Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, quê gốc Ở Đà Nẵng. Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn với vùng trung du Phú Thọ, đến năm 1954, ông mới về sống và đi học ở Hà Nội. Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Sau đó, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu viết kịch.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Vở kịch đầu tay của ông mang tên Sống mãi tuổi 17 chưa gây được tiếng vang. Nhưng sau đó, với một nguồn lực sáng tạo đột khởi mạnh mẽ, Lưu Quang Vũ đã trình làng những vở kịch gây xôn xao dư luận như : Lời dối cuối cùng, Nàng Xi - ta, Chết cho điều chưa có, Bệnh sĩ, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Ngoài kịch nói, Lưu Quang Vũ còn được bạn đọc yêu mến với tư cách một nhà thơ, một nhà văn, một hoạ sĩ. Thơ ông không sắc sảo nhưng giàu cảm xúc, nhiều trăn trở và khát khao. Các tập thơ : Hương cây - Bếp lửa (in chung), Mây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ôn tập văn học 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình "trong ngần". Nhưng khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ", chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã "kinh ngạc... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất". Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu,... đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Câu 2. Tham khảo mục A. II.2.a, b và khái quát được các ý sau : Tuy là hai nhân vật, hai con người khác nhau - một người là nghệ sĩ, một người là chánh án toà án, nhưng hành trình nhận thức lại giống nhau. Đều xuất phát từ những mục đích tốt đẹp và đầy thiện ý song cả hai đều ngạc nhiên, ngỡ ngàng,... rồi vỡ ra nhiều điều mới mẻ : cuộc đời này còn có nhiều góc khuất mà nghệ thuật cần vươn tới ; còn có nhiều trái ngang mà lí thuyết sách vở chưa soi tỏ.
Phùng được trưởng phòng giao cho công việc săn tìm một bức ảnh nghệ thuật, anh hăm hở vác máy về chiến trường xưa và phục kích chụp được khoảnh khắc trời cho. Anh thăng hoa trong hạnh phúc của sự sáng tạo nghệ thuật. Và liền sau đó, Phùng phải chứng kiến một cảnh lấm láp, oái oăm của đời thường : chồng đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, con ngăn cản bố với một thái độ căm thù. Rồi vài hôm sau, anh bị thương nhẹ chỉ vì bảo vệ người vợ khỏi đòn roi của chồng. Khi tận mắt chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa người đàn bà hàng chài với chánh án Đầu, nghe những lời trải lòng và biết được việc bất kể lúc nào người chồng thấy khổ quá là mang vợ ra đánh, Phùng rất phẫn nộ ; sau đó lại cảm thông, chua xót. Cuối cùng, khi thấy Đâu "rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ", anh cũng ngộ ra nhiều điều.
Còn Đẩu. là một chánh án, vừa làm công việc, vừa thực hiện mệnh lệnh của trái tim, anh muốn giải thoát người đàn bà khỏi những trận đòn bất công, ngược đãi bằng một "phán quyết" li hôn. Anh hào hứng, say mê và tin tưởng vào giải pháp của mình. Cái lí lẽ của pháp luật và lí lẽ của trái tim làm cơ sở, chỗ dựa vững vàng để anh tự tin, chủ động và ngạo nghễ. Nhưng anh đã lầm. Lòng tốt của anh đã trở thành phi thực tế ; kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ sâu sắc đầy trải nghiệm của người đàn bà quê mùa, thất học. Sự yên ấm của gia đình và tương lai của những đứa con buộc chị phải câm lặng và chịu đựng tất cả. Và đâu chỉ có những trận đòn của chồng, cái gia đình ấy còn có những giây phút hạnh phúc khi chị sung sướng nhìn các con được ăn no. "Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển". Anh ngộ ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và những kiến thức sách vở sẽ không giải thoát được những cảnh đời tối tăm, đau khổ.
Câu 3. Cần nêu được những ý cơ bản sau :
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài bốn mươi, lại càng trở nên đậm nét.
- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng.
+ Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ né tránh hoặc kêu la. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình ; chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng lo, gió lớn vậy.
+ Tuy nhiên, người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị đứa con và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị mới thấy "đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã". Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác . Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót, kể cả thằng Phác, đứa con yêu của chị, và nhất là một người lạ. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm - một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô bờ.
