Đề cương ôn tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn học: Bệnh chó mèo

Câu 1: Quy đổi tuổi chó - mèo với tuổi người?

Câu 2:Nguyên nhân và triệu chứng – Phòng chống bệnh dại?

Câu 3. Khái niệm về bệnh – dịch tễ học - Chẩn đoán – bệnh dại ?

Câu 4. Khái niệm – dịch tễ học bệnh- Cơ chế sinh bệnh – chẩn đoán CARÊ ( Sài sốt ) ở chó?

Câu 5. Triệu chứng – bệnh tích - phòng và điều trị bệnh Carê ở chó?

Câu 6: đơn thuốc điều trị cho đàn chó 7 con mỗi con nawngh 3kg bị bệnh care ?

Câu 7: Nguyên nhân - triệu chứng bệnh tích – phòng - điều trị Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvo viru

Câu 8: Khái niệm - dịch tễ học - Cơ chế - Chẩn đoán Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvo virus?

Câu 9: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh tích – phòng và điều trị Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó?

Câu 10: Khái niệm – dịch tễ học – cớ chế - chẩn đoán bệnh Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó?

Câu11: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh tích – phòng và điều trị Bệnh xoắn trùng – Leptospirosis?

Câu 12: Khái niệm - chẩn đoán bệnh Bệnh xoắn trùng – Leptospirosis?

