Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là :
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao
những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở
phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng.Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự
nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng
tác cho văn học.
VD: + Đôi mắt(Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và
xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ(Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- Văn học phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn
ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là văn học của những sự
kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút
phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng,
tráng lệ, ngợi ca
68 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương Ngữ Văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 1
wWw[.]Book[.]Key[.]To
Naêm hoïc 2009 - 2010
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 2
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN
Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là :
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao
những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc…
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở
phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự
nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng
tác cho văn học.
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và
xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- Văn học phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn
ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là văn học của những sự
kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút
phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng,
tráng lệ, ngợi ca
- Văn học mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên
nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng,
“Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(Chế Lan Viên). Văn học là nguồn sức mạnh to lớn khiến con
người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 3
Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại, là nét cơ bản bao trùm giai đoạn này.
Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo văn học giai đoạn này.
Câu 2: Thành tựu VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Thơ ca: Tuy không tạo
được sự lôi cuốn hấp dãn
như giai đoạn trước
nhưng vẫn có những tác
phẩm tạo được sự chú ý.
- Chế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca.
- Những cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ vẫn tiếp tục
sáng tác: Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu ….
- Khuynh hướng chung: tổng kết, khái quátvề chiến
tranh qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ
trong suốt những năm trực tiếp chiến đấu.
Qua tập “Di cảo thơ”.
Những đường đi tới biển
(Thanh Thảo)
Đường tới thành phố
(Hữu ThỉnhH)
Trường ca sư đoàn
(Nguyễn Đức Mậu)
- Văn xuôi: có nhiều khởi
sắc. ý thức muốn đổi mới
cách viết về chiến tranh,
về cách tiếp cận hiện thực
đời sống.
- Phóng sự điều tra phát
triển mạnh mẽ.
- Kịch nói phát triển mạnh
mẽ.
- Lí luận, nghiên cứu, phê
bình văn học cũng có
nhiều đổi mới.
- Nhiều tiểu thuyết chống tiêu cực ra đời: Cù lao
tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê
HựuL). Truyện ngắn đặc sắc: Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh
Châu.
- Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực, thu hút
người đọc.
- Nhiều vở kịch gây được tiếng vang trong đời sống:
Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta
(Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân TrìnhX)
- ý thức đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng.
- Giá trị nhân bản nhân văn, chức năng thẩm mĩ của
văn học được đặc biệt chú ý.
Câu 3. Những hạn chế cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Mở bài: -Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX gắn liền với các sự kiện lịch sử
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 4
-Văn học Việt Nam thời kì này đạt được những thành tựu to lớn tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế
Thân bài:-Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, phiến diện
+Viết nhiều về thuận lợi, niềm vui chiến thắng. Né tránh thất bại, hi sinh
+Thể hiện, đánh giá con người ở tư cách công dân, thái độ chính trị
+Nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không thể có tâm lí phức tạp
-Chất lượng chưa tốt
+Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp
+Nhà văn không có cái tôi, ít khả năng sáng tạo
+Đề tài hẹp
-Nguyên nhân: +Ảnh hưởng của tiêu chuẩn chính trị
+Ảnh hưởng tiêu cực của khuynh hướng xã hội học dung tục du nhập từ bên ngoài
Kết bài: -Hạn chế của văn học thời kì này là điều không thể phủ nhận
-Những hạn chế này là bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển sau này
Câu 4. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh :
1 Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng.
- Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải “ miêu tả
cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực đời sống, và phải “ giữ tình cảm chân thật” ; “ nên chú ý
phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “ chớ có gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ
sáng tạo” …
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức
của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : “ Viết cho ai ?” , “ Viết để làm gì ?” , sau đó mới quyết định “
Viết cái gì ?” và “ Viết như thế nào ?”. Do vậy, tính hiện thực và khả năng thích ứng văn chương của Người
với cuộc sống rất là sao.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú, đa dạng về thể loại
và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó
có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế, sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc
đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài
năng và tâm huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của Người
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 5
được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt…
2 . Di sản văn học
a) Văn chính luận
- Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị
nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.
- Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo:
Người cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chung Pháp và
nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên
một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh,
kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột…
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do
và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc
lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận
có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn
chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những
vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút
thử thách đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình
cảm. Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong
hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
b) Truyện và kí
- Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyến ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc
sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925),
Con rùa (1925) Truyện ngắn của Hồ Chí Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện
đều có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và
phong cách.
c) Thơ ca
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài
thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài),
Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại.
- Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ Nhật kí trong tù
trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng
trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 6
người lao động. Nhiều bài thơ biéu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng
nhữung bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do.
Đồng thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo,
nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thành thực… Tạo nên vẻ đẹp hàm
xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong tập thơ.
- Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc mạc, giản di đẻ
tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó…) Đặc biệt, trong thời kì chống thực
dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc
thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…) Người ca ngợi sức
mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng
trận…).
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị
mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât, giữa truyền thống và hịên đại. Dù
sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền
vững.
