạnh của công nghệ in kỹ thuật số so với các các công nghệ in khác (phải dùng khuôn in và bị giới hạn bởi khuôn khổ vật liệu in đưa vào máy).
Sự phát triển của ngành in gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa, tin học, giấy, hóa chất v.v. Cùng với sự phát triển chung của thế giới, ngành in ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp lớn, ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ lệ đáng kể trong GDP của các quốc gia phát triển và đông đảo quốc gia đang phát triển trên thế giới.
1.2.Tổng quan ngành in Việt Nam.
1.2.1.Lịch Sử ngành in Việt Nam.
Ngành in Việt Nam được khởi nguồn từ nghề thủ công rất thô sơ - nghề in khắc gỗ ra đời ở kinh thành Thăng Long thời Lý và gắn liền với tên tuổi của nhà sư Tín Học. Những ấn phẩm hồi đó chỉ là các sách kinh thuật lưu hành trong phạm vi chùa chiền, sau này đến đời Trần được sử dụng rộng rãi hơn nhưng cũng chỉ trong phạm vi triều đình và chùa chiền.
Đến thời Lê, có ông quan Thị Lang Bộ Lễ kiêm bí thư giám sát Học sĩ Lương Như Học đã hai lần đến Trung Quốc: 1443 - 1449 đã nghiên cứu thêm về kĩ thuật in bản khắc gỗ. Khi về nước ông dạy nghề cho dân làng mình là làng Hồng Liễu - Liễu Tràng thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương. Hiện nay còn lại một ấn phẩm của ông được coi là sớm nhất đó là tập thơ “Tinh tuyển chữ gia luật thi”. Ông được tôn thờ là ông tổ của nghề in bản khắc ở Việt Nam.
Cuối thế kỷ 19 phương pháp in Typô du nhập vào nước ta từ Sài Gòn. Năm 1865 Pháp chính thức mở nhà in tại Nam bộ. Sang đầu thế kỷ 20, mở rộng ra cả miền Bắc đặc biệt là Hà nội. Năm 1905, Pháp mở nhà in Viễn Đông IDEO, thời điểm này đã có cả nhà in của người Việt, ngành in Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển qua các cuộc kháng chiến của dân tộc.
Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp các cơ sở in chủ yếu sử dụng phương pháp in Litho, Typô và in giấy sáp để in các truyền đơn, văn kiện Đảng, tài liệu cách mạng. Năm 1930 Dảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, công tác in có nơi do thực dân Pháp và phong kiến cai quản, có nơi do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Đến thời kỳ 1936 - 1939 Đảng đã xây dựng các nhà in nhỏ phục vụ công tác cho tuyên truyền cách mạng.
Trải qua hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc, ngành in Việt Nam không ngừng lớn mạnh và đã góp phần không nhỏ trong quá trình giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Đất nước thống nhất, cùng cả nước đi lên theo con đường của Đảng lãnh đạo, ngành in Việt Nam đã đổi mới, áp dụng kĩ thuật hiện đại, tạo ra sản phẩm đa dạng, có năng suất - chất lượng cao, trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, thu hút đông đảo lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và cho xã hội.
Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành in Việt Nam hiện nay là Cục Xuất bản thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông. Từ năm 2006, Hiệp hội in Việt Nam đã được thành lập. Các tỉnh thành lớn đã thành lập Hội in địa phương. Về đào tạo nhân lực ngành in ở bậc kỹ sư có Bộ môn Công nghệ in thuộc khoa Hóa Đại học Bách khoa Hà Nội, khoa Kỹ thuật in của Đại học Kỹ thuật Thủ Đức TP HCM; cấp cao đẳng có Trường cao đẳng Công nghiệp in Cầu Diễn Hà Nội; đào tạo bậc trung cấp và công nhân nghề in có một số trường công nhân kỹ thuật in thuộc Công ty In Trần Phú, Công ty in Liksin và một số trung tâm đào tạo nghề. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu in trong nước, ngành in Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế. Các hoạt động quan hệ đối ngoại, giao thương, tham dự hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc tế, đầu tư có yếu tố nước ngoài, in gia công cho nước ngoài v.v. ngày càng được tăng cường, kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm ngành in ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu của ngành.
