Đề: Kể về một người thân của em.
1. Yêu cầu:
* Nội dung:
- HS biết kể câu chuyện về người thân ( ông, bà, cha , mẹ, anh, chị.)
- Đề văn kể người là trọng tâm, kể chuyện đời thường, việc thật, người thật .
- Kể đặc điểm nhân vật , hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ, câu chuyện có ý nghĩa.
* Hình thức:
- Bài viết phải đảm bảo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) rõ ràng.
- Trình bày sạch sẽ, cân đối, chữ viết không được cẩu thả.
- Sai không quá 3 lỗi ở các loại.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Biểu điểm:
9-10: Đạt những yêu cầu trên.
7-8: Đạt những yêu cầu trên song đôi chỗ còn lúng túng.
5-6: Biết kể câu chuyện nhưng cách kể còn chung chung.
3-4: Bài viết chỉ kể đơn giản, sai nhiều lỗi.
ĐỀ TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 3. LỚP 6. HỌC KÌ I.
Trường THCS Măng Cành Tiết 48- 49. Tuần 13. Năm học: 2008- 2009.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề: Kể về một người thân của em.
Yêu cầu:
* Nội dung:
- HS biết kể câu chuyện về người thân ( ông, bà, cha , mẹ, anh, chị...)
- Đề văn kể người là trọng tâm, kể chuyện đời thường, việc thật, người thật .
- Kể đặc điểm nhân vật , hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ, câu chuyện có ý nghĩa.
* Hình thức:
- Bài viết phải đảm bảo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) rõ ràng.
- Trình bày sạch sẽ, cân đối, chữ viết không được cẩu thả.
- Sai không quá 3 lỗi ở các loại.
2. Biểu điểm:
9-10: Đạt đúng yêu cầu trên sự việc lựa chọn có ý nghĩa, giới thiệu được nhân vật , nêu được suy nghĩ, tính nết của người thân. bài văn với lời văn trong sáng, không sai phạm các lỗi .
7-8: Đạt những yêu cầu trên nhưng cách trình bày , chọn những sự việc chưa sâu sắc , nêu được ý nghĩa tính nết nhưng chưa cụ thể có sai sót nhỏ.
5-6: Đạt yêu cầu, có nêu được nhân vật , chọn sự việc, suy nghĩ nhưng còn chung chung. Sai 2-4 lỗi các loại.
3-4: Chưa đạt yêu cầu sai nhiều lỗi các loại.
2-1: Bài viết quá yếu, sơ sài , đọc không hiểu, câu văn tối nghĩa.
*******************************************************************************
ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở NHÀ.
Trường THCS Măng Cành Tiết 88. Tuần 22. Học kì II. Năm học: 2008- 2009.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Thời gian: 90 phút.
ĐẾ BÀI:
Em hãy tả hình ảnh cây mai hoặc đào mà em có dịp quan sát và thưởng thức trong dịp tết đến xuân về.
* Yêu cầu:
+ Nội dung: HS miêu tả được hình ảnh cây mai và đào trong dịp tết đến xuân về.
+ Dàn bài :
* Mở bài: (2 điểm) Giới thiệu cây mai vàng em sẽ tả.
- Thời điểm, hoàn cảnh nào?
* Thân bài: (6 điểm) Cần tả theo trình tự:
- Từ xa nhìn thấy cây mai vàng như thế nào? Nó hiện lên ra sao?
- Gốc cây, thân cây, cành , lá, nụ...
- Hình dáng, màu sắc của từng bộ phận.
- Cây mai vàng cùng với cảnh vật xung quanh.
* Kết bài: ( 1 điểm)Cảm nghĩ của em.
+ Hình thức: Bài viết đảm bảo 3 phần rõ ràng
- Trình bày sạch , đẹp. (1 điểm).
**********************************************************************************
ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI LỚP 6
Trường THCS Măng Cành Tiết 105- 106. Tuần 27. Học kìII. Năm học: 2008- 2009.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Thời gian: 90 phút.
Đề bài:
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình.
Yêu cầu:
Nội dung:
- HS biết tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình...
Như thế đối tượng miêu tả tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của từng em.
Miêu tả một cách khá toàn diện và thể hiện được quan hệ thân thiết của mình.
Hình thức:
Bài viết phải đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng.
Sạch sẽ, cân đối, chữ viết không được cẩu thả.
Sai không quá 3 lỗi ở các loại.
Biểu điểm:
9-10: Đạt những yêu cầu trên, lựa chọn những đặc điểm chi tiết nổi bật ở nhân vật.
