- Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng. Thơ ông đậm chất trữ tình – chính trị. “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông và của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), hòa bình được lập lại, một trang sử mới, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10/1954, các cơ quan của Trung Ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt bắc trở về Hà Nội. Người ra đi bâng khuâng nhớ thương, kẻ ở lại bịn rịn, bùi ngùi. Nhân sự kiện ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” (10/1954). Bài thơ đó cũng trở thanh tên chung cho tập thơ thứ hai của ông: tập “Việt Bắc”.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương ngữ văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ
Ý nghĩa nhan đề:
- Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
- Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh
- “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
Ý nghĩa lời đề từ : Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.
Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2) :
- Bằng những biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc” – nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân.
- Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc (anh đi chăng? anh có nghe? sao chửa ra đi?...) à là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.
- Còn là lời tự vấn đầy trăn trở à thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.
à Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ
Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11):
- Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như đứa con với mẹ thân yêu “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”…
- Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa).
- Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…(khổ 6,7,8,11). Cách xưng hô gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đó đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.
- Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ - Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
à Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.
Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15) :
- Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12,13).
- Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở công cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).
- Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân..) à bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.
III. NGHỆ THUẬT :
- Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
- Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.
IV. KẾT LUẬN:
- Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.
---------------------------
Bài 10
VIỆT BẮC
(Tố Hữu)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng. Thơ ông đậm chất trữ tình – chính trị. “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông và của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp..
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), hòa bình được lập lại, một trang sử mới, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10/1954, các cơ quan của Trung Ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt bắc trở về Hà Nội. Người ra đi bâng khuâng nhớ thương, kẻ ở lại bịn rịn, bùi ngùi. Nhân sự kiện ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” (10/1954). Bài thơ đó cũng trở thanh tên chung cho tập thơ thứ hai của ông: tập “Việt Bắc”.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1 Cảm xúc chủ đạo:
- Nhà thơ tập trung nguồn cảm hứng chủ đạo để thể hiện những tình cảm nồng nàn giữa người cán bộ cách mạng đối với cảnh trí thiên nhiên và con người Việt Bắc trong suốt 15 năm: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
- Tình cảm sâu đậm và mặn nồng đối với núi rừng, thiên nhiên Việt Bắc, nhất là đối với con người Việt Bắc trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, đã trở thành mạch cảm xúc trữ tình sâu lắng chảy suốt bài thơ.
2. Đoạn thơ mở đầu: (24 câu thơ đầu):
- Tác giả thể hiện sự lưu luyến giữa người đi (người chiến sĩ cách mạng), kẻ ở (người dân Việt Bắc) trong cuộc chia tay.
- Người ở lại chủ yếu gợi nhắc những kỷ niệm gian khổ từ thưở còn “hàn vi cách mạng” (Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh). Nỗi gian khổ ấy gắn chặt với nghĩa tình đồng bào, đồng chí, nghĩa tình dân tộc.
3. Nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng về xuôi (từ câu 25 - 90):
a) Nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc:(từ câu 25- 52):
- Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc của người về xuôi rất sâu sắc, nhiều cung bậc: Có nỗi nhớ da diết (như nhớ người yêu), có nỗi nhớ ấm áp (Nhớ từng bản khói cùng sương. Sớm khuya bếp lửa người thương đi về); có nỗi nhớ gắn với những sinh hoạt ấm tình quân dân (Nhớ sao lớp học i tờ. Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan) v.v…
- Đặc biệt, nỗi nhớ ấy được khắc họa trong bức tranh tứ bình về bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông ở Việt Bắc (Ta về, mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung).
b) Nhớ Việt Bắc trong kháng chiến:(từ câu 53- 74):
- Nhà thơ nhớ hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến gian lao mà anh hùng. Không chỉ con người mà cả núi rừng cũng lập chiến công (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày. R ừng che bộ đội, rừng vây quân thù).
- Miêu tả khí thế hào hùng của quân dân ta bằng bút pháp tráng ca.
* Chú ý những từ láy (đêm đêm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm…); những hình ảnh sinh động: (Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn. Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. .. Đèn pha bật sáng như ngày mai lên…)
c) Nhớ Việt Bắc – căn cứ địa vững chắc:(từ câu 75- 90):
- Nhớ về Việt Bắc với niềm tự hào: là cơ quan đầu não của kháng chiến - nơi diễn ra những cuộc bàn thảo của Trung ương, Chính phủ, nơi có cụ Hồ “sáng soi” …
III. NGHỆ THUẬT :
“Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay, có giá trị không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn là bài thơ đánh dấu sự thành công trong việc tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
- Đây là bài thơ viết theo thể thơ lục bát. Thơ lục bát của nhà thơ Tố Hữu đạt trình độ nhuần nhị, điêu luyện trong vần, nhịp, âm hưởng.
- Bên cạnh sự thành công về thể thơ, tác giả đã chọn một lối đối đáp dân gian cùng với việc chọn các đại từ nhân xưng “ ta” – “ mình” đầy biến hóa và sáng tạo. Hình thức đối đáp của bài thơ là một sự giả định – sự giả định này đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
- Tố Hữu thể hiện một phong cách thơ: chất trữ tình đằm thắm, lắng đọng.
IV. KẾT LUẬN:
“Việt Bắc” là bài thơ có giá trị trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự thành công về nội dung và hình thức của bài thơ đã góp phần khẳng định sự thành công của con đường thơ Tố Hữu .
---------------------------
Bài 11
MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG
(Nguyễn Minh Châu)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, viết nhiều về đề tài chiến tranh và người lính. Từ thập niên những năm tám mươi, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học.