1.2.2.Qui mô ngành in Việt Nam.
Theo Hiệp hội in Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 1.300 cơ sở in, hoạt động theo các mô hình: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, cơ sở in nội bộ, cơ sở in phụ thuộc, doanh nghiệp in tư nhân và doanh nghiệp in có vốn nước ngoài; trong đó tỷ lệ doanh nghiệp in tư nhân và doanh nghiệp in có vốn nước ngoài chiếm gần 60% tổng số các cơ sở in. Các doanh nghiệp nhà nước đang hoàn thiện quá trình chuyển đổi mô hình để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Xu hướng chung là các cơ sở in đang tiến hành cổ phần hoá để huy động thêm nguồn lực mở rộng sản xuất, kinh doanh. Sản lượng in xuất bản phẩm tăng bình quân hơn 10% năm. Nhiều cơ sở in được đầu tư thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ in tiên tiến, một số cơ sở đã tham gia in gia công cho nước ngoài. Nhân lực ngành in đạt khoảng 55.000 người.
Về thông tin phát triển ngành, báo cáo tổng kết hoạt động in 2005 tại hội nghị ngành in toàn quốc đã nêu rõ:
Mục tiêu tổng quát của ngành in của Việt Nam là: Xây dựng ngành in Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đạt trình độ của khu vực Đông nam Á, đưa năng lực ngành lên đáp ứng mọi nhu cầu in của đất nước, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cạnh tranh và in gia công xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những mục tiêu cụ thể:
• Nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10% về sản lượng in. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 785 tỷ trang in 13x19 (cm).
• Tiếp tục hiện đại hoá ngành in đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật. Phấn đấu đạt mức tăng năng suất lao động bình quân tăng 10 - 12% năm.
• Trên cơ sở nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của toàn ngành, phấn đấu tăng thu nhập của người lao động bình quân hàng năm 5 - 10 %.
Định hướng phát triển ngành in trong những năm tới về cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và hiện đại hoá ba trung tâm in lớn là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hiện đại hoá ở cả ba công đoạn trước in, in, gia công sau in và ở cả ba phương pháp chính là in offset, in flexo và in ống đồng.
Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của thời gian 5 năm tới. Tập trung xây dựng chiến lược sản phẩm riêng của từng cơ sở in và của cả nước, trong đó chú trọng mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Định hướng trên đây trước hết tập trung chỉ đạo thực hiện tại 3 trung tâm in ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các trọng điểm in theo qui hoạch phân vùng kinh tế; nâng cấp và đồng bộ hoá các cơ sở in địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội các loại ấn phẩm từ sách báo đến bao bì, nhãn hàng với chất lượng cao giá cả hợp lý, nhanh chóng và thuận tiện. Xây dựng một số tập đoàn in đủ mạnh để làm hạt nhân định hướng và thúc đẩy cho toàn ngành, vươn ra in gia công xuất khẩu.
Cơ cấu sản phẩm in trên giấy trong 5 năm 2006-2010 có thể biến động như sau:
Sách 10 - 15%
Báo, tạp chí 20 - 25%
Quảng cáo 10 - 15%
Nhãn hàng, bao bì 25%
Giấy tờ quản lý 10%
Nhu cầu in khác 5%
Theo các chuyên gia hoạch định chiến lược phát triển, sứ mệnh của ngành in đến 2015 là: Duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10-15% về số bản sách, 8-10% về số đầu sách, 10-15% về trang in. Đến 2015, đạt 8 bản sách/người/năm đạt 985 tỷ trang in tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu bản phẩm tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2015 đưa ngành xuất bản, in, phát hành của Việt Nam vươn lên hàng trung bình khá của Châu Á.
1.2.3. Nhu cầu vật tư ngành in
Tìm hiểu quy mô ngành in Việt Nam và sự tăng trưởng của ngành, chúng ta biết rằng nhu cầu cung cấp vật tư ngành in là rất lớn.
