Đề tài Ảnh hưởng của giao tiếp và đời sống tình cảm đến sự phát triển nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên

Trong những năm gần đây, sự phát triển của cộng đồng thanh thiếu niên đang giành được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi đầu thanh niên (từ 15-18t) với những biến đổi quan trọng về mặt thể chất và tinh thần đã và đang là mối quan tâm sát sao của những bậc làm cha mẹ. Việc nghiên cứu diễn biến tâm lý khá phức tạp của lứa tuổi này một mặt cung cấp cho những người quan tâm kiến thức cơ bản về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, mặt khác cũng đề ra yêu cầu và thách thức trong việc giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ.

Chúng ta biết rằng, con đường hình thành nên nhân cách mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan như môi trường sống, môi trường giáo dục, yếu tố tình cảm cùng với yếu tố chủ quan bên trong con người. Riêng đối với lứa tuổi đầu thanh niên, việc định hướng để xây dựng cho các em có một nhân cách tốt đẹp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong hiện tại mà còn ảnh hưởng lớn lao tới tương lai toàn xã hội.

Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã cho thấy: con đường hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Đó là sự hoàn thiện về mặt thể chất và các điều kiện xã hội như môi trường giao tiếp, đời sống tình cảm, môi trường và biện pháp giáo dục trong đó yếu tố giao tiếp và đời sống tình cảm đóng một vai trò to lớn và mang tính ảnh hưởng trực tiếp.

Nhận thức được tính cấp thiết của việc tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp và đời sống tình cảm đối với sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi đầu thanh niên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi vào thực tế.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của giao tiếp và đời sống tình cảm đến sự phát triển nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển của cộng đồng thanh thiếu niên đang giành được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi đầu thanh niên (từ 15-18t) với những biến đổi quan trọng về mặt thể chất và tinh thần đã và đang là mối quan tâm sát sao của những bậc làm cha mẹ. Việc nghiên cứu diễn biến tâm lý khá phức tạp của lứa tuổi này một mặt cung cấp cho những người quan tâm kiến thức cơ bản về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, mặt khác cũng đề ra yêu cầu và thách thức trong việc giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ. Chúng ta biết rằng, con đường hình thành nên nhân cách mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan như môi trường sống, môi trường giáo dục, yếu tố tình cảm… cùng với yếu tố chủ quan bên trong con người. Riêng đối với lứa tuổi đầu thanh niên, việc định hướng để xây dựng cho các em có một nhân cách tốt đẹp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong hiện tại mà còn ảnh hưởng lớn lao tới tương lai toàn xã hội. Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã cho thấy: con đường hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Đó là sự hoàn thiện về mặt thể chất và các điều kiện xã hội như môi trường giao tiếp, đời sống tình cảm, môi trường và biện pháp giáo dục… trong đó yếu tố giao tiếp và đời sống tình cảm đóng một vai trò to lớn và mang tính ảnh hưởng trực tiếp. Nhận thức được tính cấp thiết của việc tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp và đời sống tình cảm đối với sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi đầu thanh niên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi vào thực tế. