Đề cương thảo luận - Luật ngân sách nhà nước

Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC

Lý thuyết:

1. Nêu khái niệm, đặc điểm của NSNN? Trình bày nguồn gốc ra đời của thuật ngữ

NSNN?

2. Nêu và phân tích vai trò của NSNN?

3. Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát

và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?

4. Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một

quốc gia?

pdf20 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương thảo luận - Luật ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN - Luật ngân sách nhà nước Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC Lý thuyết: 1. Nêu khái niệm, đặc điểm của NSNN? Trình bày nguồn gốc ra đời của thuật ngữ NSNN? 2. Nêu và phân tích vai trò của NSNN? 3. Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia? 4. Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? 5. Bản kế họach thu, chi tài chính của Nhà nứơc trong một năm dương lịch sau khi đựơc Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như vậy? 6. Trình bày hệ thống NSNN của nứơc ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN? 7. Điều 4 Luật NSNN quy định: “NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP là ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân”. Hãy giải thích tại sao Luật NSNN không quy định: NSĐP là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, và ngân sách cấp xã, mà lại quy định về NSĐP như trên? 8. Quan hệ pháp luật NSNN là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật NSNN? Anh, chị hãy cho biết, xét về bản chất, quan hệ pháp luật Ngân sách Nhà nứơc là quan hệ pháp luật tài chính hay quan hệ pháp luật hành chính? Tại sao? 9. Phân biệt khái niệm NSNN và Luật NSNN. 10. Phân tích mối quan hệ giữa Ngân sách Nhà nứơc và các khâu tài chính khác trong Hệ thống tài chính quốc gia? Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1. Ngân sách Nhà nước là bảng kế họach thu chi tài chính của Nhà nước trong một năm dương lịch. 2. Năm ngân sách là thuật ngữ chỉ thời gian có hiệu lực của dự tóan NSNN sau khi được Quốc Hội thông qua. 3. Chỉ có các cá nhân và tổ chức trong nứơc mới là chủ thể của quan hệ pháp luật NSNN. 4. Nhà nứơc là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật NSNN. 5. Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nứơc luôn luôn được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh quyền uy. 6. Quan hệ mua bán trái phiếu Chính Phủ là quan hệ pháp luật ngân sách Nhà nứơc. 7. Quan hệ tín dụng Nhà nứơc là đối tượng điều chỉnh của pháp luật NSNN. 8. Pháp luật NSNN là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 9. Luật Tổ chức Chính phủ là nguồn của pháp luật NSNN. Chương 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC Lý thuyết: 1. Thế nào là phân cấp quản lý NSNN? Vai trò của họat động phân cấp quản lý NSNN? 2. Nêu và phân tích các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN? 3. Phân tích nội dung của nguyên tắc “tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch” trong quản lý và điều hành NSNN? 4. Trình bày các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nứơc và nguyên tắc cân đối ngân sách địa phương. Tại sao lại có sự khác biệt trong nguyên tắc cân đối NSNN và nguyên tắc cân đối NS địa phương? 5. Việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dứơi được thực hiện trong trường hợp nào? Việc này có vi phạm nguyên tắc “nhiệm vụ chi thụôc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm” (Khỏan 2 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nứơc) trong quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nứơc hay không? 6. Tại sao nguồn vốn vay trong và ngòai nứơc chỉ đựơc dùng cho nhu cầu đầu tư phát triển mà không dùng cho tiêu dùng? (Khỏan 2 Điều 8 Luật NSNN). 