Danh mục các vật tư ngành in rất đa dạng. Từ vật tư cho khâu chế bản như phim, bản in, hóa chất v.v., đến vật tư cho máy in như giấy, mực, dung dịch làm ẩm v.v., rồi vật tư cho ngành gia công sau in. Các phụ tùng tiêu hao theo thời gian của các thiết bị ngành in (như tấm cao su, tấm lót ống, nẹp bản, lô mực v.v.) cũng thuộc về danh mục vật tư của ngành. Chiếm tỷ trọng lớn trong vật tư ngành in là giấy, lớn đến mức đã hình thành nên ngành sản xuất và kinh doanh giấy có quy mô rất lớn, trở thành một ngành công nghiệp quan trọng sánh đôi với ngành in, có sức hút đầu tư lớn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Giấy Việt Nam, 20 năm qua, sản lượng bột giấy tẩy trắng của Việt Nam chỉ tăng từ 70.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm. Vào thời điểm năm 1975 sản lượng giấy của Việt Nam và Indonesia tương đương nhau, khoảng 46.000 tấn/năm, nhưng đến năm 2005 thì sản lượng giấy của Indonesia là 7.800.000 tấn, còn Việt Nam là 824.000 tấn.
Không những thế, chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Dù đã đầu tư tới 112.000 tấn/năm cho sản xuất giấy tráng, nhưng đến nay hầu như chỉ sản xuất giấy không tráng.
Do không được đầu tư đúng mức, đến nay sản xuất bột giấy hiện mới đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại 63% vẫn phải nhập khẩu. Trước đây chỉ nhập bột tẩy trắng, nay bột giấy không tẩy trắng ngày càng nhập nhiều vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải và quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấy bao bì (không tráng) 71,50%, giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%.
Tuy chi phí về lao động rẻ, nhưng năng suất lao động trong ngành giấy rất thấp. Một lao động trong ngành giấy của Nhật Bản một năm sản xuất gần 806 tấn giấy thì của Việt Nam chỉ đạt 140 tấn. Trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, nên chất lượng chỉ ở mức trung bình thấp. Quản lý ở cơ sở lớn vẫn mang dáng dấp kế hoạch hóa, cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình. Hơn nữa do lệ thuộc vào bột nhập khẩu nên sức cạnh tranh yếu.
Dây chuyền bột giấy lớn nhất nước ta hiện chỉ đạt 61.000tấn/năm, trong khi ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) là 1.000.000 tấn/năm. Máy seo lớn nhất của ta có công suất 50.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 4,15m, tốc độ 600-700m/phút thì tại Trung Quốc là 800.000 tấn /năm, chiều rộng là 10,4m và tốc độ 2.000m/phút.
Ông Chavelit Ekabut - Chủ tịch Tập đoàn sản xuất giấy SCG Thái Lan, nhà đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam vào thời điểm tháng 10/2007 đã nhận định:
“Hiện nay, Việt Nam sản xuất khoảng 900 nghìn tấn giấy mỗi năm, và nhập khẩu khoảng 700 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng 15-20% về nhu cầu tiêu thụ giấy sẽ tiếp tục được duy trì’’.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ, kim ngạch nhập khẩu giấy 9 tháng đầu năm 2009 đạt tới 550 triệu USD tương ứng 750 nghìn tấn, trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp vốn FDI đạt 178 triệu USD tương ứng với 272 ngàn tấn.
Với lĩnh vực in offset là lĩnh vực in phổ biến (so với lĩnh vực in lõm và in cao) dùng cho đại đa số các ấn phẩm ở Việt Nam, ngoài vật tư trọng yếu là giấy, thì các vật tư quan trọng khác là mực in, bản in (dùng chế khuôn in, thường gọi là bản kẽm). Số lượng mực in offset các màu tiêu thụ hàng năm lên đến 60 – 70.000 tấn. Nhu cầu bản in tiêu thụ đến 700 – 800.000 m2 hàng năm. Về sản xuất trong nước, hiện nay mới có một hai nhà máy sản xuất mực in đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất vài ngàn tấn/năm; một nhà máy sản xuất bản kẽm PS, một nhà máy sản xuất bản kẽm CTP, đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu trong nước. Phần lớn các vật tư này là nhập khẩu từ nước ngoài, phân phối qua hệ thống các đại lý, các công ty thương mại trong nước hoặc liên doanh.