+Trong Truyện và kí, ngòi bút Hồ Chí Minh rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân thực tạo không khí
gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hịên đại là những
nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc.
+ Văn chính luận của Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn,
giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu hiện.
+ Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên thâm, đạt chuẩn mực
cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho
nhiệm vụ cách mạng.
Câu 5: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người còn là một nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa
thế giới. Người am hiểu rất sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, điều này được thể hiện
trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã
hội. Văn chương trong thời đại cách mạng phải có chất thép.
2. Đối tượng thưởng thức của nền văn chương cách mạng là quảng đại quần chúng. Trước khi viết,
Người luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì (nội dung), Viết để
làm gì (mục đích viết), Viết như thế nào (cách viết).
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 7
3. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi tới tính chân thực của văn nghệ. Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi
chất thơ mộng, tăng thêm chất hiện thực. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật cuộc sống mới, con người mới.
Người luôn chú ý tới hình thức biểu hiện của văn nghệ: phải diễn đạt giản dị, dễ hiểu, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
Ngoài ra, Người luôn chú ý tới mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao
Câu 6. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh :
Mở bài:
- Hồ Chí Minh một nhà văn lớn, một nhà chính trị xuất sắc, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
- Hồ Chí Minh để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ. Mỗi tác phảm đều thể hiện một phong cách rất
riêng – phong cách Hồ Chí Minh
Thân bài:-Phong cách nghệ thuật phong phú và đa đa dạng
-+Phong cách chính trị hiện đại
+Phong cách chính luận sắc bén
+Phong cách cổ điển gắn với thơ đường
-Xác định rõ: viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào
-Sử dụng những hình thức khác nhau cho từng đối tượng khác nhau
+Tuyên truyền cách mạng cho nhân dân: sử dụng bài vè, châm ngôn, tục ngữ, thơ ca, ca dao dân gian…
+Thơ chúc tết: viết bằng chữ Hán hồn nhiên, sâu sắc, tinh tế, đậm đà phong vị cổ điển
+Viết truyện kí: Khi viết cho người Pháp sử dụng bút pháp hiện đại.Viết cho đồng bào mình thì viết theo lối
truyền thống
+Văn chính luận: hùng hồn, đanh thép
Kết hợp tình và lí, giọng điệu ôn tồn, thân mật
Chan chứa tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc
-Phong cách nghẹ thuật vừa đa đảngạng vừa thống nhất thể hiện:
+Nhất quán trong quan điểm sang tác
+Lối viết tron sang, giản dị, ngắn gọn, linh hoạt, chủ động
+Từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quá, hướng về sự sống,
ánh sang và tương lai
Kết bài:-Hồ Chí Minh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam
-Phong cách nghệ thuật của Người có tác động rất lớn trong phong cách nghệ thuật của các nhà
văn lúc bấy giờ và sau này
Câu 7. Hoàn cảnh, đối tượng, mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập :
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 8
>Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội,
Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng
trường Ba Đình- Hà Nội trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp
đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
>Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ.
>Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân
Pháp
Câu 8: Bản tuyên ngôn:
* Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá có tính chất đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt
Nam về quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 năm của
dân tộc ta chống lại kẻ thù trong và ngoài nước để có được quyền thiêng liêng ấy. Đằng sau những lời văn
trang trọng của Tuyên ngôn độc lập là sự thực lịch sử, là hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong những
năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian
khổ.
Mặt khác, bản Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện tơ tưởng mang tầm vóc lịch sử. Độc lập của dân tộc
bao giờ cũng gắn liền với quyền sống của con người và hạnh phúc của đất nướccũng là hạnh phúc của mỗi
cá nhân trong cộng đồng. Như vậy quyền của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những
phạm vi gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản Tuyên ngôn độc lập tạo ra sự thống nhất của ba phạm vi đó: từ
quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi của dân tộc và trong quyền lợi của dân tộc đã
hàm chứa quyền sống của mỗi cá nhân
* Giá trị văn học: một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng của bản tuyên ngôn ngắn gọn, cô
đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ với các
phần đều liên quan đến nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứac thực, và tất cả đều xoáy vào việc quan
trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, giàu sức biểu hiện.
Từng câu từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 9
Câu 9: Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách của Hồ Chí Minh trong văn chính
luận. Chứng minh.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Bố cục ngắn gọn, xúc
tích.
- Lập luận chặt chẽ, đanh
thép.
- Lí lẽ sắc bén hùng hồn.
- Ngôn từ chính xác giàu
sức biểu cảm
- Là thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới
mục đíchtức thời, quan trọng, loại bỏ những
amm mưu nguy hiểm của kẻ thù.
- Lên án chế độ thực dân Pháp.
- Khẳng định quyền tự do tự chủ của dân tộc
Việt Nam.
- Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật.
- Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải
công lí và đạo đức.
- Hàng loạt động từ, tính từ… chính xác giàu
sắc thái biểu cảm.
