Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước kiểu mới đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, hoạt động theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, chấm dứt gần một thế kỷ chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 30/4/1975, chính quyền tay sai Sài Gòn của đế quốc Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một đất nước nhỏ bé như đất nước Việt nam chúng ta mà lần lượt đánh bại hai đế quốc vào loại lớn mạnh nhất thế giới, là một điều hết sức phi thường, đó phải là kết quả của một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Đó chính là đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức tiên phong đại diện cho lí tưởng của giai cấp công nhân và nông dân, hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam luôn là đội quân tiên phong, lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kể cả trong thời chiến cũng như thời bình, đưa đất nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, ngay từ khi mới ra đời nó đã mang trong mình bản chất khoa học và cách mạng.
A.SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
I.Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
Từ nửa đầu thế kỷ 19, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây phần lớn đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế có những bước phát triển lớn mạnh, yêu cầu đòi hỏi về thị trường tiêu thụ và cung cấp nguồn nguyên liệu hàng hoá tăng cao, dẫn đến việc đi xâm chiếm các nước kém phát triển. Tại đây, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột hết sức hà khắc, gây nên mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước đế quốc ngày càng sâu sắc.
Vào giữa thế kỷ 19, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi thực hiện việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lột nặng nề về kinh tế, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp. Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, đời sống của nhân dân bị cùng cực hoá, làm cho mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng người dân với bọn phong kiến cũ không mất đi mà còn xuất hiện thêm mâu thuẫn mới toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp. Lịch sử đòi hỏi cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Bằng những sự kiện lịch sử ở đầu thế kỷ XX hãy chứng minh rằng Đảng cộng Sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bàI:
Bằng những sự kiện lịch sử ở đầu thế kỷ XX hãy chứng minh rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử.
Vì sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và duy nhất lãnh đạo Cách mạng Việt Nam là nhân tố cơ bản nhất cho mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
bài làm:
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước kiểu mới đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, hoạt động theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, chấm dứt gần một thế kỷ chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 30/4/1975, chính quyền tay sai Sài Gòn của đế quốc Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một đất nước nhỏ bé như đất nước Việt nam chúng ta mà lần lượt đánh bại hai đế quốc vào loại lớn mạnh nhất thế giới, là một điều hết sức phi thường, đó phải là kết quả của một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Đó chính là đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức tiên phong đại diện cho lí tưởng của giai cấp công nhân và nông dân, hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam luôn là đội quân tiên phong, lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kể cả trong thời chiến cũng như thời bình, đưa đất nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, ngay từ khi mới ra đời nó đã mang trong mình bản chất khoa học và cách mạng.
A.sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
I.Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
Từ nửa đầu thế kỷ 19, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây phần lớn đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế có những bước phát triển lớn mạnh, yêu cầu đòi hỏi về thị trường tiêu thụ và cung cấp nguồn nguyên liệu hàng hoá tăng cao, dẫn đến việc đi xâm chiếm các nước kém phát triển. Tại đây, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột hết sức hà khắc, gây nên mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước đế quốc ngày càng sâu sắc.
Vào giữa thế kỷ 19, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi thực hiện việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lột nặng nề về kinh tế, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp. Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, đời sống của nhân dân bị cùng cực hoá, làm cho mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng người dân với bọn phong kiến cũ không mất đi mà còn xuất hiện thêm mâu thuẫn mới toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp. Lịch sử đòi hỏi cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó.
Vào đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện, hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang màu sắc và mức độ khác nhau như các phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo, hay như phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân do cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo, đồng thời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp tiểu tư sản trí thức cũng được thành lập. Tất cả đều hoạt động theo một mục đích thống nhất đem lại độc lập cho dân tộc tuy theo các đường lối chủ trương khác nhau. Tuy các phong trào đều thất bại, nhưng sự xuất hiện của các tổ chức này là sự thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã có từ ngàn đời nay.
