1. Giới thiệu
Lê nin từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của mỗi người. Ngôn ngữ thể hiện cụ thể qua nhiều tiếng nói. Các nước trên thế giới thường đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Vì thế các nước thường chọn tiếng của dân tộc làm tiếng nói chung của quốc gia ấy. Chẳng hạn nước Trung Hoa chọn tiếng Hoa, nước Việt Nam chọn tiếng kinh làm ngôn ngữ chính cho quốc gia. Do đó tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giao tiếp của mọi người dân VN và có vai trò hết sức quan trọng. Như HCM khẳng định: “Tiếng việt rộng khắp”.
2. Phân tích
2.1. Tiếng việt là thứ của cải có từ lâu đời
- Tiếng việt ra đời cách đây hàng nghìn năm, tồn tại và phát triển theo lịch sử dân tộc, cùng với sự phát triển của dân tộc Tiếng việt ngày càng lớn mạnh.
- Trong lịch sử cũng đã có từng thời kì các thế lực xâm lược và tầng lớp thống trị trong nước dùng tiếng nói và chữ viết khác như: chữ Hán, chữ Pháp làm ngôn ngữ chính thống trong tất cả các lĩnh vực và tiếng việt bị coi rẻ, bị chèn ép nhưng tiếng việt cũng như dân tộc Việt đồng hóa, không bị mai một và tồn tại, phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời và phát triển của chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ tiếng việt ngày càng có địa vị của nó trường tồn và phát triển cho đến nay.
- Từ sau ngày giành độc lập (1945). Tiếng việt đã trở thành 1 ngôn ngữ quốc gia chính thức và đảm nhận nhiều chức năng lớn lao. Vì thế vài trò của tiếng việt trong đời sống xã hội rất quan trọng.
2.2. Tiếng việt là thứ của cải vô cùng quý báu:
* TV là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người việt.
- Nước ta có 54 dân tộc, nhưng tiếng việt được lấy làm ngôn ngữ chính thức.
- Tiếng việt là phương tiện giao tiếp chính thức của cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước. Mọi loại văn bản đều sử dụng tiếng việt. Do đó TV trở thành phương tiện tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội là động lực cho xã hội tồn tại và phát triển.
- Là phương tiện để con người bàn bạc, trao đổi ý kiến và thống nhất ý kiến trong công việc, tổ chức cộng đồng, là phương tiện đấu tranh xã hội.
- Trong lĩnh vực giáo dục nhà trường cũng từ năm 1945 TV được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy học tập và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến đại học, sau đại học nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học thuộc tất cả các chuyên ngành cũng là phương tiện giáo dục tư tưởng, quân sự, đạo đức tổ chức, lối sống trong cộng đồng.
9 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương tiếng Việt thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về ngữ điệu nhờ đó mà người nhận nghe được, hiểu được.
- Khi viết câu được thể hiện qua hệ thống chữ viết phải đúng quy tắc chính tả, dấu câu:
+ Mở đầu: viết hoa chữ cái đầu
+ Trong câu: sử dụng hợp lí các dấu câu
+ Kết thúc: có dấu ngắt câu
b. Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định
- Câu phải có 2 thành phần: là loại câu có 2 nòng cốt chủ- vị. Nói chung khi nói hay viết, người ta phải nói viết đầy đủ 2 thành phần này.
- Câu 1 thành phần: là loại câu do hoàn cảnh nói hay viết, có thể không có đầy đủ thành phần. Có 2 loại:
+ Câu tĩnh lược do hoàn cảnh giao tiếp đã rõ, người ta có thể lược bỏ thành phần nào đó.
+ Câu đặc biệt: là loại câu có hình thức 1 từ hay 1 cụm từ trên bề mặt.
- Câu phải được sắp xếp theo 1 trật tự cú pháp nhất định phù hợp với quy tắc ngữ pháp tiếng việt.
Câu trong văn bản vừa có tính độc lập về hình thức, cấu tạo đồng thời có mối liên hệ qua lại với các câu khác, nhất là về cấu tạo ngữ pháp.
- Khi viết câu trong văn bản, phải chú ý mối quan hệ về ngữ pháp giữa các câu trong chuỗi.
1.2. Về nội dung-ý nghĩa
a. Mỗi câu viết ra phải có một nội dung thông báo thể hiện một tư tưởng, tình cảm, thái độ …của người phát và phải mang đến người nhận thông tin nào đó.
b. Mỗi câu viết hay nói phải phù hợp với ngữ cảnh và với logic khách quan, xã hội.
