Ngày nay KH và CN đã chiếm một vị trí quan trọng, trở thành lực lưọng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không những thế nó còn tác động trực tiếp và thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Đối với nước ta, với một xuất phát điểm thấp, công nghệ thiết bị lạc hậu trong khi cuộc cách mạng KH và CN trên thế giới đang diễn ra với tốc đọ hết sức nhanh chóng va sâu rộng, qua trình toàn cầu hoá đang ngày một gia tăng thì việc phát triển KH và CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ quản lý của Nhà nước và tiềm lực lãnh đạo của Đảng.
Nhận tức rõ tầm quan trọng của KH & CN trong thời gian qua chính sách về KH &CN nứơc ta có những chuyển biến tích cực góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, năg lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ; đào tạo nguồn nhân lực; thúc đẩy kinh tế - xã hội , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chính sách kinh tế - Xã hội đối với môi trường hoạt động của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn học
ảnh hưởng của chính sách kinh tế - xã hội đối với
môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Bài làm
Ngày nay KH và CN đã chiếm một vị trí quan trọng, trở thành lực lưọng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không những thế nó còn tác động trực tiếp và thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Đối với nước ta, với một xuất phát điểm thấp, công nghệ thiết bị lạc hậu trong khi cuộc cách mạng KH và CN trên thế giới đang diễn ra với tốc đọ hết sức nhanh chóng va sâu rộng, qua trình toàn cầu hoá đang ngày một gia tăng thì việc phát triển KH và CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ quản lý của Nhà nước và tiềm lực lãnh đạo của Đảng.
Nhận tức rõ tầm quan trọng của KH & CN trong thời gian qua chính sách về KH &CN nứơc ta có những chuyển biến tích cực góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, năg lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ; đào tạo nguồn nhân lực; thúc đẩy kinh tế - xã hội , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
i. những chuyển đổi tích cực trong chính sách kh & cn ở nước ta trong thời gian vừa qua
1.Xét trên tổng thể của hệ thống KHCN
- Chuyển từ chính sách dựa trên quan đIểm Nhà nước độc quyền về hoạt động KH & CN đến một chính sách dựa trên quan điểm mọi thành phần kinh tế đều đóng vai trò những tác nhân tham gia vào hoạt động KH &CN .
-Trong nội dung các chính sách đã dành mối quan tâm đáng kể tới phát triển công nghệ.Trong hệ thống chỉ số khoa học công nghệ đã xuất hiện môt vài chỉ số về công nghệ trong đó có chỉ số về tỷ lệ phần trăm công nghệ được đổi mới.
- Xác định rõ việc phát triển KH và CN là trách nhiệm của các ngành, các địa phương, một số nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ không còn là bộ phận trong chương trình trọng điểm của Nhà nước, mà là bộ phận kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của các Bộ. Nhà nước chỉ còn nắm một số chương trình nghiên cứu công nghệ chuẩn bị cho sự phát triển dàI hạn của đất nước, như những nghiên cứu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hoá. Thực hiện chủ trương chuyển đổi từ một chính sách Cho khoa học sang một chính sách Bằng khoa học. .
2.Những thay đổi trong chính sách và quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai ( Research and Develoment- R & D )
2.1 Thay đổi cơ cấu XH của các tổ chức cũng như cơ cấu của chính các tổ chức R & D.
- Chuyển từ việc chỉ có Nhà nước tiến hành hoạt động R & D sang việc cho phép thành lập các tổ chưcs R & D thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Chuyển từ việc chỉ cho phép các cơ quan nghiên cứu khoa học hoạt động với một chức năng nghiên cứu khoa học ( R ) còn các hoạt đông triển khai thực nghiệm ( D ) thì không thuộc chức năng của các cơ quan nghiên cứu sang việc cho phép các cơ quan nghiên cứu KH của Nhà nước được tiến hành các hoạt động triển khai, được ký kết và thực hiện những hợp đồng kinh tế để giải quyết những vấn đề KH và nghiên cứu với các đơn vị sản xuất.
2.2 Đa dạng hoá nguồn tài chính cung cấp cho tổ chức.
