Đề tài Arixtot

Arixtot sinh năm 384 tr.CN. tại Stagia miền bắc Hy Lạp. Bố ông là bác sĩ Nichomachus của hoàng gia Macedonia. Lúc đầu ông theo học ngành y. Năm 367 ông được gửi đến Athen học triết học với thầy Plato cho đến năm 347. Là một học sinh xuất sắc nên Arixtot được chỉ định đảm nhận một số bài giảng cho Plato.

Khi Plato qua đời, Arixtot không được chỉ định thay thế vị trí của Plato để điều hành học viện. Ông rời Athen và dành thời gian cho du lịch. Một số tài liệu cho rằng có thể ông đã học sinh học tại Asia Minor (vùng Tiểu Á, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) và các đảo của nó. Năm 338 ông trở về Macedonia làm thầy cho Alexander đại đế. Sau khi Alexander chiếm Athen, Arixtot quay lại Athen và lập trường học. Nhờ cuộc viễn chinh của Alexander, ông đã tiếp thu được rất nhiều tri thức từ nền văn minh Đông phương. Khi Alexander chết, người Athen nổi dậy chống lại chế độ Macedonia, lúc đó Arixtot lâm vào tình khạng khó khăn về chính trị. Để khỏi phải chết, ống dời đến đảo Euboea và mất ở đó vào năm 322 tr.CN.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Arixtot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) Tiểu sử Arixtot sinh năm 384 tr.CN. tại Stagia miền bắc Hy Lạp. Bố ông là bác sĩ Nichomachus của hoàng gia Macedonia. Lúc đầu ông theo học ngành y. Năm 367 ông được gửi đến Athen học triết học với thầy Plato cho đến năm 347. Là một học sinh xuất sắc nên Arixtot được chỉ định đảm nhận một số bài giảng cho Plato. Khi Plato qua đời, Arixtot không được chỉ định thay thế vị trí của Plato để điều hành học viện. Ông rời Athen và dành thời gian cho du lịch. Một số tài liệu cho rằng có thể ông đã học sinh học tại Asia Minor (vùng Tiểu Á, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) và các đảo của nó. Năm 338 ông trở về Macedonia làm thầy cho Alexander đại đế. Sau khi Alexander chiếm Athen, Arixtot quay lại Athen và lập trường học. Nhờ cuộc viễn chinh của Alexander, ông đã tiếp thu được rất nhiều tri thức từ nền văn minh Đông phương. Khi Alexander chết, người Athen nổi dậy chống lại chế độ Macedonia, lúc đó Arixtot lâm vào tình khạng khó khăn về chính trị. Để khỏi phải chết, ống dời đến đảo Euboea và mất ở đó vào năm 322 tr.CN. II) Các tác phẩm của Arixtot. Các tác phẩm của Arixtot được chia làm ba loại: (1) các bài viết phổ thông (popular writings), (2) các sách ghi chép (memoranda) và (3) các sách luận đề (treatises). - Các bài viết phổ thông đa số gồm các tập đối thoại (dialogues) theo mẫu của Plato và được viết ra khi Arixtot còn cư ngụ tại trường Academos. Các công trình sáng tạo này được nhà Đại Hiền Triết gọi là các bài viết phổ biến ngoại (exoteric writings) với ý định dành cho công chúng bên ngoài trường học, hơn là các học viên của trường. Ngoại trừ một số đoạn rời rạc còn sót lại, hầu hết các tập đối thoại này đã bị thất lạc. - Các sách ghi chép là tập hợp nhiều tài liệu khảo cứu và các sử liệu (historical records). Những sách này do Arixtot và các môn đệ của ông thực hiện với chủ đích dùng làm nguồn tư liệu cho các học giả. Giống như các bài viết phổ thông, hầu hết loại sách ghi chép đều bị thất tán. Còn lại cho tới ngày nay là các sách luận đề, được viết ra dùng làm sách giáo khoa hay lời ghi giảng (lecture notes) tại Trường Lyceum, liên quan tới mọi ngành của Kiến Thức và Nghệ Thuật. Không giống như các bài viết phổ thông, các sách luận đề chỉ được dùng cho học viên trong trường, vì vậy được gọi là các công trình phổ biến nội (esoteric works). Danh tiếng của Arixtot được căn cứ vào các công trình này và đây