- Tư tưởng kinh tế: những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhận thức.
Tư tưởng kinh tế là kết quả của quá trình nhận thức của con người, mang tính giai cấp và lịch sử. Nó tuân theo các quy luật về nhận thức luận: mỗi bước phát triển của tư tưởng kinh tế là một bước tiến gần đến chân lý khoa học.
-Tính lịch sử :ở những thời điểm lịch sử khác nhau thì tư tưởng kinh tế khác nhau.
32 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử các học thuyết kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh doanh muốn có nhiều giá trị phải biết tạo sự khan hiếm.
+
Câu 13:Phân tích những nội dung cơ bản trong lý thuyết “Việc làm” của J.M.Keynes. Ý nghĩa thực tiễn.
1>Đôi nét :
J.M. Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế người Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936. Trong tác phẩm này, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm- việc làm.
2> Lý thuyết “Việc làm” của J.M.Keynes
Có 2 khuynh hướng xảy ra với việc sử dụng thu nhập: Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm
7.2.1.1. Khuynh hướng tiêu dùng biên (giới hạn)
- Khuynh hướng tiêu dùng biên biểu hiện sự phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng tăng thêm có khuynh hướng giảm xuống.
- Nó được thể hiện qua mối quan hệ giữa sự gia tăng tiêu dùng so với sự gia tăng thu nhập. Công thức:
MPC = dC/dR.
Trong đó: MPC: Tiêu dùng biên.
dC: gia tăng tiêu dùng.
dR: gia tăng thu nhập.
Ví dụ: Cứ 1 đồng thu nhập tăng thêm thì người dân dành 0,8 đồng cho tiêu dùng và MPC = 0,8.
7.2.1.2. Khuynh hướng tiết kiệm biên (giới hạn)
- Khuynh hướng tiết kiệm biên biểu hiện sự phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm tăng thêm có khuynh hướng tăng lên.
- Nó được thể hiện qua mối quan hệ giữa gia tăng tiết kiệm so với gia tăng thu nhập. Công thức:
MPS = dS/dR.
Trong đó: MPS: Tiết kiệm biên.
dS: gia tăng tiết kiệm.
Ví dụ: Cứ 1 đồng thu nhập tăng thêm thì người dân dành 0,8 đồng cho tiêu dùng và 0,2 đồng cho tiết kiệm.
= >MPS = 0,2.
* Quy luật tâm lý cơ bản của con người trong tiêu dùng và tiết kiệm:
Từ việc nghiên cứu khuynh hướng tiêu dùng biên và tiết kiệm biên Keynes chỉ ra quy luật tâm lý cơ bản của con người trong tiêu dùng và tiết kiệm:
- Khi mức thu nhập nhỏ hơn mức tiêu dùng cần thiết thì tiêu dùng lớn hơn thu nhập. Khi đó, cá nhân phải dùng đến phần tiết kiệm của thời kỳ trước, Chính phủ phải vay nợ hoặc chịu sự thâm hụt ngân sách
- Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì cá nhân giảm bớt phần tiêu dùng trong tổng thu nhập và tăng tiết kiệm.
7.2.1.3 Lý thuyết số nhân đầu tư
- Số nhân đầu tư (k)
Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa tăng đầu tư với tăng thu nhập:
dR
k =
dI
=> dR = k.dI
=> khi có 1 lượng tăng thêm về đầu tư thì thu nhập sẽ tăng thêm 1 lượng bằng k lần mức tăng đầu tư.
Cách xác định k : dR dR 1 1
k = = = =
dI dR - dC dC 1 - MPC
1 -
dR
Mô hình số nhân phản ánh gia tăng thu nhập và gia tăng đầu tư. Theo J. M. Keynes thì mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm công nhân. Tất cả điều đó sẽ làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Quá trình số nhân đầu tư như vậy biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập mới làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới. Từ đó phóng đại thu nhập lên nhiều lần.