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. * Mục đích nghiên cứu. Đề tài nhằm làm rõ những ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp- đời sống tình cảm đến sự phát triển nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên. Thông qua khảo sát thực trạng ở Việt Nam những năm gần đây, đề tài đưa ra những định hướng trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách tốt đẹp, lành mạnh cho giới thanh thiếu niên hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Phân tích ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp cùng các khía cạnh trong yếu tố đời sống tình cảm tới nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên - Đưa ra các con số thống kê về thực trạng phát triển nhân cách của thanh thiếu niên Việt Nam một vài năm trở lại đây - Đề ra giải pháp đối với những tồn tại qua việc khảo sát thực trạng nêu trên, đồng thời nêu ý kiến về hướng phát triển cho việc nghiên cứu đề tài này. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng vào đối tượng từ 15t đến 18t, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu đời sống giao tiếp và tình cảm của lứa tuổi đầu thanh niên 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thu thập tài liệu. 5. Kết cấu của đề tài. Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (tiết), kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIAO TIẾP VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM - HAI NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH LỨA TUỔI ĐẦU THANH NIÊN Hệ thống các khái niệm. 1.1.1. Lứa tuổi đầu thanh niên. Lứa tuổi đầu thanh niên và lứa tuổi thanh niên là những khái niệm chưa được thống nhất. - Theo tổ chức Y tế thế giới WHO lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên, trong đó tuổi đầu thanh niên là từ 15- 19 tuổi. - Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên- thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy mốc tuổi thanh niên là từ 15- 24 tuổi - Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên – thanh niên là 10- 24 tuổi, trong đó lứa tuổi đầu thanh niên là từ 15-19 tuổi. - Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, trong đó lứa tuổi đầu thanh niên được tính từ 16 tuổi đến 19 tuổi. Với sự tham khảo nhiều nguồn tài liệu và dựa trên các cơ sở thực tiễn Khoa Tâm lý giáo dục – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra định nghĩa: Lứa tuổi đầu thanh niên dao động từ 15-16 tuổi đến 18 tuổi với chênh lệch tùy tài liệu là một tuổi. Đây là thời kì hình thành người công dân trong mỗi người, là thời kì tự xác định về mặt xã hội, gia nhập tích cực vào mọi hoạt động của xã hội và hình thành nên những phẩm chất tinh thần của người công dân. ((Một số chuyên đề Tâm lý học, Khoa Tâm lý giáo dục, Học viện BC&TT, tr8) 1.1.2. Hoạt động giao tiếp. Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp”. Dưới góc độ tâm lý học tồn tại nhiều cách định nghĩa về giao tiếp như: - Giao tiếp là những liên hệ qua lại đã được ý thức giữa người với người, nó có mặt trong bất kì cộng đồng nào. (K.K Platônốp) - Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao đổi thông tin (Từ điển Tâm lý học của Liên Xô) - Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người-người để thực hiện hóa quan hệ xã hội của con người với nhau. (Giáo trình Tâm lý học, NXB Giáo dục 1998, T1, tr 44, 45) Khoa Tâm lý giáo dục – Học viện Báo chí & tuyên truyền rút ra định nghĩa như sau: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên mối quan hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, chứa đựng nội dung xã hội – lịch sử nhất định có nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau: thông báo, điều khiển, nhận thức, tình càm và hành động… nhằm thực hiện mục đích nhất định của một hành động nhất định (Một số chuyên đề Tâm lý học, Khoa Tâm lý giáo dục, Học viện BC&TT, tr 59) 1.1.3. Đời sống tình cảm. Đời sống tình cảm của con người là những thái độ thể hiện sự rung cảm của cá nhân đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm có thể là thái độ vui lòng, phật ý, yêu, ghét, vui, buồn… (Giáo trình tâm lý học- Phạm Minh Hạc, NXB Giáo dục, T1) Đời sống tình cảm vốn là phạm trù đặc biệt, nó quy định mặt tinh thần cho sự phát triển nhân cách của mỗi con người, đặc biệt là với thanh thiếu niên- lứa tuổi nhạy cảm với những thay đổi về trạng thái xúc cảm. 1.2. Đánh