là các tác phẩm mà các nhà biên tập đời sau đã thu thập và xếp đặt. - Công trình khảo cứu của Arixtot về Luận Lý (Logic) được xếp chung vào bộ tác phẩm gọi tên là Organon, có nghĩa là “cách dùng” (instrument) bởi vì đây là phương tiện (the means) để đạt được kiến thức (positive knowledge), là cách để tìm hiểu tư tưởng. Bộ Organon gồm các tác phẩm The Categories (các Loại), The Prior and Posterior Analytics (các Phân Tích trước và sau), The Topics (các Chủ Đề) và On Interpretation (Về cách Diễn Đạt). III) Lý luận về nhà nước Arixtot được xem là “người sáng lập ra khoa học chính trị” và chính trị học – khoa học chuyên nghiên cứu về quyền lực, chính thể, tổ chức và hoạt động của nhà nước. Ông đã dành gần hết cuộc đời mình để khảo cứu các thành bang (polis) và Hiến pháp Aten để rút ra những kết luận khoa học mà tầm vóc của nó không chỉ dừng lại ở đương thời. Arixtot bắt đầu các công trình nghiên cứu chính trị của mình bằng việc chứng minh rằng bản thân sự tồn tại của xã hội loài người đã làm nảy sinh sự bất công, mà chế độ chiếm hữu nô lệ là nguồn gốc cơ bản và biểu hiện chính của sự bất công đó. Bản thân tự nhiên sinh ra một số người cầm quyền và thống trị, một số khác là kẻ bị trị và nô lệ. Chế độ nô lệ - đó là nền tảng, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của nhà nước,bởi lẽ sự lao động cực nhọc để duy trì cuộc sống làm cho người tự do mất khả năng thỏa mãn cuộc sống tốt đẹp, tức là khả năng tham gia vào các công việc nhà nước. Nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ. Nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Tồn tại trong ý thức hệ siêu hình, nó được phát triển từ gia đình và làng xã (tổ hợp các gia đình) với tư cách là một hình thức tổng thể và hoàn thiện nhất trong giao tiếp giữa mọi người – những thực thể chính trị và do những thúc đẩy bên trong mà liên kết lại, nhằm đạt tới cuộc sống sung sướng. Arixtot đã đề cập đến các vấn đề pháp luật trong các tác phẩm “Đạo đức học” và “Thuật hùng biện”. Đối với Arixtot, trong pháp quyền bộc lộ rõ bản chất của nhà nước, bởi lẽ bằng pháp luật các quyền chung của công dân được thể hiện và củng cố. Nhiệm vụ của pháp luật – trợ giúp các cá nhân tự thỏa mãn trong mối quan hệ về quyền. Ông cho rằng toàn bộ lĩnh vực quyền là biến đổi, không phải ở đâu “quyền con người” cũng giống nhau, mà ngược lại rất khác nhau, có mức độ khác biệt về quyền giữa những người giàu và người nghèo. Arixtot phân biệt hai loại pháp luật: chung, tự nhiên và riêng, được xác lập trong mỗi dân tộc. Các pháp luật chung cao hơn pháp luật riêng. Tổng thể pháp luật tạo thành công lý chính trị hay pháp luật chỉ tồn tại trong các mối quan hệ giữa những người tự do và bình đẳng (theo nghĩa bình đẳng tuyệt đối với nhau). Song Arixtot hoàn toàn không đòi hỏi phải có sự công bằng về chính trị của tất cả mọi công dân. Arixtot có khuynh hướng đặt đạo đức học phải phục vụ pháp luật, đặt cơ sở đạo đức học cho pháp luật. Với mục đích này, ông coi các quy phạm pháp luật là “công lý”. Hành động một cách công bằng – tức là hành động theo pháp luật. Theo Arixtot, công lý còn là “sự thật”. Pháp luật trừu tượng và không thể thâu tóm toàn bộ sự đa dạng của hoàn cảnh cụ thể được điều chỉnh. Nếu như trường hợp cá biệt nào đó không nằm trong khuôn khổ của quy định chung, thì cần phải bổ sung chỗ thiếu của pháp luật, hơn nữa cần phải bổ sung đúng như người lập pháp sẽ làm, nếu vào thời điểm thông qua người đó biết được điều này. “Thực chất của sự thật là như vậy: nó thể hiện trong điều chỉnh pháp luật khi do tính tổng quát của mình không