Ví dụ: Khuynh hướng tiêu dùng biên trong xã hội là: MPC = 0,8. Nếu Nhà nước đầu tư 1 tỷ để xây dựng 1 giảng đường của trường Đại học Tây Nguyên thì thu nhập của xã hội sẽ được tăng thêm 5 tỷ (tiêu dùng và đầu tư của lớp người này sẽ trở thành thu nhập của lớp người khác).
7.2.1.4. Hiệu quả giới hạn của tư bản
Giống như một số nhà kinh tế khác (J. B. Say và L . Walras….) J. M. Keynes cũng phân biệt khái niệm doanh nhân và nhà tư bản. Nhà tư bản cho vay nhận được lợi tức, còn doanh nhân là người đi vay tư bản để tiến hành sản xuất, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Họ dám chịu trách nhiệm về số tư bản của mình vay, dám chấp nhận mạo hiểm nếu việc kinh doanh bị thất bại. Lợi nhuận được xem là hiệu quả giới hạn của tư bản. Nói cách khác hiệu quả giới hạn của tư bản là chênh lệch giữa “thu hoạch tương lai” do đầu tư tăng thêm với chi phí sản xuất để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Theo J. M. Keynes thì cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư thì hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ giảm sút. Có 2 nguyên nhân:
Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa cung ra thị trường. Điều đó sẽ làm cho giá cả hàng hóa sản xuất thêm giảm xuống.
Thứ hai, khi vốn đầu tư tăng sẽ có nhiều người vay vốn làm cho cầu đầu tư phát triển, lãi suất cao => phí tổn sản xuất tăng => giảm thu nhập nhà sản xuất.
Từ đó hình thành nên đường cong đầu tư hay hiệu quả giới hạn của tư bản.
Bảng 7-1: Mối quan hệ giữa vốn đầu tư và hiệu quả giới hạn của tư bản.
Vốn đầu tư
(tỷ $)
Hiệu quả giới hạn của tư bản (%)
Lãi suất
(%)
Chênh lệch
(%)
(1)
(2)
(3)
(4) = (2) - (3)
1
2
3
4
15
10
5
4
5
5
5
5
10
5
0
-1
7.2.1.5. Khái quát nội dung lý thuyết “Việc làm”
Khi việc làm tăng dẫn đến thu nhập tăng, thu nhập tăng dẫn đến tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, mức tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn mức tăng của thu nhập (vì dân chúng có khuyng hướng tiết kiệm 1 phần thu nhập). Từ đó dẫn đến giảm cầu => giảm quy mô sản xuất => giảm việc làm.
=> Các doanh nghiệp sẽ không bán được hàng hoá nếu có xu hướng mở rộng sản xuất theo mức tăng của thu nhập. Hàng hóa dư thừa dẫn đến khủng hoảng và thất nghiệp.
Để giải quyết tình trạng này, nhà nước phải có chương trình kinh tế thông qua việc sử dụng những công cụ tài chính, tín dụng, thuế…Đặc biệt, nhà nước phải mở ra những chương trình đầu tư quy mô lớn. Thông qua chương trình đầu tư mà vốn nhàn rỗi được sử dụng, lao động nhàn rỗi có việc làm, tất cả sẽ có thu nhập. Khi đó họ sẽ đổ xô ra thị trường mua hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra, sức cầu tăng lên, giá hàng tăng lên, hiệu quả giới hạn của tư bản cũng tăng lên. Điều đó khuyến khích doanh nhân mở rộng sản xuất và theo nguyên lý số nhân mà nền kinh tế phát triển, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn chặn.
3> Ý nghĩa thực tiễn.
àGợi ý về giải pháp thúc dẩy tăng trưởng ktế phải tận dụng nhân lực,bởi việc làm là vần đề Ktế-XH ko chỉ liên quan đến thu nhập cá nhân,quyết định cầu tiêu dùng mà còn liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực kinh tế.
àVạch rõ muốn khắc phục khủng hoảng và tạo sựu ổn định phải mở rộng đầu tư của các chủ thể.trong đó đầu tư nhà nước quan trọng,vừa tạo việc,vừa kích thích đầu tư tư nhân.