7. Khỏan 3 Điều 8 Luật NSN quy định: “trường hợp tỉnh, thành phố trực thụôc TW có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng… nhưng vượt quá khả năng cân đối của NS cấp tỉnh năm dự tóan thì đựơc phép huy động vốn trong nứơc”. Việc huy động vốn của tỉnh, thành phố trực thụôc TW theo quy định này có phải là biện pháp giải quyết bội chi ngân sách cấp tỉnh không? Tại sao? 8. Phân biệt giữa khoản thu điều tiết và thu bổ sung của các cấp ngân sách? 9. Thế nào là bội chi NSNN? Trình bày các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bội chi NSNN? Việc giải quyết bội chi NSNN theo quy định của Luật NSNN hiện hành đựơc thực hiện như thế nào, tại sao? 10. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nứơc được xác định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? Tại sao? 11. So sánh trường hợp bội chi NSNN và trường hợp tạm thời thiếu hụt nguồn vốn NSNN? Trình bày các biện pháp khắc phục tình trạng tạm thời thiếu hụt nguồn vốn ngân sách nhà nứơc đối với từng cấp ngân sách theo pháp luật ngân sách nhà nứơc hiện hành? 12. Việc trích lập quỹ dự phòng và quỹ dự trữ tài chính của các cấp ngân sách có bị giới hạn bởi mức tối đa do pháp luật Ngân sách Nhà nứơc quy định hay không? Tại sao? 13. Dự tóan chi tiêu của Bộ Giáo dục đào tạo trong một năm dương lịch do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? Tại sao? 14. Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có phải là một đơn vị dự tóan ngân sách nhà nứơc hay không? Nếu có thì là đơn vị dự tóan ngân sách nhà nứơc cấp mấy, thụôc cấp ngân sách nhà nứơc nào? Tại sao? 15. Cho biết các hình thức giám sát quá trình thực hiện dự tóan NSNN của Quốc Hội. 16. Tại sao tỷ lệ % phân chia các khỏan thu giữa các cấp ngân sách và mức bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải đựơc ổn định trong khỏang thời gian từ 3 năm đến 5 năm? 17. Thế nào là một chu trình NSNN? Tại sao pháp luật NSNN quy định thời gian quyết tóan NSNN (tối đa 18 tháng) dài hơn rất nhiều so với thời gian lập và phê chuẩn dự tóan NSNN (6 tháng), và thời gian chấp hành dự tóan NSNN (12 tháng)? 18. Phân biệt đơn vị dự tóan NSNN và các cấp NSNN? 19. Trình bày quy trình lập và phê chuẩn dự tóan NSNN? 20. Nêu ý nghĩa của việc quyết tóan NSNN? Nhận định 1. Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ đựơc sử dụng để đảm bảo họat động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nứơc. 2. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khỏan thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 3. Khỏan thu 100% của ngân sách địa phương là khỏan thu do cấp ngân sách địa phương nào thu thì cấp ngân sách đó đựơc hưởng 100%. 4. Khỏan thu từ thuế GTGT là khỏan thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP. 5. Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật NSNN hiện hành. 6. Tín dụng Nhà nứơc là một hình thức tạo lập nguồn thu cho NSNN. 7. Tỷ lệ bội chi NSNN hàng năm do Chính Phủ quyết định. 8. Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách. 9. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN. 10. Việc lập và phê chuẩn dự tóan Ngân sách Nhà nứơc do cơ quan quyền lực Nhà nứơc cao nhất là Quốc Hội thực hiện. 11. Trong mọi trường hợp, dự tóan NSNN phải đựơc Quốc Hội thông qua trứơc ngày 15/11 của năm trứơc. 12. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự tóan ngân sách nhà nước cấp mình. 13. UBDN các cấp là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế họach thu chi tài chính của ngân sách cấp mình. 14. Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 15. Quỹ dự trữ tài chính có thể được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai. 16. Số tăng thu NSNN đựơc dùng để thưởng cho các đơn vị dự tóan NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND. 17. Các khỏan chi NSNN trong dự tóan nếu vì lý do khách quan mà hết ngày 31/12 vẫn chưa thực hiện đựơc thì đựơc phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện. 18. Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý. Tình huống: 1. UBND tỉnh A quyết định sử dụng số tiền thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu phát sinh trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh đẩy mạnh họat động xuất khẩu hàng hóa. Quyết định này của UBND tỉnh A là đúng hay sai? Tại sao? 2. Chủ tịch UBND phường B quyết định sử dụng toàn bộ số kết dư ngân sách của phường để thưởng tết cho cán bộ, nhân viên. Việc làm này đựơc sự đồng tình của tất cả cán bộ, nhân viên UNBD phường B. Quyết định của Chủ tịch UBND phường B là đúng hay sai? Tại sao? 3. Việc lập quyết tóan NSNN 2004 của tỉnh C do Sở Tài chính của tỉnh thực hiện. Trong quá trình lập quyết tóan NSNN của tỉnh, Giám đốc Sở tài chính đã ra một số quyết định sau đây: 1. Tổng hợp vào quyết tóan NSNN của tỉnh tòan bộ các khỏan chi mà tỉnh đã thực hiện trên thực tế, bao gồm cả những khỏan chi do NSTW ủy quyền cho tỉnh C thực hiện. 2. Chuyển tòan bộ các khỏan chi trong dự tóan ngân sách tỉnh năm 2004 nhưng hết năm 2004 mà chưa thực hiện đựơc sang năm 2005 để tiếp tục thực hiện. 3. Sử dụng tòan bộ số tăng thu ngân sách của tỉnh để hỗ trợ chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh. 4. Cho phép các đơn vị dự tóan ngân sách thụôc ngân sách cấp mình đựơc giữ lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dữ trữ tài chính của đơn vị. Anh, chị hãy cho biết các quyết định trên của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh C là đúng hay sai theo pháp luật ngân sách nhà nứơc hiện hành? Tại sao? 4. Ủy ban nhân dân xã D lập dự tóan NSNN 2005 của xã, trong Dự tóan này có một số nội dung sau: a) Lập khỏan dự phòng ngân sách là 3% trong tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa họan và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự tóan; b) 50% khỏan thu từ thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã vào ngân sách của xã D, 50% còn lại của khỏan thu này chuyển vào nguồn thu của ngân sách cấp trên (ngân sách cấp huyện). Nêu nhận xét của anh, chị về các nội dung trên trong dự tóan NSNN của xã D? Chương 3: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Lý thuyết: 1. Nêu khái niệm và đặc điểm của họat động thu NSNN? 2. Phân biệt họat động thu NSNN và họat động thu tài chính của các chủ thể khác trong xã hội? 3. Phân tích mối quan hệ giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? 4. Phân biệt thuế, phí và lệ phí? 5. Tại sao nói thuế không mang tính đối giá và hòan trả trực tiếp? So sánh đặc điểm này của thuế với phí và lệ phí? 6. Phân biệt phí thuộc NSNN và phí không thuộc NSNN? 7. Trình bày các phương thức thu NSNN? Đánh giá về ưu điểm, hạn chế của từng phương thức thu NSNN? 8. Phân biệt cơ quan thu NSNN và cơ quan quản lý nguồn thu của NSNN? Nhận định: 1. Thu NSNN là việc phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nứơc và các chủ thể khác đựơc thực hiện trên cơ sở quyền lực Nhà nứơc. 2. Đối tượng của thu NSNN là của cải vật chất xã hội dứơi hình thức giá trị. 3. Tất cả các loại phí đều do cơ quan Nhà nứơc có thẩm quyền quy định cụ thể về mức thu. 4. Cơ quan có thẩm quyền ban hành các loại phí và lệ phí ở nứơc ta là Chính Phủ và Bộ Tài chính. 5. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh H quyết định trích 50% tiền án phí để tạm ứng dưỡng liêm cho cán bộ tòa án. 6. Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN. 7. Tất cả các khỏan thu NSNN đều phải tập trung vào KBNN. Tình huống: 1. Ông A chứng thực giấy CMND tại UBND Quận X. Lệ phí chứng thực một bản theo quy định là 1000đ. UBND Quân X thu của ông 2000đ/bản với lý do là phụ thu thêm để thực hiện cho nhanh. Nhận xét? 2. Đại học công lập D, trong năm 2005 đã tiến hành: thu học phí và lệ phí thi của học viên và sinh viên; tổ chức giữ xe và phục vụ căng tin cho sinh viên để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường. Số thu từ học phí và lệ phí thi, Đại học D không nộp về Kho bạc Nhà nứơc mà giữ lại trường để : - Trả lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ, giáo viên của