Các thông tin về nhu cầu thị trường vật tư ngành in trong nước cho thấy quy mô thị trường là lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Xu hướng thị trường về cơ bản vẫn tăng trưởng khả quan, dù ngành in báo chí có bị ảnh hưởng do tác động của internet, nhưng bù lại các phân khúc in xuất bản phẩm khác, bao bì, quảng cáo, giấy tờ văn phòng, các ấn phẩm không phải xuất bản phẩm (văn bằng, chứng chỉ, hộ chiếu, chứng khoán, hóa đơn, tem nhãn, biểu mẫu v.v.) vẫn phát triển mạnh, chưa kể phân khúc in kỹ thuật số với lợi thế “in dữ liệu biến đổi” và “in theo mọi yêu cầu” đang hình thành và phát triển mạnh. Mặt khác, nhu cầu in gia công cho nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh.
1.3.Công ty TNHH XNK vật tư ngành in.
1.3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in có trụ sở chính tại 60/100 phố Đội Cấn - Phường Đội Cấn - Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội, có tên giao dịch Quốc tế là Printing Materials Import – Export Company Limited. Gọi tắt là IPM Vietnam Co., LTD.
Công ty được thành lập vào năm 2003, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102008576 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 05 năm 2003.
Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 3.000.000 VND.
Người đại diện theo pháp luật của công ty là: Giám đốc Nguyễn Thị Quỳnh Châu.
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của công ty là:
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là thiết bị và vật tư ngành in, ngành công nghiệp, hàng thiết bị điện, điện tử)
Dịch vụ chuyển giao công nghệ (chủ yếu trong lĩnh vực ngành giấy, ngành in)
In và các dịch vụ liên quan đến in (theo quy định của pháp luật hiện hành)
Gia công, chế biến các sản phẩm từ giấy
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
Trong đó, Công ty tập trung vào các lĩnh vực chính là:
Về thương mại – dịch vụ: Buôn bán thiết bị và vật tư ngành in; Dịch vụ chuyển giao công nghệ ngành giấy, ngành in; Các dịch vụ liên quan đến in; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Về sản xuất: Gia công, chế biến các sản phẩm từ giấy và tờ in.
Các đối tác chiến lược của Công ty là:
Công ty IPMM Singapore Pte Ltd, chuyên kinh doanh thiết bị ngành in và mực in.
Công ty April Fine Paper Trading Sdn Bhd, thành viên của tập đoàn April Group, chuyên kinh doanh giấy, đặc biệt là giấy chất lượng cao thương hiệu PaperOne.
Theo thời gian, hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 1999 và sau này là Luật Doanh nghiệp 2005. Trải qua 7 năm hoạt động, Công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý phân phối giấy PaperOne và giấy in khác trong thị trường từ miền Bắc đến miền Trung; phân phối mực in nhãn hiệu Flint cho nhiều cơ sở in lớn tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; về sản xuất đã xây dựng được xưởng sản xuất gia công các sản phẩm từ giấy và tờ in cùng với hệ thống kho tàng hàng nghìn m2. Doanh thu đạt 50-60 tỷ đồng/năm, trong đó hơn 10% là doanh thu buôn bán thiết bị ngành in, khoảng 20% là doanh thu sản xuất, còn lại là doanh thu kinh doanh vật tư ngành in và dịch vụ.
1.3.2. Về tình hình tổ chức lao động
Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động là điều kiện cần thiết để kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được tốt.
Hiện nay tổng số nhân viên của công ty gồm 44 người. Trong số đó nhân viên văn phòng (nhân viên kinh doanh, kế toán, quản lý ) là 18 người số nhân viên làm việc ỏ phân xưởng là 26 người.
Do tính chất đặc thù của nhiệm vụ chức năng hoạt động của công ty nên công ty phải đảm nhiệm đội ngũ lao động có trên 40% tốt nghiệp đại học trở lên. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau:
Lao động nam chiếm 34,6%
Lao động nữ chiếm 65,4%
Lao động có trình độ đại học chiếm 40%
Lao động có trình độ khác chiếm 60%
1.3.3. Nguồn vốn
Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2007 là 10.770,015 triệu đồng.