àCho thấy ko thể giải quyết tốt việc làm nếu để mặc cho cơ chế thị trường tự do.Cần coi trọng vai trò ktế nhà nước,Nhà nc phải thực hiện điều tiết vĩ mô nên ktế thị trường,coi giải quyết việc làm là mục tiêu quan trọng.
Câu 14:Phân tích nội dung cơ bản trong lý thuyết số nhân đầu tư của J.M.Keynes. Ý nghĩa thực tiễn.
1>Đôi nét :
J.M. Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế người Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936. Trong tác phẩm này, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm- việc làm.
2> Lý thuyết số nhân đầu tư
- Số nhân đầu tư (k)
Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa tăng đầu tư với tăng thu nhập:
dR
k =
dI
=> dR = k.dI
=> khi có 1 lượng tăng thêm về đầu tư thì thu nhập sẽ tăng thêm 1 lượng bằng k lần mức tăng đầu tư.
Cách xác định k : dR dR 1 1
k = = = =
dI dR - dC dC 1 - MPC
1 -
dR
Mô hình số nhân phản ánh gia tăng thu nhập và gia tăng đầu tư. Theo J. M. Keynes thì mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm công nhân. Tất cả điều đó sẽ làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Quá trình số nhân đầu tư như vậy biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập mới làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới. Từ đó phóng đại thu nhập lên nhiều lần.
Ví dụ: Khuynh hướng tiêu dùng biên trong xã hội là: MPC = 0,8. Nếu Nhà nước đầu tư 1 tỷ để xây dựng 1 giảng đường của trường Đại học Tây Nguyên thì thu nhập của xã hội sẽ được tăng thêm 5 tỷ (tiêu dùng và đầu tư của lớp người này sẽ trở thành thu nhập của lớp người khác).
3> Ý nghĩa thực tiễn.
+Chứng minh tính có ý nghĩa của chính sách đâu tư vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm,vừa tăng thu nhập quốc dân.
Câu 15:Phân tích những nội dung cơ bản trong lý thuyết của phái Trọng cung ở Mỹ. Ý nghĩa đối với Việt Nam.
1>Đôi nét ..:
+Phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng (nhờ vậy nâng cao được tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra áp lực lạm phát).
+ Các đại biểu:Alan Reynolds,Arthur Laffer,Bruce Bartlett,Glenn Hubbard,Jeremy Siegel,Lawrence KudlowRobert Mundell (đoạt giải Nobel vì những đóng góp vào lý luận tiền tệ),John Rutledge,Jude Wanniski…
2> Nội dung cơ bản trong lý thuyết của phái Trọng cung ở Mỹ
- Trường phái Trọng cung đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường tự do.
- Theo các nhà Trọng cung, yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là cung, cung sẽ tự tạo ra cầu => để giải quyết khủng hoảng thì phải tăng năng suất lao động để tăng cung chứ không phải kích cầu.
- Khuyến khích tiết kiệm (tiết kiệm là thu nhập tương lai) để đảm bảo cho đầu tư, bù đắp thâm hụt ngân sách và tăng năng suất lao động.
- Nhà nước nên giảm thuế sẽ tăng tiết kiệm, tăng đầu tư -> tăng cung -> tăng trưởng kinh tế .
- Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế của trường phái Trọng cung là lý thuyết đường cong Laffer:
Hình 8-1: Đường cong Laffer
Ở hình trên chúng ta thấy: Thuế sẽ là 0 nếu không có thu nhập. Khi thuế lên đến 100% cũng không có thu nhập vì không ai muốn làm việc. Hai đầu đường cong được xác định. Khi mức thuế cao hơn 50% thì thu nhập sẽ giảm.
3>Ý nghĩa đối với Việt Nam.
+Ý nghĩa trong việc xác định thuế suất cho các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân….
+Xây dựng hoạch định chính sách quản lý thị trường phù hợp.
Câu 16:Phân tích yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức. Ý nghĩa thực tiễn.