1.3. Về phong cách văn bản
a. Mỗi câu viết ra phải phù hợp với loại văn bản: về câu nằm trong văn bản, mỗi loại văn bản có một phong cách nhất định liên quan đến nội dung, mục đích, chức năng nhất định.
b. Mỗi câu viết ra phải phù hợp với hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, nói (viết) ở đâu, lúc nào, với ai.
2. Các lỗi thường gặp về câu
2.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
a. Thiếu thành phần chính
- Biểu hiện câu sai loại này:
+ Mỗi câu thường có chủ ngữ và vị ngữ. Câu sai là câu thiếu một trong hai thành phần chính làm cho câu thể hiện nội dung không rõ ràng, chính xác.
Vd: Bạn tôi mà anh vừa gặp ấy(thiếu vị ngữ)
- Cách chữa: Thêm, bớt, chuyển đổi trật tự… các thành phần hay các từ trong câu sai, chọn cách nào là tùy vào từng câu, từng kiểu sai để chữa cho thích hợp.
Vd: Bạn tôi mà anh vừa gặp ấy là người rất dễ mến
b. Thiếu thành phần phụ
Một câu bình thường ngoài thành phần chính còn có thành phần phụ. Trong nhiều trường hợp thiếu thành phần phụ làm câu không trọn nghĩa.
- Thiếu phần định ngữ.
Vd: Cô không quản đường sá xa xôi đến những bản làng vận động con em đồng bào đi học.(có thể thay từ “những” bằng “các”).
- Thiếu bổ ngữ bắt buộc
Vd: kẻ thù muốn, nhưng chúng ta không sợ.
2.2. Lỗi về dấu câu
a. Hệ thống dấu câu trong văn bản.
- Trong lời nói, việc đánh dấu câu này với câu khác trong chuỗi lời nói thể hiện qua quãng ngừng, ngắt ý, qua ngữ điệu.
- Khi viết các câu trong văn bản, tiếng việt quy ước sử dụng bộ dấu câu gồm 10 dấu. Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm dấu cuối câu: Có chủ ngữ kết thúc câu, biểu thị mục đích nói. Đó là các dấu: chấm, hỏi, than…
+ Nhóm dấu giữa câu: Có chủ ngữ đánh dấu các thành phần và tách các ý. Đó là các dấu phẩy, chấm phẩy, 2 chấm, ba chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép.
b. Lỗi thường gặp:
Đa dạng do viết tùy tiện, do chưa nắm vững cách dùng của từng loại dấu, do in ấn…
2.3. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa:
a. Nội dung không phản ánh thực tế hiện thực khách quan:
vd: Tỗ Hữu là bạn của Nguyễn Du nên khi đi qua huyện Nghi Xuân, Tỗ Hữu viết là: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”.
b. Diễn đạt không được logic
c. Không tách ý, làm ý câu văn khá lớn, không rõ ràng
Cách chữa:
+ Thay đổi một số từ
+ Sắp xếp lại trật tự các thành phần
+ Tách hoặc nhập các ý
2.4. Lỗi về liên kết các câu trong văn bản
- Các câu trong đoạn văn hay văn bản có quan hệ nội dung và hình thức chặt chẽ với nhau, nếu thiếu các từ ngữ biểu thị quan hệ ấy sẽ tạo thành các lỗi, lỗi ấy dẫn đến các phần thiếu gắn bó, thiếu tính liên kết.
2.5. Lỗi về phong cách.
a. Nguyên tắc: Mỗi văn bản có đặc trưng phong cách nhất định, mỗi câu trong văn bản đều phải phù hợp về phong cách đối với văn bản đó, vi phạm sẽ tạo thành lỗi phong cách.
b. Biểu hiện: Dùng cách diễn đạt không phù hợp loại văn bản, dùng kiểu câu không phù hợp…
Câu 8: Các kiểu chuyển vị trí, và cách diễn đạt trong câu. Tách câu, ghép câu.
Trong giao tiếp khi nói và viết câu có thể có những cách biến đổi nào đó. Lý do là: Do câu nằm trong văn bản liên quan đến các câu khác. Do vậy 1 câu nào đó thường dựa vào câu trước và sau nó để có cách thể hiện cho phù hợp nội dung, cấu tạo. Cũng có khi cần nhấn mạnh một ý nào đó trong câu mà một bộ phận nào đó có thể chuyển đổi, thường đưa lên đầu câu gây sự chú ý.
