Đề tài Baudelaire dịch Poe: Sự tái cấu trúc bản sắc

Trong khi Poe tổchức các truyện cổcủa mình thành bốn nhóm, Baudelaire chỉ

công bốba tập văn dịch. Năm 1856, ông xuất bản Les Histoires extraordinaires

(Những truyện kinh dị) gồm 13 truyện, năm sau ông cho ra Nouvelles histoires

extraordinaires(Những truyện kinh dịmới) gồm 23 truyện, đến năm 1865 ông kết

thúc công việc của mình với 10 truyện dịch trong tập Histoires grotesques et

sérieuses(Những truyện nghịch dịvà nghiêm túc). Tổng cộng Baudelaire đã dịch

46 truyện của Poe cùng với The Narrative of Arthur Gordon Pym(Truyện kểcủa

Arthur Gordon Pym, in thành sách riêng), đấy còn xa mới là toàn bộtác phẩm của

Poe. Hơn ba mươi truyện vẫn chưa được Baudelaire dịch, nghĩa là công chúng

Pháp thếkỷXIX vẫn chưa biết đến chúng. Trong sốchúng có một sốtruyện đã

được học giảPháp chuyên vềvăn học Mỹlà Henri Justin dịch ra năm 1991. Edgar

Poethực tếđã viết và công bốhơn bảy mươi truyện, trong đó có một sốtruyện vẫn

hoàn toàn không được biết đến ởPháp, ví như Why the Little Frenchman Wears

His Hand in a Slingrõ ràng rất hứng thú với người Pháp, hay Never Bet the Devil

Your Headmà cái têntruyện có lẽkhông gợi hứng cho Baudelaire, bất chấp có sự

hiện diện của quỷ. Tóm lại, Baudelaire chọn và dịch những truyện ông thích nhất

và bỏqua các tác phẩm còn lại của Poe.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Baudelaire dịch Poe: Sự tái cấu trúc bản sắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thế, trong mô hình tâm lý mà Poe chọn hình mẫu là Mẹ, đối với Baudelaire logic hơn là chuyển thành Cha - không thể với tới và chiếm hữu được. Bằng cách tước khỏi hình mẫu tất cả sức mạnh thể chất và trần thế của sự lôi cuốn, bằng cách giết chết hình mẫu và thăng hoa nó lên bức tranh sơn dầu, người họa sĩ trong truyện đã tự giải thoát mình khỏi nỗi đau khổ bị cắt xén dang dở, giống như Baudelaire tự giải thoát khỏi nỗi đau khổ bị ảnh hưởng và bị hấp lực bởi Poe. Thêm vào sự hy sinh sáng tạo riêng của mình để dịch Poe, Baudelaire đã công bố ba bài viết về Poe trong những năm 1850. Nỗi lo ảnh hưởng ăn sâu vào Baudelaire đến mức ông phải tự giải thoát khỏi nó bằng bất cứ cách nào có được. Poe và Baudelaire: Mối quan hệ đồng tính? 15. Ngay nếu trình tự niên đại ngăn chúng ta nghĩ đến bất kỳ mối liên hệ qua lại nào giữa hai nhà thơ, thì sức mạnh hấp lực tồn tại giữa Baudelaire và Poe cũng vẫn sâu hơn thoạt nhìn. Khác với Hawthorne và Melville có những tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng lẫn nhau, trong trường hợp Poe và Baudelaire chúng ta có thể nói đến một loại ảnh hưởng tinh thần đồng tính. Cái nhìn của Poe về đường phân chia mơ hồ giữa hai giới trong văn ông gợi nên một sự lẫn lộn giới tính rất hay có trong truyện của ông và một lần nữa lại gần như báo trước hấp lực mơ hồ Baudelaire cảm thấy đối với ông. Quan hệ thương/ghét này được Poe coi là chuyện hoàn toàn bình thường và đã được biểu hiện trong bài tiểu luận triết học Eureka khi ông phát triển các lý thuyết siêu hình nổi tiếng của mình về lực hút và lực đẩy. Lực hút thì thấy rõ trong quan hệ của Baudelaire với Poe qua cách ông thèm muốn mạnh mẽ và thậm chí bằng giác quan chiếm hữu bản chất tinh thần và trí tuệ của Poe, cụ thể là sáng tác của nhà văn này. Lực đẩy tìm thấy ở hành động phân hủy của việc dịch và việc biến các từ ngữ vào một ngôn ngữ khác, cơ thể khác, linh hồn khác. Bằng cách dịch