1> Các yếu tố xã hội Nhà nước cần hướng đến:
2> Nội dung các yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, chính phủ cần chú ý giải quyết những vấn đề xã hội, thông qua một loạt chính sách bảo đảm thu nhập, mức sống cho những người khó khăn, giúp cho những người không may, gặp rủi ro trong xã hội có cuộc sống bình thường. Muốn vậy chính phủ phải sử dụng các công cụ sau đây:
Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế tạo nên thu nhập cao hơn và làm giảm tỉ lệ thất nghiệp cho nên, cho nên bản thân sự tăng trưởng kinh tế cũng bao hàm nội dung xã hội.
Phân phối thu nhập công bằng: Điều này có liên quan đến qui mô và tốc độ tăng tiền lương so với tăng lợi nhuận. Chính sách thuế thu nhập cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phân phối và đối với hạnh phúc của những người nghèo khổ nhất trong xã hội. Hoặc việc ổn định giá cả cũng góp phần vào việc đảm bảo công bằng xã hội.
Bảo hiểm xã hội: nhằm bảo đảm an toàn cho những thành viên trong xã hội chống lại những rủi ro, thất nghiệp, sự đau khổ của tuổi già bệnh tật và tai nạn gây nên. Ở Đức có truyền thống lâu đời về bảo hiểm xã hội.
Phúc lợi xã hội: Phúc lợi xã hội bao gồm các khoản trợ cấp của nhà nước cho những người không có thu nhập hoặc có thu nhập quá thấp như trợ cấp về nhà ở, trợ cấp để nuôi dưỡng người già, tàn tật.v.v….
3>Ý nghĩa thực tiễn:
+Hoạch định chính sách,chiến lược kinh tế phù hợp đảm bảo trong quá trình phát triển kinh tế đất nước hướng đến mục tiêu dân chủ,công bằng,văn minh.
Câu 17:Phân tích những nội dung cơ bản trong lý thuyết về nền kinh tế thị trường hỗn hợp của trường phái Chính. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
1>Đôi nét..:
Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, sau chiến tranh thế giới thứ hai nó được nhà kinh tế học Mỹ tên là Hassen nghiên cứu và tư tưởng này tiếp tục được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX.
Đại biểu nổi bật của trường phái này là P.A.Samuelson (Mỹ) với tác phẩm “Kinh tế học” được dịch ra tiếng Việt năm 1989 là cơ sở cho nhiều giáo trình kinh tế vi mô và vĩ mô.
**Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của kinh tế học trường phái Chính là trên cơ sở kết hợp các lý thuyết, quan điểm kinh tế của các trường phái kinh tế học khác để đưa ra lý thuyết kinh tế của mình làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản
2>Nội dung cơ bản trong lý thuyết về nền kinh tế thị trường hỗn hợp
Đây là lý thuyết trung tâm của kinh tế học trường phái Chính. Nó được trình bày rất rõ trong “kinh tế học” của P. A. Samuelson. Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay là thị trường và nhà nước (bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình).
* Cơ chế thị trường:
- Khái niệm cơ chế thị trường: Theo P. A. Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của kinh tế là:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
- Thị trường: là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Nó được hình thành bởi các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa…..
- Cung - cầu hàng hóa: đó là khái quát của hai lực lượng người mua và người bán trên thị trường. Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi và đó cũng chính là nội dung của quy luật cung cầu hàng hóa.
- “Hai ông vua”: cơ chế thị trường chịu sự chi phối của hai lực lượng: người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng thống trị thị trường vì họ bỏ tiền ra để mua hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất ra. Hay như ông nói, người tiêu dùng bỏ phiếu bằng đô la. Song kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất bằng đô la của người mua không phải quyết định vấn đề phải sản xuất hàng gì. Như vậy, nhu cầu phải chịu theo cung ứng nhà kinh doanh. Vì người sản xuất định giá hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất nên họ sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực nhiều lợi nhuận hơn.
- Động lực trong cơ chế thị trường: lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến khu vực sản xuất hàng hóa với nhiều người cần hơn, bỏ các khu vực có ít người tiêu dùng.
