Câu 1: Thế nào là quản trị, quản trị học và quản trị kinh doanh?
Câu 2: Tại sao quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là 1 nghề?
Câu 3: Thế nào là tổ chức? Cho ví dụ về 1 tổ chức bạn biết và phân tích các đặc điểm của tổ chức đó?
Câu 4: Thế nào là nhà quản trị? Nêu các vai trò của nhà quản trị trong tổ chức? Cho ví dụ về nhà quản trị bạn biết.
Câu 5: Trình bày các cấp quản trị trong tổ chức?
Câu 6: Trình bày các kỹ năng của nhà quản trị trong tổ chức? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Câu 7: Nêu ý nghĩa của việc hoạch định trong tổ chức?
Câu 8: Trình bày hiểu biết của bạn về hoạch định chiến lược, chiến thuật?
19 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương quản trị học 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp.
+ Các bộ phận chức năng có quyền ra mệnh lệnh cho cấp dưới trong khuôn khổ quyền hạn cho phép.
+ Các thông tin chỉ huy từ bộ phận lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp thông qua các bộ phận chức năng, sau đó mới đến người trực tiếp sản xuất kinh doanh.
+ Ưu điểm :
Giải phóng cấp quản trị điều hành khỏi các công việc sự vụ.
Tạo điều kiện sử dụng kiến thức chuyên môn sâu.
Dễ tìm các nhà quản trị.
+Nhược điểm :
Khó duy trì kỷ luật, kiểm tra, phối hợp.
Tạo sự phức tạp trong mối quan hệ.
Khó xác định trách nhiệm vụ.
Người thực hiện cùng một lúc có thể nhận quá nhiều thông tin chỉ huy, có khi những thông tin này lại khác nhau trong cùng một công việc.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong những doanh nghiệp có tính chuyên môn hoá cao.
- Cơ cấu hỗn hợp:
+ Là sự kết hợp kiểu cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
+ Các thông tin chỉ huy được tập trung truyền đi từ bộ phận lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các tuyến sản xuất kinh doanh.
+Ưu điểm:
Phát huy được kiến thức của bộ phận chuyên môn trong QTDN.
Giảm bớt công việc chuyên môn cho nhà QT cấp cao.
+Nhược điểm:
Có thể xảy ra trường hợp các nhà quản trị chỉ đạo quá tập trung và hạn chế sử dụng kiến thức chuyên môn.
Có thể phát sinh sự can thiệp của các bộ phạn chuyên môn đối với các đơn vị trực tuyến, nếu các nhà quản trị không nhanh nhạy chỉ đạo kịp thời.
Dạng cơ cấu này thường áp dụng cho các DN có quy mô kinh doanh lớn và để phát huy hiệu quả cần có quy chế hoạt động đầy đủ và có kiểm tra thường xuyên, kịp thời.
- Cơ cấu ma trận:
+Đây là loại cơ cấu tổ chức dựa trên những hệ thống quyền lực và hỗ trợ nhiều chiều. Nó còn được gọi là cơ cấu tổ chức theo dự án.
+Trong 1 cơ cấu ma trận có 2 tuyến quyền lực: tuyến chức năng hoạt động theo chiều dọc, và tuyến sản phẩm hay dự án hoạt động theo chiều ngang.
+Điều kiện áp dụng :
Doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi phải đưa ra những sản phẩm đổi mới, đa dạng, có tính nghệ thuật cao.
Các nhà quản trị phải có khả năng xử lý khối lượng thông tin lớn do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường.
Doanh nghiệp phải có khả năng điều động nhân sự từ bộ phận này đến bộ phận khác.
+ Ưu điểm:
Nhà quản trị có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận.
Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức.
Quản trị viên có thể rút ra được nhiều kỹ năng chuyên sâu từ nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó họ có thể giải quyết những vấn đề phức tạp với hiệu quả tối đa.
Khuyến khích nhân viên cải tiến chất lượng, tích cực đổi mới và bổ sung kinh nghiệm.
+ Nhược điểm:
Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và ứng xử cao.
Có thể làm cho nhân viên lâm vào tình trạng bối rối khi phải nhận những mệnh lệnh trái ngược nhau từ 2 cấp trên.
Chi phí thực hiện gia tăng.
Dễ tạo ra nhiều tranh luận hơn là hành động.
Câu 15: Trình bày các phương pháp điều hành?
- Phương pháp kinh tế:
+Khái niệm: Là việc sử dụng các lợi ích kinh tế (các định mức kinh tế- kỹ thuật và các đòn bẩy kinh tế như tiền lương, giá cả, thưởng phạt..) để tác động vào đối tượng bị quản trị .
+ Thực chất:
Đặt mỗi người lao động, mỗi tập thể lao động vào những điều kiện kinh tế nhất định để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của DN.
+Đặc điểm:
Tác động lên đối tượng QT bằng lợi ích kinh tế; tức là nêu mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra các khuyến khích về kinh tế, phương thức vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ.
+ Ưu điểm:
Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp.
Nâng cao được ý thức trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của cấp dưới.
Giảm nhẹ được số người trong bộ máy quản trị nên tiết kiếm được chi phí quản trị.
Kết hợp được lợi ích chung và lợi ích riêng của đối tượng bị quản trị.