pdf35 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ôn tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn học: Bệnh chó mèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, Ko nên bôi toàn thân mà bôi từng phần tránh gây độc cho chó -Trước khi bôi thuốc phải rọ mõm chó lại để chó không liếm đc thuốc -Có thể Dùng một số loại thuốc sau để phun, tắm hoặc sát vào gia súc -Không được tắm bằng xà phóng vì gây kích ứng da. -Dung DEP, Extopa, Trinaghe, Tribeloda bôi lên vùng da bị ghẻ -Dùng Hanmectin, Ivermectin, Detolac tiêm dưới da cho chó, tiên 2 lần cách nhau 10 -15 ngày -Dùng dao cạo sach lông xung quanh vùng bệnh sau đó bôi lên da Trypaxin 1% liều 0,5ml/kg thể trọng với liệu trình bôi hai lần cách nhau 3-5 ngày -Tắm cho chó or bằng nước bồ kết, nước lá chát, lá đắng như ổi, xoan, hạt mùi, lá chanh, dùng khăn hay bàn chải để trà sát để bong hét các vảy da trên da chó sau đó lau kho mơi bôi thuốc -Dùng Ditrifon 1-2% để tắm, ngâm sát vào nơi ghe -Tiêm Ivermectin 0,2 – 0,4 mg/kg P tiêm dưới da -Tiêm 0,5 – 1ml/kg P thuốc Trypaxin 1% dưới da . đồng thời tiêm Pencillin khi đã mưng mủ để chống nhiễm trùng. + Stetocid 2-5%, Bentocid 2-5%, Hantox-spay, Bayticol 0,1%, Asuntol 1% phun, cách 1 tuần lại phun lại + Dùng Dipterex 0,05% phun 2-3 ngày nếu nhiễm nặng và ngày phun 1 lần +Lá cây đắng, chat như xà cừ, xoan đun với nước tắm +Dùng Dectomax: liều 1ml/33kg thẻ trọng, tiêm dưới da những chỗ có ghẻ +Dùng Hanmectin-25, liều dùng 1ml/ 10 kg thể trong tiêm -Cách ly con ốm riêng để điều chị và có chế độ nuôi dướng chăm sóc riêng biệt áp dụng các phác đồ điều trị tổng hợp kết hợp dùng kháng sinh chữa triệu chứng kết hợp trợ sức trợ lực tăng cường sức đề kháng cho con vật -Dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ cho ăn phải đc sát trùng bằng nước sôi và phải đc phơi khô ở ánh nắng mặt trời -Khử trùng tiêu độc chuồng trại, sân chơi, cũi nhốt chó bằng dd Chloramin B 0,5%, nước vôi 10% , sau đó phơi nằng chuồng trại, cũi dưới ánh nắng mặt trời. Câu 31: Chẩn đoán Bệnh ghẻ trên da ( ghẻ bao lông ) chó? Trả lời c.Chẩn đoán *Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng. -Mò giống Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mạn tính. Làm cho biểu bì phồng lên  lông rụng,. Từ đó vi khuẩn xâm nhập vào và gây các nốt mụn or áp xe.  ký chủ trúng độc gầy mồn dần rùi chết. Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com -Hạng dạng thường gặp là +Dạng ghẻ khô: dạng này gặp ở thời kỳ đầu của bệnh khi đó cho rụng lông trên cán, bốn chân da dày cộm lên thành mầu đỏ sẫm, chó ngứa nên cho chân lên để gái. +Dạng ghẻ mủ: dạng này trên da có nhwgx mụn mủ sưng mọng lên nên trong chứa dầy mủ sánh, màu vàng xám. Da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên. Khi bệnh nặng thì toàn thân chó chịu hết lông và xuất hiện nhiều mụn ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện nhiều ổ apsxe , khi võ thì mủ chảy ra ngoài có mùi tanh hôi, rất khó chịu *Phòng thí nghiệm -Cạo sâu lấy dịch hay mủ những nơ có mụn hay ap xe, vùng da bị bệnh lên phiến kính rùi nhỏ nước sinh lý lên và soi trên kính hiển vi để tìm mò giống Demodex -Hoặc lấy bệnh phẩm như trên cho vào dd NAOH 10% rùi đun sôi 5-6 giây sau đó li tâm lắng cặn rồi mang soi kính tim mò Demodex. Câu 32: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh tích – phòng và trị Bệnh viêm phế quản? Trả lời a.Nguyên nhân -Mắc bệnh Do các yếu tố gây ô nhiễm: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại. Do bị nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), -Do kế phát của một số bệnh như Care, viêm ruột, bệnh kí sinh trùng... -Do suy giảm hệ thống miễn dịch b..Triệu chứng: diễn ra ở 2 thể *Thể cấp tính -Chó bệnh lờ đờ, sốt, suy nhược, kém ăn chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Con vật ho nhiều, ho dai dẳng liên tục, tiếng ho đục -Con Vật khó thở, thở nông, tiếng thở khò khè. Khi ho con vật có biểu hiện nôn khan, thực chất là hiện tượng nôn giả do ho và kéo đờm trong khí quản. -Bệnh tích vi thể, thấy thành phế quản viêm sưng và biến đổi về mặt cấu trúc *Thể mạn tính - Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở chó già trên 6 năm tuổi và ở các giống chó cảnh có kích thước nhỏ. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài, từ 2 – 3 tháng - Chó bị viêm phế quản mạn tính thường ho liên tục, dai dẳng, tiếng ho sâu, khản đặc. Chảy nước mũi nhiều và lẫn mủ đặc. Xuất hiện tiếng ran khi vật hít vào, thở ra. c..Phòng bệnh *Vệ sinh phòng bệnh -Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cũi nhốt chó mèo, chăm sóc nuôi dưỡng con vật tốt, đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con vật , chỗ nằm chuồng trại phải đảm bảo ấm ấp vào mùa đong, thoáng mát màu hè. Khô giáo ko ẩm ướt -Khí hậu lạnh thì cần giữ ấm cho con vật tốt. -Phân rác dọn hằng ngày để ủ phân *Phòng bệnh bằng vacxin - Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vacxin sau: dại, Care, viêm gan truyền nhiễm, Parvo, Lepto... để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác  giúp con vật có sức đề kháng về bệnh hô hấp năng đề kháng về hô hấp. d.Điều trị *Nguyên tắc chung: Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh kết hợp thuốc chữa triệu chứng và thuốc bổ trợ, trợ sức trợ lực, đồng thời hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốtao sức đề kháng. -Giảm ho: dùng các thuốc như: Codein, hydrocodone.có tác dụng tốt trong những trường hợp viêm phế quản không do vi khuẩn Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com -Thuốc làm giãn phế quản như: Theophylline, aminophylline, tebutaline. có tác dụng tốt trong các ca bệnh có biểu hiện khó thở. - Kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát : Gentamycin, Cefa. Doc, Kanacolin tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng -Thuốc kháng viêm nhóm Corticoid như: Hydrocortizon, Prednisone 1mg/kgP x 2 lần/ ngày, liệu trình 7 ngày có tác dụng tốt trong trường hợp viêm phế quản mạn tính, Thuốc có tác dụng giảm viêm nên giảm ho đồng thời giảm tiết dịch nhầy. - Dung thuốc Tiêu đờm: Mucolytic, Axetylcystein - Trợ sức trợ lực: Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 20ml/1kg thể trọng/ ngày, ngoài ra cần thiết sử dụng các loại thuốc như Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B.complex, Vitamin B12 kết hợp tăng cường hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. *Hộ lý chăm sóc - Chó bị bệnh viêm phế quản đặc biệt nhậy cảm với các kích thích ô nhiễm. Do đó, trong quá trình điều trị cần cách ly tuyệt đối hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như: khói thuốc lá, thuốc xịt, bụi bẩn, phấn hoa - Kết hợp xoa bóp vùng ngực bằng các loại dầu nóng *Một só bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó. -Bài 1: Cây mã đề 100g + cam thảo 8g + nước sạch 400ml  đun sôi trong 30’ cho chó uống trong ngày. -Bài 2: Hoa đu đủ đực lấy 20 gam hấp với 100ml nước đường cho con vật uống -Bài 3: Cao mật lợn 400mg+ đường 20g hòa vào cho uống trong ngày liệu trình 6 -7 ngày liên tục Câu 33: Khái niệm - Chẩn đoán Bệnh viêm phế quản? Trả lời a.Khái niệm -Viêm phế quản là quá trình viêm xảy ra ở phế quản gây hiện tượng khó thở, ho dai dẳng kéo dài ở chó. -Viêm phế quản ở chó làm sự bài tiết dịch hầy trong đường hô hấp gây khó thở. Dịch nầy bịt kín các ống dẫn khí làm ngăn cản quá trình vận chuyển và trao đổi khí ở phổi. -Viêm phế quản là nguyên nhân nguyên phát cho nhiều quá trình ở phổi. d.Chẩn đoán *Dựa vào triệu chứng lân sàng *Thể cấp tính -Chó bệnh lờ đờ, sốt, suy nhược, kém ăn chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Con vật ho nhiều, ho dai dẳng liên tục, tiếng ho đục -Con Vật khó thở, thở nông, tiếng thở khò khè. Khi ho con vật có biểu hiện nôn khan, thực chất là hiện tượng nôn giả do ho và kéo đờm trong khí quản. -Bệnh tích vi thể, thấy thành phế quản viêm sưng và biến đổi về mặt cấu trúc *Thể mạn tính -Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở chó già trên 6 năm tuổi và ở các giống chó cảnh có kích thước nhỏ. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài, từ 2 – 3 tháng -Chó bị viêm phế quản mạn tính thường ho liên tục, dai dẳng, tiếng ho sâu, khản đặc. Chảy nước mũi nhiều và lẫn mủ đặc. Xuất hiện tiếng ran khi vật hít vào, thở ra. *Chụp X- quang cho con vật để có chẩn đoán chính xác Câu 34: Đơn thuốc điều trị 1 con chó 10kg bị viêm phế quản Trả lời RP1 Cefa. Doc: 2ml DS. tiªm bắp 1 lÇn, ngµy tiªm 2 lÇn, tiêm 3 ngày liền RP2. Analgin 2cc 1 èng Vitamin B12 2cc 1 èng DS. Trén lÉn, tiªm b¾p 1 lÇn, ngµy 1 lÇn, tiªm 3 ngµy liÒn RP3 Glucoza 5% 200cc DS. tiªm truyÒn tÜnh m¹ch khoeo 1 lÇn, ngµy truyÒn 1 lÇn, truyÒn 3 ngµy liÒn Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com Câu 35: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh tích – phòng và trị Bệnh viêm phổi? Trả lời a.Nguyên nhân -Viêm phổi do vi khuẩn thường là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi ( kế phát từ bệnh ho cũi chó, viêm phế quản hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản), sau đó bội nhiễm các loài vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp như Pasteurella, Klebsiella, ecoli or các VK gram + như Staphylococcus, Streptococcus. -Do virus: thường do hậu quả của một số bệnh carre, cúm chó -Do nấm: thường do Coccodioidomycosis immitis hoặc Cryptococcus neoformans, Aspergillus, Histoplasnia -Kí sinh trùng: sự di hành của ấu trùng giun, sán đặc biệt giun tim, do ÂT của giun sán ký sinh ở phế quản gây viêm phôi -Ngoài ra viêm phổi có thể do các nguyên nhân sau: viêm lan từ tổ chức gẩn: tim,vách ngực; do dị ứng (khói thuốc, bụi, phấn hoa); hoặc do tác động của dịch lỏng tràn vào phổi: sặc thức ăn, nước uống b.Triệu chứng – bệnh tích *Triệu chứng - Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin - Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. - Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối - Thở khó: thở nông và nhanh. Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxi, niêm mạc mắt, miệng tím bầm - Khi sờ nắn vùng phổi con vật có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác. Nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối *Bệnh tích -Tổn thương thành ổ, có giới hạn rõ rệt phân cách bởi các mô tương đối lành mạnh, tổn thương xuất hiện dần kế tiếp nhau, tiến triển độc lập, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Tổn thương từng vùng cũng khác nhau, có cả viêm phế quản lẫn viêm phế nang. -Hia phổi phù, xuất huyết có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp các thùy phổi. Ổ viêm nổi cao có ranh giới rõ ràng, nắn thấy chắc cúng, kích thước bằng hạt đỗ mầu đỏ sẫm. Khi cắt mặt cặt có nước đuc or mủ chảy ra, miếng phổi cắt khi thả vào nước chìm dần. c.Phòng bệnh *Vệ sinh phòng bệnh -Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cũi nhốt chó mèo, chăm sóc nuôi dưỡng con vật tốt, đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con vật , chỗ nằm chuồng trại phải đảm bảo ấm ấp vào mùa đong, thoáng mát màu hè. Khô giáo ko ẩm ướt -Khí hậu lạnh thì cần giữ ấm cho con vật tốt. -Phân rác dọn hằng ngày để ủ phân -Phát hiện sớm con vật bệnh, cách ly và điều trị kịp thời *Phòng bệnh bằng vacxin - Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vacxin sau: dại, Care, viêm gan truyền nhiễm, Parvo, Lepto... để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác  giúp con vật có sức đề kháng về bệnh hô hấp năng đề kháng về hô hấp. và định kỳ tẩy giun sán cho con vật. d.Điều trị - Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Khi Lựa chọn kháng sinh tốt nhất nên dựa vào kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể sử dụng một số nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng: Cephalexin, Sulfadiazine – trimethoprim, Enrofloxacin. Hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau dựa trên nghuyên tắc phối hợp thuốc kháng sinh + Penicillin G: với chó 500000 UI / ngày. Mèo thì 200000 UI / Ngày. Tiêm ngày 2 lần. kết hợp với Biseptol liều 40mg/kg P cho uống 2 lần trong ngày Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com + Kanacolin:thành phần gômg: Kanamycin sulfate, colistine Sulfate, Neomycin