Ngày xưa, ông bà ta nói “đi sinh như đi biển”, có thể gặp sóng gió nhận
chìm tàu lúc nào chẳng biết được! Ngày nay, hàng năm, con số tử vong do
sinh đẻ trên thế giới còn tới 500.000 trường hợp. Tỷ suất chết do thai sản
MMR, trung bình trên thế giới là 400 trên 100.000 trẻ sinh sống. Tỷ suất này
là 210 ở Đông Nam Á và 120 ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là cứ 100.000 đứa
trẻ được sinh ra còn sống thì có đến 120 bà mẹ bị tử vong.
Các nguyên nhân chính gây tử vong mẹ gồm có xuất huyết -băng huyết,
tiền sản giật, vỡ tử cung và nhiễm trùng. Bộ y tế cho rằng 53% các trường hợp là
có thể phòng ngừa được. Vậy nguyên nhân do đâu và phòng ngừa bằng cách nào?
Băng huyết sau sinh (BHSS) hiện nay vẫn là một tai biến sản khoa thường
gặp nhất. Lượng máu mất trên 1% trọng lượng cơ thể có thể gây nguy hiểm cho
tính mạng, thông thường là từ 500 gram trở lên trong vòng 24 giờ sau sinh. Tuy
nhiên, mức độ nguy hiểm của BHSS không chỉ tùy thuộc đơn thuần vào lượng
máu mất mà còn tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ, như tình trạng bị thiếu máu
mãn tính do sốt rét, nhiễm giun móc, dinh dưỡng kém. Nguyên nhân thường do vỡ
tử cung, tức là cơ tử cung không co lại tốt để siết chặt các mạch máu, khiến máu
vẫn tiếp tục chảy ra. Tử cung không co hồi tốt có thể dosót nhau trong lòng tử
cung hay do chất lượng cơ tử cung kém (thường thấy trong trường hợp sinh đẻ
nhiều lần, bị u xơ tử cung hay đa thai, đa ối ). Ngoài ra, BHSS có thể do tổn
thương ở đường sinh dục như rách cổ tử cung, rách âm đạo, tầng sinh môn gặp
trong các trường hợp sinh khó, sinh thủ thuật hay sinh quá nhanh. Rối loạn về
đông máu cũng gây BHSS.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề phòng tai biến sản khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề phòng tai biến sản khoa
Ngày xưa, ông bà ta nói “đi sinh như đi biển”, có thể gặp sóng gió nhận
chìm tàu lúc nào chẳng biết được! Ngày nay, hàng năm, con số tử vong do
sinh đẻ trên thế giới còn tới 500.000 trường hợp. Tỷ suất chết do thai sản
MMR, trung bình trên thế giới là 400 trên 100.000 trẻ sinh sống. Tỷ suất này
là 210 ở Đông Nam Á và 120 ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là cứ 100.000 đứa
trẻ được sinh ra còn sống thì có đến 120 bà mẹ bị tử vong.
Các nguyên nhân chính gây tử vong mẹ gồm có xuất huyết - băng huyết,
tiền sản giật, vỡ tử cung và nhiễm trùng. Bộ y tế cho rằng 53% các trường hợp là
có thể phòng ngừa được. Vậy nguyên nhân do đâu và phòng ngừa bằng cách nào?
Băng huyết sau sinh (BHSS) hiện nay vẫn là một tai biến sản khoa thường
gặp nhất. Lượng máu mất trên 1% trọng lượng cơ thể có thể gây nguy hiểm cho
tính mạng, thông thường là từ 500 gram trở lên trong vòng 24 giờ sau sinh. Tuy
nhiên, mức độ nguy hiểm của BHSS không chỉ tùy thuộc đơn thuần vào lượng
máu mất mà còn tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ, như tình trạng bị thiếu máu
mãn tính do sốt rét, nhiễm giun móc, dinh dưỡng kém. Nguyên nhân thường do vỡ
tử cung, tức là cơ tử cung không co lại tốt để siết chặt các mạch máu, khiến máu
vẫn tiếp tục chảy ra. Tử cung không co hồi tốt có thể do sót nhau trong lòng tử
cung hay do chất lượng cơ tử cung kém (thường thấy trong trường hợp sinh đẻ
nhiều lần, bị u xơ tử cung hay đa thai, đa ối…). Ngoài ra, BHSS có thể do tổn
thương ở đường sinh dục như rách cổ tử cung, rách âm đạo, tầng sinh môn… gặp
trong các trường hợp sinh khó, sinh thủ thuật hay sinh quá nhanh. Rối loạn về
đông máu cũng gây BHSS.
