Đề cương ôn tập môn công tác xã hội cá nhân và nhóm

Bất cứ nhóm nào cũng cần phải có một trưởng nhóm. Xét về nhiều khía cạnh, công việc của trưởng nhóm phần nào tương tự công việc của một nhà quản lý. Cả hai đều chịu trách nhiệm phải đạt được kết quả thông qua sự cố gắng của nhân viên và các nguồn lực khác.

Và cũng như nhà quản lý, trưởng nhóm phải làm những công việc sau: cung cấp một cơ cấu cho các hoạt động của nhóm, giữ cho tầm nhìn được rõ ràng, điều phối các hoạt động, đại diện cho nhóm trước những nhóm khác, thương thảo với nhà tài trợ, hòa giải mâu thuẫn, xác định các nguồn lực cần thiết, lập các điểm mốc, đảm bảo mọi người đều đóng góp và hưởng lợi tương xứng và giữ cho công việc tiến triển đúng hướng, tạo bầu không khí nhóm, khuyến khích các thành viên trong nhóm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn công tác xã hội cá nhân và nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM Trưởng nhóm có nhiệm vụ như thế nào trong việc duy trì nhóm: Bất cứ nhóm nào cũng cần phải có một trưởng nhóm. Xét về nhiều khía cạnh, công việc của trưởng nhóm phần nào tương tự công việc của một nhà quản lý. Cả hai đều chịu trách nhiệm phải đạt được kết quả thông qua sự cố gắng của nhân viên và các nguồn lực khác. Và cũng như nhà quản lý, trưởng nhóm phải làm những công việc sau: cung cấp một cơ cấu cho các hoạt động của nhóm, giữ cho tầm nhìn được rõ ràng, điều phối các hoạt động, đại diện cho nhóm trước những nhóm khác, thương thảo với nhà tài trợ, hòa giải mâu thuẫn, xác định các nguồn lực cần thiết, lập các điểm mốc, đảm bảo mọi người đều đóng góp và hưởng lợi tương xứng và giữ cho công việc tiến triển đúng hướng, tạo bầu không khí nhóm, khuyến khích các thành viên trong nhóm. Nhân viên xã hội có những nhiệm vụ như thế nào trong việc duy trì nhóm: NVCTXH quan tâm đến việc chia sẻ thông tin, cảm xúc giữa các thành viên với nhau. Nhân viên xã hội cần tuân thủ những yêu cầu nào trong việc duy trì nhóm: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Đối với những cá nhân có vấn đề riêng biệt thì phải áp dụng phương pháp ctxh cá nhân. Anh chị hãy liệt kê các loại kênh truyền thông trong nhóm.Nhân viên xã hội sử dụng kênh truyền thông giữa các nhóm viên khi nào: 5. NVXH trao đổi với đồng nghiệp có vi phạm nguyên tắc đạo đức trong ctxh không, tại sao: Không. Khi NVXH trao đổi mà không tiếc lộ các thông tin của thân chủ. Trao đổi kinh nghiệm Tìm hướng giải quyết. Theo Maslow con người có những nhu cầu nào? Phân tích thang nhu cầu: 1. Nhu cầu cơ bản Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên. 2. Nhu cầu về an toàn, an ninh Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này. * Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị: - Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,… - Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao? - Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập. 3. Nhu cầu về xã hội Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương .Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, … Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”. Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao. Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác. 4. Nhu cầu về được quý trọng Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. - Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. - Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý. “Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan). - Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.”” Nhu cầu được thể hiện mình Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, … - Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó. Kết luận Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả. - Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi. 7.Thế nào là một môi trường hỗ trợ 8. Hành vi của cá nhân chụi ảnh hưởng bởi những yếu tố nào, ví dụ: - Hành vi của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của điều kiện xung quanh như điều kiện sống, những kinh nghiệm sống mà người đó đã trãi qua liên quan đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, lời nói và các hành động trong đó cảm xúc và suy nghĩ thường không được nhìn thấy rõ ràng còn lời nói và hành động dễ được nhận biết. 9. Anh chị hãy vẽ sơ đồ sinh thái của chính mình, từ đó rút ra ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ sinh thái trong tiến trình giải quyết vấn đề. 10. Tiến trình giải quyết vấn đề khác tiến trình ctxh cá nhân ở những điểm nào. 11. NVXH giải quyết vấn đề cho thân chủ của mình có thể đưa đến những kết quả nào. - Vấn đề được giải quyết - Vấn đề không được giải quyết, nhưng nó được điều chỉnh đủ để cho thân chủ có thể sống với những lí do có thể chấp - Đôi khi kết quả của tiến trình này dẫn đến sự thay đổi cảm xúc nơi thân chủ và từ đó có thể giúp thân chủ đối diện với vấn đề vẫn còn đó 12. Anh chị hãy trình bày ý nghĩa tiến trình giải quyết vấn đề trong CTXH. 13. Hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ nào nói lên văn hóa tương thân tương ái của cộng đồng người Việt. 14. Nhóm là gì? Nêu các loại hình nhóm mà anh chị từng gặp trong cuộc sống: - Nhóm: Là hai hay nhiều người có mối quan hệ tương hỗ với nhau, về mặt tinh thần, hoạt động như một tập thể có mối quan tâm chung, sử dụng việc tương tác mặt đối mặt để chia sẽ, nhất trí và làm việc để đáp ứng nhu cầu các vấn đề thuộc về giá trị chung của họ hoặc của người khác. - Các loại hình nhóm thường gặp là + Nhóm giải trí, Nhóm giáo dục, Nhóm tự giúp, Nhóm trị liệu, Nhóm trợ giúp, nhóm hành động… 15. Nhóm giúp cá nhân thỏa mãn những nhu cầu nào, ví dụ : - Được bộc lộ tâm tư, được chia sẻ thông cảm, được công nhận, được tình bạn, được quan tâm đến, được an toàn, được cảm giác gắn bó hay thuộc về một tổ ấm, được khẳng định và phát huy tiềm năng 16. So sánh phương pháp CTXH cá nhân, với CTXH nhóm. So sánh CTXH cá nhân CTXH nhóm Quan hệ Mối quan hệ một-một( Thân chủ- NVCTXH) Mối quan hề tương tác trong nhóm ( Nhóm- NVCTXH) Tên gọi Thân chủ Nhóm viên Phương pháp Trao đổi, vấn đàm Không khí nhóm, tương tác nhóm, năng động nhóm. 17. Anh chị hãy trình bày mục đích của CTXH nhóm mà Klein đã đưa ra. 18. Anh chị hãy cho biết các công cụ được sử dụng trong công tác xã hội nhóm là gì: - Các chương trình hành động - Tiến trình tâm lí xã hội 19. NVXH sử dụng phương pháp CTXH nhóm khi nào: - Khi có vấn đề có nãy sinh giữ hai hay nhiều người. Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau. Tạo môi trường để trao đổi thông tin và phương tiện hoạt động Vd: Với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhóm trẻ em có hành vi lệch chuẩn 20. NVXH hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CTXH nhóm cần quan tâm những yếu tố nào: - Đối tượng là ai, nơi sinh hoạt, nhu cầu nhóm là gì, mục tiêu gì, giá trị, cơ sở lí thuyết, cách thực hiện - 21. Toseland và Rivas đã đưa ra những quy điều đạo đức nào trong CTXH nhóm: 22. Vai trò NVXH như thế nào trong tiến trình CTXH với nhóm: - Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm để giúp hai cơ cấu này cộng tác với nhau. - Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên ( quan sát lắng nghe ý kiến của các thành viên để viết sơ đồ tương tác) - Giúp nhóm viên có kĩ năng diễn đạt, khi nhóm viên rụt rè, không giám bày tỏ ý kiến, khi các kênh truyền thông giữa các nhóm viên không được tốt. - Cần phải am hiểu tâm lí của các nhóm viên - Phát hiện nhu cầu và khó khăn của từng nhóm viên ( sử dụng CTXH cá nhân, phát phiếu thăm dò nhu cầu) - Hỗ trợ nhóm, xây dựng kế hoạch hoạt động.( nên để nhóm chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động) - Xác định vai trò của mình: khi nào là xúc tác khi nào là lãnh đạo. 23. Anh chị cho biết mục đích CTXH nhóm là gì: - Giúp thân chủ thõa mãn nhu cầu giải quyết vấn đề và tiến tới tự lực thực hiện tốt vai trò xã hội của mình, tiến tới đóng góp chung vào sự phát triển chung của toàn xã hội. 24. Anh chị hãy vẽ sơ đồ thế hệ của mình, từ đó rút ra ý nghĩa việc sử dụng sơ đồ thế hệ trong tiến trình giải quyết vấn đề. 25. Anh chị sẽ thu thập những thông tin nào khi bắt đầu khảo sát vấn đề của thân chủ. - Thông tin cá nhân, vấn đề gặp phải của thân chủ, nhu cầu mong muốn của thân chủ 26. Anh chị hiểu như thế nào về CTXH cá nhân, cho ví dụ - Là phương pháp CTXH dựa trên mối quan hệ một một, để giúp thân chủ tăng năng lực giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. 27. Anh chị hãy cho biết CTXH cá nhân có những mục tiêu nào: - Giúp họ phát huy năng lực của chính họ và nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề. - Giúp mọi người tìm các nguồn lực và thuận lợi cho quan hệ tương tác giữa cá nhân và các tổ chức hay cá nhân khác - Giúp các tổ chức đáp ứng nhiệt tình nhu cầu của thân chủ và tạo ảnh hưởng tới quan hệ giữa tổ chức và cá nhân - Tạo ảnh hưởng đến chính sách 28. NVXH sẽ thực hiện vai trò là nhà giáo dục khi nào, cho ví dụ. 29. NVXH khi nào thì thực hiện vai trò là người tạo điều kiện cho thân chủ, cho ví dụ. 30. NVXH khi nào thì thực hiện vai trò là người trung gian. Cho ví dụ. 31. NVXH đánh giá sự tương tác của các thành viên trong nhóm bằng cách nào. - Kênh truyền thông 32. Tại sao trong bước duy trì nhóm cần coi trọng cả hai khía cạnh công việc và con người. 33. Trình bày những công việc trong bước thành lập nhóm. - Xác định mục đích thành lập. - Đánh giá về tình yêu cầu - Chọn nhóm viên, gián tiếp và trực tiếp. - Số lượng nhóm viên. - Mục tiêu sinh hoạt nhóm. 34. Trình bày những công việc trong bước khảo sát nhóm. - Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân - Tìm hiểu tiến trình nhóm (Thời gian thành lập, đã có những hoạt động gì) - Chức năng, vai trò của các thành viên. - Môi trường sinh hoạt nhóm - Quy tắc nhóm 35. Trình bày những công việc trong bước kết thúc nhóm. - Tan rã - Duy trì 36. Trình bày các kỹ năng trong công tác xã hội với nhóm. - Thiết lập mối quan hệ - Thu thập thông ti - Truyền thông - Quan sát - Lắng nghe - Giải quyết mâu thuẫn - Lãnh đạo nhóm -Viết báo cáo. 37. Anh chị hãy cho biết những giá trị cơ bản của CTXH với nhóm. 38. Hãy chứng minh những ảnh hưởng của nhóm đến hành vi cá nhân. Vídụ - Giúp cá nhân thay đổi, tự điều chỉnh, và thích nghi với hoạt động nhóm - Phát huy năng lực cá nhân 39. Trong CTXH nhóm kế hoạch các hoạt động phải dựa trên cơ sở nào. - Mục tiêu, mục đích - Nhu cầu xã hội - Năng lực nhóm viên 40.Anh chị cho biết những hoạt động nào được sử dụng trong công tác xã hội nhóm. - Trò chơi, nói chuyện, đóng kịch, tập kịch, tháo luận, sắm vai,vẽ tranh, múa hát, vidio.. 