Trong đó: Vốn cố định : 3.114.585.000Đ
Vốn lưu động : 7.625.430.000Đ.
Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế công ty cũng có những biến động về vốn thể hiện như sau:
Bảng 1: Tình hình biến động vốn của Công ty giai đoạn 2001- 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị tính(triêu đồng)
2007
2008
2009
Tổng vốn kinh doanh
Vốn cố định
Vốn lưu động
-
-
10.770,015
3.144,585
7.625,430
10.975.510
3.172,790
7.802,720
11.215,125
3.194,905
8.020,220
Nhìn vào biểu ta thấy, tổng số vốn của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 tăng thêm 445,110 triệu đồng là do vốn cố định tăng 50,320 triệu và vốn lưu động tăng thêm 394,790 triệu đồng.
1.3.4.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK vật tư ngành in.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Hội đồng thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty về những vấn đề chung của toàn Công ty:
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm tài chính.
Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng của Công ty.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, Hội đồng thành viên đưa ra phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty…
Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty do hội đồng thành viên bầu. Giám đốc Công ty có nhiệm vụ chuẩn bị lên chương trình, kế hoạch, hoạt động của Hội đồng thành viên, giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty. Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty, ký kết các hợp đồng nhân danh Công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty, trình báo cáo tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty. Giám đốc Công ty có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty phân định theo các mảng công việc chức năng, gồm các bộ phận chính như sau:
1) Phòng Thị trường và bán hàng chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng do Công ty sản xuất (chủ yếu là phong bì và giấy photocopy) và hàng nhập khẩu (chủ yếu là giấy và mực in). Nghiên cứu thị trường và nắm bắt các thông tin trên thị trường để có căn cứ đề ra các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Có trách nhiệm tìm hiểu và mở rộng thị trường. Đề xuất các phương án hỗ trợ kinh doanh để công việc đạt hiệu quả. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, chiến lược giá cả, chính sách khuyến mại, hỗ trợ bán hàng. Xây dựng chương trình Marketing cụ thể. Kiểm tra giám sát thị trường trên các phương diện giá cả, chấp hành bán hàng và các chính sách bán hàng của các nhà phân phối, tình hình cạnh tranh. Khai thác các đơn hàng từ các khách hàng truyền thống của Công ty đồng thời mở rộng thị trường ra bên ngoài để sản phẩm của Công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ sản phẩm. Lựa chọn và theo dõi hoạt động của các nhà phân phối, lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
2) Phòng xuất nhập khẩu có chức năng theo dõi các hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, đại lý tiêu thụ hàng hoá (chủ yếu là giấy và bột giấy) cho các đối tác nước ngoài. Làm cầu nối giữa thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường nước ngoài, đưa Công ty trở thành đại lý phân phối chính thức cho các mặt hàng giấy của nước ngoài chủ yếu là nước Singapore và Indonesia…
3) Phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, tập hợp số liệu về sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Bộ tài chính và của Công ty. Tính và nộp đủ đúng quy định các khoản phải thanh toán với Ngân sách Nhà nước. Xây dựng giá thành và giá bán sản phẩm mới. Báo cáo tình hình tài chính của Công ty, theo dõi sát sao công nợ khách hàng. Đảm bảo việc quản lý tốt các kho hàng của Công ty, tránh những tổn hại về kinh tế của Công ty. Theo dõi và giúp Giám đốc hoạch định các kế hoạch tài chính của Công ty một cách có hiệu quả.
4) Bộ phận sản xuất gồm tổ kế hoạch – điều hành, nhóm kỹ thuật – thiết bị và Xưởng sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất (sản xuất giấy photocopy, phong bì thư, lồng đút bản cước viễn thông vào phong bì) do Công ty yêu cầu. Bộ phận sản xuất có trách nhiệm đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm cho từng đơn hàng. Chịu trách nhiệm điều tiết việc sản xuất, kế hoạch giao nhận hàng, thiết kế các mẫu sản phẩm mới. Không ngừng nâng cao hiệu quả sản x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110645.doc