Poe, Baudelaire chiếm hữu Poe và đồng thời giải thoát mình khỏi ham muốn chiếm hữu. Văn bản của Poe trở thành như một thứ thực thể nữ, một đối tượng cho lòng thèm khát của Baudelaire. Thậm chí chúng ta có thể tự hỏi đây là nhà thơ Pháp bị thu hút bởi văn bản như một tác phẩm tưởng tượng hay nỗi say mê của ông thể hiện qua văn bản chỉ là tấm gương biểu lộ nam tính bị giày vò, của Poe tất nhiên, nhưng cả của Baudelaire nữa. 16. Sự không xác định về giới tính như vậy là tâm điểm các truyện nổi tiếng nhất của Poe, nơi tính nam và tính nữ rất nhạt nhòa và cuối cùng được hợp lại thành một đơn nhất vô giới, một kiểu hiện hình của “Linh Hồn Tối Cao” như Emerson đã mô tả. Chúng ta có thể dẫn truyện The Fall of the House of Usher như một trong những thí dụ thích hợp nhất về sự đảo ngược/thống nhất hai giới của Poe. Giống như tất cả các nhân vật nữ trong văn bản của Poe, mụ Madeline bề ngoài ít có vai trò trong truyện. Mụ chỉ xuất hiện hai lần, khi đi qua hành lang như một bóng ma, không có chi tiết hình thể nào cho phép hình dung diện mạo mụ ra sao. Hơn một nhân vật, mụ giống như một linh hồn qua lại bên rìa hai thế giới, dương gian và âm phủ. “Trong khi hắn nói, mụ Madeline đi qua góc xa của căn phòng rồi biến mất, không thèm để ý đến sự có mặt của tôi”. Sự trở lại của mụ trong truyện mười trang sau càng kịch tính hơn bởi vì mụ gần như từ âm phủ hiện về để gặp lại người em sinh đôi của mình và mang hắn về cõi âm, điều rõ ràng là làm hắn khiếp sợ: “Làm sao tôi không phân biệt được tiếng tim mụ ta đập thình thịch nghe rất khiếp? Con điên!... Con điên! Tôi bảo anh rằng bây giờ mụ ta đang đứng ở ngoài cửa đấy!”. 17. Roderick, người em sinh đôi, thể trạng yếu đuối và mắc một căn bệnh bí hiểm khiến hắn quá nhạy cảm và không có khả năng chịu được gánh nặng cuộc sống. Hắn ở trong ngôi nhà mồ một mình với người chị và cũng bị ám ảnh bởi “lời nguyền gia tộc”. Hắn có phần nữ tính nên nhạy cảm với nghệ thuật và có những đức tính lãng mạn của cái thường được gọi là “phái yếu”. Tinh tế và cảm xúc, hắn hoàn toàn có tính nữ hơn Madeline, người đấu tranh với cái chết và có một sức mạnh ý chí siêu phàm. Mụ ta muốn hợp nhất với bản gốc kép của mình, muốn trở lại cái chỗ ẩn náu của hai chị em như trong bụng mẹ mà ở đây được tượng trưng bằng ngôi nhà. Mụ rời cái vòm của mình, cố tìm cách lọt vào căn phòng của đứa em và giết chết hắn với ý muốn tìm tới một sự toàn vẹn vô giới. Tính nam và tính nữ được xây dựng và khai triển cùng lúc trong truyện này, mặc dù mối quan hệ phần nào mang đặc điểm hấp thụ, người nữ hút máu người nam. Điều này được tô đậm thêm trong quá trình tự sự khi trong văn bản có đưa thêm vào các bản kép của các nhân vật chính. Bản kép của Madeline là một chàng hiệp sĩ trẻ tuổi, Ethelred, người đi giết con rồng nguy hiểm ở trong hang. Mối nối giữa Ethelred và Madeline là để chứng tỏ rằng mụ ta có quyền lực trên văn bản chính, điều mà đến cảnh cuối Roderick hiểu một cách thô bạo là: “Và bây giờ - đêm nay - Ethelred - ha! ha! - sự phá tung cánh cửa đóng kín, tiếng kêu thất thanh của con rồng, và tiếng khiên khua lanh lảnh - đấy chính chiếc quan tài của mụ ta bị vỡ tung ra”. Rõ ràng, Ethelred hiện ra như chân dung lộn ngược của Madeline, bản kép tăm tối của mụ, như Baudelaire là bản kép của Poe. 18. Theo cách tương tự, Baudelaire lấy cảm hứng từ cách nhìn này về một vũ trụ phi giới. Tính nữ thường bị triệt tiêu trong thơ ông, được thăng