Song song với sự phát triển của các phong trào yêu nước và dân chủ theo khuynh hướng tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự bóc lột của bọn chủ thực dân lần lượt diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là những hình thức đấu tranh đặc thù của giai cấp mình là biểu tình,bãi công.
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, các phong trào đấu tranh chống lại sự bóc lột của bọn thống trị nổ ra ở khắp nơi từ Sài Gòn Chợ Lớn cho đến Hà Nội, Nam Định. Trong các cuộc đấu tranh của mình, giai cấp công nhân đã nêu lên các yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm. Các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức hơn. Song nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn còn mang tính tự phát, chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào dân tộc, trong khi đó phong trào dân tộc Việt Nam vẫn còn đang bị bế tắc, chưa tìm được con đường đi đến thắng lợi.
Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc vào ngày 5/6/1911 để ra đi tìm đường cứu nước. Trên còn đường bôn ba khắp năm châu bốn bể, người đã để tâm nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như các cuộc cách mạng của Pháp và của Mỹ.Theo người cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ hay các cuộc cách mạng tư sản là các cuộc cách mạng không đến nơi, không giải phóng nhân dân lao động.
Giữa lúc đang hoạt động sôi nổi để tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam, thì cuộc cách mạng tháng 10 Nga (1917) bùng nổ và giành được thắng lợi gây chấn động địa cầu. Hồ Chí Minh đã hướng tới con đường của cách mạng tháng Mười. Tháng 7-1920, bản sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin đến với Nguời. Bản đề cương đó chỉ cho Người, cho cả đồng bào bị áp bức bóc của Người con đường tự giải phóng, con đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào- đó là con đường tiến hành cuộc cách mạng vô sản.Để làm được cách mạng vô sản thì giai cấp vô sản hay chính là giai cấp công nhân phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo -đó chính là Đảng cộng sản.
nền tảng lí luận cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
Nhận thức rõ chủ nghĩa Mác-Lê nin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã làm rõ vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay là lật đổ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù ít về số lượng, trình độ văn hoá khoa học kĩ thuật còn thấp nhưng vẫn là giai cấp cách mạng nhất. Trong xu thế thời đại, họ có đủ khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình. Thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam, người đã chỉ rõ con đường, mục tiêu phương hướng cũng như phương pháp cách mạng mà giai cấp công nhân Việt Nam phải tiến hành. Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là cơ sở lí luận cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, những tư tưởng đó bao gồm các nội dung sau:
- Người đã vạch rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân. Cái gọi là “khai hoá văn minh” của bọn thực dân là bịp bợm, chế độ thực dân là ăn cướp, là giết người. Vì vậy chế độ thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”; vì vậy phảI tiến hành cách mạng triệt để, phải đem chính quyền “giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”.
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít như hai cái cánh của con chim. Nó có tính độc lập không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng ở chính quốc, góp phần vào thắng lợi cách mạng ở chính quốc.
- Đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc, mở đường tiến lên giải phóng lao động, giải phóng lao động, tiến lên giải phóng con người. Điều đó có nghĩa là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song trước hết phải giải phóng dân tộc, phải đánh duổi đế quốc, giành lấy độc lập tự do
- Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc “là việc chung của cả dân chúng”; công nhân, nông dân là động lượng chính, “là gốc cách mạng”; trong đó công nhân nắm quyền lãnh đạo. Người xác định bạn đồng minh của liên minh công nông là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, thợ buôn bán nhỏ; phải khơi dậy phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng chủ nghĩa đế quốc.
- “Cách mạng Việt Nam là bộ phận trong cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của dân Việt Nam”; nhưng muốn anh em giúp đỡ thì trước hết “ mình phải tự giúp lấy mình đã”. Không ỉ lại trông chờ, nêu cao tinh thần cách mạng, ý trí tự lực tự cường.
- Người cho rằng cần phải giáo dục quần chúng về mục đích cách mạng, đồng tâm hiệp lực, bền gan chiến đấu. Quần chúng phải được tổ chức thành đội ngũ, người cách mạng phải hiểu biết tình thế, biết so sánh lực lượng, phải có “mưu chước”.
- Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mạng “ Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. Đảng muốn vững phải có học thuyết cách mạng, đó là học thuyết Mac Lê- nin.
Trên cơ sở tư tưởng lí luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn lần lượt ra đời chỉ trong vòng không đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929. Cả ba tổ chức Đảng đều hoạt động trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Song sự tồn tại ba Đảng hoạt động biệt lập có nguy cơ dẫn đến một sự chia rẽ lớn, yêu cầu đặt ra là phải thống nhất ba tổ chức Đảng thành một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Ngày 3/2/1930, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã hoàn thành việc thống nhất thành một chính Đảng duy nhất, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Bản chất cách mang và khoa học của Đảng cộng sản Việt Nam:
I.Bản chất cách mạng:
Từ sau khi đế quốc Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, phong trào yêu nước đã diễn ra sôi nổi ở khắp nơi, các sĩ phu yêu nước tìm mọi cách để đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập tự do cho dân tộc bằng nhiều con đường khác nhau. Nhà yêu nước Phan Bội Châu chủ trương đưa thanh niên ra nước ngoài du học để học tập những tiến bộ của tây phương về giúp nước nhà, dùng thơ văn để thức tỉnh nhân dân. Hay như cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lại vân động cải cách văn hoá, xã hội, động viên lòng yêu nước, đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng phong trào dân chủ tư sản với yêu cầu “ khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân khí...” bài xích cầu viện nước ngoài, bài xích dùng biện pháp vũ trang bạo động... Tất cả các phong trào đều có khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng tất cả đều không tìm thấy qui luật cách mạng, các phong trào đều lần lượt tan rã. Cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, thực chất là khủng hoảng về vai trò của giai cấp tiên phong đối với xã hội. Lịch sử Việt Nam đòi hỏi phải có một giai cấp tiên phong mới, một hệ tư tưởng cách mạng mới thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của dân tộc. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin là một sản phẩm của lịch sử, đánh dấu sự thay đổi căn bản trong đường lối cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một giai cấp mới, giai cấp công nhân, lấy tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình với chủ trương đoàn kết dân tộc, cùng nhau đánh đuổi thực dân xâm lược, xoá bỏ chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội văn minh đó là xã hội chủ nghĩa với mọi quền lực đều nằm trong tay nhân dân, trong tay của giai cấp vô sản.
II.bản chất khoa học:
Xuất phát từ lòng yêu nước, sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, người đã tiếp thu một cách nhanh chóng và chính xác chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá vào Việt Nam, người đã xác định hướng đi của cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, lấy liên minh giai cấp công nông làm nền tảng, trong đó giai cấp công nhân là người lãnh đạo. Chủ nghĩa Mác-Lê nin xâm nhập nhanh chóng vào phong trào đấu tranh công nhân và phong trào yêu nước, vì lúc trước đó phong trào công nhân cũng như phong trào yêu nước chỉ là mang tính tự phát, chưa có đường lối lãnh đạo cụ thể, lâm vào tình trạng tình trạng bế tắc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, có một sức mạnh to lớn thúc đẩy sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, bởi vì đây là sự kết hợp của một đường lối chính trị đúng đắn với một lực lượng cách mạng hùng hậu, có đủ bản chất của giai cấp tiên phong gánh vác trách nhiệm lịch sử của dân tộc. Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Ngay trong hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam- mang ý nghĩa lịch sử là Đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng đã đề ra những chiến lược và sách lượng cho cách mạng Việt Nam, thể hiện rõ bản chất cách mạng và khoa học của mình. Nội dung chủ yếu của Chính cương vắn tắt và Sách lượng vắn tắt của Đảng như sau:
- Đảng chủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, đây là sự thể hiện bước đầu của tư tưởng kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Nhiệm vụ của cách mạng là: Đánh đổ đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền công nông, quốc hữu hoá tài sản của tư sản đế quốc chủ nghĩa, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa giao cho dân cày. Điều này thể hiện quân hệ khăng khít của hai nhiệm vụ chiến lượng, thấy được vị trí nhiệm vụ của hai nhiệm vụ đó, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc, đIều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
- Lực lượng cách mạng: Phải đoàn kết công nhân, nông dân vì đây là hai lực lượng cơ bản trong đó lực lượng công nhân giữ vai trò lãnh đạo, liên kết với tiểu tư sản, tầng lớp trí thức, trung nông. Đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa thì làm cho họ đứng trung lập. Điều này thể hiện tính khoa học trong việc sắp xếp lực lượng của Đảng ta, nhờ đó mà phát huy được sức mạnh của toàn dân thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, đồng thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi tầng lớp xã hội.