41. Những yếu tố nào có thể làm cho nhóm viên rời bỏ nhóm. Ví dụ - Kế hoạch hoạt động không phù hợp - Không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân - Điều kiện khách quan chi phối - Mâu thuẫn nhóm 42. NVXH khi nào can thiệp vào nhóm. Ví dụ - Khi NVXH là trưởng nhóm. 43. Anh chị trình bày các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề. - Gồm 2cách Cách 1: + Tiếp cận thân chủ + Nhận diện vấn đề + Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề + Đánh giá chuẩn đoán + Lên kế hoạch giải quyết vấn đề + Thực hiện kế hoạch + Lượng giá Cách 2 : + Xác định vấn đề + Xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề + Xây dựng giả thuyết và nguyên nhân xãy ra vấn đề + NVXH cùng thân chủ thiết lập mục tiêu hành động + Phát triển kế hoạch can thiệp và thực hiện các hoạt động cụ thể cần làm, các tổ chức xã hội và dịch vụ xã hội cần liên hệ với thân chủ + Lượng giá + Kết thúc + Tiếp tục theo dõi ca 44. Anh chị cho biết cho biết những thành tố trong một tình huống CTXH. - Yếu tố con người ( tất cả những người có vấn đề) - Vấn đề ( Nãy sinh từ nhu cầu hay từ một cản trở, hay từ việc tích lũy những mệt mõi chán chường…) - Nơi chốn ( nơi làm việc, trường học, gia đình…) - Tiến trình là quá trình trao đổi, làm việc giữa nhân viên xã hội và thân chủ, nó bao gồm chuỗi hoạt động nhằm giải quyết vấn đề 45. Anh chị liệt kê các vai trò của NVXH, hãy phân thành hai loại vai trò trực tiếp và vai trò gián tiếp. - Vai trò giáo dục – Trực tiếp - Vai trò là chiếc cầu nối - Gián tiếp -Vai trò tạo điều kiên - Gián tiếp - Vai trò là người trung gian - Trực tiếp - Vai trò là người biện hộ - Trực tiếp - Vai trò là người than vấn - Trực tiếp - Vai trò người nghiên cứu – Gián tiếp - Vai trò người lập kế hoạch – Trực tiếp -Vai trò là người điều phối – Trực tiếp 46. Anh chị hãy xây dựng bản hợp đồng làm việc của NVXH với thân chủ. 47. Anh chị hãy cho biết các nguyên tắc trong CTXH cá nhân. Ví dụ - Thái độ không kết tội - Cá nhân hóa - Chấp nhận thân chủ - Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ - Kiềm chế cảm xúc - Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề. - Giữ bí mật 48. Anh chị hiểu như thế nào về nguyên tắc chấp nhận thân chủ. Ví dụ - Dù thân chủ là ai, tầng lớp nào cũng phải xem họ là con người có nhân phẩm, có giá trị riêng caandf mđược tôn trọng. Chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt xấu của anh ta, những điểm mạnh và điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. - Nguyên tắc chấp nhận còn bao gồm thái độ không kết án, tức là không phê phán, không tỏ vẽ bất bình với thân chủ, không đỗ lỗi bằng cách tranh luận về nguyên nhân, kết quả hoặc cho rằng người ấy đáng bị truwo9wngf phạt do hành vi của anh ta. 49. Anh chị hiểu như thế nào về thái độ không kết tội của NVXH. Ví dụ - Chấp nhận thân chủ. - Không lên án, phán xét hành động thân chủ. - Không kết tội cho thân chủ 50. Là sinh viên CTXH anh chị định hướng như thế nào về nghề nghiệp của mình sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_c_ng_on_t_p_mon_cong_tac_xa_h_i_ca_nhan_va_nhom_8903.doc
Tài liệu liên quan