- Bản tuyên ngôn của Pháp
và Mĩ.
- Pháp không bảo hộ dân
chủ Việt Nam, chúng đã
phản bội Việt Nam, đã gieo
rắc nhiều tội ác với nhân
dân Việt Nam.
Câu 10. Phân tích giá trị nội dung của Tuyên ngôn độc lập :
Luận điểm Luận cứ và luận chứng
Cơ sở pháp lí và
chính nghiã của
bản tuyên ngôn
Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:
- Trích dẫn 2 bản TNgôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người
-Ý nghĩa của bản trích dãn
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
+Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3
bản TN ngang tầm nhau.)
-Lập luận sán tạo " Suy rộng ra.." “ -> từ quyền con người nâng lên thành
quyền dân tộc.
- Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN,
nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 10
Cơ sở thực tiễn
của bản tuyên
ngôn
Tội ác của Pháp
*Tội ác 80 năm: lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng..nhưng thực chất cướp
nước,áp bức đồng bào ta,trái với nhân đao& chính nghĩa.
-Chứng cứ cụ thể :
+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.
+ Về kinh tế: bóc lột dã man
-Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích,đanh thép, đầy phẩn nộ đối
với tội ác tày trời của thực dân
*Tội ác tron 5 năm (1940-1945)
- Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)
- Phản bội đồng minh ,không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống
Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố ,giết nốt tù chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.
*Lời kết án đày phẫn nộ, sôi sục, căm thù: Vừa:(quì gối ,đầu hàng ,bỏ
chạy..) ->đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,...từ đó..)
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với
nước ta ngót >vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp gần một thế kỉ.
Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)
- Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm ...
- Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.
- Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
-Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp .
*Phương pháp biện luận chặt chẽ, lô gích, từ ngữ sắc sảo. Cấu trúc đặc
biệt,nhịp điệu dồn dập,điệp ngữ"sự thật "như chân lí không chối cải được.Lời
văn biền ngẫu, phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định
quyền độc lập tự do của dân tộc
-Phủ định dứt khoát, triệt để...(thoát ly hẳn,xóa bỏ hết.....) mọi đặc quyền
,đặc lợi của thực dân Pháp với đất nước Việt Nam .
-Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập , tự do của dân tộc
*Hành văn;hệ thống móc khẳng định tuyệt đối
Lời tuyên bố độc
lập trước thế giới
- Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Hồ Chủ Tịch về quyền
dân tộc -tự do ( trên cơ sở lí luận pháp lí, thực tế ,bằng ý chí mãnh liệt của
dân tộc )
-Tuyên bố dứt khoát triệt để
Câu 11.Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu qua cái nhìn của Phạm Văn
Đồng :
- Vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục của con người Nguyễn Đình Chiểu :
+ Nguyễn Đình chiểu là tấm gương chói ngời về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, cả cuộc
đời ông dành trọn cho quê hương đất nước.
+ Bị mù cả hai mắt nên hoạt động chủ yếu của Nguyễn Đình Chiể là thơ văn. Văn chương của ông không
chỉ ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng rất đỗi oanh liệt mà nó còn soi sang tâm hồn trong sang và
cao quý lạ thường của tác giả.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 11
- Quan điểm về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Quan điểm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn thong nhất với quan niệm làm
người, “văn tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của người chiến sĩ.
+Nguyễn Đình Chiểu quan niệm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà”.
- Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ. Theo tác giả, Nguyền Đình Chiểu xứng đáng là “ Ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc” là vì thơ
văn của ông đã làm sống lại phong trào khág chiến chống Pháp kiên cường, bền bỉ của người dân Nam Bộ
trong thời điểm lúc bấy giờ.
+ Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm, đồng thời cũng
là lời than khóc cho những anh hùng thất thếđã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản anh hơi thở nóng hổi của cuộc chiến chống Pháp giai đoạn đầu. Tác
phẩm của ông có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân .
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu của mảng thơ văn Đồ Chiểu khi đất nước có giặc ngoại
xâm. Với tác phẩm này, lần đầu tiên trong văn học thành văn, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đi vào
văn học với tất cả phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ.
+ Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ rang, tác phẩm văn chương lớn chỉ có thể sinh ra từ những tâm hồn lớn. Vì
thế, khi nói đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả luôn chú ý làm cho người đọc nhận ra
rằng, những câu văn, vần thơ đó chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa : “Ngòi bút,
nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”.
- Lục Vân Tiên qua cái nhìn của Phạm Văn Đồng :
+ Lục Vân Tiên là “Một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi
những điều trung nghĩa!”.
+ Phạm Văn Đòng đã xem xét giá trị của Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ mật thiết với đời sống
của nhân dân. Tác phẩm có giá trị bởi lẽ đó là một công trình nghệ thuật mà nội dung tư tưởng lẫn hình thức
nghệ thuật đều được đông đảo quần chúng nhân dân yêu quý và đón nhận nồng nhiệt.
Câu 12 Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 12
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100 cau trac nghiem DXC - kha hay (6).pdf