Dự phòng BHSS đòi hỏi trình độ chuyên môn và sự theo dõi sát sản phụ
của người đỡ đẻ để phát hiện và xử lý kịp thời tình huống khi mới chớm xảy ra.
Một trong những biện pháp dự phòng mà người dân có thể thực hiện được, đó là
sinh đẻ có kế hoạch vì sinh nhiều lần là một trong những nguyên nhân chính gây
vỡ tử cung.
Vỡ tử cung (VTC) có thể xảy ra trước khi sinh (trong lúc đang mang thai)
hoặc ngay trong lúc sinh. Nhóm nguyên nhân lớn thứ nhất là do chất lượng tử
cung kém khiến tử cung không chịu nỗi khối thai hay cuộc chuyển dạ. Đó là do
những sẹo mổ cũ ở tử cung do lần mổ lấy thai trước đó, mổ bóc nhân xơ tử cung,
khâu thủng tử cung do nạo phá thai… Những vết sẹo này chính là nguyên nhân
gây VTC trước sinh và VTC giai đoạn này lại thường khó phát hiện hơn là VTC
trong lúc sinh. Tử cung bị rạn nứt ở chỗ vết sẹo rồi toác rộng ra. Đẻ nhiều lần hay
đã từng sinh đôi, sinh ba làm cho cơ tử cung bị nhão, thành tử cung mỏng và yếu
cũng dễ dẫn đến VTC (65% các trường hợp VTC xảy ra trên các sản phụ đã đẻ từ
3 - 6 lần). Nhóm nguyên nhân thứ hai là những nguyên nhân gây đẻ khó trong
chuyển dạ, dẫn đến chuyển dạ kéo dài, cơn co tử cung dồn dập cố đẩy thai ra ngoài
mà thai vẫn không thể ra được khiến đoạn dưới tử cung phình căng giãn mỏng rồi
bị xé ra.
Đẻ khó có thể do mẹ như khung chậu hẹp hoặc méo, có các khối u tiền đạo
như u xơ tử cung làm cản trở đường tiến của thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
Đẻ khó có thể do thai như thai quá to gây bất tương xứng giữa khung chậu và thai
nhi, hoặc thai bị não úng thủy, bụng cóc… và thường là do ngôi kiểu thế của thai
không tốt như ngôi ngược, ngôi ngang… Ngoài ra, các thủ thuật sản khoa mà được
thực hiện không đúng chỉ định, không đúng kỹ thuật như nội xoay kéo thai, giác
hút, forceps… đều rất dễ gây tổn thương cho tử cung, gây vỡ tử cung.
Dự phòng VTC nhờ thăm khám thai định kỳ để phát hiện các loại đẻ khó và
có chế độ theo dõi cẩn thận với các sản phụ có sẹo mổ cũ. Khuynh hướng hiện nay
các sản phụ thích mổ lấy thai để đỡ bị đau đẻ dù không có chỉ định sẽ làm tăng
nguy cơ cho những lần có thai sau do sẹo mổ cũ. Do đó, nếu không có lý do gì cản
trở thì sinh thường qua ngã âm đạo là hợp tự nhiên nhất. Sinh đẻ có kế hoạch cũng
giúp giảm nguy cơ này vì đẻ nhiều lần làm cho tử cung bị nhão, mỏng và yếu đi.
