a. Hoàn cảnh lịch sử
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình
thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, Cách mạng tháng Mười
Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.
- Sau chiến tranh, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt
quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của
mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương.
b. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa :
- Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước chiến tranh.
- Đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.
* Nông nghiệp:
- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu
là đồn điền lua và cao su.
- Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến
tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918, lên 120 ngàn hécta năm 1930.
- Thực dân Pháp vốn đầu tư gấp 10 lần trước chiến tranh;
- Lập đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm
1930.
- Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh.).
244 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Lịch Sử - Phần lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
TRÖÔØNG TRUNG HOÏC PHOÅ THOÂNG THUÛ ÑÖÙC
NAÊM HOÏC : 2009 – 2010
Ñeà cöông oân taäp
Ch©u TiÕn Léc
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 2 -
CHƯƠNG I
VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930
CHUYÊN ĐỀ 1
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I/ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình
thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, Cách mạng tháng Mười
Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời Tình hình trên tác động mạnh đến
Việt Nam.
- Sau chiến tranh, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt
quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của
mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành
“Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương.
b. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa :
- Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước chiến tranh.
- Đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.
* Nông nghiệp:
- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu
là đồn điền lua và cao su.
- Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến
tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918, lên 120 ngàn hécta năm 1930.
- Thực dân Pháp vốn đầu tư gấp 10 lần trước chiến tranh;
- Lập đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm
1930
- Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh..).
* Khai mỏ (chủ yếu mỏ than)
* Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:
+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.
* Thương nghiệp (chính sách thuế khoá nặng nề) : Để độc chiếm thị trường Đông Dương, thực
dân Pháp ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hoá nhập của nước ngoài (chủ yếu là hàng
Trung Quốc và Nhật Bản), nhờ vậy hàng hoá Pháp tràn vào Đông Dương ngày càng nhiều: trước chiến
tranh 37%, sau mấy năm tăng 62% (trong tổng số hàng nhập).
Tư bản Pháp
tập trung đầu
tư vào lĩnh
vực khai thác
than và
khoáng sản
Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác.
Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng
Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên
Quang; Công ty than Đông Triều.
Nh÷ng chuyÓn biÕn vÒ kinh tÕ vµ x· héi ë ViÖt Nam
sau ChiÕn tranh thÕ giíi thø nhÊt
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 3 -
* Ngân hàng Đông Dương : Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông
Dương. Từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần nhờ vào việc đánh thuế nặng các loại
thuế đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện....
* Công nghiệp chế biến : Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở mới (sợi Hải Phòng, rượu Hà Nội,
diêm Bến Thuỷ,...)
* Về giao thông vận tải : Cũng được đầu tư để phát triển thêm phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác
và chuyên chở hàng hoá trong và ngoài nước. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn
như Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vĩnh – Đông Hà (1927).
c. Kết quả :
- Về kinh tế :
+ Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xen kẽ
với quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hảm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
- Về xã hội :
Có sự phân hoá sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng
lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích khác nhau.
II/ CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ – CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của thực dân Pháp không hề thay đổi :
* Về chính trị :
- Pháp tiến hành các chính sách :
+ Chuyên chế triệt để, mọi quyền hành trong nước thâu tóm trong tay bọn thực dân Pháp hoàn
toàn, trong khi đó bọn vua quan Nam triều chỉ là những tên bù nhìn tay sai.
+ Chính sách “chia để trị” chia Việt Nam thành 3 kì với 3 chế độ khác nhau nhằm chia rẽ dân tộc
(đa số và thiểu số, giữa lương và giáo. Triệt để sử dụng bộ máy cường hào ở nông thôn. Pháp còn mở các
cơ quan dân cử (Hội đồng quản hạt Nam Kì, Viện dân biểu) nhằm lôi kéo giới địa chủ và tư sản Việt
Nam.
* Về văn hoá – giáo dục : Pháp thi hành chính sách :
+ Văn hoá nô dịch, nhằm gây tâm lí tự tin, vong bả, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan,
các tệ nạn xã hội...
+ Trường học chỉ được mở nhỏ giọt ở các thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) vì Pháp chỉ cần
đào tạo một đội ngũ công chức và công nhân lành nghề, phục vụ bộ máy cai trị ở thuộc địa.
+ Sách báo xuất bản công khai nhằm tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của bọn thực dân.