- Môi trường hoạt động: trong cơ chế thị trường các chủ thể kinh tế phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh do qui luật kinh tế khách quan chi phối. Cạnh tranh có thể trong sản xuất, trong lưu thông, người mua và người bán cạnh tranh nhau, người bán với người bán, người mua với người mua…
Cơ chế thị trường hoạt động theo quy luật khách quan vốn có của nó như: cạnh tranh, cung cầu, giá cả…Với một cơ chế như vậy nền kinh tế sẽ đạt được một sự cân đối chung, sự phát triển diễn ra nhịp nhàng, trôi chảy, kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật của nó như: ô nhiễm môi trường, tình trạng độc quyền xóa bỏ cạnh tranh tự do, khủng hoảng, thất nghiệp, thu nhập bất bình đẳng.v.v…Vì vậy, phải có sự điều tiết của Chính phủ để hạn chế những khuyết tật đó.
* Vai trò của chính phủ trong kinh tế thị trường:
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật: chính phủ đề ra các quy tắc mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và chính phủ đều cũng phải tuân thủ. Chẳng hạn như những quy định sản xuất, các quy chế về hợp đồng kinh doanh, trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động và ban quản lý và nhiều các luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
- Sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường:
+ Thứ nhất: tình trạng độc quyền trong kinh tế. Độc quyền phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy, chính phủ phải can thiệp, để hạn chế độc quyền, bảo đảm tính hiệu quả của cạnh tranh bằng cách đưa ra luật chống độc quyền.
+ Thứ hai: những tác động bên ngoài cũng dẫn đến tình trạng không hiệu quả của hệ thống thị trường đòi hỏi nhà nước phải can thiệp.
Tác động bên ngoài xảy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra như là những tác động tiêu cực: làm ô nhiễm nguồn nước và không khí, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, chất thải gây ô nhiễm cho thức ăn, nước uống, các chất phóng xạ…mà không phải trả tiền cho những người phải sống trong bầu không khí ô nhiễm hay nước bẩn.
+ Thứ ba: chính phủ phải đảm nhiệm việc sản xuất những hàng hóa công cộng. Đây là những hàng hóa cần thiết, có ích cho xã hội nhưng tư nhân không muốn hoặc không thể đảm nhận. Nhà nước phải đại diện xã hội để sản xuất và cung cấp hàng hóa đó.
+ Thứ tư: thu thuế. Nhà nước phải thu thuế để đảm bảo chi tiêu của nhà nước và thực hiện các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo sự công bằng: vì kinh tế thị trường tất yếu sản sinh ra sự phân hóa và sự bất bình đẳng. Vì vậy, chính phủ phải thông qua nhũng chính sách để điều phối thu nhập. Chẳng hạn, ban hành thuế thu nhập lũy tiến, thực hiện trợ cấp cho các đối tượng khó khăn….
- Ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ sử dụng những công cụ tài chính, tiền tệ, lãi suất, tín dụng, thuế…. để giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
3>Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Với mô hình kinh tế hỗn hợp: một mặt nhận thức được yếu tố tích cực của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, mặt khác vạch ra sự cần thiết phải điều tiết vĩ mô của nhà nước (thông qua các chức năng và công cụ) để phát huy mặt tích cực và khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều hành nền kinh tế.
Câu 18:Phân tích những nội dung cơ bản trong lý thuyết về giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn tối ưu của Samuelson. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
1>Vài nét về Samuelson:
Paul Anthony Samuelson (15/5/1915 - 13/12/2009) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học. Ông là người Mỹ đầu tiên nhận được Giải Nobel Kinh tế (1970). Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển khi trao giải đã tuyên bố ông "đã làm được nhiều hơn bất kỳ nhà kinh tế hiện đại khác để nâng cao trình độ phân tích khoa học trong lý thuyết kinh tế".[1] Sử gia kinh tế Randall E. Parker gọi ông là "Cha đẻ của kinh tế hiện đại",[2] và tờ The New York Times đã coi ông là "nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20.
