Câu 1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
Việt Nam?
TRẢ LỜI:
1. Khái niệm:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ
công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ
chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui
định.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính
Việt Nam – Phần 1
Câu 1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
Việt Nam?
TRẢ LỜI:
1. Khái niệm:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ
công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ
chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui
định.
2. Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực quản lý nhà nước. Những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính
nhà nước hay quan hệ chấp hành – điều hành. Nội dung của chúng thể hiện:
- Hoạt động quản lý các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực
hiện pháp luật của cơ quan đó.
- Xử lý hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.
- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và hoàn chỉnh
các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước ...
các quan hệ quan hệ quản lý được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh rất
đa dạng, đó là các quan hệ quản lý được hình thành trong quá trình các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trên mọi lĩnh vực
đời sống xã hội. Chúng bao gồm các quan hệ điển hình:
a, Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ
thống dọc mà đặc biệt là những cơ quan hành chíng cấp trên với cơ quan hành
chính cấp dưới trực tiếp.
b, Giữa cơ quan cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan
hành chính nhà nước có thhẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
c, Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ
quan hành chíng nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới nhằm thực hiện chức
năng theo pháp luật.
d, Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
e, Giữa cơ quan hành chíng nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung
ương đóng tại địa phương đó.
g, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị trực thuộc.
h, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh
i, Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội.
k, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và người không quốc tịch,
người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt nam.
Ngoài ra còn có một số quan hệ không điển hình, giữa cơ quan hành chính nhà
nước với đối tượng quản lý của nó.
Bên cạnh những quan hệ quản lý kể trên, Luật hành chính còn điều chỉnh một số
quan hệ quản lý khác như: các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ
quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn
định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình; các quan hệ quản lý
hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực
hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do
pháp luật qui định.
3. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, đơn
phương. Phương pháp này được xây dựng trên các nguyên tắc:
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính,
một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các
quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những mệnh lệnh ấy.
- Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công
việc một cách đơn phương, xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, xã hội trong
phạm vi quyền hạnh của mình để chấp hành pháp luật.
- Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt bộc
thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế nhà
nước.
Câu 2. Quy phạm pháp luật hành chính. Phân loại quy phạm pháp luật hành
chính?
TRẢ LỜI:
1. Khái niệm:
Quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc xử sự chung do các chủ thể có
thẩm quyền ban hành ra theo trình tự, thủ tục, dưới hình thức nhất định do pháp
luật quy định, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, có hiệu lực bắt buộc phải thi hành đối với các đối tượng có
liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
2. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
Để phân loại quy phạm pháp luật hành chính người ta có thể dựa trên nhiều căn cứ
khác nhau mà chủ yếu là:
a. Căn cứ vào chủ thể ban hành, các quy phạm pháp luật hành chính được
phân thành:
- Quy phạm pháp luật hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước.
- Quy phạm pháp luật hành chính của Chủ tịch nước.
- Quy phạm pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và người có
thẩm quyền trong cơ quan này.
- Quy phạm pháp luật hành chính của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà
nước phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội ban hành.
b. căn cứ vào vào hiệu lực pháp luật của các quy phạm pháp luật hành chính,
được phân thành:
- Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc (hay một số
địa phương nhất định). Đây là quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan có
thẩm quyền ở trung ương ban hành. Thường những quy phạm này có hiệu lực trên
pạhm vi toàn quốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khi các cơ quan có
thẩm quyền ở trung ương thu hẹp phạm vi hiệu lực pháp lý của các quy phạm này
thì chúng chỉ có hiệu lực đối với một số địa phương nhất định. Ngược lại những
quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cũng có thể có
hiệu lực pháp lý vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt nam tác động đến các tổ chức,
c1 nhân Việt Nam đang học tập, công tác, hoạt động ở nước ngoài....
- Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý trong phạm vi một địa
phương. Đây là những quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương ban hành.
c. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật hành chính, chúng được phân
thành:
- Quy phạm pháp luật hành chính trao quyền. Đây là những quy phạm pháp luật
hành chính cho phép các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện những hành
vi nhất định hoặc cho phép các chủ thể đó được lựa chọ những cách thức xử sự để
hành động phù hợp với các yêu cầu mà quy phạm pháp luật hành chính đề ra.
- Quy phạm pháp luật đặt nghĩa vụ. Đây là những quy phạm pháp luật hành chính
buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định trong
quản lý hành chính của nhà nước.
- Quy phạm pháp luật hành chính ngăn cấm. Đây là loại quy phạm pháp luật hành
chính bắt buộc các đối tượng liên quan không thực hiện những hành vi nhất định.
d. căn cứ vào tính chất của các quy phạm pháp luật hành chính, chúng được
phân thành:
- Quy phạm pháp luật hành chính nội dung. Đây là quy phạm pháp luật hành chính
đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quản lý hành chính nhà
nước.
- Quy phạm pháp luật hành chính thủ tục. Đây là loại quy phạm pháp luật quy định
về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan
trong quản lý hành chính nhà nước.
Câu 3. Quan hệ pháp luật hành chính. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm
dứt quan hệ pháp luật hành chính?
