Đề cương Xây dựng cầu hầm

Mục tiêu môn học: Môn học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về các phương pháp phân tích kết cấu ngoài miền hồi bao gồm phương pháp phân tích đàn - dẻo và đặc biệt lý thuyết “phân tích trực tiếp tải trọng giới hạn” (Limit Analysis) áp dụng cho vật thể bằng vật liệu đàn hồi – dẻo lý tưởng.

8. Mô tả tóm tắt môn học: Dựa trên cơ sở lý thuyết chảy dẻo và lý thuyết dẻo theo biến dạng toàn phần, hai phương pháp phân tích kết cấu ngòai miền đàn hồi được trình bày: (a) phương pháp từng bước nghiên cứu quá trình phát triển biến dạng theo tải trọng của kết cấu ; và (b) phương pháp trực tiếp tìm tải trọng giới hạn (Limit Analysis). Phương pháp từng bước ngoài việc sử dụng các phương pháp cơ bản của Cơ Học Kết Cấu (phương pháp lực, phương pháp chuyển vị) môn học còn giới thiệu phương pháp ma trận độ cứng hoặc phương pháp PTHH giúp có thể tự động hóa tính toán qua các ngôn ngữ lập trình (MATLAB, VISUAL C++,.). Phương pháp trực tiếp (Limit Analysis) gồm 2 loại, phương pháp động học và phương pháp tĩnh học, qua việc áp dụng các định lý cận dưới và cận trên, đã phát biểu bài toán tìm tải trọng giới hạn dưới dạng bài toán quy hoạch toán học. Phương pháp từng bước được áp dụng cho các kết cấu dạng thanh vốn rất phổ biến trong các kết cấu xây dựng, trong khi phương pháp trực tiếp (Limit Analysis) được áp dụng cho bài toán phẳng, hệ thanh và các tấm chịu uốn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương Xây dựng cầu hầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu mẫu 2 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ( Chuyên ngành: Xây Dựng Cầu Hầm) Tên môn học: CƠ KẾT CẤU NÂNG CAO Số tín chỉ: 3 (45 tiết LT;Tiểu luận) Giảng viên: PGS.TS. BÙI CÔNG THÀNH BM quản lý môn học: Sức Bền - Kết Cấu, Khoa KTXD Môn học trước: Môn học song hành: Mục tiêu môn học: Môn học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về các phương pháp phân tích kết cấu ngoài miền hồi bao gồm phương pháp phân tích đàn - dẻo và đặc biệt lý thuyết “phân tích trực tiếp tải trọng giới hạn” (Limit Analysis) áp dụng cho vật thể bằng vật liệu đàn hồi – dẻo lý tưởng. Mô tả tóm tắt môn học: Dựa trên cơ sở lý thuyết chảy dẻo và lý thuyết dẻo theo biến dạng toàn phần, hai phương pháp phân tích kết cấu ngòai miền đàn hồi được trình bày: (a) phương pháp từng bước nghiên cứu quá trình phát triển biến dạng theo tải trọng của kết cấu ; và (b) phương pháp trực tiếp tìm tải trọng giới hạn (Limit Analysis). Phương pháp từng bước ngoài việc sử dụng các phương pháp cơ bản của Cơ Học Kết Cấu (phương pháp lực, phương pháp chuyển vị) môn học còn giới thiệu phương pháp ma trận độ cứng hoặc phương pháp PTHH giúp có thể tự động hóa tính toán qua các ngôn ngữ lập trình (MATLAB, VISUAL C++,..). Phương pháp trực tiếp (Limit Analysis) gồm 2 loại, phương pháp động học và phương pháp tĩnh học, qua việc áp dụng các định lý cận dưới và cận trên, đã phát biểu bài toán tìm tải trọng giới hạn dưới dạng bài toán quy hoạch toán học. Phương pháp từng bước được áp dụng cho các kết cấu dạng thanh vốn rất phổ biến trong các kết cấu xây dựng, trong khi phương pháp trực tiếp (Limit Analysis) được áp dụng cho bài toán phẳng, hệ thanh và các tấm chịu uốn. Nội dung: PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: 45 tiết Chương Nội dung Số tiết TLTK 1 Những khái niệm tổng quát về lý thuyết dẻo 1.1 Giới thiệu chung 1.2 Lý thuyết chảy dẻo 1.3 Lý thuyết dẻo theo biến dạng toàn phần 9 [1] [2] 2 Phương pháp từng bước khảo sát các cấu kiện đàn – dẻo lý tưởng 4.1 Phân tích đàn – dẻo hệ thanh dàn 4.2 Phân tích đàn – dẻo dầm chịu uốn 4.3 Phân tích đàn – dẻo thanh lăng trụ chịu xoắn 4.4 Phương pháp ma trận độ cứng phân tích đàn – dẻo hệ thanh 12 [1] [2] 3 Lý thuyết tổng quát khảo sát trực tiếp trạng thái giới hạn (Limit Analysis) 3.1 Khái niệm chung 3.2 Các định lý cơ bản của Limit Analysis: định lý cận dưới, định lý cận trên, và định lý tổ hợp 3.3 Các phương pháp giải của Limit Analysis: phương pháp tĩnh học với định lý cận dưới, phương pháp động học với định lý cận trên 3.4 Limit Analysis và bài toán quy hoạch toán học 3.5 Năng lượng tiêu tán dẻo 3.6 Trường ứng suất bất liên tục 6 [1] [3] 4 Áp dụng “Limit Analysis” vào bài toán phẳng 4.1 Giới thiệu 4.2 Nhắc lại các phương trình cơ bản trong bài toán phẳng - Bài toán ứng suất phẳng - Bài toán biến dạng phẳng 4.3 Bài toán đột lỗ 4.4 Các trường ứng suất bất liên tục cơ bản 4.5 Bài toán tấm có vết nứt chịu kéo 6 [1] [3] 5 Phân tích hệ thanh bằng “Lý thuyết tính trực tiếp tải trọng giới hạn” 5.1 Khái niệm chung 5.2 Áp dụng định lý về cận của Limit Analysis 5.3 Phương pháp tổ hợp cơ cấu 5.4 Phương pháp động học và bài toán quy hoạch tuyến tính 6 [1] [3] 6 Phân tích tấm chịu uốn bằng Limit Analysis 6.1 Tấm chữ nhật chịu uốn 6.2 Tấm tròn chịu uốn 6 [1] [3] PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: 15 tiết TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK 1 2 PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: 15 tiết TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK 1 Tiểu luận Tài liệu tham khảo: (tối thiểu 3 sách tham khảo) [1] Bùi Công Thành, “Cơ Kết cấu nâng cao”, NXB ĐHQG TP HCM, 2002, 2004 [2] W.F.Chen & D.J. Han, “Plasticity for Structural Engineers”, Springer – Verlag New York Inc., 1988 [3] J. Chakrabarty, “Theory of Plasticity”, McGraw-Hill Book Co.Singapore, 1998 [4] W. McGuire & R. H. Gallagher & R. D. Ziemian, “Matrix Structural Analysis”, John Wiley & Sons, 1998 Phương pháp đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1 Tiểu luận, báo cáo trên lớp 1 60 2 Thi cuối học kỳ 1 40 Chủ nhiệm BM quản lý môn học Giảng viên lập đề cương (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccoketcaunangcao_3814.doc
Tài liệu liên quan