giá chung về tác động của hai nhân tố trên đến sự phát triển nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên. Hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm là những nhân tố không thể thiếu trong đời sống mỗi con người, nó được hình thành và phát triển ngay từ những năm tháng đầu đời. Riêng đối với lứa tuổi đầu thanh niên, hai nhân tố này vừa đóng vai trò chủ đạo ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của các em, lại vừa mang nhiều đặc điểm riêng biệt của tâm lý lứa tuổi. Sự tác động thường xuyên và mạnh mẽ của hai yếu tố nói trên đã bổ sung hài hòa để tạo nên những nét cơ bản cho sự hỉnh thành nhân cách của các em. Những đặc điểm này mang tính quy chiếu cao, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong giai đoạn phát triển về sau của cuộc đời thanh thiếu niên. Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là lứa tuổi thanh niên từ 15 đến 18 tuổi, tiểu luận đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của giao tiếp và đời sống tình cảm đến lứa tuổi này, nhằm làm nổi bật vai trò quan trọng của các yếu tố trên. Thông qua việc phân tích cụ thể, chúng ta có thể thấy được tác động mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực, tác động bổ sung hai chiều và có nhiều biến đổi của hai yếu tố này đến thế hệ thanh niên mới lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn đất nước hội nhập hiện nay, đời sống các em được xã hội ưu tiên chăm lo phát triển khiến cho việc du nhập các phương thức giao tiếp mới, các nhân tố tình cảm mới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách cho các em. Giao tiếp và đời sống tình cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này tác động và chi phối qua lại với cái kia. Đối tượng giao tiếp, văn hóa giao tiếp có tác động tương đối lớn đến sự nảy nở phát triển của đời sống tình cảm. Ngược lại, đời sống tình cảm phong phú cũng quy định cung cách ứng xử giao tiếp văn minh lịch sự cho con người, đặc biệt là lứa tuổi đầu thanh niên vốn còn nhiều bỡ ngỡ. Bởi vậy, tác động của hai nhân tố nêu trên mang tính sâu sắc và tương đối bền vững đến nhân cách thanh niên. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH LỨA TUỔI ĐẦU THANH NIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp đến sự hình thành nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên. Ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp xã hội. Trong đời sống cá nhân nói chung, giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nó sẽ tạo điều kiện cho con người phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của xã hội. Bởi vậy, sống trong xã hội, con người không thể không tiến hành giao tiếp với người khác. Nhà tâm lý học B.F. Lomov cũng khẳng định: “Nhu cầu giao tiếp có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người. Nó quy định hành vi của con người không kém gì với cái được gọi là nhu cầu sống. Điều đó là tự nhiên bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người như là thành viên của xã hội, như là nhân cách” Giao tiếp là nhân tố cơ bản của việc hình thành tâm lý, ý thức, nhân cách con người. Riêng đối với lứa tuổi đầu thanh niên, hoạt động giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối sự hình thành nhân cách.Ở lứa tuổi này, các em đang có sự chuẩn bị phân tách hoặc tách khỏi gia đình, bắt đầu hình thành cho mình ý thức về cuộc sống tự lập. Khác với môi trường giao tiếp chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng là gia đình và nhà trường, bước sang độ tuổi đầu thanh niên cá nhân có bước ngoặt nổi bật trong việc đẩy mạnh tham gia công tác xã hội với tinh thần độc lập và trách nhiệm cao.Tiếp xúc với môi trường rộng lớn, đa dạng, các em thường có tâm lý háo hức, say mê thích thú đi đôi với nét bỡ ngỡ, lo lắng khi lần đầu tiên được tiếp xúc với các vấn đề phức tạp của xã hội. Quá trình giao tiếp có thể được thực hiện bằng các hình thức như: tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa ở trường