TRẢ LỜI:
1. Khái niệm:
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh giữa các
chủ thể mang quyền và nhĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành
chính.
Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính mang đầy
đủ các đặc điểm của quan hệ pháp luật. Chúng là những quan hệ xã hội được quy
phạm pháp luật điều chỉnh. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ có tính chất tương ứng với nhau. Bên cạnh những đặc điểm chung đó, quan hệ
pháp luật hành chính còn có những đặc trưng riêng. Những đặc điểm đặc trưng
riêng đó là:
- Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính gắn
liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước;
- Thứ hai, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của
bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của phía bên kia không phải là điều kiện bắt buộc để
hình thành quan hệ pháp luật hành chính;
- Thứ ba, một bên trong quan hệ pháp luật hành chính nhà nước phải là chủ thể
được sử dụng quyền lực nhà nước. chủ thể này trong quan hệ pháp luật hành chính
được gọi là chủ thể bắt buộc;
- Thứ tư, phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính do
cơ quan hành chính nhà nước giải quyết, theo trình tự thủ tục hành chính. Trong
những trường hợp được pháp luật quy định, nếu việc giải quyết tranh chấp hành
chính bằng con đường hành chính không thoả mãn với các yêu cầu của các tổ chức
cá nhân có liên quan, họ có thể yêu cầu toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng hành
chính;
- Thứ năm, bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu
trách nhiệm pháp lý trước nhà nước chứ không phải bên kia của quan hệ pháp luật
hành chính.
2. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Cũng như mọi quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh,
thay đổi, chấm dứt dựa trên những căn cứ sau:
- Quy phạm pháp luật hành chính: các quy phạm pháp luật hành chính đã xác định
điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành
chính. Chính vì thế, quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở về mặt pháp lý cho
việc hình thành, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành
chính.
- Năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ
pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt giữa các chủ thể có
đầy đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính.
- Sự kiện pháp lý hành chính. Đây là những sự kiện nảy sinh trong thực tế mà khi
xuất hiện chúng pháp luật hành chính gắn với việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt
các quan hệ pháp luật hành chính. Đây là cơ sở thực tế cho việc phát sinh, thay
đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Các sự kiện pháp lý hành chính được phân thành:
+ Sự biến pháp lý hành chính: là những hiện tượng tự nhiên mà khi xuất hiện
những hiện tượng này trên thực tế pháp luật hành chính gắn chúng với việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
+ Hành vi pháp lý hành chính: là hành động hoặc không hành động của tổ chức, cá
nhân mà chúng xảy ra trên thực tế làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan
hệ pháp luật hành chính. Thường hành vi pháp lý hành chính bao gồm các dạng:
hành vi thực hiện quyền của các chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước; hành
vi thực thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nước; hành vi vi phạm
pháp luật trong quản lý hành chính.
Câu 4. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính?
TRẢ LỜI:
Nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật
hành chính có nội dung đề cấp tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức
thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thường được phân thành hai
nhóm:
A. Các nguyên tắc chính trị xã hội:
Là các nguyên tắc chung, được quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của
các cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là
các nguyên tắc thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao
gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước:
Đây là nguyên tắc cơ bản đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước.
Biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng:
trước hết Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra những
đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước; Thứ hai,vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý
hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ; Thứ ba, Đảng lãnh
đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng hình thức kiểm tra. Kiểm tra của các
tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Cùng với những hình thức này, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính
nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ
chức Đảng và các Đảng viên.
2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính
nhà nước:
Trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể ở
những hình thức tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của nhân
dân lao động. Đây là những hình thức được ghi nhận trong pháp luật và đảm bảo
thực hiện bằng các phương tiện của nhà nước. Các hình thức tham gia vào quản lý
hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gồm: Tham gia vào hoạt động của
cơ quan nhà nước; tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội; tham gia vào
hoạt động tự quản ở cơ sở; trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân
trong quản lý hành chính nhà nước.
3. Nguyên tắc tập trung – dân chủ:
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước ta cho nên việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước tất nhiên
cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý
hành chính nhà nước biểu hiện ở những điểm sau: Sự phụ thuộc của cơ quan hành
chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; sự phục tùng của cấp
dưới đối vơí cấp trên, địa phương với trung ương; sự phân cấp quản lý; sự hướng
về cơ sở; sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc:
Điều 5 hiến pháp năm 1992 xác định rằng “Nhà nước thực hiện chính sách bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ
dân tộc”. Quy định này của Hiến pháp đã đặt nền móng về mặt pháp lý cho việc
xây dựng và thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành
chính nhà nước. Nguyên tắc này biểu hiện cụ thể: trong công tác đào tạo và sử
dụng cán bộ; trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá – xã
hội.
5. Nguyên tắc pháp chế XHCN:
Quản lý hành chính nhà nước là một công việc phức tạp bao gồm nhiêù lĩnh vực
hoạt đông khác nhau. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản
lý hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng
lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thể là:
- Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Đòi hỏi: các văn bản pháp luật
trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền, có nội
dung hợp pháp và thống nhất, ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật
quy định, ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Đòi hỏi: Triệt để tôn trọng các văn
bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành; hoạt động giám sát, kiểm tra,
thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải được
thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo
cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất; Xử lý nghiêm
minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong quản lý hành chính nhà
nước.