III/ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CÁCH MẠNG CỦA CÁC GIAI CẤP TRONG XÃ
HỘI VIỆT NAM.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa như địa chủ
phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới: tư sản; tiểu tư sản; giai cấp công
nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng
cách mạng khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.
1. Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng
câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về
chính trị đối với nhân dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam,
nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có
điều kiện.
2. Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần
cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến.Vì vậy giai cấp nông dân Việt
Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách mạng.
3. Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu
khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp.Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính
trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 4 -
+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên
ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
4. Tầng lớp tiểu tư sản: Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh,
sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc
bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất
nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng
tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực
lượng quan trọng của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân: Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số
lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929
có hơn 22 vạn)
Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản
xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý
thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp công nhân Việt Nam còn có những
đặc điểm riêng
o Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
o Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
o Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
o Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là
Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở
thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng
nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng Cộng sản Việt Nam :
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản.
- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi
dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
- Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.
- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục
được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.
- Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã
đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.
Những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam ? Vì sao lại có những mâu thuẩn đó ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẩn cơ bản :
Mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp Đây là mâu thuẩn chủ yếu nhất.
Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Đế giải quyết các mâu thuẩn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :
+ Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
+ Hai mâu thuẩn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu
nước chống thực dân, phong kiến ở nước ta.
Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó : Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội ta
phân hoá ngày càng sâu sắc. Những giai cấp cũ (như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn,
giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới (tiểu tư sản, tư sản và công nhân (vì họ có hệ
tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình. Đó chính là những
điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sau chiến tranh
thế giới thứ nhất, mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản.
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 5 -
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC
Câu hỏi 1. Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và
phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến 1929.
Vì sao ngoài giai cấp công nhân và giai cấp nông dân lại có thể vận động các giai cấp khác
và các tầng lớp khác tham gia cách mạng ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu hỏi 2. Cho biết chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất. Chương trình khai thác lần này có những điểm gì mới ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu hỏi 3. Cho biết những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá – xã hội của thực dân Pháp ở Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 4. Phân tích thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam (2 – 1930) như thế nào ?
C/ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN KHÁC
Câu hỏi 5.
Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã
hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Hướng dẫn làm bài
a. Chuyển biến mới về kinh tế :
- Chương trình khai thác lần 2 :
+ Nông nghiệp: …
+ Khai mỏ: …
+ Cơ sở chế biến: …
+ Thương nghiệp: …
+ Giao thông vận tải:
+ Ngân hàng: …
+ Thuế: …
- Chuyển biến:
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào nước ta nhưng bao trùm vẫn là kinh tế phong
kiến.
+ Nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước, sự chuyển biến kinh tế có tính chất cục bộ ở một
số vùng.
+ Kinh tế Đông Dương lệ thuộc kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp.
b. Chuyển biến mới về xã hội:
Do tác động của Chương trình khai thác lần 2, xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc:
+ Địa chủ phân hóa, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống đế quốc và tay sai.
+ Nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất.
+ Tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng.
+ Công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin,
đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập…
+ Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận, tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh
thần dân tộc…
c. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, những chuyển biến
mới về kinh tế đã dẫn đến chuyển biến mới về xã hội, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp càng
thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới.
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 6 -
Câu hỏi 6.
Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần nhất (1897 – 1914) với cuộc khai thác lần thứ
hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam. (về hoàn cảnh lịch sử, mục đích, nội dung, hệ
quả và tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam)
Hướng dẫn làm bài
Tiêu chí
so sánh
Cuộc khai thác thuộc địa lần nhất
(1897 – 1914)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919 – 1929)
Hoàn cảnh
lịch sử
Sau khi thực hiện xong việc bình định về
quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thác
thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –
1918); thực dân Pháp tiếp tục khai thác thuộc
địa lần thứ hai ở Việt Nam.
Mục đích Khai thác nguồn tài nguyên phong phú.
- Bóc lột nhân công rẻ mạt.
- Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ
hàng hoá của Pháp.
Cũng giống cuộc khai thác lần thứ nhất.
Nội dung Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: Tiến hành cướp ruộng đất
của nông dân để lập đồn điền
- Công nghiệp: Chủ yếu khai thác mỏ,
nhất là mỏ than. Ngoài ra, bắt đầu hình
thành những cơ sở công nghiệp hàng tiêu
dùng.