lớp, gần nhà, ở phương xa bằng phương tiện thư từ, điện thoại, mạng Internet (Chat, email…) ; giao tiếp với gia đình, thày cô ; làm quen và hoạt động xã hội trong các hội, nhóm, câu lạc bộ ở trường lớp hoặc địa phương (bao gồm cả hình thức giao tiếp ảo trên mạng Internet qua các diễn đàn (Forum), trang Web…) cùng các kiểu giao tiếp khác. Nhưng cho dù với hình thức nào thì vai trò của nó cũng là giúp lứa tuổi đầu thanh niên lĩnh hội được vốn kinh nghiệm xã hội lịch sử trước đó còn nhiều non nớt, từ đó biến những kinh nghiệm này thành vốn sống riêng của bản thân, phục vụ quá trình hình thành phát triển đời sống tâm lý, ý thức. Như vậy có thể thấy được rằng, ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp với cá nhân và xã hội đối với độ tuổi đang nghiên cứu vừa mang tính trực tiếp, lại vừa có tình chất lâu dài, bền bỉ. Những va chạm đầu đời trong giao tiếp xã hội giúp tuổi đầu thanh niên rút ra những bài học bổ ích, đồng thời góp phần hình thành hoặc điều chỉnh một vài nét tính cách của các em như: nhiệt tình hay thờ ơ, khéo léo tinh tế hay vô tâm, chân thật hay giả dối, dễ hòa đồng hay tự kỉ, lạnh lùng, khô khan… Thực tế cho thấy, các va vấp trong quá trình giao tiếp xã hội của lứa tuổi này thường tạo nên những “cú sốc” tâm lý rất khó phai mờ ở giai đoạn phát triển lứa tuổi về sau. Qua giao tiếp, các em có một cái nhìn khác về cuộc sống cùng như các mối quan hệ sâu sắc phức tạp của xã hội. Lứa tuổi đầu thanh niên có đặc điểm tâm lý ưa mộng mơ, lãng mạn, bị tác động nhiều bởi các yếu tố sách vở nên thường nhìn cuộc sống qua một lăng kính “màu hồng”. Trải qua quá trình giao tiếp với cộng đồng xã hội, các em dần đưa ra được những đánh giá về bản thân và người khác như: sự so sánh về ngoại hình, tính cách, điều kiện sống của mình và những người bạn thân, đánh giá về mức độ quan tâm của cha mẹ đối với nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân… Những nhận xét, đánh giá này tuy đã sâu sắc hơn so với lứa tuổi thiếu niên nhưng vẫn còn mang nặng tính chủ quan và chưa đạt đến độ chín chắn. Bởi vậy, trong giai đoạn nhạy cảm này rất cần sự quan tâm uốn nắn sát sao của người lớn, nhằm tránh cho các em hình thành luồng tư tưởng bi quan, lệch lạc. Ảnh hưởng của khách thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp diễn ra. Khách thể giao tiếp chính là các cá nhân, hội, nhóm mà chủ thể giao tiếp thực hiện các mối quan hệ qua lại. Đối với lứa tuổi đầu thanh niên, khách thể của hoạt động giao tiếp thường là cha mẹ, thày cô giáo, bạn bè… Trong đó, đối tượng có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành nhân cách của các em chính là bạn bè. Tầm ảnh hưởng của đối tượng giao tiếp đến nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên có thể phân chia thành ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. *Tác động tích cực. + Tác động về mặt nhận thức: Khi tiếp xúc với những người có tri thức, có hiểu biết xã hội, lứa tuổi đầu thanh niên mau chóng thu nhận được vốn sống thực tế, thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng và làm phong phú thêm cho tâm hồn mình. Những bài học các em tích lũy được không chỉ là kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập trong nhà trường mà còn là kiến thức xã hội mà sách vở không thể truyền đạt hiệu quả được. + Tác động về nhân cách sống: Khi gần gũi, tiếp xúc với những cá nhân có thành tích nổi bật, có nhiều ưu điểm, lứa tuổi đầu thanh niên vốn mang sẵn tâm lý “cạnh tranh” và muốn khẳng định mình sẽ nảy sinh chí hướng phấn đấu cho tương lai, từ đó nó trở thành mục đích để các em vươn lên trong học tập, trong cuộc sống. Trong quá trình giao tiếp, các em nhận được lời khen, chê, đánh giá của bạn bè và người lớn. Thông qua đó mà lứa tuổi này có thể điều chỉnh được bản thân mình, vươn tới những giá trị cao đẹp. + Tác động đến đời sống tâm hồn tình cảm: Hoạt động giao tiếp với bạn bè, thày cô, gia đình nói riêng và xã hội nói chung sẽ hun đúc, bồi dưỡng, làm giàu đẹp