B. Các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật:
Là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Nội dung của các nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kỹ
thuật của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cho dù được thực hiện trong
điều kiện chính trị hoặc giai cấp như thế nào, hoạt động quản lý hành chính nhà
nước đều phải tuân theo nguyên tắc đó. Nó bao gồm nhiều nguyên tắc ngưng có
hai nguyên tắc cơ bản sau:
1. Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.
2. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp
quản lý liên ngành.
Câu 5. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ và pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa
phướng, quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng?
TRẢ LỜI:
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước:
Đây là nguyên tắc cơ bản đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước.
Biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng:
trước hết Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra những
đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước; Thứ hai,vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý
hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ; Thứ ba, Đảng lãnh
đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng hình thức kiểm tra. Kiểm tra của các
tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Cùng với những hình thức này, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính
nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ
chức Đảng và các Đảng viên.
2. Nguyên tắc tập trung – dân chủ:
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước ta cho nên việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước tất nhiên
cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý
hành chính nhà nước biểu hiện ở những điểm sau: Sự phụ thuộc của cơ quan hành
chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; sự phục tùng của cấp
dưới đối vơí cấp trên, địa phương với trung ương; sự phân cấp quản lý; sự hướng
về cơ sở; sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
3. Nguyên tắc pháp chế XHCN:
Quản lý hành chính nhà nước là một công việc phức tạp bao gồm nhiêù lĩnh vực
hoạt đông khác nhau. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản
lý hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng
lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thể là:
- Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Đòi hỏi: các văn bản pháp luật
trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền, có nội
dung hợp pháp và thống nhất, ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật
quy định, ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Đòi hỏi: Triệt để tôn trọng các văn
bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành; hoạt động giám sát, kiểm tra,
thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải được
thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo
cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất; Xử lý nghiêm
minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong quản lý hành chính nhà
nước.
4. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương:
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý theo
chức năng luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự
phối hợp quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của
chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa
các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành một nguyên tắc cơ bản trong quản
lý hành chính nhà nước. sự kết hợp này là cần thiết bởi lẽ:
- Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ một địa phương nhất
định;
- Ở mỗi địa bàn lãnh thổ nhất định hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn
mang những nét đặc thù riêng;
- Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các
ngành khác nhau. Hoạt đông của các đơn vị tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố địa
phương. Đồng thời các đơn vị tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ xuyên
suốt trong phạm vi toàn quốc.
Sự phối hợp này được biểu hiện cụ thể qua các hoạt động: trong hoạt động quy
hoạch và kế hoạch; trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn; trong xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; trong ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật.
5. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng:
Nguyên tắc này thể hiện ở những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý theo
chức năng, cơ quan quản lý ngành trong việc thực hiện các công việc của quản lý
hành chính nhà nước, cụ thể:
- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các qui định, mệnh lệnh
cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có
tính chất bắt buộc phải thực hiện đôí với các ngành, các cấp, đồng thời các cơ
quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ do
mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi
phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan quản lý ngành có quyền ban hành các quyết định quản lý có tính
chất bắt buộc phải thực hiện đối với các ngành có liên quan trong phạm vi những
vấn đề thuộc quyền quản lý của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định
quản lý đó.
- Trong phạm vi công việc của mình, các cơ quan quản lý theo ngành, quản lý theo
chức năng có quyền phối hợp với nhau để ban hành các quyết định quản lý có hiệu
lực chung trong phạm vi hoạt động các ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mà
chúng được phân công.
Câu 6. Quản lý hành chính nhà nước. Hình thức quản lý hành chính nhà
nước. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước?
TRẢ LỜI:
1. Quản lý hành chính nhà nước:
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo
đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà
nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công
cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta. Hay
nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều
hành của nhà nước.
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan kiểm sát, xét xử và các tổ
chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số
trường hợp cụ thể.
Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính.
2. Hình thức quản lý hành chính nhà nước:
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện bên ngoài của hoạt
động chấp hành, điều hành do các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước thực
hiện.
Các hình thức quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
a. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Đây là hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành – điều hành. Hoạt động này
được gọi là hoạt động lập quy. Nó quy định chi tiết những vấn đề mà luật chưa
quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Trong các văn bản quy phạm pháp luật của
mình, các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật. Thẩm quyền này của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định.
b. Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông
qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện
hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này
trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
c. Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp:
Nội dung của hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực nhà nước,
không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản lý.
Những hoạt động này rất đa dạng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành
chính nhà nước. Thông qua đó các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm
tra, hướng dẫn cac đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật, cung cấp
thông tin, tư liệu tuyên truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm công tác
thực hiện pháp luật.
d. Những hoạt động mang tính chất pháp lý khác như: cấp văn bằng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72_2558.pdf