- Giao thông vận tải: Chú ý phát triển để
phục vụ cho công cuộc khai thác và mục
đích quân sự.
- Thương nghiệp: Độc quyền xuất nhập
khẩu. Hàng hóa Pháp ở thị trường Việt
Nam chiếm 27% số lượng hàng nhập
khẩu. Tổng số vốn của Pháp đầu tư vào
Việt Nam gần 1 tỷ đồng.
Quy mô khai thác gấp nhiều lần so với lần
thứ nhất, đầu tư vào các ngành:
- Nông nghiệp: Vốn đầu tư cho nông nghiệp
tính đến năm 1927 là 64 triệu Phrăng. Đẩy
mạng cướp đoạt ruộng đất, tính đến 1930,
Pháp chiếm 850.000 ha để lập đồn điền cao
su.
- Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác mỏ than,
sản lượng khai thác than tăng gấp nhiều lần
so với trước chiến tranh. Ngoài ra Pháp còn
chú ý đến công nghiệp tiêu dùng, đặc biệt là
ngành công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt
Nam, đóng thuế nặng vào các mặt hàng nhập
từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lập ngân hàng
Đông Dương. Tăng thuế đối với hàng hóa nội
địa.
Hệ quả Làm cho kinh tế Việt Nam bị què quặt,
ngày càng lệ thuộc vào chính quốc.
Càng làm cho kinh tế Việt Nam bị cột chặt
vào kinh tế Pháp. Đông Dương trở thành thị
trường độc chiếm của Pháp.
Tác động
đến kinh
tế, xã hội
Việt Nam
- Phương thức tư bản chủ nghĩa sản xuất,
bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng tồn
tại cùng phương thức sản xuất phong
kiến.
- Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia giai
cấp.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp
tục du nhập vào Việt Nam. Hình thái kinh tế
chuyển đổi rõ rệt từ hình thái phong kiến
chuyển sang hình thái tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội Việt Nam có sự phân hoá giai cấp
rõ rệt.
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 7 -
CHUYÊN ĐỀ 2
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I/ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
- Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc do hậu quả của đợt khai thác lần thứ hai của
Pháp thì Cách mạng tháng Mười Nga thành công vang dội có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam
chuyển sang một thời kì mới
- Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa và ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười Nga đã làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương
Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó
mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành
lập tổ chức riêng của mình. Di đí tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được hình thành ở Mátxcơva, đánh
dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới.
Ở Pháp, Đảng Xã hội bị phân hoá xâu sắc. Tại Đại hội Tua tháng 12/1920, một bộ phận tích cực
nhất bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tách ra để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Các
Đảng Cộng sản nối tiếp nhau ra đời (Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921... ),
càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát trển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác
động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Người đã tin theo
Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt
Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
II/ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI SỐNG Ở PHÁP
1. Hoạt động của Phan Bội Châu :
- Sau những năm bốn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới
quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết đối với Phan Bội
Châu đã khiến ông có sự chuyển biến lớn về mặt tư tưởng, cuối năm 1920, ông dịch ra chữ Hán cuốn
chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản, viết Truyện ngắn Phạm Hồng Thái, ca ngợi tinh thần
yêu nước, hi sinh anh dũng của người thanh niên họ Phạm.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Hàng Châu (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.
Phan Bội Châu không thể tiếp tục cuộc đấu tranh mới của dân tộc.
2. Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam trên đất Pháp.
- Năm 1922, Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định, ông lên án chế độ
quân chủ, hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, diễn thuyết chủ đề “Đạo đức và luận lý
Đông – Tây” được nhân dân, thanh niên hưởng ứng.
- Tháng 6/1925, ông về nước, tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền.
- Nhiều Việt kiều tại Pháp đã chuyển tài liệu tiến bộ về nước. Năm 1925, ông lập”Hội những người
lao động trí thức Đông Dương”.
- Một số thanh niên, sinh viên yêu nước lập ra Đảng Việt Nam độc lập, xuất bản báo Tái sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG
NHÂN VIỆT NAM
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta trên đà phát triển mạnh
mẽ thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú sôi nổi
1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
Cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu:
Phong trµo yªu níc theo khuynh híng d©n chñ t s¶n ë ViÖt Nam
tõ n¨m 1919 ®Õn 1925
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 8 -
- Đòi một số quyền lợi về kinh tế: Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên
giành lấy vị trí khá hơn trong kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
+ Năm 1919, tư sản dân tộc tổ chức phong trào “Chấn hưng hàng nội hóa”, “Bài trừ hàng ngoại
hóa”.