- Các chính sách về cơ cấu nguồn tài chính đã dần dần có những thay đổi căn bản. Ngân sách Nhà nước không còn là nguồn duy nhất mà còn có các nguồn từ các xí nghiệp công nghiệp cũng như nhiều loại đối tác khác nhau trong xã hội. Sự mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế làm xuất hiện nhiều nguồn tàI trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ cức quốc tế , các tổ chức nhân đạo. Nhiều nguồn tàI trợ Chính phủ cũng bổ sung thêm những nguồn lực quan trọng cho các tổ chức R & D. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cá tổ chức R & D về công nghệ đã mạnh dạn sử dụng vốn vay để thực hiện nhữnh hoạt động sản xuất thử để làm chủ công nghệ trước khi bàn giao cho sản xuất.
2.3 Cấu trúc lại tổ chức R & trong đó có D
-Đã tiến hành “ sắp xếp lại ” các viện nghiên cứu , trong đó có việc xác định một số viện được ngân sách Nhà nước bao cấp. Còn lại các viện phảI tự tìm kiếm các hợp đồng và các nguồn tài trợ khác nhau để tồn tại và phát triển.
3.Đổi mới chính sách về quản lý công nghệ
Việc quản lý công nghệ được bổ sung phù hợp đặc điểm của kinh tế thị trường. Nội dung quản lý công nghệ không chỉ còn giới hạn trong phạm vi “ 3 mặt công tác “ ( Ban hành và quản lý việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất ; Quản lý đo lường ; Quản lý chất lượng sản phẩm ) như trước kia, mà đã được mở rộng thêm nhiều chỉ tiêu như: kiểm soát công nghệ theo các tiêu chuẩn về tính tiên tiến và ô nhiễm môi trường; đánh giá công nghệ theo tỷ lệ sản phẩm có thể giành thế mạnh cạnh tranh trong nước và trên thị trường thế giới...
4. Ưu tiên phát triển nhân lực cho hoạt động KH & CN
Các chính sách khoa học và công nghệ đã chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ đạI học trở lên.
II. Những thành tựu của KH & CN đạt được do thực hiện những chuyển đổi trong chính sách kh & cn
Hệ thống KH & CN được duy trì và phát triển
Đến nay nước ta đã có một lực lượng KH & CN tương đối đông đảo với khoảng trên 1 triệu cán bộ tốt nghiệp đạI học và cao đẳng, 10 nghìn cán bộ có trình độ trên đạI học, khoảng 1.3 triệu có trình độ trung cấp kỹ thuật và khoảng 2.8 triệu công nhân kỹ thuật. Cùng với đội ngũ đông đảo đó chúng ta đã xây dựng được một mạng lưới trên 100 trường đại học và cao đẳng, hơn 500 tổ chức nghiên cứu triển khai trên phạm vi cả nước. Cơ sở hạ tầng KH & CN như các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH & CN, thư viện ... cũng được tăng cường và nâng cấp. Hệ thống quản lý Nhà nước cũng đã được thiết lập rộng khắp từ TW đến địa phương.
2.KH & CN đã góp phần đáng kể trong phát triển KT- XH đất nước
Với tiềm lực KH & CN đã tạo dựng được, lực lượng KH & CN nước ta trong các cơ quan nghiên cứu - triển khai, giáo dục - đào tạo và khu vực sản xuất, dịch vụ đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua.
Khoa học xã hội và nhân văn nhờ bước đổi mới phương pháp tiếp cận, cập nhật kiến thức mới , đã góp phần vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý và phát triển kinh tế, văn hoa, xã hội của đất nước.
Những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, KH kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nước đã góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các phương án phát triển vùng và lãnh thổ. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần đưa nước ta từ nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu lương thực...Vì vậy trong những năm qua, KH & CN việt nam đã góp phần tiếp thu, làm chủ nhanh chóng nhiều công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài đã phần nào đóng góp cho phát triển sức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt nam trong thời gian qua.
3.Góp phần phát triển nhân lực KH & CN.
KH & CN Việt nam trong những năm qua cũng góp phần vào việc đào tạo nhân lực KH & CN, cung cấp một số lượng lớn nhân lực trình độ trung cấp, đại học, trên đại học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá... đất nước.
4.Hệ thống quản lý KH & CN có những yếu tố đổi mới.