+ Nhược điểm:
Sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng bị quản trị không tức thời vì phải qua một quá trình lựa chọn.
Kết quả công việc tùy thuộc vào sự lựa chọn của đối tượng bị quản trị nên độ chính xác bị hạn chế.
Dễ dẫn đến tình trạng địa phương cục bộ vì mọi người chỉ lo đến lợi ích cá nhân, dễ gây mất đoàn kết.
+ Yêu cầu:
Đòi hỏi các nhà QT phải nắm vững kiến thức của quản lý kinh tế và QTKD.
Đặc biệt phải nhanh nhạy trong xử lý các vấn đề QT.
Phải xác định được lúc nào cần sử dụng các phương pháp kinh tế, phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống các đòn bảy kinh tế, vận dụng linh hoạt quan hệ hàng hóa- tiền tệ, quan hệ thị trường.
- Phương pháp hành chính:
+Khái niệm:
Là cách tác động trực tiếp của chủ DN lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các QĐ dứt khoát, mang tính quyền lực (kể cả bắt buộc hay cưỡng bức) để đạt được mục tiêu hay nhiệm vụ đã xác lập.
+Biểu hiện:
Các quyết định dứt khoát (bằng lời hay văn bản) có tính bắt buộc
Chỉ thị, mệnh lệnh.
Quy chế, chính sách.
+Ưu điểm:
Nhanh chóng có được quyết định cho các vấn đề cụ thể.
Tính pháp lệnh và tập trung cao nên tập trung nhanh được các tổ chức và cá nhân cùng giải quyết công việc sớm tạo ra được kết quả.
Có thể dự kiến trước được quá trình diễn biến và kết quả của công việc nên thường giành được thế chủ động.
Quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng.
+ Nhược điểm:
Dễ dẫn đến quan liêu , lạm quyền, vô trách nhiệmđối với công việc.
Cần phải có bộ phận soạn thảo giấy tờ nên làm tang số lao động gián tiếp dãn đến chị phí quản lý tăng, gây bất lợi trong cạnh tranh.
Thông tin lên xuống chậm vì phải qua nhiều cấp quản lý, nếu khối lượng tin đến DN nhiều có thể xử lý không kịp.
Hạn chế tính sang tạo và quyền tự chủ của người thực hiện.
+ Yêu cầu:
Phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm người ra QĐ.
Các QĐ quản trị dựa trên cơ sở các yêu cầu khách quan của hoạt động KD.
Đòi hỏi chủ DN QĐ dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện và không để người tiếp nhận hiểu sai ý đồ của QĐ quản trị.
Sự mềm dẻo và linh hoạt: Cần phân biệt pp hành chính kiểu quan liêu do lạm dụng phương pháp với PP hành chính khoa học.
- Phương pháp tâm lý:
+ Khái niệm:
Tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
+Ưu điểm:
Nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của người lao động với công việc.
Nâng cao kiến thức cho người lao động.
Giúp người lao động phân biệt đúng sai, phải trái.
+ Nhược điểm:
Đơn thuần dựa vào tinh thần, ý thức trách nhiệm của người lao động, chưa chú ý đến nhu cầu khác.
Không gắn được tinh thần với lợi ích kinh tế.
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi gắn với các phương pháp khác.
+ Yêu cầu:
Vận dụng tổng hợp và kết hợp hài hòa giữa các PP trong quản trị kinh doanh.
Trong những trường hợp nhất định, PP này được nhấn mạnh hơn PP khác nhưng sự nhấn mạnh đó cũng chỉ là nhất thời.
Cần năng động và hết sức mềm dẻo khi sử dụng các PP tác động đến con người trong QTKD.
Câu 16: Trình bày các phong cách lãnh đạo?
- Phong cách độc đoán, chuyên quyền:
+Thể hiện, ra lệnh cho cấp dưới thi hành, không tham khảo ý kiến người khác khi quyết định.
+Sử dụng phổ biến trong thời ký quân chủ, phong kiến.
+Hiện nay vẫn còn sử dụng nhưng rất hạn chế.
+Những trường hợp áp dụng phong cách độc đoán chuyên quyền:
TH khẩn cấp.
Tổ chức mới hình thành.
Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
- Phong cách dân chủ :
+Trước khi QĐ một vấn đề gì, người lãnh đạo cũng tham ý kiến người khác; dành nhiều quyền hạn cho cấp dưới; họ không hành động khi có nhiều thành viên trong tổ chức không đồng tình quyết định của họ.
+Người lãnh đạo đề ra mục tiêu (nhiệm vụ) cho đối tượng, đối tượng tự chọn kế hoạch, phương pháp thực hiện nhiệm vụ của mình.
+Lãnh đạo ít khi sử dụng quyền lực can thiệp vào hoạt động của đối tượng; người lãnh đạo đóng vai trò là người giúp đỡ cho đối tượng hoạt động như: cung cấp phương tiện cần thiết, cung cấp thông tin, tạo môi trường thuận lợi và giúp đỡ khi đối tượng gặp khó khăn trong quá trình hoạt động của mình.
+ Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, khi có thời cơ người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán. Như Người khẳng định:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công”.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _c_qth1_0365.docx