phong phú tâm hồn đang dần trưởng thành của các em. Nó giúp các em phát triển tình yêu với cuộc sống, với con người. Nó có tác dụng sâu sắc trong việc hoàn thiện phần “Người” trong mỗi cá nhân mà ở lứa tuổi trước đó có thể chưa có ý thức rõ ràng. Những thay đổi tích cực trên phần lớn là do tác động từ phía tập thể và do quá trình tự nhận thức, tự điều chỉnh của các em. Nó thường xảy ra sau một thời gian cá nhân hòa nhập, giao tiếp với cộng đồng. Nếu tách mình ra khỏi tập thể, khỏi cộng đồng, không thực hiện hoạt động giao tiếp xã hội, con người nói chung và lứa tuổi đầu thanh niên nói riêng khó có thể hình thành một nhân cách tốt đẹp cho bản thân mình. *Tác động tiêu cực. Ngược lại với những ảnh hưởng tích cực đã nêu ở trên,các khách thể của hoạt động giao tiếp xã hội có thể mang lại những tác động ngoài mong muốn. + Về mặt nhận thức: Do tâm lý lứa tuổi này rất dễ có những xung đột và mâu thuẫn với người lớn, với bạn bè nên không tránh khỏi trong quá trình giao tiếp, các em không chịu nghe theo những lời khuyên bảo răn dạy, mà tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những kiến thức sai lệch từ mặt trái của nền văn hóa mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc du nhập lối sống mới cùng với nhiều trào lưu giao tiếp văn hoá không được kiểm soát chặt chẽ rất dễ gây ra ảnh hưởng không lành mạnh đến quá trình nhận thức của các em. + Về mặt nhân cách sống: Giao tiếp với kẻ xấu khiến thanh niên nhanh chóng và dễ dàng bị tiêm nhiễm những thói quen, hành vi xấu xa đồi bại, trái với truyền thống đạo đức của dân tộc, trái với nếp sống văn hóa. Thanh niên cũng dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc… khi tiếp xúc với nhóm bạn xấu, từ đó vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, giết người để có tiền bạc tiêu xài. + Về đời sống tâm hồn tình cảm: Tương tự như trên, khi tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những kiến thức sai lệch, lứa tuổi đầu thanh niên có thể nảy sinh tư tưởng chán ghét cuộc sống hiện tại, muốn “phá cách” muốn “nổi loạn”, khiến cho các đối tượng xấu dễ lợi dụng. Tóm lại, hoạt động giao tiếp có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách cho các em. Trong một vài khía cạnh, nó còn có tác dụng ảnh dưởng trực tiếp và quyết định đến thế giới quan của lứa tuổi đầu thanh niên. Giao tiếp có vị trí quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn thanh niên; ngược lại, những kiến thức và tác động mà thanh niên tiếp nhận được ở lứa tuổi này lại tích lũy và chi phối hoạt động giao tiếp trong các giai đoạn sau của cuộc đời. Để quá trình giao tiếp mang tính giáo dục và góp phần tích cực trong việc xây dựng nhân cách tốt đẹp cho thanh niên, một mặt cha mẹ và những người lớn phải có định hướng, quan tâm sát sao, mặt khác bản thân thanh niên phải tự ý thức và điều chỉnh bản thân để không bị chệch hướng trong rèn luyện, tu dưỡng. Trong điều kiện đất nước bước vào hội nhập, yếu tố giáo dục và sự tự ý thức có tác động rất to lớn trong việc định hình và phân loại thanh thiếu niên. Nó vừa tạo ra cơ hội lớn để tiếp cận văn minh nhân loại, vừa đặt ra thách thức trong việc giữ gìn nhân cách, nhân phẩm con người. 2.2. Ảnh hưởng của đời sống tình cảm đến sự hình thành nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên. Đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên mới lớn rất phong phú và đa dạng. Nó được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp của các em được mở rộng, cùng với đặc điểm tâm lý thanh niên giai đoạn này là nhạy cảm, hay suy nghĩ, hay lo lắng và có thói quen đánh giá, so sánh. Nét nổi bật trong đời sống tình cảm là thanh niên ngày càng độc lập và bình đẳng trong giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang lứa. Các mối quan hệ tình cảm của thanh niên mới lớn được xác định là: Tình cảm gia đình. Tình cảm bạn bè. Tình yêu. Các tình cảm đạo đức khác. Trong các nhân tố tình cảm trên, tình bạn đóng vai trò chủ đạo và có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên. Vai trò của tình cảm gia đình. Gia đình luôn là cái nôi ươm dưỡng tâm hồn cho con người, là nơi bình yên và ấm áp che chở cho những đứa con đi xa trở về. Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người thân yêu đã trở thành chỗ dựa vững chắc, là nền tảng chắp cánh cho những thành công của mỗi cá nhân. Ảnh hưởng của tình cảm gia đình nói chung và sự quan tâm giáo dục của cha mẹ nói riêng đối với con cái có tầm quan trọng đặc biệt. *Ảnh hưởng tích cực: Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là muốn tách khỏi sự phụ thuộc tuyệt đối vào cha mẹ, muốn suy nghĩ theo một lối riêng, hành động theo một cách riêng. Các em đòi hỏi một không gian riêng tư để được sống theo ý muốn của mình. Do những khác biệt về cách nhìn đối với cuộc sống mà thanh niên dễ nảy sinh quan điểm mâu thuẫn với cha mẹ trong những khía cạnh của đời sống. Nắm được đặc điểm này, gia đình cần phải am hiểu tâm lý các em, dành cho các em sự tôn trọng nhất định trong các vấn đề riêng tư. Như vậy thanh niên vừa cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tự do của lứa tuổi, đồng thời vẫn được sống trong sự bao bọc, chở che của vòng tay cha mẹ. + Tình cảm yêu thương, quan tâm, tôn trọng với con cái và sự hiếu đễ của với ông bà của cha mẹ trong gia đình có tác động rất to lớn tới nhận thức của con cái. Với lứa tuổi đầu thanh niên, tâm lý so sánh, đánh giá và học tập tiếp thu phát triển sâu sắc hơn lứa tuổi thiếu niên rất nhiều. Thông qua cách cư xử và tình cảm của cha mẹ, con cái sẽ có sự đánh giá và học tập nhất định. Từ đó nhằm bồi dưỡng những đặc điểm nhân cách tốt đẹp cho các em như: kính trọng, vâng lời cha mẹ, sống có trách nhiệm với gia đình, biết yêu thương vun vén cho hạnh phúc gia đình mình… + Cách quan tâm tế nhị của cha mẹ ở giai đoạn này cũng có tác động sâu sắc tới việc hình thành nhân cách cho thanh niên. Khác hẳn với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, thanh niên không muốn cha mẹ áp đặt mình trong suy nghĩ, hành động và trong các mối quan hệ xã hội. Bởi thế, hiện tượng tâm lý nổi bật thường thấy là những cuộc tranh luận của con cái với cha mẹ, xu hướng muốn xa lánh – muốn “giữ bí mật” với người lớn vì cho rằng “bố mẹ không hiểu con” trong các gia đình hiện đại Vì vậy khi cha mẹ nhẹ nhàng tế nhị tìm hiểu các thay đổi (cả về mặt sinh học và tâm lý) của các em sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, an toàn, được chia sẻ, được cảm thông, được giải đáp những khúc mắc mà các em gặp phải trong cuộc sống. Điều này giúp cho thanh niên chủ động thổ lộ suy nghĩ với cha mẹ, có thói quen xin ý kiến cha mẹ khi quyết định một việc hệ trọng nào đó. Nhờ đó, người lớn kịp thời động viên khích lệ cũng như uốn nắn khuyên bảo con cái, định hướng con đường hình thành nhân cách cho các em. + Sự giáo dục, yêu thương, quan tâm cùng truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ bồi dưỡng cho các em nét nhân cách đáng quý: tính trung thực, tính khiêm tốn, sự dũng cảm và lòng nhân ái v.v… + Tình cảm gia đình tốt đẹp là cơ sở tinh thần vững chắc nhất giúp các em tự tin và có động lực để phát triển các tình cảm lớn khác trong cuộc đời. Tóm lại, yếu tố tình cảm gia đình có vai trò định hướng và tạo nền tảng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của các em. *Ảnh hưởng tiêu cực: + Cha mẹ không quan tâm tới con cái. Điều này tạo cho thanh niên tâm lý bị bỏ rơi, bị thiếu hụt về tình cảm trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời. Từ đó, thanh niên có xu hướng đi tìm những tình cảm khác để bù đắp như tình bạn, tình yêu nhưng lại dễ bị lừa gạt, sa ngã. + Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con. Khi đến lứa tuổi sắp trưởng thành, con cái sẽ có sự so sánh trong cách quan tâm và thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với mình và anh chị em khác trong gia đình. Nếu cha mẹ có sự phân biệt đối xử trong các con (vd: bênh vực, quan tâm, chăm lo