Giới thiệu được nhân vật miêu tả một cách toàn diện. Bài văn với lời văn trong sáng, diễn đạt biểu cảm, không sai phạm các lỗi.
7-8: Đạt những yêu cầu trên nhưng cách trình bày , miêu tả chưa được chi tiết sâu sát lắm, nêu được những đặc điểm nổi bậtcủa người em tả nhưng chưa cụ thể lắm.
5-6: Đạt yêu cầu, có nêu được một số nét miêu tả. Sai sót 2- 4 lỗi các loại.
3-4 : Chưa đạt yêu cầu, sai nhiều lỗi các loại
2-1: Bài viết quá yếu, sơ sài, đọc không hiểu, câu văn tối nghĩa.
ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
Trường THCS Măng Cành . Tiết 121- 122. Tuần 31. Học kì II.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Thời gian: 90 phút.
Đề bài: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán , em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
1. Yêu cầu :
* Nội dung: Yêu cầu HS tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời , nhưng dựa vào gợi ý từ bài văn Lao xao của nhà văn Duy Khán. Các em có thể tham khảo cách miêu tả của nhà văn nhưng phải sáng tạo. Khi viết bài văn của mình không được chép lại một cách máy móc.
* Hình thức:
- Bài viết phải đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng.
- Sạch sẽ, cân đối chữ viết không được cẩu thả.
- Sai không 3 lỗi ở các loại.
2. Biểu điểm:
+ 9-10 điểm: Đạt những yêu cầu trên, lựa chọn những đặc điểm, chi tiết nổi bật- liên tưởng- so sánh phù hợp với cảnh được tả. Giới thiệu được cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. miêu tả sáng tạo một cách toàn diện . Bài văn với lời văn trong sáng, diễn đạt biểu cảm, không sai phạm các lỗi.
+7- 8 điểm: Đạt những yêu cầu trên nhưng cách trình bày miêu tả chưa được chi tiết , chưa được sáng tạo lắm, nêu được những đặc điểm nổi bật của cảnh mà em tả nhưng chưa cụ thể lắm- có sai sót nhỏ.
+ 5- 6 điểm: Đạt yêu cầu , có nêu một số nét miêu tả, sai sót 2-4 lỗi các loại.
+ 3-4 điểm: Chưa đạt yêu cầu, sai nhiều lỗi chính tả và các loại.
+ 2-1 điểm: Bài viết quá yếu, sơ sài đọc không hiểu, câu văn tối nghĩa.
**********************************************************************************
B. NỘI DUNG ĐỀ:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Xác định yêu cầu câu hỏi và chọn nội dung trả lời câu hỏi đúng nhất .
1. Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu văn bản nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.
2. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm.
3. Mục đích chính của truyện “ Em bé thông minh” là gì?
A.Gây cười.
B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
C. Khẳng định sức mạnh của con người.
D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
4. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt,Miệng.
C. Sự tích Hồ Gươm; Đeo nhạc cho Mèo; Em bé thông minh.
D. Cây bút thần; Thạch Sanh; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
5. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất thái độ yêu quí và sự công tâm đối với người bệnh của thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một người thầy thuốc.
A. Chữa bệnh không lấy tiền.
B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho người bệnh.
C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát và chữa chạy cho họ.
D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội.
6. Dòng nào sau đây là cụm danh từ?
A. Một lâu đài to lớn.
B. Đang nổi sóng mù mịt.
C. Không muốn làm nữ hoàng.
D. Lại nổi cơn thịnh nộ.
7. Những từ nào sau đây , từ nào không phải là từ láy?
A. Thông minh.
B. Sửng sốt.
C. Mượt mà.
D. Tưng hửng.
8.Từ “ trẩy kinh” trong truyện “ Em bé thông minh” có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ thuần Việt.
B. Từ Hán Việt.
C. Từ tiếng Anh.
D. Từ tiếng Pháp.
Phần II: Tự luận (6 điểm).
9. Kể một kỉ niệm với thầy ( cô) giáo của em.
C. ĐÁP ÁN:
PhầnI. Trắc nghiệm: (4 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đúng
B
D
D
C
D
A
A
B
Phần tự luận: (6 điểm).
1. Mở bài: (0,5 điểm).
- Giới thiệu một kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản thân em.
2. Thân bài: (5 điểm).
- Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy (cô).
- Tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm.
- Kể diễn biến sự việc.
3. Kết bài: (0,5 điểm).
- Kết thúc sự việc và ý nghĩa của sự việc xảy ra.
********************************************************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_kiem_tra_van_6_7208.doc