(Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ )
1. Thế nào là truyền thông và truyền thông đại chúng?
2. Khái niệm thể loại báo chí và cấu trúc chung của một tác phẩm báo chí. Thế nào là một bài báo?
3. Tin tức báo chí là gì? Những yêu cầu cơ bản trong nội dung Tin
4. Những ưu thế và hạn chế của các cấu trúc tin: tháp xuôi, tháp ngược.
5. Đặc điểm của phóng sự? Vai trò và hình thức biểu hiện của cái tôi nhân chứng trong phóng sự?
6. Đặc trưng của thể Điều tra?
7. Sự khác biệt giữa Tường thuật và Bình luận (đối tượng, phương pháp, hình thức thể hiện)?
8. Trình bày những yêu cầu cơ bản của bài Phỏng vấn! Mục tiêu của phỏng vấn báo chí và phỏng vấn xã hội học?
9. Phân tích các biện pháp thể hiện một chân dung - điển hình xã hội.
10. Phân biệt những nguyên tắc chung về nhân vật văn học và nhân vật điển hình trong Ký chân dung.
11. Khái niệm biên tập và đặc thù của biên tập báo chí so với biên tập sách văn học ?
12. Tại sao người biên tập nội dung cần biết công việc của biên tập kỹ thuật và ngược lại?
13. Trình bày những ký hiệu biên tập cơ bản trong sửa chữa bản thảo.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Đề cương Nghiệp vụ báo chí và sáng tạo văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ VÀ SÁNG TẠO VĂN HỌC
(Practical Journalism & Literary Creation)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
TS. Phạm Thành Hưng
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ VÀ SÁNG TẠO VĂN HỌC
(Practical Journalism & Literary Creation)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Phạm Thành Hưng
Chức danh: Giảng viên chính, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0903403124 - 04.8684802 (NR)
Email: pthung01@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Nghiệp vụ báo chí và sáng tạo văn học
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Tự chọn
Môn học tiên quyết: Báo chí - truyền thông đại cương
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 18
Làm bài tập trên lớp : 02
Thảo luận : 04
Thực hành : 04
Tự học xác định : 02
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Sinh viên nắm được một cách chắc chắn bản chất và đặc trưng mỗi thể loại báo in, đồng thời hiểu được các thao tác lựa chọn thể loại thích ứng với mỗi hoàn cảnh, đối tượng, cũng như các phương pháp tổ chức một bài báo.
Sinh viên trên cơ sở lý thuyết thể loại có thể vận dụng trực tiếp viết bài theo các chủ đề, đề tài mà mình chủ động đề xuất hoặc do giảng viên gợi ý, cung cấp. Song song với kỹ năng sáng tạo một tác phẩm báo chí, dù ở hình thức thấp nhất như tin vắn đến quy mô một phóng sự dài kỳ, sinh viên có thể vận dụng kiến thức thể loại để biên tập bài viết với tư cách biên tập viên trong một toà soạn, ban biên tập.
Có ý thức phân biệt rõ đặc trưng của báo chí thông tấn với đặc trưng thẩm mỹ của sáng tác văn học thông qua mảng kiến thức về ký báo chí và ký văn học.
Kĩ năng:
Biết sử dụng kiến thức thể loại để chọn lựa đề tài; biết phát hiện những đề tài, chủ đề mới mẻ, thời sự, có ý nghĩa xã hội rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống và gắn đề tài, đối tượng phản ánh đó vào một thể loại báo chí thích hợp nhất.
Áp dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học vào sáng tạo báo chí; tạo kiến thức nền cơ bản cho cônng tác biên tập báo chí.
Thái độ:
Qua sự nghiên cứu các kiểu tác phẩm báo chí, tức là kinh nghiệm thể loại được đúc kết từ thực tiễn vận động phát triển của báo chí, sinh viên có đủ điều kiện để :
Tiếp nhận thông tin từ báo chí một cách nhanh nhất, toàn diện nhất
Biết xử lý thông tin để phục vụ cho nghiên cứu, thao tác nghề nghiệp và ứng xử xã hội với tư cách công dân và tư cách người làm công tác văn hoá, khoa học xã hội
Có ý thức sâu sắc về đặc trưng nghề nghiêp, phân biệt rõ ràng giữa hoạt động truyền thông và hoạt động văn học nghệ thuật.
Tóm tắt nội dung môn học
Sau môn Báo chí học đại cương, môn học có nội dung gồm những kiến thức cơ bản về báo chí học, trong đó đặc biệt là các thao tác viết báo thông qua các thể loại báo in truyền thống, như các thể loại: Tin ngắn, Tường thuật, Phóng sự, Phỏng vấn, Bình luận, Ký chân dung, Giới thiệu - Phê bình tác phẩm văn học.