Cơ chế quản lý KH & CN đã bước đầu đổi mới theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện để cơ quan NC-TK gắn kết hơn trong sản xuất và dịch vụ.
iii.những tồn tạI của chính sách KH & CN
1.Một số bất cập về chính sách trên tổng thể.
- Thiếu sự phân cấp, phân công rõ ràng, sự đIều hoà phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước về KH & CN, giữa cơ quan quản lý TW và địa phương dẫn đến chồng chéo chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, không thống nhất trong việc đưa ra các chính sách.
- Phát triển về nhận thức đối với vai trò KH - CN không đồng đều từ đó dẫn đến sự không đồng bộ trong hệ thống chính sách.
- Chưa có chính sách mạnh mẽ, ưu tiên đối với việc sáng tạo và áp dụng thành tựu nghiên cứu công nghệ mạnh giành thế cạnh tranh trên thị trường.
- Còn nhiều bất cập trong quản lý hoạt động R & D.
+ Chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế , chính sách tín dụng, chính sách nhập khẩu chưa khuyến khích các doanh nghiệp tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học & công nghệ.
+ Các chính sách vể tài chính đối với hoạt động R & D còn nhiều bất cập; thiếu phối hợp đồng bộ, chưa quan tâm đến phần con người, phần thông tin , phần tổ chức: Vốn đầu tư thấp; chưa có chính sách phù hợp; các chính sách đã đổi mới nhưng còn chậm;chưa hình thành hệ thống quản lý KH & CN phù hợp với cơ chế thị trường...
+ Chính sách nguồn nhân lực chưa tạo ra biến đổi mạnh về chất lượng cán bộ KH & CN phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới.
2.Những tồn tại và yếu kém về KH & CN nước ta do những tồn tại trong chính sách KH & CN tạo ra
-Trình độ lạc hậu về công nghệ của các ngành sản xuất
- Đội ngũ cán bộ KH & CN khá đông nhưng còn hạn chế về năng lực, bất hợp lý về cơ cấu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
- Mạng lưới cơ quan NC & TK của nước ta còn nhiều bất hợp lý
- Hệ thống dịch vụ KH & CN còn yếu kém.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, chất lượng còn thấp.
- Mối liên hệ giữa hệ thống KH & CN và hệ thống KT - XH còn yếu.
-Tốc độ đổi mới công nghệ chậm rất nhiều so với tốc độ đổi mới công nghệ trên thế giới.
iv.Một số giảI pháp hoàn thiện chính sách KH & CN nước ta
-Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về KH & CN giữa bộ KH CN & MT với các bộ quản lý tổng hợp khác khắc phục hiện tượng chồng chéo mâu thuẫn nhau của các chính sách KH & CN.
- Các chính sách về chi cho KH & CN cần phải theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý, đồng thời đảm bảo tăng chi NSNN cho hoạt động KH & CN cao hơn mức tăng GDP ít nhất là 2 lần.
-Thực hiện xã hội hoá đầu tư cho KH &CN . Khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân đầu tư tài chính cho KH & CN dựa trê các chính sách sau:
+ Chính sách tài chính khuyến khích hình thành tổ chức KH & CN trong các doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực thuộc hướng ưu tiên, trọng đIểm.
+ Cho phếp sử dụng lợi nhuận trước thuế để chi hco hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nghiên cứu triển khai...
+ áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu các dụng cụ thiết bị, vật tư, tài liệu dùng cho hoạt động KH & CN. Giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với DN trong giai đoạn đầu đua công nghệ mới vào sản xuất, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các thu nhập về phát minh sáng chế, mễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp làm thí nghiệm.
+ Mở rộng khả năng vai trung và dài hạn cho các DN phù hợp với chu kỳ đổi mới công nghệ của từng nghành.
- Đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực KH & CN
+ Thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo nhân lực KH & CN, nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu đào tạo nhân lực KH & CN.
+ Cải tiến chính sách về thu nhập đối với cán bộ KH & CN, đảm bảo thu nhập của cán bộ KH & CN đủ taí SX mở rộng sức lao động. Có chế độ thưởng ưu đãi vơí các công trình KH có khả năng ứng dụng cao trong đời sống XH.
+ Có các chế độ ưu đãi nhằm thu hút các nhà khoa học VN ở nước ngoài về nước tham gia vào quá trình nghiên cứu KH, chuyển giao công nghệ, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 149.doc