- “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay của ông và của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Truyện được viết vào thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc, in trong tập “Những vùng trời khác nhau” (xuất bản năm 1970).
- Qua sự gặp gỡ cũng như những hành động, thái độ và tình cảm của hai nhân vật Nguyệt và Lãm, nhà văn muốn thể hiện vẻ đẹp hào hùng đầy chất lãng mạn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Nhân vật Nguyệt: Một cô gái đi nhờ xe, xuất hiện bất ngờ. Trong chuyến đi nhờ xe ấy, Nguyệt đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn.
- Nguyệt là một cô gái hồn nhiên, xinh đẹp và sống có lý tưởng: Ngoại hình của Nguyệt hoàn toàn tương phản với khung cảnh của chiến tranh (“Gót chân hồng sạch sẽ”, “Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ”, …Dưới ánh trăng, gương mặt Nguyệt “ngời lên đẹp lạ thường”). Vừa rời ghế nhà trường, Nguyệt đã xung phong đi “kiến thiết miền Tây”. Chiến tranh xảy ra, cô có mặt ở tuyến lửa ác liệt nhất để bảo vệ đường cho xe chạy.
- Thông minh, dũng cảm, có tinh thần đồng đội cao: Thể hiện rõ nhất trên con đường đầy hiểm nguy đến Ngầm Đá Xanh (gặp đoạn đường khó đi, Nguyệt xuống “xi nhan” cho Lãm lái xe; chủ động nhường sự an toàn cho người lính lái xe, tình nguyện theo anh một chặng đường nguy hiểm; khi bị thương, máu “chảy đỏ cả cánh tay áo”, vẫn bình thản nói với Lãm: “Vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được”.
- Có tình yêu trong sáng, thủy chung, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, con người (yêu người con trai chưa một lần gặp mặt vì tin rằng, một chàng trai dám “trốn nhà đi bộ đội”, chắc chắn không phải là người tầm thường; suốt mấy năm trời, vẫn thủy chung, từ chối biết bao lời cầu hôn…). Tình yêu trong sáng, thủy chung của Nguyệt khiến Lãm rất cảm phục: “Trong tâm hồn người con gái bé nhỏ, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”
-> Đó cũng là vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
2. Nhân vật Lãm:
- Một chiến sĩ lái xe dũng cảm, có ý thức kỷ luật cao đồng thời là người có tình cảm sâu lắng, có lòng tự trọng trong tình yêu. Anh rất tế nhị và luôn khám phá cái bí ẩn và vẻ đẹp của người mình muốn yêu. Lãm tìm thấy ở Nguyệt những vẻ đẹp đáng khâm phục, làm xao động trái tim của mình.
- Trong tình yêu, Lãm vẫn giữ một khoảng cách vừa gần gũi, vừa xa lạ. Tình cảm của Lãm đối với Nguyệt chân thành, thơ mộng.
3. Hình ảnh trăng : Nhân vật thứ ba trong truyện (Trăng cũng chính là Nguyệt). Trăng tạo nên chất lãng mạn, trữ tình của thiên truyện. Trăng làm tăng thêm về giá trị, ý nghĩa của mối tình giữa thiên nhiên và con người, giữa con người và con người, giữa Lãm và Nguyệt. Trăng ở đây không còn là ánh trăng cụ thể. Trăng là hiện thân cho vẻ đẹp kỳ diệu – lãng mạn của con người trong cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ.
III. NGHỆ THUẬT :
- Kết hợp khá nhuần nhị, điêu luyện giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn; kết hợp giữa sự miêu tả chân thật sự kiện, con người với dòng chảy hồi ức tạo nên một ấn tượng đặc biệt.
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, vừa để nhân vật bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình, vừa tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
- Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.
IV. KẾT LUẬN:
- Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
---------------------------
Bài 12
SÓNG
(Xuân Quỳnh)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ Việt Nam viết nhiều và hay về tình yêu.
- “Sóng” (được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”- 1968) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Ý nghĩa hình tượng “sóng”:
- “Sóng” là hiện tượng ẩn dụ của tâm trạng người phụ nữ đang yêu. Sóng là một sự hòa nhập và phân tán của nhân vật trữ tình “ em”. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng sóng khá độc đáo nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
- Cả bài thơ được kiến tạo bằng thể thơ 5 chữ với một âm hưởng đều đặn, luân phiên như nhịp vỗ của sóng.
2. Trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu: (khổ 1+2)
- Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
- Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, khát vọng tìm kiếm trong tình yêu của người phụ nữ:
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn “bồi hồi trong ngực trẻ” (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ).
Nhu cầu phân tích, lý giải tình yêu:(khổ 3+4)
- Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực ấy một cách rất dễ thương: “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”.
Nỗi nhớ tình yêu: (khổ 5+6)
- Người con gái đang yêu nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
- Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: “Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức”.
=> Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗi nhớ hiện về trong ý thức và trong tiềm thức.
- Hình tượng sóng còn là sự biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Khát vọng tình yêu vĩnh hằng: (khổ 7+8+9)
- Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt qua mọi cách trở để đến bên nhau vớimột niềm tin mãnh liệt:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
- Người con gái khi yêu cũng bộc lộ một thoáng lo âu:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
- Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt:
Làm sao tan được ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
IV. KẾT LUẬN:
- Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ là một hiện tượng thơ ca mà còn là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình.
- Dù nữ sĩ đã lìa xa cõi đời này nhưng con sóng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn ngàn đêm vỗ vào tâm hồn chúng ta, tạo nên con sóng tình yêu mãnh liệt, thủy chung và cao đẹp.
------------------------------
HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_mon_van_mn_27_12__2818.doc