sulfat. Tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng + Lincomycin 10%: tiêm bắp cho chó mèo liều 1ml/5kg P / Ngày. *Chữa triệu chứng: -Dùng các hóa dược khác có tác dụng làm giãn phế quản giảm ho, an thần giảm đau dễ thở như: Ephedrin, Dimedron tiêm bắp. -Cần cung cấp nước và điện giải cũng như các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật đặc biệt khi con vật trong giai đoạn chán ăn. +Truyền Ringerlactat 20ml/kgP/ngày +Glucoza 5%: 20ml/kgP/ngày +Kết hợp bổ sung các loại vitamin: C, B.complex, B1, B12 -Cho con vật vào nơi âm áp, tránh gió lùa. Cho ăn thức ăn giàu sinh dưỡng, dễ ăn. Đặt con vật nằm ở tư thế thoải mái, dễ thở. -Thường xuyên mát xa vùng ngực ngày 4 – 6 lần để giúp vật dễ thở và đào thải dịch tiết đường hô hấp. -Ngoài ra có thể kết hợp với việc dùng một số bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo tương tự như điều trị bệnh viêm phế quản +Bài 1: Cây mã đề 100g + cam thảo 8g + nước sạch 400ml  đun sôi trong 30’ cho chó uống trong ngày. +Bài 2: Hoa đu đủ đực lấy 20 gam hấp với 100ml nước đường cho con vật uống +Bài 3: Cao mật lợn 400mg+ đường 20g hòa vào cho uống trong ngày liệu trình 6 -7 ngày liên tục Câu 36: Khái niệm - Chẩn đoán Bệnh viêm phổi? Trả lời a.Khái niệm: Thường do kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như Care, viêm khí quản truyền nhiễm ở chó mèo d.Chẩn đoán -Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Nên nghi ngờ khi chó có các biểu hiện như ho, thở nhanh, thở nông, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, kèm theo sốt mà con vật ko có biểu hiện sung huyết tim or phù phổi. Đặc biệt khi thấy chó ợ hơi, có lịch sử bệnh phổi mạn tính, bệnh đường ruột or có tiếp xucs với chó mắc bệnh khác. - Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin -Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. -Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối -Thở khó: thở nông và nhanh. Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxi, niêm mạc mắt, miệng tím bầm -Khi sờ nắn vùng phổi con vật có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác. Nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối -Kiểm tra tần số hô hấp nghr vùng phổi để phát hiện âm phế nang, tiếng ran hay tiếng khò khè. Ho khi con vật sốt, khi kịch thích vùng khí quản hay gõ vùng ngực -Chụp X- quang thấy vùng phổi mờ rải rác. -Xét nghiệm máu để chẩn bệnh chính xác hơn Câu 37: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh tích – phòng và trị viêm tử cung, âm đạo chó? Trả lời A, Nguyên nhân -Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. -Do hậu quả của quá trình sinh đẻ: sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella. -Do nấm (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas fortus) b.Triệu chứng: có 2 thể viêm Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com *Viêm cấp tính -Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa -Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau. -Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt. Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch nhầy mùi tanh khắm. *Viêm mạn tính -Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau. -Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động. c.Phòng bệnh -Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chới, cũi nhốt chó mèo sạch sẽ bằng các dd thuốc sát trùng. Cho con vật ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con vật. -Cho vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng thoáng mát, vệ sinh. -Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống hay thụ tinh nhân tạo -Tay của kỹ thuật viên hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đõ đẻ hay khi can thiệp đẻ, mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng. -Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và thụt rửa âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%. -Khi thụ tinh nhân tạo cần vệ sinh âm đạo sach sẽ trước ki tiến hành thụ tinh, tay, dụng cụ thụ tinh cần sạch sẽ vô trùng. Thao tác chuyên môn nhẹ nhàng, chính xác, đúng kỹ thuật. d.