đáp ứng được yêu cầu”. Theo Arixtot, công lý còn có nghĩa là mối tương quan của pháp luật với các công dân của quốc gia. Ở đây, nó có hai mặt. Một mặt là, công lý phân chia, được thể hiện “trong việc phân bổ công danh hay tiền bạc, hoặc nói chung, tất cả những gì có thể chia được giữa mọi người trong một xã hội nào đó”. Nền công lý được phân chia chủ yếu là trong lĩnh vực chính trị(“mọi lợi ích chung của công dân”) phù hợp với vị trí và phẩm giá của từng cá nhân. Ở đây, rõ ràng là Arixtot định củng cố sự bất công bằng xã hội. Mặt khác, công lý “được thể hiện trong việc cào bằng mọi thứ có thể trao đổi”. Nền công lý cào bằng chủ yếu là trong lĩnh vực quyền lợi cá nhân, lĩnh vực các giao kèo pháp luật công dân. Nền công lý này dựa vào nguyên tắc tương úng. Arixtot chỉ rõ: “Pháp luật chỉ chú trọng đến mức độ thiệt hại, còn đối với tất cả mọi người đều công bằng”. Lịch sử pháp quyền Hy Lạp chỉ rõ cho Arixtot thấy bức tranh về những thay đổi không ngừng trong chế độ pháp quyền nhà nước. Những thay đổi này không qua được mắt ông, chúng phụ thuộc trực tiếp vào sự dao động nảy sinh do việc phân chia sở hữu (“chính thể Aten”). Nhà triết học lo ngại trước viễn cảnh biến đổi của những dao động đó thành những cuộc cách mạng có thể dẫn tới việc lật đổ chế độ chủ nô. Song tư tưởng về sự thống nhất tài sản như một phương thuốc ngăn ngừa những hiểm họa đã không làm cho ông yên lòng. Ông sợ mọi thay đổi đột ngột của các pháp luật cố hữu, bởi lẽ những thay đổi như vậy không chỉ bất lợi, mà còn nguy hại nữa, vì mọi thay đổi sẽ phá vỡ chính sức mạnh của luật pháp và thúc đẩy sự chống đối chính quyền. Cuồng nhiệt bảo vệ nguyên tắc sở hữu cá nhân, Arixtot cho rằng dường như sự thiếu thốn về vật chất, nghèo đói, tự chúng chưa thể sinh ra bạo loạn và phân tranh. Ông tin vào khả năng màu nhiệm của sở hữu cá nhân sẽ hòa giải và đoàn kết chặt chẽ được mọi thành viên trong xã hội. Ở bất kì quốc gia nào đều có ba loại công dân: Rất khá giả, quá nghèo túng và tầng lớp giữa hai loại đó. Arixtot cố biện minh rằng hạnh phúc sẽ tràn ngập quốc gia nếu như dành sự ưu ái (xã hội và chính trị) hoàn toàn cho tầng lớp giữa, trước hết là cho “thường dân trồng nông nghiệp”. Giai cấp này có giá trị hơn cả về phương diện đạo đức và chính trị, bởi vì nó tuân thủ hơn trật tự đã xác lập và nhờ nó trong quốc gia có thể giảm bớt và hòa giải được những mâu thuẫn đối kháng giữa người giàu và kẻ nghèo, những mâu thuẫn đã làm nổ ra các cuộc đảo chính quốc gia. Sự điều hành tốt và ổn định quốc gia sẽ có ở những nơi, mà ở đó tầng lớp trung gian chiếm số đông và mạnh hơn cả hai tầng lớp xã hội ở thái cực kia cộng lại, hoặc ít ra là một trong hai tầng lớp đó. Việc tìm kiếm phương án thực hiện một chế độ chính trị hoàn thiện nhất được Arixtot trình bày một cách chi tiết trong việc phân loại các nhà nước theo hình thức của chúng. Các tiêu chí để phân biệt của ông là: - Số lượng người cầm quyền trong nhà nước - Mục đích thực hiện của nhà nước Theo đó, có 5 loại hình chính thể cơ bản: - Nhà nước Quân chủ: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một người cai trị vì lợi ích chung. - Nhà nước Quý tộc: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số ít người có những phẩm chất tốt nhất, cai trị vì lợi ích chung. - Nhà nước Quả đầu: Là hình thức cai trị của một số ít người nhưng lại vì lợi ích riêng. - Nhà nước Cộng hòa: Các công dân cai trị thành bang vì lợi ích chung. - Chính thể Dân chủ: Cơ sở của dân chủ là tự do. Con người chỉ thực sự được tự do trong xã hội có dân chủ. Mục đích của chính thể dân chủ, thể