+ Khi ở loà án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đầu và người đọc những xúc cảm mới. Được mời lên toà án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị rụt rè, tìm một góc tường ở chốn công đường kia để ngồi. Chị thấy sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị thật nhỏ bé tội nghiệp ở chốn công đường kia. Cái thế ngồi của chị thật bị động, ngồi như để tự vệ cho dù đã được Đầu, Phùng chia sẻ và cảm thông.
+ Nguyễn Minh Châu đã dụng công nhấn vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đầu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng "'con" và có lúc đã van xin "con lạy quý toà". Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó đột ngột chuyển cách xưng hô : "Chị cám ơn các chú ? - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tết, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...". Một sự hoán đổi ngoạn mục.
+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.
+ Ở đây, lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ quyền uy có sức công phá lớn. Nó đã làm chánh án Đầu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều diều.
- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. Chị quặn lòng vì thương con ; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(TRÍCH - LUU QUANG VŨ)
KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ TÁC GIẢ
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, quê gốc Ở Đà Nẵng. Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn với vùng trung du Phú Thọ, đến năm 1954, ông mới về sống và đi học ở Hà Nội. Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Sau đó, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu viết kịch.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Vở kịch đầu tay của ông mang tên Sống mãi tuổi 17 chưa gây được tiếng vang. Nhưng sau đó, với một nguồn lực sáng tạo đột khởi mạnh mẽ, Lưu Quang Vũ đã trình làng những vở kịch gây xôn xao dư luận như : Lời dối cuối cùng, Nàng Xi - ta, Chết cho điều chưa có, Bệnh sĩ, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta.... Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Ngoài kịch nói, Lưu Quang Vũ còn được bạn đọc yêu mến với tư cách một nhà thơ, một nhà văn, một hoạ sĩ. Thơ ông không sắc sảo nhưng giàu cảm xúc, nhiều trăn trở và khát khao. Các tập thơ : Hương cây - Bếp lửa (in chung), Mây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu.
Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II- VỀ TÁC PHẨM
Xuất xứ
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng. Nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm với người xem, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
Đoạn trích được rút từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba. 2. Nội dung
Viết vở kịch này, tuy dựa vào một câu chuyện dân gian nhưng soạn giả lại đặt ra được nhiều vấn đề mới mẻ, hiện đại, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt. Do sự tác trách của hai vị quan trên Thiên đình là Nam Tào và Bắc Đẩu mà Trương Ba - một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khoẻ mạnh bỗng dưng bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hoá phép làm cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt (cũng vừa mới chết). Tưởng như thế là Trương Ba lại được trở về với cuộc sống bình thường, thế nhưng những trớ trêu, bất hạnh cũng bắt đầu từ đây. Hồn Trương Ba không thể chung sống với vợ anh hàng thịt, trong khi đó, người thân của Trương Ba cũng không thể quen được với thân xác thô kệch và tính cách thô thiển của anh hàng thịt. Trương Ba đau khổ xin với Đế Thích cho cu Tị (bạn cháu mình) được sống lại, còn mình thì chết hẳn, không nhập vào thân xác cua ai nữa.
Cảnh VII và đoạn kết của vở kịch gởi tới người đọc và người xem thông điệp : Cuộc sống và được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác. Sự lắp ghép khập khiễng không thể tạo nên những giá trị đích thực của cuộc sống. Mặt khác, con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
3.Nghệ thuật
Đoạn trích rất thành công trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện.
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
4. Chủ đề
Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định : Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
B.LUYỆN TẬP
I.CÂU HỎI VÀ ĐỀ VĂN
Câu 1 Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt thể hiện ý nghĩa gì ?
Câu 2. Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương Ba và thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó.
Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống.
Câu 4 . Phân tích nhân vật Trương Ba
Gợi Ý
Câu 1 Với những lí lẽ đầy cám dỗ của nhân vật xác hàng thịt, Hồn Trương Ba đã có những lúc xao động, rồi kế đó là những nỗi dằn vặt, trăn trở về cuộc sống ngang trái của mình. Mọi thứ như nghẹn lại, đẩy Hồn Trương Ba rơi vào sự bế tắc hoặc sống mà chấp nhận sự giỡn đùa của tạo hoá hoặc chết để được là chính bản thân mình.
Đoạn đối thoại khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác, giữa tính cách và ngoại hình. Đây là một vấn đề có tính chất khái quát cao, bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội.
