Để dược liệu vẫn là nền tảng của ngành dược

"Dược liệu là nền tảng của ngành dược" đã là chủ trương của Bộ

Y tế từ nhiều năm qua. Trong thời kỳ bao cấp, dược liệu với phong trào

thuốc nam đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp chăm sóc sức

khỏe nhân dân và bảo vệ Tổ quốc.

"Dược liệu là nền tảng của ngành dược" đã là chủ trương của Bộ

Y tế từ nhiều năm qua. Trong thời kỳ bao cấp, dược liệu với phong trào

thuốc nam đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp chăm sóc sức

khỏe nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn quốc tế luôn đánh giá cao

những kết quả đã đạt được trong công tác dược liệu thông qua Chương

trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và Chương trình thuốc thiết yếu của

Việt Nam.

Gần đây, thành công của việc sản xuất thuốc sốt rét từ cây thanh hao

hoa vàng Việt Nam đã chứng minh là nếu biết tổ chức và có những giải pháp

thích hợp, dược liệu nước ta vẫn là con đường đưa ngành dược nước ta đón

đầu được trong hội nhập và nó sẽ vẫn là nền tảng của ngành dược.

Vai trò của các thành phần trong sự nghiệp phát triển dược liệu

thời kỳ tới.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Để dược liệu vẫn là nền tảng của ngành dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để dược liệu vẫn là nền tảng của ngành dược "Dược liệu là nền tảng của ngành dược" đã là chủ trương của Bộ Y tế từ nhiều năm qua. Trong thời kỳ bao cấp, dược liệu với phong trào thuốc nam đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. "Dược liệu là nền tảng của ngành dược" đã là chủ trương của Bộ Y tế từ nhiều năm qua. Trong thời kỳ bao cấp, dược liệu với phong trào thuốc nam đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn quốc tế luôn đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác dược liệu thông qua Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và Chương trình thuốc thiết yếu của Việt Nam. Gần đây, thành công của việc sản xuất thuốc sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam đã chứng minh là nếu biết tổ chức và có những giải pháp thích hợp, dược liệu nước ta vẫn là con đường đưa ngành dược nước ta đón đầu được trong hội nhập và nó sẽ vẫn là nền tảng của ngành dược. Vai trò của các thành phần trong sự nghiệp phát triển dược liệu thời kỳ tới. Doanh nghiệp là thành phần phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn để tồn tại và phát triển. Chính doanh nghiệp sẽ là người đề ra những bài toán về nghiên cứu khoa học, quy hoạch, đầu tư... và chịu trách nhiệm về hiệu quả của nó. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, doanh nghiệp cũng cần khắc phục những yếu kém của mình và của ngành. Cụ thể là phải: - Khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất, kinh doanh. Có thể đó là đặc điểm chung của nước ta. Ngay VASEP (Hiệp hội xuất nhập khẩu thủy sản) với mức xuất khẩu có thể tới 1 tỷ USD nhưng vẫn nhận thấy tình trạng sản xuất thủy sản nước ta là manh mún và là trở ngại lớn của ngành trong hội nhập kinh tế và phát triển. - Tăng cường tính liên kết với nhau và trong tổ chức xã hội của mình là VIMAMES. Cần phải có các doanh nghiệp "đầu đàn" để "khai thông" những con đường mới cho sự phát triển chung của ngành. Điều này Nhà nước và các ngành khác đang triển khai nhưng trong lĩnh vực dược nói chung và dược liệu nói riêng thì còn chậm và tự phát phát triển vẫn là chính. Quản lý nhà nước (QLNN) Cũng như trước đây, QLNN đối với công tác dược liệu là quản lý liên ngành. Trong hội nhập, vai trò liên ngành lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi những đầu tư lớn, những hoạt động quy mô về xúc tiến thương mại, đầu tư... và cả những vấn đề liên ngành mới của hội nhập đặt ra. Ví dụ như vấn đề SPS hay TBT (Hàng rào kỹ thuật thương mại)... Hội nhập đang đặt ra cho QLNN (mà chủ yếu là Bộ Y tế) yêu cầu nặng nề về nghiên cứu để hài hòa quy chế giữa các nước trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực dược liệu. Quản lý liên ngành đòi hỏi phải phát huy sự tham gia và hỗ trợ của các địa phương. Quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan QLNN cần được tăng cường. Nếu xác định doanh nghiệp là trung tâm cho bước phát triển tới thì cơ quan QLNN chính là người tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển đó. Bộ Y tế là người bảo đảm sự cân đối giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế của ngành. Trong mối quan hệ này, VIMAMES có vai trò nhất định. Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng yêu cầu cấp bách hiện nay đòi hỏi VIMAMES chuyển tập trung hoạt động theo chức năng tổ chức nghề nghiệp của mình. Vai trò của sự điều hành Xuất phát từ tiềm năng và yêu cầu cấp bách của công tác dược liệu, cần nghiên cứu một phương thức điều hành tập trung và có hiệu quả. Chúng ta đã có kinh nghiệm qua việc phát triển sản xuất thuốc sốt rét từ thanh hao hoa vàng. Ban đầu, chỉ là những nghiên cứu lẻ tẻ. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về thuốc sốt rét phòng chống dịch, Chính phủ đã có chủ trương và Bộ Y tế phối hợp với các ngành có liên quan để phát triển sản xuất thuốc sốt rét. Nhiều việc được triển khai đồng bộ và chỉ sau 1 năm, sản lượng artemisinin đã tăng gấp 10 lần (từ 220kg đến trên 2 tấn) và Việt Nam trở thành nước thứ 2 trên thế giới về sản xuất artemisinin. GS.TS. Nguyễn Văn Đàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhận định": “Chưa có một dược liệu nào được phát triển quy mô như thanh hao hoa vàng". Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của sự điều hành càng quan trọng vì tầm vóc và tính phức tạp của vấn đề. Chúng tôi nghĩ, đã đến lúc, chúng ta cần đề xuất với Nhà nước xây dựng một chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển dược liệu. Với chương trình đó, công tác dược liệu sẽ được xem xét đúng tầm vóc của nó và đóng góp tích cực đưa ngành dược nước ta phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf62_4434.pdf
Tài liệu liên quan