2>Lý thuyết về giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn tối ưu:
Theo Samuelson, do sự hạn chế của nguồn lực nên xã hội không cùng lúc sản xuất nhiều loại sản phẩm, muốn tăng sản phẩm này phải giảm sản phẩm khác. Vì vậy, xã hội chỉ được lựa chọn trong số các hàng hóa tương đối khan hiếm để sản xuất.
Ví dụ: lựa chọn giữa sản xuất lương thực và máy
Hình 9-1: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Ở hình trên, đường ABCDEF là đường giới hạn khả năng sản xuất, biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có. Giả sử xã hội dành toàn bộ nguồn lực để sản xuất lương thực thì sẽ được 50 đơn vị lương thực và 0 đơn vị máy móc. Ngược lại, nếu dành hết nguồn lực để sản xuất máy móc thì sẽ được 150 đơn vị máy móc và 0 đơn vị lương thực.
Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và phù hợp với khả năng của nền kinh tế thì sự lựa chọn sản xuất tối ưu phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Điểm I là điểm không thể đạt tới trong điều kiện không có sự thay đổi nào về nguồn lực. Điểm U là điểm biểu diễn nền kinh tế không đạt hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực.
3> Ý nghĩa của việc nghiên cứu :
+ Thực chất lý thuyết “sự lựa chọn” nhằm đưa ra được mô hình số lượng cho người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
+Làm cơ sở điều tiết nền kinh tế.
Câu 19: Phân tích những nội dung cơ bản của lý thuyết về khuynh hướng tương tác. Ý nghĩa đối với Việt Nam
1>Nguồn gốc lý thuyết:
Lý thuyết này do nhà kinh tế học Alexander Gersheron (đại học Havard) đưa ra.
2>Nội dung cơ bản của Lý thuyết về khuynh hướng tương tác
Lý thuyết này do nhà kinh tế học Alexander Gersheron (đại học Havard) đưa ra
- Tương tác: là sự tác động giữa nhóm nước đã phát triển với đang và chậm phát triển, giữa các nước đi trước và các nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế.
- Nội dung: Các nước đang và chậm phát triển, các nước đi sau có một lợi thế mà các nước đi trước không thể có được trong quá trình phát triển kinh tế. Lợi thế đó là các nước đi sau có thể tận dụng khoa học kỹ thuật của các nước đã phát triển để hội tụ về trình độ với các nước này (bằng cách nhận chuyển giao công nghệ).
3> Ý nghĩa đối với Việt Nam
Câu 20:Phân tích những nội dung cơ bản của lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ở châu Á gió mùa. Ý nghĩa đối với Việt Nam.
1>Nguồn gốc:
+Lý thuyết này do Huary Toshima nêu lên.
+
2>Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Châu Á gió mùa
- Lý thuyết này do Huary Toshima nêu lên. Ông cho rằng ở các nước châu Á gió mùa mô hình kinh tế nhị nguyên không phù hợp vì:
Nền nông nghiệp lúa nước mang tính thời vụ cao => thừa lao động lúc nông nhàn nhưng vẫn thiếu lao động trong mùa vụ. Vì thế phải có một mô hình tăng trưởng mới cho các nước châu Á gió mùa.
- Nội dung lý thuyết:
Các nước châu Á gió mùa nên giữ lại lao động nông nghiệp và tạo nhiều việc làm mới ngay tại địa phương trong những lúc nông nhàn (ngành nghề truyền thống, luân canh tăng vụ…). Điều đó có tác dụng giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp, giảm sức ép dân số ở thành thị, giảm tệ nạn xã hội, giảm sức ép về cung lao động, giá cả hàng hoá ổn định, tiền công thực tế tăng, tăng cầu tiêu dùng, tất cả các ngành đều phát triển.
3> Ý nghĩa đối với Việt Nam
àXác định nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao?
Nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp vẫn là mặt trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
àÝ nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết trên:
+ Nông nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ.
+ Lý thuyết này gợi cho ta rằng: trước hết phải tập trung vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_lich_su_hoc_thuyet_kinh_te_1276.doc