Tiền sản giật (TSG) là tình trạng huyết áp cao với sự hiện diện của đạm
trong nước tiểu, có thể có kèm phù hoặc không, xảy ra sau khi mang thai được hơn
20 tuần. TSG có thể xảy ra sớm hơn trong trường hợp đa thai và thai trứng.
Nguyên nhân gây tử vong của TSG là tai biến mạch máu não, suy tim, suy hô hấp,
suy thận cấp. Sản giật là biến chứng cấp tính của TSG, là tình trạng co giật liên tục
thành từng cơn, có thể chết nếu không điều trị kịp thời.
TSG nhẹ có huyết áp cao trên 140/90 hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 15
mmHg và huyết áp tâm trương trên 30 mmHg so với huyết áp lúc trước khi mang
thai nếu sản phụ có cao huyết áp sẵn từ trước. Trong TSG nặng thì huyết áp tâm
trương trên 110 mmHg, đạm trong nước tiểu có thể lên đến trên 5 gram trong 24
giờ. TSG nhẹ và nặng đều có thể dẫn đến sản giật. Các dấu hiệu trở nặng của TSG
là phù tăng (biểu hiện bằng tăng cân nhanh), nhức đầu nặng, hoa mắt, đau bụng
vùng gan, buồn nôn và nôn, tiểu ít. Đo huyết áp thấy tăng cao. Xét nghiệm máu
thấy có cô đặc máu, giảm tiểu cầu, tăng creatinin. Tuy nhiên, khó đoán trước đến
lúc nào thì TSG sẽ biến thành sản giật.
TSG có thể được dự phòng hoặc giảm bớt các biến chứng nhờ khám thai tốt
để phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống.
Nhiễm trùng là một tai biến thường gặp trong sản khoa do vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể qua vết thương nơi nhau bám hay qua các sang chấn ở đường sinh
dục do cuộc sinh gây ra. Nhiễm trùng thường gặp trong phá thai phạm pháp
(không an toàn) do thực hiện không đúng kỹ thuật gây thủng tử cung, do không
đảm bảo vô trùng hoặc do sót nhau, sót các phần của thai… Trong cuộc sinh, các
yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng hậu sản là tình trạng chuyển dạ kéo dài, ối vỡ
sớm, xuất huyết nhiều, bị rách ở đường sinh dục, bị sót nhau hay có các thủ thuật
sản khoa. Vi khuẩn lây bệnh có thể lây từ tay của người hộ sinh, từ những dụng cụ
sinh đẻ hay có sẵn trong đường sinh dục. Nhiễm trùng có thể từ những hình thái
nhẹ đến những hình thái nặng đe dọa tính mạng. Nhẹ nhất có viêm tấy ở chỗ cắt
hay rách tầng sinh môn, rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Viêm tử cung cũng còn
là hình thái nhiễm trùng nhẹ, lúc này người mệt mỏi, có sốt, sản dịch có mùi hôi.
Nguyên nhân thường do sản dịch không thoát ra ngoài được do tử cung gập góc
bất thường hoặc bị sót nhau, nhiễm trùng ối… nếu không điều trị hữu hiệu ở giai
đoạn này thì viêm tử cung sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn như viêm
phúc mạc chậu, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm trùng huyết.
Một khi đã bị các biến chứng này thì tỷ lệ tử vong rất cao. Tổng trạng suy
sụp nặng, mê man, sốt cao, lạnh run, sản dịch có mùi hôi thối, nhiều cơ quan khác
cũng bị tổn thương do vi trùng lan tràn trong máu đi khắp cơ thể.
Dự phòng nhiễm trùng bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
Phát hiện sớm để điều trị ngay khi nhiễm trùng còn nhẹ, khu trú. Nạo phá thai, cần
đến những cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện và điều kiện vô trùng tốt.
Tóm lại, giữ vệ sinh tốt, ăn uống cân bằng dinh dưỡng lúc mang thai, khám
thai định kỳ là thượng sách để hạn chế phải chết do sinh đẻ.
BS. Đ.T.H.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_phong_tai_bien_san_khoa_5915.pdf