chế dân chủ là phục vụ số đông, thể hiện ý chí của số đông dân chúng. Nó chính là nguyên tắc để xây dựng chính thể dân chủ, ngược lại cũng là thước đo đánh giá mức độ dân chủ của các thể chế chính trị. Theo tiêu chí đầu (a), ông phân biệt sự cầm quyền của một người, của một số người và của đa số. Theo đặc điểm sau (b), ông phân chia mọi thiết chế nhà nước thành các loại đúng (trong đó thực hiện được lợi ích chung) và sai (trong đó chỉ có mưu cầu cá nhân). Do đó, gắn với các hình thức nhà nước cơ bản đúng là chế độ quân chủ, chế độ quý tộc và thể chế chính thể, những hình thức sai là nền bạo chính, tập đoàn thống trị và chế độ dân chủ. Bản thân Arixtot ủng hộ thể chế được gọi là chính thể. Tổng hợp các đặc tính của chế độ chuyên chế tập đoàn và dân chủ, đồng thời loại trừ sự tham gia của thiểu số công dân vào việc điều hành nhà nước, chế độ chính thể có khả năng hơn cả làm đại diện cho tầng lớp trung gian trong đời sống nhà nước. Arixtot hoàn toàn không hi vọng rằng chính những người Hy Lạp sẽ áp dụng thể chế chính thể đó. Trong các quốc gia thành bang Hy lạp tồn tại thói quen đau buồn không hướng tới thiết chế nhà nước đúng. Người Hy Lạp không muốn có sự bình đẳng, họ chỉ quen thống trị, hoặc bị khuất phục. Thiếu sự trợ giúp từ bên ngoài là không xong được. Theo Arixtot, vì sao sự kết hợp giữa hai hình thức nhà nước sai lại đem lại phương án tối ưu của thể chế chính trị? Vấn đề là ở chỗ, trong chế độ dân chủ đương nhiên không phải là ông quan tâm đến chính nguyên tắc tham gia của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, mà chỉ quan tâm đến hệ thống các biện pháp nhằm ngoại trừ việc tiếm quyền. Còn đối với thể chế tập đoàn thống trị, ông ưa thích trước hết là việc lãnh đạo xã hội từ phía những người giàu có, khá giả, luôn hướng đến ổn định trật tự. Arixtot hiểu rằng hình thức nhà nước phụ thuộc vào mối tương quan giữa người giàu, kẻ nghèo trong xã hội. Ông thấy rằng người nghèo chiếm đa số. Tuy vậy, ông hoàn toàn không chấp nhận nền dân chủ, vì trong đó người nghèo sẽ nắm chính quyền. Lập trường giai cấp của Arixtot được thể hiện rất rõ ràng trong dự thảo của ông về một nhà nước lý tưởng (quyển VII và VIII tác phẩm “chính trị”). Cần phải nói rằng, ở đây Arixtot không chỉ đề cập đến chính tổ chức chính trị theo nghĩa đen, mà còn miêu tả các tiền đề kinh tế - xã hội và địa lý cho thể chế chính trị mẫu mực. Ông cũng phân tích thành phần và cơ cấu dân cư, như yếu tố tạo nên một nhà nước lý tưởng, cũng như yếu tố không thuộc nhà nước, mà chỉ thực hiện các chức năng lao động và đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại của nhà nước đó. Chúng ta nhắc lại là trong tác phẩm “Chính trị” (quyển VII), vấn đề thể chế nhà nước được soạn thảo rất sơ lược. Arixtot chỉ chú trọng đến việc đưa ra các phương thức nhằm đảm bảo sự hình thành các công dân của một quốc gia hoàn hảo nhất. Công dân có các quyền pháp lý của quốc gia này và người chủ sở hữu của nó chỉ là tầng lớp “những người hoàn toàn hợp lý”, tức là những người được thực hiện chức năng quân sự, lập pháp, hành pháp và tế lễ. Những người làm ruộng, thương nhân, thợ thủ công, làm mướn do nghề nghiệp của mình nên không thể thuộc người tạo nên nhà nước như vốn có, bởi vì họ không có được sự hưởng thụ để trở thành người đức độ và nắm giữ các công việc của nhà nước. Mặc dù Arixtot chưa bao giờ gọi chế độ lý tưởng mà ông miêu tả là chế độ quý tộc nhưng thật dễ dàng nhận thấy ông có khuynh hướng ủng hộ kiểu chế độ đó. Arixtot cho rằng “thiết chế nhà nước tốt nhất không thể nảy sinh thiếu những điều kiện bên