Câu 2. Các ý chính :
- Trong thân xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh vô cùng trớ trêu. Tâm hồn ông vô cùng cao khiết, một con người có học thức, giỏi cờ và thích chăm cây cối. Nhưng thể xác anh hàng thịt thì cứ phì nộn ra, luôn luôn đòi hỏi những ham muốn tầm thường, dung tục. Vậy là nhiều khi, dù không muốn nhưng Hồn Trương Ba vẫn phải làm những điều trái hẳn với lương tâm của mình để thoả mãn những đòi hỏi của cái xác ấy.
- Những nghịch lí, mâu thuẫn trên dẫn đến một hệ luỵ tất yếu : mọi người xung quanh Trương Ba không thừa nhận ông. Người thân trong gia đình, từ đứa cháu nhỏ đến người vợ, chị con dâu đều cảm thấy xa lạ với cái thể xác thô tục và những hành vi bất chợt tầm thường của ông. Họ xa lánh. sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm ông. Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Trương Ba cũng không thể sống với vợ anh hàng thịt và gia đình anh hàng thịt, ngược lại, vợ anh hàng thịt cũng không thể thích nghi với những lời nói, việc làm, tư tưởng của một Hồn Trương Ba xa lạ dù thể xác tồn tại trước mặt là chồng, là cha họ.
Nhân vật Hồn Trương Ba rơi vào sự trớ trêu của hoàn cảnh. ông bị mọi người xa lánh, sự tồn tại của ông vì thế cũng trở nên vô nghĩa, thậm chí gây nặng nề, bức bối.
Câu 3. Câu nói của Trương Ba : "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được" mang một tư tưởng triết học sâu sắc, nó phản ánh đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện, hành động. Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người. Việc sống nhờ, sống dựa vào thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba không được sống thực với con người mình. Có câu "ở đời không nên dựa hơi ai mà thở" bởi khi đó, con người tồn tại thật đấy nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối, điều khiển bởi kẻ khác. Trong cuộc sống, con người nhiều khi chỉ nghĩ đến kết quả mà không quan tâm đến cách thức, có khi vì mục đích mà bất chấp thủ đoạn. Có thể suy nghĩ của Đế Thích cũng là biểu hiện của điều đó ("ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết !"). Sống hay không sống trong hoàn cảnh này không phải là vấn đề nữa mà quan trọng hơn là sống như thế nào, sống ra sao, sống có ý nghĩa hay không... ? Đế Thích không hiểu được điều đó. Trong khi đó với Trương Ba, việc sống dựa vào thân xác hàng thịt đã khiến hồn ông thành nô lệ cho thân xác của hắn.
Câu 4. Nhân vật Trương Ba – nhân vật bi kịch.
- Hoàn cảnh éo le của nhân vật hồn Trương Ba: Rơi vào bi kịch đánh mất mình sống nhờ, sống gửi, đau đớn vì phải sống “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.
+ Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác: Hồn Trương Ba trở nên thô bạo trong xác anh hàng thịt, ham rượu thịt, mê sắc dục.
+ Qua lời người vợ : Hồn Trương Ba giờ đây sống thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm, vợ con.
+ Qua lời cái Gái : Hồn Trương Ba vụng về, thô lô lỗ không còn là người làm vườn khéo léo như xưa.
+Qua lời của chị con dâu: Hồn Trương Ba không còn là người hiền hậu, vui vẻ.
- Tâm trạng giằng xé của Hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt:
+ Qua lời dẫn kịch : “ ngồi ôm đầu một hồi lâu”, “ Bịt tai lại”, “ Bần thần nhập lại vào xác anh hàng thịt”
+ Qua lời thoại “ ta…ta đã bảo là mày im đi”
+ Qua lời đọc thoại nội tâm “ mày đã thắng thế rồi , cái thân xác không phải của ta à, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta…. Không còn đến cái đời sống ta mang lại”
-> Hồn Trương Ba phải đấu tranh gay gắt với chính cái thân xác đầy những ham muốn bản năng mà ông ta đang sống mượn. Bên trong tâm hôn ông luôn bị dằn vặt không yên, bên ngoài trong các mối quan hệ ông đều bị người thân nghi ngại, khước từ. chính tâm trạng đâu đớn dằn vặt dồn nén không thể chịu đựng nổi khiến Hồn Trương Ba ngày càng bế tắc.
- Hồn Trương Ba muốn thoát khỏi lối sống giả, sống vô nghĩa trong thân xác người khác -> Tính cách nhân vật Hồn Trương Ba : tự trọng, chân thật , muốn được sống như chính mình, không sợ cái chết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_on_tap_van_hoc_12_9196.doc