Đề tài Ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội đến đời sống của người lao động

Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.

Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện huy động vốn cho nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động. Bảo hiểm góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay Bảo hiểm không còn xa lạ mà len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, mọi doanh nghiệp và mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu Bảo hiểm càng lớn.

 

Đề tài : ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội đến đời sống của người lao động

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội đến đời sống của người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện huy động vốn cho nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động. Bảo hiểm góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay Bảo hiểm không còn xa lạ mà len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, mọi doanh nghiệp và mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu Bảo hiểm càng lớn. Đề tài : ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội đến đời sống của người lao động I. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội 1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 2. Các chế độ Bảo hiểm xã hội. Theo điều 2 của điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế dộ hưu trí và chế độ tử tuất. So với trước đây, chế độ trợ cấp mất sức lao động đã bị loại bỏ. Nội dung của 5 chế độ nêu trên được quy định thống nhất trong chương II của điều lệ. Mỗi chế độ Bảo hiểm xã hội khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: học sinh; kinh tế - xã hội; điều kiện và môi trường lao động xã hội... - Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. Việc thiết kế chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoá trong khi xét trợ cấp. Đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ cộng đồng giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vấn đề cần được phải tiếp tục nghiên cứu xem xét như: không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng Bảo hiểm xã hội; thời hạn hưởng tối da chưa rõ; thủ tục, danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu, cần phải bổ xung một số bệnh mới... - Chế độ trợ cấp thai sản: Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời hạn nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. Qua thực tiễn, chế độ này còn mộp số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách Bảo hiểm xã hội với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa có... - Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của nười sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là hợp lý. Tuy vậy cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra trên đường đi từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần phải bổ xung vì có một số loại bệnh mới phát sinh nhưng chưa được xếp vào loại bệnh nghề nghiệp... - Chế dộ hưu trí: Đây là chế độ nhằm các một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Nội dung chế độ này đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: Việc quy đổi thời gian công tác; bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí... vì thế đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội; giữa các nhóm lao động khác nhau. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động; những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lý, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, vừa không đủ tích luỹ cần thiết để hưởng trợ cấp. Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa, do quỹ Bảo hiểm xã hội đảm nhận. - Chế độ tử tuất: Một trong những chế độ Bảo hiểm xã hội mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ tử tuất. Chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết: khi xây dựng chế độ này, đã tính đến yếu tố đóng góp của người tham gia Bảo hiểm xã hội và yếu tố xã hội giữa người sống và người chết. Đặc biệt là có tính đến yếu tố kế thừa đối với thân nhân của người chết. Song, việc quy định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng là chưa hợp lý. Vì bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả hai bên chịu trách nhiệm. Điều này cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất quy định... II. Những ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội. 1. Đối với người lao động a. Về mặt tích cực: Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng rất lớn đối với người lao động. Con người luôn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn mặc, ở và đi lại... Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhapạ và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại nó càng tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đâu; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước... Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. - Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào đó. Kinh tế càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế nói kinh tế là nền tảng của Bảo hiểm xã hội hay Bảo hiểm xã hội không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. - Mối quan hệ giữa các bên trong Bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia Bảo hiểm xã hội, bên Bảo hiểm xã hội và bên được Bảo hiểm xã hội. Bên tham gia Bảo hiểm xã hội chỉ có thể là người lao động. Bên Bảo hiểm xã hội (bên nhận nhiệm vụ Bảo hiểm xã hội) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo vệ. Bên được Bảo hiểm xã hội là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm trong Bảo hiểm xã hội có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản... Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia Bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ Nhà nước. - Mục tiêu của Bảo hiểm xã hội là nhằm thoả mãn những nhu cầu cần thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hẳn mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (LLO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiếu yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với mục tiêu trên, Bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được hưởng Bảo hiểm xã hội, quyền đó về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho các cá nhân với sự tự do phát triển con người". b. Về mặt tiêu cực. Bảo hiểm xã hội được dùng để trợ cấp các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội gặp rủi ro, thực chất là trợ cấp cho 8 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Nhưng trên thực tế đã có một số người, đối tượng đã lợi dụng những chính sách ưu đãi của Bảo hiểm xã hội để mưu lợi bất chính, đã lợi dụng sự tha hoá bản chất của một số đối tượng có chức có quyền để làm giả những giấy tờ vè ốm đau tai nạn... nhằm để xin trợ cấp Bảo hiểm xã hội mưu lợi bất chính. Thậm chí có những đối tượng sẵn sàng gây ra những tai nạn cho chính bản thân mình để được hưởng những chế độ đền bù của Bảo hiểm xã hội. Có những tổ chức cơ quan không thực hiện đúng những chính sách của Bảo hiểm xã hội khi phục vụ những người tham gia Bảo hiểm xã hội. Ví dụ như về y tế, một số nơi đã có những biểu hiện phân biệt đối xử với những người có thẻ Bảo hiểm y tế, họ không được chăm sóc tận tình chu đáo như những bệnh nhân khác (những bệnh nhân nộp tiền để chữa bệnh). Chính vì vậy các cơ quan chức năng cần phải giám sát một cách chặt chẽ hơn để những người tham gia Bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng. 2. Đối với xã hội. Bảo hiểm xã hội không những ảnh hưởng rất lớn đến người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội. a. Mặt tích cực - Bảo hiểm xã hội vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ . Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ quỹ Bảo hiểm xã hội muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có đủ sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên tham gia phải được tính toán cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của Bảo hiểm xã hội. Thực chất, phần đóng góp của nỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi được nhận là rất lớn khi họ gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội là được Bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động. Với Nhà nước Bảo hiểm xã hội góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách đồng thời quỹ Bảo hiểm xã hội còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm xã hội là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia Bảo hiểm xã hội. Và ngược lại Bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm bảo hiểm cho người lao động và gia đình họ kể cả khi họ đang còn trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của Bảo hiểm xã hội luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hoá của Bảo hiểm xã hội cũng ngày càng cao. Bảo hiểm xã hội không những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người lao động, nó giúp cho người lao động và gia đình họ giải quyết được những khó khăn về đời sống, nó đã bảo vệ chính đáng những quyền lợi của người lao động, Bảo hiểm xã hội còn góp phàn làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chính trị và xã hội được phát triển an toàn hơn. Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất xã hội làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn. Bảo hiểm xã hội còn giúp xã hội phân phối lại những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc... thực hiện chức năng này có nghĩa là Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội. Chính vì vậy Bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội. b. Mặt tiêu cực Các chế độ Bảo hiểm xã hội chưa được các cơ quan giám sát một cách chặt chẽ một số cơ quan tổ chức đã không thực hiện đúng chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Một số cá nhân đã lợi dụng những kẽ hở của chính sách Bảo hiểm xã hội để lừa đảo thu lợi cá nhân. Chính vì vậy mà đã làm cho một số ít người lao động vẫn chưa tin tưởng vào Bảo hiểm xã hội. Nên họ không muốn tham gia Bảo hiểm xã hội và gián tiếp nó đã làm cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội bị ảnh hưởng.. Kết luận Bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người lao động và xã hội nó giúp cho người lao động và gia đình họ giải quyết được những khó khăn về đời sống, nó bảo vệ chính đáng những quyền lợi của người lao động. Bảo hiểm xã hội góp phần làm cho sản xuất được ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển an toàn hơn. ở nước ta, Bảo hiểm xã hội nằm trong hệ thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong những loại chính sách đối với con người, nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn về lao động, an toàn xã hội... Chính sách Bảo hiểm xã hội còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Trong một chừng mực nhất định, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, tham gia Bảo hiểm xã hội không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mọi người lao động trên toàn thế giới. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 I. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội 2 1. Khái niệm 2 2. Các chế độ Bảo hiểm xã hội 2 II. Những ảnh hưởng của Bảo hiểm xã hội 4 1. Đối với người lao động 4 a. Mặt tích cực 4 b. Mặt tiêu cực 6 2. Đối với xã hội 7 a. Mặt tích cực 7 b. Mặt tiêu cực 8 Kết luận 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63101.doc
Tài liệu liên quan