ngoài thích hợp”. Do đó, ông đặc biệt coi trọng vị trí của nhà nước, phạm vi và hình thể lãnh thổ, khí hậu. Cụ thể hơn, ông đề nghị đảm bảo an ninh cho nhà nước bằng cách làm sao cho các công dân không thể dễ dàng ra khỏi phạm vi quốc gia, còn kẻ thù khó lọt vào hay bao vây nó. Các tư tưởng này của Arixtot về ảnh hưởng của các yếu tố địa lý đối với đời sống chính trị sau này được xem xét kỹ lưỡng trong các công trình của G. Boden, S. Mongtexkio,... IV) So sánh giữa Con người chính trị và thể chế chính trị của Arixtot và Hàn Phi Tử * Con người chính trị - nhìn từ phẩm chất của quốc vương và kẻ bề tôi Arixtot cho rằng con người là một sinh vật xã hội (động vật chính trị). Con người chính trị tức là công dân của một nhà nước và được đặc trưng ở khả năng lập luận có lý lẽ (logos) và hành động có hợp tác (praxis). Khả năng lập luận hợp lý cho phép con người thể hiện được những điều mà không một con vật nào có thể làm được, nhờ khả năng này con người có thể phân biệt được đúng - sai, thiện - ác, chính đáng – bất chính, công bằng – bất công. Đó chính là cơ sở để con người có thể hiệp tác và liên kết với nhau nhằm xây dựng các thể chế chính trị mà cơ bản nhất là gia đình và các thành bang (polis). Dưới con mắt của Arixtot, mọi công dân có đạo đức đều có quyền cai trị. Tuy nhiên, ông quan niệm rằng con người chính trị lý tưởng chỉ giới hạn ở những pháp quan và những ông vua thông thái, đó là những người có phẩm chất đạo đức ưu việt, vượt lên trên tất cả những người khác, có trí tuệ và kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt đám đông quần chúng. Những người nô lệ không có chỗ đứng trong thể chế chính trị, họ chỉ được coi là những “công cụ” và dành cho các công việc “hèn hạ”. Hàn Phi Tử (280-233) - cha đẻ của học thuyết pháp trị phương Đông - lại phân tích con người chính trị qua hai nhân vật có mối liên hệ không thể tách rời là kẻ bề tôi và bậc quân vương. Cũng giống như Arixtot, Hàn Phi không coi dân đen - nhân dân lao động - là con người chính trị. Họ chỉ là người cày cuốc và chiến đấu cho nhà vua mà thôi. Trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi, nhà vua có tư cách của một nhà chính trị cầm quyền tối cao. Nhân vật này đòi hỏi phải hội tụ những phẩm chất ưu tú của một nhà lãnh đạo, nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực. Một trong những tiêu chí để đánh giá ông vua giỏi là khả năng “hư tĩnh vô vi”, có nghĩa là không để lộ tài trí của mình (qua suy nghĩ và hành động) nhằm mục đích tạo uy quyền đối với quần thần và bảo vệ ngai vàng cho chính mình. Bên cạnh đó, Hàn Phi quan niệm bề tôi là con người chính trị bị động, đầy toan tính và mạo hiểm. Đó hầu hết là những kẻ có bản tính tàn ác, vị kỷ, háo lợi, luôn sẵn sàng bị tha hoá. Họ luôn mâu thuẫn với vua, quý tộc và mâu thuẫn lẫn nhau, luôn tìm cách đối phó, chống đối nhà vua (chủ yếu là ngầm ngầm, bằng sự nguỵ trang cực kỳ khôn khéo). Theo cách so sánh này, nếu ví cả xã hội Trung Hoa phong kiến như “một cánh đồng nóng bỏng với hàng chục tổ kiến lửa” thì trong đó “những con kiến chúa và bầy kiến quân đều thâm hiểm, hiếu chiến, đề phòng, nghi kỵ và sẵn sàng thủ tiêu lẫn nhau”. Chính sự đấu tranh liên tục và dai dẳng giữa hai nhân vật chính trị này đã làm nên nét đặc sắc và độc đáo trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi. * Xây dựng thể chế chính trị - đi tìm phương thức trị quốc lý tưởng Từ sự quan sát nhà nước Athens cùng với nền dân chủ của nó, Arixtot khẳng định, thể chế chính trị là sự sắp xếp các pháp quan trong một thành bang, hay nói cách khác thể chế là