1. Các kiểu chuyển đổi vị trí
a. Chuyển đổi vị trí của thành phần chính: chủ ngữ- vị ngữ
vd: - lặng lẽ Sapa
- Hiên ngang Cuba
b. Chuyển đổi vị trí các thành phần phụ trong câu
vd: Của ong bướm này đầy tuần tháng mật
c. Chuyển đổi kiểu câu
- Câu chủ động chuyển thành câu bị động và ngược lại.
Vd: Các nhà khai thác lẫn khách hàng luôn quan tâm hàng đầu đến cước phí điện thoạiàCước phí điện thoại luôn là vấn đề được các nhà khai thác lẫn khách hàng quan tâm.
- Câu trực tiếp thành câu gián tiếp và ngược lại.
Vd: Mẹ bảo: “Con ở nhà”à Mẹ bảo con ở nhà.
d. Chuyển đổi cách diễn đạt
- Đây là một hiện tượng nội dung nào đó có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau có tính đồng nghĩa.
- Hoặc cùng một mục đích nhưng chọn cách thể hiện khác nhau.
Vd: “Hãy đóng cái cửa lại”à “Có thể đóng giùm cái cửa được không”
2. Tách ghép và tĩnh lược câu.
a. Tách câu: là biện pháp tách một phần nào đó trong câu thành câu riêng.
- Tách chủ ngữ thành câu riêng
Vd: trời đêm mùa xuân trong và lạnh.
à Đêm mùa xuân. Trời trong và lạnh.
- Tách vị ngữ thành câu riêng
Vd: Trăng lên cong vút và kiêu bạc ở một góc trời.
- Tách bổ ngữ thành câu riêng
Vd: Huấn đi về phía trạm máy. Một mình trong đêm.
b. Ghép câu.
Ngược lại với tách câu, nhập nhiều câu thành một.
c. Tĩnh lược
Là hiện tượng lược bỏ những thành phần đã có ở câu trước, không cần phải lặp lại ở câu sau để tránh dư thừa.
Câu 9: Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Những lưu ý về việc lựa chọn từ ngữ.
1. Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản.
1.1. Dùng từ phải đúng về hình thức cấu tạo.
- Từ là đơn vị căn bản của ngôn ngữ, là chất liệu để tạo ra câu và văn bản, những đơn vị giao tiếp.
- Mỗi từ tồn tại trong ngôn ngữ do qui ước xã hội. Trước hết đều có hình thức và cấu tạo nhất định. Hình thức từ trước hết là âm thanh, mỗi từ đều có 1 âm thanh.(vd: nhà, chạy, vui…). Khi nói từ có 1 âm thanh nhất định nên khi nói phải chính xác, rõ ràng có ngữ điệu, đủ để nghe hiểu. Phát âm chú ý đến cấu tạo: Từ phức(láy-ghép) khi phát âm có những cách ngắt khác với từ đơn.
- Khi viết, mỗi từ có 1 qui ước về hình thức chữ viết và chính tả nhất định. Chữ viết từ phải được ghi chính xác, nếu không có những lỗi về hình thức cấu tạo, làm ảnh hưởng không tốt đến trao đổi thông tin từ 2 phía: người phát và người nhận.
1.2. Dùng từ đúng nội dung-ngữ nghĩa
- Từ phải có một nội dung nhất định, nội dung đó làm thành nghĩa của từ. Nghĩa của từ là cơ sở để tạo ra câu có ý nghĩa, mang nội dung thông báo nhất định. Giao tiếp là trao đổi thông tin. Muốn truyền đạt thông tin có hiệu quả khi nói hay viết phải hiểu nghĩa của từ và sử dụng từ trong câu phải đúng nghĩa. Cụ thể là:
+ Từ dùng phải thể hiện chính xác nội dung cần thể hiện, tức là mỗi từ viết ra phải rõ và đúng điều cần diễn đạt.
Vd:
- Không khí trong lành (đúng)
- Không khí trong xanh (sai)
+ Từ dùng phải thích hợp: với sắc thái biểu cảm mỗi từ bên cạnh nghĩa từ vựng vốn có, lại có thể mang nghĩa biểu cảm. Vì vậy trong sử dụng bên cạnh dùng từ đúng nghĩa còn phải yêu cầu thích hợp sắc thái.