cho con trai hơn con gái) thì sẽ dễ làm hình thành nét nhân cách như: ghen tỵ, ích kỉ, bất mãn, tủi thân… Hậu quả của nó có thể diễn ra theo hai hướng: Thanh niên mới lớn sẽ có xu hướng sống khép kín, tự ti, hay hờn giận và có cái nhìn hoài nghi bi quan về cuộc đời; hoặc là các em muốn sớm độc lập, sống lạnh nhạt xa cách hẳn với bố mẹ. Việc tách khỏi gia đình ở lứa tuổi này là rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp các em bị lôi kéo, sa ngã, mất đi nhân cách trong sáng tốt đẹp của tuổi học trò. + Gia đình đổ vỡ Việc tình cảm gia đình tan vỡ có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm lý của con cái, đặc biệt là lứa tuổi đầu thanh niên. Nó khiến các em có cảm giác lo sợ khi mất đi chỗ dựa, tâm lý xấu hổ với bạn bè và đặc biệt là niềm tin về hạnh phúc trong tương lai bị đổ vỡ. Khi bố/mẹ tái kết hôn với người khác, tâm lý của người con riêng thường vô cùng xáo trộn và rất dễ bị kích động do đau khổ và cảm giác mất mát, bị bỏ rơi. Tóm lại, mặt trái của tình cảm gia đình có tác động tiêu cực rất lớn đến các em. Nó khiến cho thanh niên có những suy nghĩ và hành động nông nổi, dễ xảy ra việc vô tình hủy hoại tương lai tươi sáng của bản thân mình. Vai trò của tình bạn Như đã nhấn mạnh ở trên, yếu tố tình bạn đóng một vị trí cực kì quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên. Trong cuộc đời mỗi con người, không ai là không có bạn, và không ai có thể sống thiếu bạn bè. Với lứa tuổi thanh niên mới lớn, tình bạn được xây dựng có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn lứa tuổi thiếu niên. Việc chọn bạn cũng không mang tính cảm tính mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống… Dựa trên mối quan hệ và mức độ tình cảm thân thiết mà thanh niên có thể có bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh…Dựa trên phương diện giới tính mà thanh niên có bạn đồng giới và bạn khác giới. Cả nam nữ thanh niên đều coi tình bạn là những mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Bên cạnh tính bền vững, tình bạn còn mang tính xúc cảm cao, bởi lẽ thanh niên thường lý tưởng hóa tình bạn, thậm chí coi tình bạn là sự bù đắp cho tất cả các thiếu hụt của tình cảm khác.Do hoạt động giao tiếp được đẩy mạnh, môi trường giao lưu mở rộng nên nhu cầu kết bạn của thanh niên ngày càng lớn. Đồng thời, do đời sống vật chất và tình cảm cá nhân trở nên phức tạp nên việc chọn người bạn thân trở thành vấn đề trăn trở trong thanh niên. Bởi số lượng thời gian tiếp xúc trong môi trường bạn bè là rất lớn, chiếm đa số thời gian giao tiếp với cộng đồng của thanh niên nên ảnh hưởng của bạn bè đến việc hình thành nhân cách mỗi thanh niên theo đó rất to lớn. *Ảnh hưởng tích cực. + Ảnh hưởng về mặt nhận thức. Nhân dân ta có câu: “Chọn bạn mà chơi” hay “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” nhằm nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của bạn bè đến nhân cách mỗi con người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ. Riêng trên lĩnh vực nhận thức, quan hệ bạn bè có tác dụng bổ sung tri thức về mọi mặt trong đời sống, làm hoàn thiện thêm hiểu biết cho thanh niên. Thông qua việc gần gũi tiếp xúc với những người bạn tốt, có thành tích học tập, có chí hướng phấn đấu, thanh niên sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng. Từ môi trường tốt đẹp này, thanh niên có thể phát triển ý thức cao về khát vọng vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao tri thức. Với tâm lý dễ gần gũi, hòa đồng, am hiểu lẫn nhau, thanh niên thường chia sẻ với nhau những kiến thức xã hội, qua đó giúp nhau khắc phục những kiến thức còn khiếm khuyết như kiến thức về giới tính, về tâm lý người khác phái, về kinh nghiệm ứng xử với các lớp người khác nhau trong xã hội… Cũng từ quan hệ bạn bè, thanh niên có thể khuyên bảo lẫn nhau, giúp đỡ bạn khắc phục những nhược điểm, phát triển những ưu điểm trong nhận thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctam ly thuong..doc
Tài liệu liên quan