một nhà nước trong thực tế. Theo Arixtot, nhà nước là một thực thể tự nhiên, từ các cá nhân hình thành gia đình, các gia đình liên kết nhau lại thành làng xã, nhiều làng xã liên kết nhau lại thành các thành bang, nhà nước. Arixtot lập luận rằng, quá trình hình thành các thể chế, nhà nước là quá trình tự nhiên và nó có quan hệ chặt chẽ với khả năng suy lý và lập luận của con người, nhưng trên hết vẫn là khả năng và nhu cầu của con người về sự liên kết để tập hợp sức mạnh, thể hiện tự do và khát vọng dân chủ của mình. Khác với Arixtot, Hàn Phi Tử xem xét vấn đề thể chế chính trị qua sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Hoa, bởi vậy tư tưởng chính trị của ông cũng mang đậm dấu ấn phương Đông, mà nổi bật là cái nhìn lịch sử vừa biện chứng vừa nhân văn: thời thế thay đổi thì cách cai trị cũng phải thay đổi theo. Xuất phát từ luận điểm cho rằng bản tính con người là ác, động cơ của mọi hành vi của con người là lòng vị kỷ, vụ lợi (Ví dụ như thầy thuốc thì muốn có nhiều người bệnh tật, người bán ô lọng thì muốn có nhiều người được thăng quan tiến chức, người bán quan tài thì muốn có nhiều người chết để bán được nhiều quan tài), Hàn Phi cho rằng giáo dục, thuyết phục không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải lấy cái ác để chế ngự cái ác. Tư tưởng này của ông được người đời sau biết đến như là “học thuyết pháp trị” với 3 yếu tố hợp thành căn bản là thế, thuật và pháp. Pháp trị được xem như một chế độ cai trị lấy pháp luật làm công cụ chính yếu để khắc phục những hậu quả khôn lường từ bản tính ác và tư lợi của con người, đồng thời bảo vệ lợi ích trường tồn cho quốc vương - nhà cầm quyền tối cao. Giữa pháp - thuật – thế có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ nhau. Pháp luật là trung tâm, còn thuật và thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp luật. Vấn đề là người cai trị, người vận hành các thể chế phải nắm bắt được quy luật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp, thuật, thế để đạt được mục đích. Đó chính là phương thức cai trị đạt đến mức nghệ thuật của nhà cầm quyền. * Sự tương tác giữa con người chính trị và thể chế chính trị Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, cả Arixtot và Hàn Phi Tử đều không nhìn nhận con người chính trị và thể chế chính trị là những thực thể độc lập, tách rời, mà ngược lại, coi đó là những thực thể luôn vận động trong sự gắn bó mật thiết và tương tác lẫn nhau. Sự tương tác giữa con người chính trị và thể chế chính trị là tác nhân tạo nên sự biến đổi quyền lực chính trị của mọi thời đại. Giữa các loại hình chính thể luôn chứa đựng khả năng chuyển đổi lẫn nhau. Hình thức quân chủ sẽ chuyển sang chuyên chế, quý tộc chuyển thành quả đầu, cộng hòa chuyển thành dân chủ, dân chủ thành dân chủ trị. Sự chuyển đổi và suy thoái của các loại hình chính thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản và quyết định nhất xuất phát từ nguyên nhân là con người chính trị (người cai trị) sẽ nắm bắt và vận hành các loại hình chính thể ấy ra sao. Mục đích cơ bản của các thể chế là tối ưu hóa tự do của con người, đề cao các giá trị dân chủ – khát vọng của nhân loại. Muốn có dân chủ thì phải hoàn thiện thể chế, đề cao pháp luật và một điều vô cùng quan trọng là nâng cao dân trí. Một thể chế tốt là một thể chế đó biết “trọng dân” và muốn “trọng dân” thì phải “trọng pháp”. Đó là bài học có thể rút ra từ sự nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị tinh hoa của nhân loại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docarixtot.doc
Tài liệu liên quan