Việc kinh doanh chứng khoán và những khoản lợi nhuận lớn của
nó luôn hấp dẫn bạn đầu tư vào chứng khoán. Thị trường là nơi
trung gian để “người bán” là các công ty, doanh nghiệp bán
chứng khoán nhằm có vốn dài hạn, đồng thời giúp người mua là
các nhà đầu tư có nơi để giúp những đồng tiền dành dụm của
mình sinh sôi nảy nở theo thời gian cho một mục đích đã định.
Khi mua chứng khoán nhà đầu tư sẽ có ba cái lợi: một là được
công ty chia lợi nhuận gọi là cổ tức, hai là được hưởng lãi vốn khi
chứng khoán lên giá và lúc nào cần tiền thì có thể bán chúng đi
với tính thanh khoản cao. Đây là một quá trình đòi hỏi sự phân
tích và tính toán. Với những dự tính mua chứng khoán của mình,
các nhà đầu tư cần có những hiểu biết nhất định về “cái chợ”
phức tạp này.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Để không thua lỗ khi “đi chợ” chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để không thua lỗ khi “đi chợ”
chứng khoán
Việc kinh doanh chứng khoán và những khoản lợi nhuận lớn của
nó luôn hấp dẫn bạn đầu tư vào chứng khoán. Thị trường là nơi
trung gian để “người bán” là các công ty, doanh nghiệp bán
chứng khoán nhằm có vốn dài hạn, đồng thời giúp người mua là
các nhà đầu tư có nơi để giúp những đồng tiền dành dụm của
mình sinh sôi nảy nở theo thời gian cho một mục đích đã định.
Khi mua chứng khoán nhà đầu tư sẽ có ba cái lợi: một là được
công ty chia lợi nhuận gọi là cổ tức, hai là được hưởng lãi vốn khi
chứng khoán lên giá và lúc nào cần tiền thì có thể bán chúng đi
với tính thanh khoản cao. Đây là một quá trình đòi hỏi sự phân
tích và tính toán. Với những dự tính mua chứng khoán của mình,
các nhà đầu tư cần có những hiểu biết nhất định về “cái chợ”
phức tạp này.
Tìm hiểu về chợ chứng khoán
Thị trường chứng khoán là cái chợ nhưng chúng ta sẽ ít đi vào.
Nếu vào và được vào thì chỉ để xem thông tin ghi trên một cái
bảng điện rộng vài mét vuông mà thôi, hơn thế nữa, nhưng thông
tin ấy cũng sẽ được in lại trên các phương tiện thông tin đại
chúng hàng ngày. Ta cũng sẽ chỉ liên lạc với một người môi giới
của một công ty chứng khoán nào để mua hay bán chứng khoán.
Nếu ai đã từng đi chợ trong đời sống hàng ngày thì cái rủi ro mà
bạn dễ gặp phải là “tiền thật mua phải hàng giả”. Nhưng ở “cái
chợ chứng khoán” thì hàng bạn mua là thật nhưng vẫn có thể bị
mất tiền vì tính chất lên xuống của giá trị cổ phiếu mà bạn đã biết.
Bởi vậy, sự hoạt động và điều hành của “cái chợ” không phải là
điều ta quan tâm mà cái sẽ phải quan tâm là giá trị lên xuống của
các hàng hoá mà mình nắm giữ. Nguyên do chính làm cho giá lên
hay xuống là hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phát
hành chứng khoản; tức là công việc làm ăn của họ thể hiện qau
những thông tin hay những sự phân tích khác nhau và là tâm lý
trên thị trường. Bởi vậy, bốn thứ thực sự liên quan mật thiết với
bạn khi đi chợ mua chứng khoán là: sự thu hồi đồng vốn đã bỏ ra
và lợi nhuận phát sinh, một tờ báo cho biết tình hình giá cả chứng
khoán, những thông tin về hoạt động của công ty mà mình nắm
chứng khoán và một người môi giới.
Một chiến lược đầu tư hợp lý cùng danh mục đầu tư cân đối sẽ
tối ưu hoá hoạt động đầu tư của bạn. Khi chưa là chuyên gia, bạn
cũng nên nghe lời khuyên của những nhà đầu tư đi trước, bởi có
học hỏi và biết tiếp thu bạn mới có thể trở thành một nhà đầu tư
lão luyện. Sau đây là một số lời khuyên của John Neff, một trong
những nhà đầu tư thành đạt nhất phố Wall, đối với các hoạt động
đầu tư của bạn trên thị trường.
Hạn chế rủi ro
Để tránh những hạn chế rủi ro khi đi chợ mua hàng, bạn nên đa
dạng hoá, chia phần tài sản của bạn ra, điều này có nghĩa là
phân chia số tiền của bạn trong nhiều kiểu đầu tư với những tỷ lệ
khác nhau. Thực sự nguyên tắc này không sai, nhưng bạn nên đi
ngược lại những kiến thức thông thường này, ngay cả khi nó có
thể gây ra cho bạn đôi chút lo lắng ban đầu. Copy những gì tất cả
mọi người đang nghĩ và làm trên thị trường có lẽ sẽ cho bạn cảm
giác yên tâm, nhưng thực sự nó không phải điều đáng làm nhất.
