Ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên khả năng tự cơ thể chống
trọi lại với bệnh tật chưa tốt, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn
đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau đây là những biện pháp
nhằm nâng cao khả năng miễm dịch cho trẻ.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để nâng cao sức đề kháng cho
trẻ
Ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên khả năng tự cơ thể chống
trọi lại với bệnh tật chưa tốt, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn
đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau đây là những biện pháp
nhằm nâng cao khả năng miễm dịch cho trẻ.
1. Bổ xung dinh dưỡng đầy đủ
Luôn chú ý tới những gì trẻ sẽ ăn và uống là yếu tố cơ bản để
tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ em khỏi sự lây
nhiễm.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rachel Riddiford, TT Nhi Dayton
(Mỹ), trẻ cần ăn 5 loại rau quả mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin
C, E, A cùng các phytochemical cơ bản để có được hệ miễn dịch
khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ cần được ăn sữa chua có bổ sung
probiotic mỗi ngày.
Trứng, các loại hạt họ lạc, thịt và cá sẽ cung cấp cho cơ thể các
vitamin B6, B12, kẽm và selen.
Những thực phẩm khác bao gồm sữa (cung cấp vitamin A và
D), ngũ cốc bổ sung vi chất B6, A, axit folic, selen, sắt và
kẽm… sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch khả năng tiêu diệt các “vật
thể lạ” xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Thực phẩm có omega-3 và các chất chống ôxy hóa sẽ giúp trẻ
không bị cảm lạnh.
Tránh các thực phẩm, đồ uống có đường, có ga. Tránh các loại
thực phẩm có nhiều đường fructose… những loại snack ngọt vì
chúng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ béo phì,
tiểu đường và bệnh tim.
2. Đảm bảo giấc ngủ
Các chuyên gia sức khỏe Nhi cho rằng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi
đêm mới giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Khi cơ thể ở trong trạng thái ngủ say, huyết áp sẽ giảm, quá
trình phục hồi và tăng trưởng sẽ diễn ra, năng lượng sẽ được tích
lũy, máu tăng cường tới các cơ bắp và hormone sẽ được tiết ra…
Thời lượng ngủ mỗi ngày của trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh: 10,5-18 tiếng
- Trẻ 3-11 tháng: 9-12 tiếng mỗi đêm, thêm 2-4 tiếng cho các
giấc ngủ ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi: 12-14 tiếng
- Trẻ 3-5 tuổi: 11-13 tiếng
- Trẻ 5-12 tuổi: 10-11 tiếng
Việc của bạn là tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, nơi ngủ
thoải mái, an toàn.
3. Tăng cường luyện tập thể dục
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa một hệ miễn dịch
khỏe mạnh với việc tập thể dục thể thao ở trẻ (đi bộ nhanh hay
chơi đá bóng…).
Trẻ thường xuyên vận động, ít có thời gian ngồi trước màn hình
tivi hay máy tính sẽ khỏe mạnh và ít ốm hơn những trẻ khác.
4. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất cơ bản cho sự phát triển của
trẻ và hơn thế, sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp tăng cường
hệ miễn dịch của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít bị viêm tai giữa hơn.
Vitamin và khoáng chất bổ sung
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng
trưởng và phát triển cũng như xây dựng một hệ miễn dịch khỏe
mạnh.
Vitamin và thực phẩm tốt nhất là từ thực phẩm.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ thiếu vi chất nào đó do thói quen uống thì
cần trao đổi với bác sĩ nhi để được tư vấn cụ thể.
5. Bổ xung đủ cho trẻ vitamin và khoáng chất
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng
trưởng và phát triển cũng như xây dựng một hệ miễn dịch khỏe
mạnh.
Vitamin và thực phẩm tốt nhất là từ thực phẩm.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ thiếu vi chất nào đó do thói quen uống thì
cần trao đổi với bác sĩ nhi để được tư vấn cụ thể.
6.. Rửa tay với xà phòng
Đây là một câu nói rất quen thuộc nhưng nhiều người lại quên
hoặc không để ý.
Rửa tay giúp ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập vào chể, từ
đó hỗ trợ cho hệ miễn dịch.
Dưới đây là những lưu ý khi hướng dẫn trẻ rửa tay:
- Dùng nước ấm
- Xoa tay vào nhau, xoa lòng bàn tay, mặt ngoài của tay và giữa
các ngón tay
- Hát bài hát happy birthday 2 lần để biết chính xác thời gian cần
thiết khi rửa tay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_nang_cao_suc_de_khang_cho_tre.pdf