nhà trường; - Xây dựng thêm một số phòng học mới, và trang bị thêm máy chiếu và máy vi tính cho các phòng học; - Mở một số câu lạc bộ cho giáo viên; - Tặng quà cho con em của cán bộ, giáo vên học giỏi; - Tặng quà, và xây nhà tình thương cho các gia đình chính sách, hộ dân nghèo trên địa bàn của trường. Sau khi quyết tóan, số tiền thu học phí vẫn còn dôi dư, nên Phòng Kế tóan tài vụ đã quyết định dùng số dư này để phục vụ cho họat động liên hoan, khen thưởng cuối năm của nhà trường, và một phần gửi vào ngân hàng để lấy lãi bổ sung vào quỹ phúc lợi của nhà trường. Câu hỏi: 1. Đại học D có phải là đơn vị dự tóan ngân sách nhà nứơc hay không? Tại sao? 2. Đại học D có đựơc quyền thu tài chính từ họat động giữ xe và phục vụ căng tin hay không? Vì sao? 3. Việc Đại học D sử dụng nguồn thu từ học phí và lệ phí thi như trên là đúng hay sai, theo quy định của pháp luật NSNN? Chương 4: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Lý thuyết: 1. Nêu khái niệm và đặc điểm của họat động chi NSNN? 2. Phân biệt họat động chi NSNN và họat động chi tài chính của các chủ thể khác? 3. Những khỏan chi nhằm đảm bảo họat động của Bộ máy Nhà nứơc là những khỏan chi nào? Đặc điểm chung của những khỏan chi này là gì? 4. Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển? 5. Tại sao chi bổ sung cho quỹ dự trữ Nhà nứơc đựơc pháp lụât NSNN quy định là khỏan chi đầu tư phát triển? 6. Các khỏan chi ngân sách nhà nứơc trong dự tóan ngân sách nếu hết ngày 31/12 mà chưa thực hiện hoặc chưa chi hết có đựơc chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện hay không? Tại sao? 7. Khỏan chi thực hiện chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng là khỏan chi nào trong kết cấu chi ngân sách nhà nứơc, và là nhiệm vụ chi của những cấp ngân sách nào? Tại sao? 8. Các khỏan chi lương cho cán bộ, công chức nhà nứơc đựơc thực hiện theo phương theo phương thức chi nào? Tại sao? 9. Khỏan chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dứơi được thực hiện theo phương thức chi nào? Tại sao? 10. Phân biệt chi cho sự nghiệp kinh tế, và chi đầu tư phát triển kinh tế? 11. “Các khỏan chi cho họat động sự nghiệp mang ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc”. Hãy chứng minh nhận định trên? 12. Phân biệt nguyên tắc chi NSNN cho họat động của các cơ quan Nhà nứơc; họat động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; và họat động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp? 13. Nêu và phân tích các nguyên tắc và điều kiện chi NSNN? 14. Trình bày các phương thức chi NSNN? 15. So sánh vai trò của KBNN và cơ quan tài chính trong hai phương thức chi: phương thức thanh tóan theo dự tóan và phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền? Nhận định 1. Mọi khỏan chi NSNN đều nằm trong dự tóan NSNN đã đựơc cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền quyết định. 2. Các khỏan chi đầu tư phát triển đựơc thực hiện theo phương thức cấp phát theo lệnh chi. 3. Các khỏan chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là các khỏan chi đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp phát triển. 4. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do NSNN đảm bảo. 5. Chi cho họat động của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội là khỏan chi thường xuyên trong dự tóan chi của các cấp ngân sách. 6. Mọi khỏan chi NSNN phải được cấp phát trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng NSNN. Tình huống: 1. Tiền lương của cán bộ, giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có do ngân sách nhà nứơc chi trả hay không? Nếu có thì do ngân sách cấp nào chi trả, tại sao? 2. Ủy ban nhân dân thành phố A quyết định bổ sung 500 triệu/năm trong thời gian 3 năm từ 2004 – 2006 để hỗ trợ một huyện trong tỉnh thực hiện chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Quyết định này của UBND thành phố A là đúng hay sai? Tại sao? 3. Do ảnh hửơng của bão lụt xẩy ra trên diện rộng, làm phát sinh nhiều khỏan chi ngoài dự tóan như khôi phục mạng lưới đường bộ đã bị sạt lở nghiêm trọng; chi cho công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; chi hỗ trợ cho các gia đình bị thịêt hại… Chính vì vậy, quỹ dự phòng Ngân sách nhà nứơc trong năm tài chính 2004 của tỉnh E đã không thể đáp ứng đựơc. Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh E quyết định: 1. Chỉ đạo Cục thuế của tỉnh triển khai việc trực tiếp thu thuế tại các doanh nghiệp lớn trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể nộp thuế ngay tại chỗ, vừa nhằm tập trung nhanh chóng nguồn thu thuế vào ngân sách tỉnh để giải quýêt các nhu cầu chi cấp bách. 2. Cắt giảm một số khỏan chi cho họat động văn hóa, nghệ thuật, thể thao để tập trung cho việc khắc phục hậu quả của bão lụt. 3. Quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh. 4. Yêu cầu NSTW bổ sung để hỗ trợ cho tỉnh khắc phục hậu quả của bão lụt. Anh, chị hãy cho biết: b) Các quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh E là đúng hay sai. Vì sao? c) Anh, chị hãy tư vấn cho cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền giải quyết tình huống trên phù hợp với quy định của pháp luật NSNN. Chương 5: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC Lý thuyết: 1. So sánh quỹ NSNN và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước là quỹ dự trữ Nhà nứơc, quỹ dự trữ tài chính Nhà nứơc? 2. Phân biệt khái niệm: quỹ NSNN và quỹ công (hay công quỹ)? 3. Phân biệt quản lý NSNN và quản lý quỹ NSNN? 4. Định mức tồn quỹ NSNN là gì? Ý nghĩa của việc xác định định mức tồn quỹ NSNN trong quá trình quản lý quỹ NSNN của KBNN? 5. Phân tích mối quan hệ giữa KBNN và các cơ quan Nhà nứơc khác như cơ quan thu NSNN, cơ quan tài chính, và cơ quan chính quyền các cấp trong quá trình quản lý quỹ NSNN? 6. Việc thu, chi ngân sách đựơc hạch tóan bằng đơn vị tiền tệ nào? Tại sao? 7. Việc quản lý quỹ ngân sách nhà nứơc của Kho bạc Nhà nứơc phải đảm bảo yêu cầu: “tổng nhu cầu thanh toán phải bằng hoặc nhỏ hơn tổng khả năng thanh tóan”. Hãy giải thích yêu cầu này? 8. Trình bày cơ cấu tổ chức, chức năng của KBNN? 9. Chứng minh nhận định sau: Việc KBNN thực hiện các chức năng của mình làm cho KBNN vừa mang tính chất của cơ quan tài chính, vừa mang tính chất của một ngân hàng? 10. Trình bày các nguyên tắc họat động của KBNN? Chương 6: PHÁP LUẬT VỀ HỌAT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC Lý thuyết: 1. Nêu khái niệm, đặc điểm của thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN? 2. Nêu khái niệm, đặc điểm của Kiểm tóan Nhà nứơc? 3. Cơ quan Kiểm tóan Nhà nứơc có quyền ra quyết định xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nứơc đựơc phát hiện trong quá trình thực hiện họat động kiểm tóan các đơn vị dự tóan ngân sách nhà nứơc hay không? Tại sao? 4. Chức năng tư vấn của cơ quan Kiểm tóan Nhà nứơc đựơc thể hiện như thế nào? Việc thực hiện chức năng này của cơ quan Kiểm tóan Nhà nứơc có ý nghĩa gì đối với việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nứơc? 5. So sánh họat động thanh tra tài chính công và họat động kiểm tóan nhà nứơc. 6. So sánh tính độc lập của cơ quan thanh tra tài chính công và cơ quan kiểm toán Nhà nứơc trong họat động chuyên môn của các cơ quan này? 7. Phân biệt Kiểm tóan Nhà nứơc và Kiểm tóan độc lập? 8. Phân tích địa vị pháp lý của cơ quan KTNN Việt Nam theo quy định tại Luật KTNN ngày 14/06/2005? Địa vị pháp lý đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả họat động của cơ quan KTNN? 9. Phân tích vai trò của KTNN? Vai trò của cơ quan KTNN Việt Nam hiện nay thể hiện như thế nào? Các anh, chị hãy trình bày những giải pháp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả họat động của KTNN? 10. Nêu và phân tích các yếu tố có khả năng tác động đến tính độc lập trong họat động của cơ quan KTNN?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf152_0896.pdf
Tài liệu liên quan