Đa dạng quá nhiều sẽ dẫn bạn tới sự thiếu hụt về kiến thức cũng
như trọng tâm về việc đầu tư của bạn. Nếu một người khuyên
bạn nên đầu tư 45% vào cổ phiếu, 80% vào trái phiếu, 10% vào
chứng khoán nước ngoài, 10% vào quỹ thị trường tiền tệ Money
Market Fund, một dạng quỹ hỗ tương đầu tư mở rộng đầu tư vào
thị trường huy động vốn ngắn hạn, 5% vào vàng, điều này có thể
khiến bạn an tâm hơn nhưng đồng thời việc đầu tư rải rác này sẽ
làm loãng đi lợi nhuận của bạn. Có lẽ bạn không nên đầu tư vào
vàng, chứng khoán nước ngoài, trái phiếu vì nó sẽ làm sụt giảm
lợi nhuận chung. Đồng thời bạn cũng không thể bỏ tất cả số tiền
kiếm được vào một công ty nào đó, cho dù công ty ấy có là
Microsoft chăng nữa. Sự sụp đổ của Enron vào cuối năm 2001
cho thấy ngay cả những công ty khổng lồ vẫn có thể phá sản như
thường. Và bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp thiếu may mắn
như thế. Tốt nhất bạn nên bỏ hết tiền bạc định đầu tư vào vài
công ty hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này có
vẻ như là một sự đa dạng hoá hợp lý hơn.
Người đầu tư được bảo vệ
Vì những rủi ro tiềm tàng của mình, “cái chợ” này luôn mang
trong nó một chức năng quan trọng. Ngoài chuyện sắp xếp và
thực hiện các giao dịch, nó tìm cách bảo vệ nhà đầu tư bằng
cách đặt ra những quy định đòi các công ty phát hành phải niêm
yết chứng khoán tại thị trường, phải công bố thông tin hàng năm
về bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
thuyết minh báo cáo tài chính,… Chẳng những thế công ty còn
phải công bố thông tin tức thời trong một số trường hợp như khi
làm ăn gặp khó khăn, tài khoản ở ngân hàng bị đình chỉ, phong
toả, hoạt động kinh doanh bị ngừng quá ba tháng, sản phẩm
chính bị đình chỉ tiêu thụ, hoặc ngay cả khi thay đổi tổng giám đốc
và cơ cấu cổ đông chính.
Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán luôn được bảo vệ khỏi
bất kỳ sự thua lỗ phi thị trường nào, kể cả thua lỗ tiềm năng do
phá sản, do hành động không trong sạch của các nhà môi giới,
do giả mạo chữ ký, do mọi hình thức biển thủ, kể cả bằng vi tính.
Bản thân chợ chứng khoán cũng đứng ra công bố một số thông
tin về giao dịch trên thị trường qua các phương tiện của mình
như trên báo chí, tivi…giúp nhà đầu tư cảnh giác với việc đầu tư
của mình.
Tìm chọn người môi giới
Khi “đi chợ” chứng khoán, bạn phải có một người đi mua dùm
bạn. Nhưng xin nhớ cho là khi bạn đi mua chứng khoán thì món
hàng mà bạn cầm trong tay lúc đầu không phải là tờ chứng khoán
của công ty đã thực sự nhận tiền của bạn giao cho (trừ khi bạn là
nhân viên làm việc trong công ty ấy) mà tờ giấy làm bằng lại do
công ty chứng khoán cấp gọi là giấy xác nhận. Trong thị trường
hàng hoá bạn chỉ mua chứ ít khi bán, nên bạn là “thượng đế một
chiều”, còn trong thị trường chứng khoán, có khi bạn mua, có khi
bạn bán nên bạn sẽ là “thượng đế hai chiều”. Bởi thế, phải chọn
một công ty chứng khoán tin cậy để hoạt động “hai chiều” và đỡ
bất an. Khi đã chọn một công ty, họ sẽ giới thiệu với bạn một
người môi giới và bạn sẽ liên lạc với bạn người này mãi mãi. Có
một người môi giới, bạn phải ký hợp đồng mở tài khoản với công
ty chứng khoán và bỏ tiền vào trong đó.
Chọn hàng để mua
Khi một công ty được phát hành chứng khoán, có khi họ bán
thẳng cho nhân viên của họ, nhưng bình thường họ nhờ một
công ty khác có chức năng bảo lãnh phát hành tung ra thị trường.
Công ty sau ứng tiền cho công ty trước, nhiều hay ít tuỳ thuộc hai
bên thoả thuận. Giai đoạn này gọi là thị trường sơ cấp.