hoa và do đó biến thành sự sáng tạo thần thánh. Trong vũ trụ được tái cấu trúc của Baudelaire, một phụ nữ sống là một phụ nữ buông tuồng và nếu nhà thơ có sống với một phụ nữ như thế và có quan hệ tình dục với mụ (chức năng chính của mụ) thì chắc chắn hắn không thể nào yêu mụ hay có cảm hứng với mụ được. Do đó tính nữ không tồn tại như thế đối với nhà thơ, mà chỉ thông qua những hình ảnh cao cả mang tính hồn lìa khỏi xác được tôn thờ như mái tóc phụ nữ trong bài thơ tuyệt diệu Mái tóc (La Chevelure). Một lần nữa ở đây, hình tượng gã phóng đãng (dandy) là thích hợp. Việc hắn theo đuổi những lạc thú xa hoa bừa bãi làm tiêu tan những khái niệm lãng mạn về một thứ tình yêu thuần khiết và đáng kính. Trong chừng mực nào đó, cái nhìn của Baudelaire về phụ nữ và tính nữ là bị ảnh hưởng thuyết phóng đãng (dandysme), như Benton Jay Komins nhấn mạnh: “Trong thế giới của sự thỏa mãn tự si này, không có không gian mở cho tính chủ quan của những người khác... tính lấy mình làm trung tâm của gã phóng đãng thành thị, sự nhấn mạnh đến vẻ đẹp và tính dục vẫn còn ám ảnh trí tưởng tượng thời hiện đại”(2). 19. Chúng ta biết rằng Poe liên tục đấu tranh với con quỷ đạo văn và sự méo mó xoắn bện của ảnh hưởng. Ông thậm chí tuyên chiến với cả nhà văn đàn em là Longfellow, kết tội ông này là đạo văn, một việc mà chính ông cũng không hoàn toàn vô tội. Sự đam mê và ảnh hưởng có mặt tối của chúng không chỉ thể hiện ở sự đạo văn - như chúng ta đã thấy ở các bản dịch Poe của Baudelaire - mà cả ở cái tưởng rằng là sự lẫn lộn nhân dạng hay sự tìm kiếm alter ego (cái tôi thứ hai, người thay thế). Dịch Poe đối với Baudelaire thực sự là việc tìm kiếm cách khẳng định tính cách riêng của ông, và thậm chí cách hiểu của ông về giới. Văn bản của Baudelaire là một thực thể hòa trộn, một thể thống nhất phức hợp giống như hầu hết các nhân vật của Poe, một hợp thể từ những yếu tố rời rạc. Hoa ác chứa đầy kinh nghiệm tuyệt vọng và hoài nghi về thế gian và con người riêng của Poe kết hợp với nỗi chán chường và những cuộc vật lộn với lý tưởng của Baudelaire. Cả hai nhà văn đều bị phân chia thành các thế lực Thiện và Ác, yêu và ghét, nam và nữ, họ đều giống như hai hình ảnh được phản chiếu qua tấm gương sáng tạo của mình bị lộn ngược hoàn hảo đến mức độc giả chịu không biết ai gợi hứng cho ai. Là người thay thế lẫn nhau, hai con quỷ ích kỷ và chán đời này có lẽ sẽ căm thù nhau nếu họ có dịp gặp nhau. Tự nhìn mình qua gương rất có thể bị đổ nhào giống như nhân vật William Wilson phát hiện ra trong những dòng cuối của câu truyện cùng tên. Baudelaire chọn đề cao nhân vật đó của Poe như Griswold nói là vì ông có nhiều điểm chung với chân dung này. Baudelaire đã đồng nhất mình với Poe theo một cách rất tự kỷ, lấy mình làm trung tâm. Cả hai đều bị chứng bạo dâm quá mức và đều có ý thích tự hủy, đây chắc có lý do từ việc bị bố mẹ bỏ rơi. Hành động tự hủy rõ ràng nhất của Baudelaire là dịch các tác phẩm của Poe. Từ sự gặp gỡ khác thường và duy nhất này của hai thiên tài đã ra đời một nhà thơ tầm cỡ thế giới mới mà chúng ta có thể đặt tên là Podelaire. Nửa Âu nửa Mỹ, các tác phẩm của nhà sáng tạo phi giới tính này nhuốm vẻ hài hước đen, chất duy cảm và có điểm thêm chút cầu kỳ kiểu cách Pháp./. Ngân Xuyên dịch từ tiếng Anh (Tạp chí Comparative Literature and Culture, 9/2002) _________________ (1), (2)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoc_7.PDF
Tài liệu liên quan