Điều trị *Nguyên tắc chung: là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. *Điều trị tại chỗ +Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi ngày thụt rửa một lần, trong 3 – 5 ngày. Or có thể dùng thuốc nam như: Lá bạch đồng nữ 500g, muối ăn 50g, nước sạch 3000ml  đun sôi oy chắt lấy nướcđể nguội thụt rửa tử cung ngày 1 lần lien tục 7 ngày. *Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây: + Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. *Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm -Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn giới thiệu ở trên kết hợp với thuốc đặc trị trùng roi và nấm: +Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày. +Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống.  Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. +Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày. +Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung +Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày, mèo 1/2 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt. *Thuốc chữa triệu chứng: -Cầm máu bằng vitamin K, hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo: tiêm vitamin A, D, E. -Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo: tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1- 2ml/con/ngày. -Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex -Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày. Câu 38. Nguyên nhân – triệu chứng - phòng – điều trị bệnh viêm nội mặc tử cung? Trả lời Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com a.Nguyên nhân -Bệnh xảy ra do: +Sự loạn chức năng của buồng trứng và sự tăng tiết Progesteron gây ra +Do chó mèo để khó nên bác sĩ thú y phải can thiệp bằng tay or dụng cụ phẫu thuật nhưng ko đúng quy trình kỹ thuật làm niêm mạc tử cung xây sát, dụng cụ ko vô trùng nên vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm nội mạc tử cung +Kế phát 1 số bệnh truyền nhiễm như sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao... b.Triệu chứng -Khi mắc con vật có các biểu hiện + Kém ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động, nôn nhiều, uống nước nhiều đái nhiều, con vật thở nhanh. +Thân nhiệt lúc đầu tăng nhưng khi bệnh tiến triển thì thân nhiệt lại hạ và hạ xuống dưới mức bình thường. +Bụng căng lên, từ co quan sinh dục con vật luôn chảy ra 1 hỗn hợp dịch bao gồm niêm dịch, dịch rit viêm + các tế bào tổ chức bị hoại tử bong chóc ra, có mùi thối khắm rất đặc trưng. Dính bết vào lông xung quanh âm hộ và đuôi. -Nếu con vật ko đc điều trị kịp thời và hộ lý chăm sóc tốt thì sẽ lâm và nhiễm trùng huyết nhiễm đọc và có nguy cơ tử vong cao. c.Phòng bệnh: -Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chới, cũi nhốt chó mèo sạch sẽ bằng các dd thuốc sát trùng. Cho con vật ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con vật. -Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho con vật, trước khi phối giống cần vệ sinh âm đạo , âm môn sạch sẽ bằng nước muối hay dd thuốc tím. -Khi khám thai, đỡ đẻ, can thiệp khi con vật đẻ khó thì tây người bác sĩ thú y, dụng cụ phục vụ cho quá trình khám hay can thiệp khi mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng. -Sau những ca phẫu thuật cần được chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Và tiêm kháng sinh đề phòng VK bội nhiễm và thụt rửa âm đạo bằng dd Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%. d.