Vd: Các từ: chết, mất, từ trần, tạ thế, ngoẻo… đều có nghĩa là chết nhưng khác nhau về biểu cảm, sắc thái chọn từ nào phải dựa vào ngữ cảnh.
- Dùng từ phải đúng với phong cách: Trong giao tiếp có thể chia làm các phong cách nói(khẩu ngữ) và phong cách viết(sách vở).
+ Phù hợp phong cách giao tiếp: Khi nói dùng từ theo phong cách khẩu ngữ, không nên dùng từ ngữ mang quá đậm màu sắc tu từ, bóng bẩy. Khi viết không nên lạm dụng từ ngữ thông tục, suồng sã…
+ Phù hợp phong cách văn bản: có nhiều loại, nhiều phong cách. Từ ngữ dùng trong văn bản cũng phải chú ý đến phong cách từng loại văn bản. Chẳng hạn: Loại văn bản hành chính, khoa học thiên về thông tin logic nên thường dùng lớp từ trung hòa sắc thái, nhiều thuật ngữ, hay dùng quan hệ từ lập luận, ít biểu cảm, ngược lại văn bản báo chí, nghệ thuật lại thiên về nêu thông tin, sắc thái biểu cảm…
2. Các thao tác khi sử dụng từ trong văn bản.
2.1. Thao tác lựa chọn từ và thay thế từ.
- Lựa chọn từ ngữ: Phải lựa chọn từ ngữ thích hợp. Quá trình lựa chọn diễn ra trong nhiều loại: Lựa chọn từ trong nhóm đồng nghĩa, lựa chọn đại từ thay thế, lựa chọn cách nói tương đồng, lựa chọn giữa từ toàn dân với từ địa phương.
à Khi lựa chọn từ ngữ cần dựa vào mục đích, phong cách văn bản, hoàn cảnh giao tiếp.
2.2. Thay thế từ ngữ
- Đưa từ ngữ mới vào những từ cần thay thế sao cho phù hợp yêu cầu diễn ra.
2.3 Kiểm tra từ ngữ.
Đây là thao tác cuối trong quy trình viết văn bản:
- Kiểm tra để xác định tính đúng, sai về nghĩa của từ được dùng.
- Kiểm tra để xác định hay, không hay về cách diễn đạt từ được dùng.
- Kiểm tra để xác định sự phù hợp hay không phù hợp.
Câu 10: Các lỗi dùng từ và chính tả thường gặp
1. Các lỗi dùng từ
a. Lỗi về nội dung ngữ nghĩa:
-Dùng sai từ đồng nghĩa:
Vd: Phong cảnh ngây thơ(nên thơ)
- Dùng sai từ Hán Việt
Vd: Hội liên hiệp đàn bà(phụ nữ) Việt Nam
- Các lỗi khác
Dùng từ ngữ không hợp với logic, phi lí, không liên quan, lặp.
Vd: Hắn từ từ rút phắt tờ giấy ra khỏi cặp sách.
b. Lỗi về phong cách
- Dùng từ ngữ không phù hợp hoàn cảnh nói, viết.
Vd: về vấn đề này, mình (tớ) xin có ý kiến thế này…à phong cách giao tiếp chính thức nhưng dùng từ thân mật(thuộc phong cách nói)
- Dùng từ ngữ không phù hợp với sắc thái văn bản
Vd: nghe theo lời Bác, cả dân tộc lên đường đi lính(lính là khẩu ngữ)
2. Lỗi chính tả thường gặp
a. Lỗi viết sai qui tắc chính tả hiện hành. Biểu hiện:
- Đánh dấu (Thanh điệu) không đúng vị trí.
Vd: Chiều, ngày, đoái hoài, Trung Quốc…
- Lẫn lộn các phụ âm đầu
Vd: ch/tr, s/x: xướng ca- sướng ca…
r/z: rì rào- dì dào
- Viết sai phụ âm cuối
Vd: n-ng: miền- miềng
b. Lỗi viết hoa
- Biểu hiện không tuân theo nguyên tắc viết hoa thông dụng nên chỗ đáng viết hoa thì không viết, chỗ không đáng viết thì viết.
c. Lỗi viết tắt
Do không tuân theo quy tắc viết tắt tùy tiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_tvth_1043.doc