+ Năm 1923, họ châm ngòi đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa
gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp.
- Đòi các quyền tự do dân chủ: Cùng với hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc đã dùng báo chí
để bênh vực quyền lợi của mình.
- Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ (đại diện là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…)
đứng ra tổ chức Đảng Lập Hiến (1923) để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩu hiệu: Đòi tự do dân
chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, làm áp lực đối với Pháp.
- Các phong trào của giai cấp tư sản dân tộc thể hiện tính chất: Đấu tranh theo khuynh hướng dân
chủ tư sản, các hoạt động của họ mang tính chất cải lương, thỏa hiệp.
2. Phong trào của các tầng lớp tiểu tư sản. Thể hiện các mục tiêu :
- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
- Các tầng lớp tiểu tư sản đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách. Ngoài việc tham gia
vào các phong trào yêu nước, dân chủ công khai lúc bấy giờ, họ đã tập hợp nhau lại trong những tổ chức
yêu nước mới, tiến hành đấu tranh có tổ chức.
- Nhiều tổ chức chính trị yêu nước của tri thức nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên…đã
ra đời như: Tân Việt Thanh niên đoàn (1923), Việt Nam Nghĩa Đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng
Thanh niên (1926)…
- Các tổ chức đã cho ra đời những tờ báo tiến bộ như: Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà
quê…lập ra những nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã( Sài Gòn), Nam Đồng thư xã (Hà
Nội)…Họ dùng sách báo làm phương tiện truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ, nêu quan điểm lập trường
chính trị của mình.
- Trong cao trào yêu nước lúc bấy giờ có ba sự kiện tiêu biểu nhất: vụ Phạm Hồng Thái mưu sát
toàn quyền Méc-lanh, vụ đòi thả Phan Bội Châu và vụ để tang Phan Châu Trinh.
Tháng 6/1924, toàn quyền Đông Dương là Méclanh sang Nhật và Trung Hoa, âm mưu cấu
kết với chính quyền phản động hai nước này để phá hoại cách mạng Việt Nam. Tâm Tâm xã
giao cho Phạm Hồng Thái nhiệm vụ trừ khử tên thực dân đầu sỏ. Cuộc mưu sát không
thành, nhưng hành động của Phạm Hồng Thái đã gây tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước,
giống như “Cánh chim báo hiệu mùa xuân” vừa có tác dụng cổ vũ vừa thúc đẩy phong trào
yêu nước.
Phan Bội Châu là nhà yêu nước, hoạt động cách mạng từ đầu thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế
giới thứ nhất, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc. Giữa năm 1925 ông bị thực
dân Pháp bắt ở Thượng Hải và bí mật đưa về nước giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) với âm mưu sát
hại Cụ. Nhân dân cả nước đấu tranh buộc thực dân Pháp đưa Cụ ra xét xử công khai, tha
bổng và giam lỏng ở Huế cho đến khi mất (1940).
Cùng hoạt động với Phan Bội Châu, đầu thế kỉ XX có Phan Châu Trinh. Khi vụ chống thuế
ở Nam Kỳ xảy ra (1908), Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày đi Côn Đảo ba năm. Đến ngày
24/3/1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời sau một thời gian ốm nặng tại Sài Gòn. 14 vạn người
đã xuống đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đám tang, khắp Bắc Trung, Nam đều tổ chức
lễ truy điệu.
- Tính chất: Theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ rệt.
* Nhận xét :
- Mục tiêu của phong trào : chống chính sách kìm hãm chèn ép về mặt kinh tế, đòi những quyền tự
do dân chủ thông thường, chống chính sách hà khắc đàn áp những người yêu nước và nêu cao quyết tâm
giành lại độc lập, lật đổ nền thống trị của đế quốc Pháp.
- Nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng
mang tính chất thỏa hiệp, cải lương và ngày một xa rời đi đến chỗ đối lập với quần chúng. Tiếng nói và
hoạt động của tiểu tư sản mạnh mẽ hơn nhiều, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ,
song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
* Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào:
Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000)
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net
- Trang 9 -
- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Tích cực: Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh
tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
+ Hạn chế: Các hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế
độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
- Phong trào của t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSVN-1919-1975.pdf