- Phương pháp cách mạng chủ yếu là dùng bạo lực cách mạng quần chúng để lật đổ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền công nông. Đây là phương pháp cách mạng đúng đắn phù hợp với lí luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, phù hợp với thực tiễn nước ta.
- Đảng cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu cho lợi ích của giai cấp và nhân dân lao động bị áp bức bóc lột. Đảng có sứ mệnh lãnh đạo các tầng lớp nhân dân hoàn thành sự nghiệp cách mạng của dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Sau khi Đảng được thành lập, cao trào cách mạng của chúng ta nổ ra ở khắp nơi,liên tiếp các cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc diễn ra thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc theo sự lãnh đạo của Đảng. Cao trào cách mạng 30-31 đánh dấu một bước tiến mới của cách mạng Việt Nam, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước tháng 8-1945, đánh dấu sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước kiểu mới và cách mạng Việt Nam chuyển sang một bước tiến mới.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đã đánh dấu bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng cứu nước kéo dài mấy thập kỷ. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, một Đảng mác- xít Lê- nin- nít kiên cường, có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, đã phát triển với những bước đi kiên cường vững chắc, đủ sức đương đầu với mọi kẻ thù. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người sáng lập ra Đảng, có công truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt nam ngay từ khi mới ra đời đã mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học, đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa yêu nước, đã thúc đẩy phong trào cách mạng đi từ thắng lợi đến thắng lợi khác, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của hai đế quốc lớn của thế giới, giải phóng dân tộc đưa cả nước vững tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ đã chọn. Đây quả là những thành tựu hết sức lớn lao đối với một dân tộc chúng ta. Đảng cộng sản Việt Nam đã nối tiếp truyền thống đấu tranh bất khuất gìn giữ độc lập, chống lại mọi kẻ thù có âm mưu đô hộ nước ta từ ngàn đời xưa để lại. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện vai trò của một tổ chức tiên phong trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp hơn.
Với tư cách là một sinh viên trong thời kì đất nước đã được độc lập tự do, em cảm thấy tự hào về một tổ chức Đảng lãnh đạo, một Đảng đã đưa đất nước thoát ra khỏi đêm trường nô lệ, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Bằng các đường lối chính sách của mình, Đảng đang hướng đất nước Việt Nam tới một tương lai tươi sáng hơn, hướng tới một xã hội chủ nghĩa toàn diện. Trong điều kiện hiện nay, khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu với thành trì là Liên Xô-quê hương của cuộc cách mạng tháng Mười- đã sụp đổ, Đảng ta cần phải củng cố vững chắc hơn nữa để chống lại các thế lực thù địch từ bên ngoài, vững bước đi theo con đường chủ nghĩa Mác-Lê nin, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó Đảng cũng cần có những chính sách hợp lí với điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước chuyển sang kinh tế thị trường còn có nhiều khó khăn thử thách ở trước mắt, để có thể đưa đất nước Việt Nam sánh vai cùng bè bạn năm châu. Và chúng ta tin rằng trong tương lai, đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sẽ ngày càng giầu mạnh hơn, to đẹp hơn, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh.
]
] ]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60195.doc