Điều trị *Điều trị tại chỗ - Hàng ngày thụt rửa tử cung chi con vật bằng 1 trong các dd Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%, Lugol 0,1%, nước muối sinh lý 0,9% hay dd thuốc tím. -Sau khi thụt rửa xong phải xoa bóp tử cung cho tử cung đầy hết nước ra. Tiếp đó bơm dd kháng sinh vào tử cung *Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây: + Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. -Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex -Nếu có thể ta có thể Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày. *Ngoài ra còn có thể dùng 1 số bào thuốc nam như: -Bài 1: Tỏ ta 50g bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn + nước đun sôi để nguội sau đó hãm khoảng 30’ chiết lấy nước bỏ bã đi, dùng nước thụt rửa vào tử cung âm đạo ngày 1 làn liên tục trong 4-5 ngày. -Bài 2: Dùng vỏ và rễ cây dâm bụt rửa sạch bằng nước muối loãng cho nước vào đun sôi, chắt lấy nước bỏ bã đi oy dùng nước thụt rửa tử cung, âm dạo ngày 1 lần liên tục 4-5 ngày Câu 39:Nguyên nhân – triệu chứng - phòng – điều trị bệnh co giật trước – sau khi đẻ do thiếu can xi? Trả lời a.Co giật trước khi đẻ * Nguyên nhân -Chủ yếu do nuôi dưỡng không tốt, khẩu phần ăn thiếu Ca, P. Tỷ lệ Ca/P không thích hợp, do Ca thiếu, P thừa. Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides). *Triệu chứng Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com -Chó, mèo đi lại bồn chồn, nôn mửa nhanh, sốt cao trên 410C. -Hai chân sau yếu run rẩy, đứng không vững, đi lại khó khăn, thường đi siêu vẹo. Sau đó, chó nằm duỗi thẳng chân, không đứng lên được, rung cơ, thỉnh thoảng lên cơn co giật, con vật thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng. -Bệnh có thể kéo dài liên tục vài tiếng, có khi tới vài ngày nếu không can thiệp ngay sẽ lên cơn co giật liên tục, sau đó bại liệt nằm một chỗ, bại liệt kéo dài làm cơ của chân sau bị teo, thối loét da thịt và vật thường bị tử vong trong trạng thái bại huyết. b.Co giật sau khi đẻ * Nguyên nhân -Trong giai đoạn mang thai nhất là giai đoạn cuối chó, mèo không được cung cấp đầy đủ Canxi, Photpho. Sau khi đẻ, chó cái, mèo cái đòi hỏi phải có Canxi, photpho cung cấp cho việc tiết sữa nuôi con. -Các nguyên nhân trên làm cho hàm lượng Canxi giảm xuống đột ngột trong máu gây ra bệnh co giật của chó, mèo sau khi đẻ. *Triệu chứng -Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi đẻ trong vòng 3 – 5 ngày. Bệnh tiến triển nhanh, từ khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên xuất hiện các triệu chứng điển hình không quá 12 giờ. +Chó, mèo bồn chồn, mắt lờ đờ, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đứng không vững, run rẩy, các bắp thịt rung liên tục, sau đó xuất hiện những cơn co giật. + Chó thở mạnh, chảy nhiều rớt dãi sau đó nằm liệt không đi lại được. Nếu không cứu chữa kịp thời thì có tới 60% số chó mèo sẽ chết sau 12 – 48 giờ co giật +Nhiều trường hợp chó sau khi đẻ vài giờ đã chết vì co giật. -Một số trường hợp bệnh nhẹ chó, mèo chỉ biểu hiện: +Khô mũi, ăn ít, đi lại khó khăn, siêu vẹo. Chó thường không chết nhưng liệt chân, thở khó khăn, lưỡi luôn luôn thò ra kèm theo rãi dớt do liệt hầu. Chó, mèo suy yếu nhanh, mệt mỏi, không cho con bú. c.Phòng bệnh -Trong giai đoạn có chửa và nuôi con nên cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ chất khoáng và vitamin, nhất là Ca và P. -Hàng ngày nên bổ sung vào thức ăn bột xương nghiền, ốc, cua, tôm, hến, sụn, xương. -Cho chó, mèo chửa ra hoạt động ngoài trời để tăng thêm lượng vitamin D3. d.Điều trị + Gluconat canxi hay Cloruacanxi: truyền tĩnh mạch cho chó với liều 5 – 10 ml/con, tiêm liên tục trong 3 – 5 ngày. + Calcium fort: tiêm bắp cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày. + Ravitfor, Carbiron: thuốc bại liệt cặp thuốc gồm 1 cặp hai ống, 1 ống chứa Canxium Gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B, khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5 ml/con/ngày. + Trợ tim mạch: bằng cách tiêm Spartein liều 2 – 3 ml/con, tiêm long não nước 5% với liều 2 – 3 ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ. -Trợ sức, trợ lực bằng cách: tiêm bắp vitamin B1, B12, C... *Ngoài ra có thể dùng 1 số bài thuốc nam như: Bột xương nung 50g + bột đõ tương 30g+ bôt cá, tôm 30g+ sữa bột  trồn đều cho vào thức ăn chó mèo liều 5-10g, cho ăn liên tục 10-15 ngày. Câu 40:Nguyên nhân – triệu chứng - phòng – điều trị bệnh co giật trước khi đẻ do thiếu can xi? Trả lời * Nguyên nhân -Chủ yếu do nuôi dưỡng không tốt, khẩu phần ăn thiếu Ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_cho_meo_1452.pdf
Tài liệu liên quan