Công ty bảo lãnh nhận chứng chỉ cổ phiếu hay chứng khoán đã
phát hành và tìm cách bán đi. Giai đoạn này gọi là thị trường
chứng khoán thứ cấp. Họ có thể bán thẳng cho bạn, nếu họ đồng
thời cũng là công ty chứng khoán hoặc họ bán cho công ty chứng
khoán khác để công ty chứng khoán này tích trữ sẵn rồi bán cho
bạn. Trong quá trình lòng vòng đó chứng khoán của công ty phát
hành sẽ nằm trong thị trường chứng khoán qua thủ tục lưu ký.
Chứng khoán bạn mua từ một công ty chứng khoán thường đã
nằm trong công ty ấy hay trong Phòng lưu ký. Khi mua bạn sẽ
nhận được Giấy xác nhận từ công ty chứng khoán, công ty này là
thành viên của thị trường chứng khoán nên “hai là một” và chứng
khoán của họ cũng là một. Do vậy, đã đặt mua chứng khoán của
một công ty bạn chọn mà do một công ty chứng khoán bán thì
bạn có thể chắc đó là chứng khoán thật của công ty mình muốn.
Mua hàng tại chợ
Trong chợ chứng khoán có rất nhiều hàng hoá cho bạn lựa chọn,
trong thời gian đầu bạn chỉ được mua một hàng hoá nghĩa là chỉ
được đặt một lệnh, gọi là lệnh giới hạn, tức là khi ra lệnh đó bạn
sẽ nói luôn giá mình mua. Cách thức giao dịch với người môi ra
sao sẽ tuỳ thuộc từng “chợ” và cá nhân giữa hai bên, chưa kể
đến tính cạnh tranh của mỗi công ty chứng khoán. Tuy nhiên,
lệnh bạn đưa ra cho người môi giới sẽ có ít ra bốn chi tiết mà luật
đã quy định: chứng khoán muốn mua, số lượng, giá mua và thời
gian hiệu lực của lệnh. Như là một điều tự nhiên, trước khi mua
hàng bạn phải hỏi xem giá hiện thời trên chợ của hàng đó là bao
nhiêu và có số lượng lớn hay không, mấy lô. Lệnh mua hàng tại
“chợ chứng khoán” của bạn có thể như sau: “Mua cho tôi một lô
chứng khoán của công ty IBM, giá 49 USD, đến 2 giờ chiều thì
bỏ”. Khi đã gọi xong, về nguyên tắc, bạn phải điền vào Phiếu lệnh
và gửi cho “chợ”. Trên thực tế, chắc bạn phải chờ cho đến khi
mua được hàng, tức là lệnh được thực hiện. Khi ấy, người môi
giới sẽ báo cho bạn biết để xác nhận giá cả, số lượng, loại chứng
khoán. Bạn sẽ kiểm soát để còn quy trách nhiệm nếu người môi
giới làm không đúng lệnh. Nếu sau khi đã đặt lệnh mà bạn muốn
đổi, ví dụ muốn bán với giá cao hơn, hay mua rẻ hơn nhờ nghe
ngóng đâu đó, bạn có thể đặt lệnh lại với điều kiện là lệnh ban
đầu chưa xảy ra, nếu đã xảy ra rồi thì bạn phải giữ lệnh cũ và
thanh toán tiền bạc theo lệnh đó. Nếu đến cuối ngày không được
người môi giới báo là lệnh đã dược thực hiện thì có nghĩa là việc
mua của bạn vào ngày đó không xong, hai ngày sau phải làm lại.
Về phía công ty chứng khoán, trước khi nhập lệnh vào hệ thống
giao dịch, họ phải kiểm tra tài khoản của bạn và yêu cầu bạn điền
vào Phiếu lệnh ngày giao dịch và sẽ gửi cho bạn một Giấy xác
nhận kết quả ngay trong ngày đó. Trong vòng 5 ngày đầu của mỗi
tháng, công ty chứng khoán sẽ gửi cho bạn bản sao kê tài khoản.
Việc mua hàng tại chợ của bạn đến đây là hết. Bạn giữ giấy xác
nhận của công ty chứng khoán làm bằng và chờ cho khi chứng
khoán lên hay xuống. Khi nó lên bạn cứ giữ nó mãi, vì càng ngày
nó càng lên giá. Bạn có thể bán đi để lấy lời. Nếu bạn bán ngay đi
thì bạn nằm trong thành phần “chơi chứng khoán” hay “người
mạo hiểm”. Nếu giữ lại lâu, bạn là người đầu tư cẩn thận hay bảo
thủ. Ngoài ra hàng năm bạn còn được công ty chia lời gọi là cổ
tức và được công ty mời họp đại hội đồng cổ đông. Bạn sẽ có rất
nhiều lợi ích lớn khi “đi chợ” chứng khoán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_khong_thua_lo_khi.pdf