Ranh giới thể loại không phải là những tường rào bất khả xâm phạm mà là những đường biên cơ động, trên đó thường diễn ra sự giao thoa, bổ sung, hỗ trợ thể loại. Người học môn học sẽ có khả năng vận dụng linh hoạt để hoàn thiện một tác phẩm báo chí, nhằm đảm bảo nội dung thông tin cao nhất và dễ truyền tải, tiếp nhận nhất.
Từ góc độ thể loại, môn học cung cấp cho sinh viên một “cảm quan biên tập” nhạy bén, giúp người học dễ dàng phát hiện ra những sai sót trong bài báo, những khả năng tác nghiệp tối ưu để bài báo có khả năng trở thành tác phẩm báo chí hoàn chỉnh nhất.
Phần bài giảng về sáng tạo văn học và sáng tạo báo chí (nội dung số 10) có ý nghĩa khẳng định lại đặc trưng nghệ thuật, thẩm mỹ của sáng tác văn chương, đặt trong sự so sánh với các thể ký báo chí, như: Tường thuật, Phóng sự, Ghi chép, Ký chân dung v.v. Những nội dung xoay quanh vấn đề Ký văn học là phần bổ sung kiến thức báo chí học về thể loại. Thông qua Ký văn học, kiến thức về thể loại báo chí được củng cố đào sâu hơn. Mục tiêu đặt ra cho môn học vẫn là trang bị cho sinh viên kỹ năng nghiệp vụ báo chí cơ bản. Cho nên những gì liên quan tới “sáng tác văn học” được đề cập ở đây chỉ mang có tính chất một phương tiện hỗ trợ, nhằm đạt được mục tiêu nghiệp vụ báo chí nói trên.
Nội dung chi tiết môn học
Nội dung cốt lõi
Bài 1: Báo in – loại hình truyền thông đại chúng đầu tiên
Quan niệm chung
1.1.1. Khái niệm “ truyền thông đại chúng”, “ báo ”
1.1.2. Lịch sử phát triển của báo in
Quan hệ giữa báo viết truyền thống và các loại hình truyền thông hiện đại
1.2.1. Hạn chế của báo in
1.2.2. Ưu thế của báo in trong bối cảnh của thời đại thông tin
Bài 2: Thể loại Tin
Khái niệm “Tin tức báo chí”
Năm câu hỏi chủ chốt trong nội dung Tin báo chí
Các cấu trúc viết tin
Các hình thức đưa tin chủ yếu: Tin vắn, Tin bình, Tin dự báo, Tin tổng hợp, Tin tường thuật, Tin công báo, Tin ảnh
Thực hành phân tích các dạng tin; Thực hành đưa tin bằng bài viết cụ thể
Bài 3: Phóng sự, Điều tra và Tường thuật
Lịch sử phát triển của thể phóng sự
Khái niệm và hình thức biểu hiện của “cái tôi nhân chứng”
Ngôn ngữ và ảnh minh hoạ trong phóng sự
Hoàn cảnh xuất hiện nhu cầu thể loại điều tra
Điều tra, một biến thể của phóng sự hay là một thể loaị độc lập
Cấu trúc và ngôn ngữ thể loại điều tra
Đặc trưng phản ánh của Tường thuật
Các thao tác nghiệp vụ tường thuật
Bài 4: Các thể loại chính luận cơ bản: Bình luận, Xã luận và Tiểu luận
Bình luận
Khái niệm “bình luận”
Nhận diện thể loại
Mối quan hệ giữa yếu tố cảm xúc và lý trí trong bình luận
Những hình thức kết cấu chủ yếu của bài bình luận
Xã luận
Quan niệm chung
Đặc điểm của bài xã luận
Kết cấu và ngôn ngữ xã luận
Các dạng bài xã luận
Tiểu luận
Khái niệm “tiểu luận”
Yếu tố chủ quan trong tiểu luận
Thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ trong tiểu luận
Bài 5: Phỏng vấn và Ký chân dung
Phỏng vấn
Quan niệm chung
Phỏng vấn báo chí và phỏng vấn xã hội học
Vai trò chủ thể của nhà báo trong phỏng vấn
Các dạng câu hỏi phỏng vấn
Những nguyên tắc cấm kị và thủ pháp của phỏng vấn
Ký chân dung
Nhân vật văn học và nhân vật trong ký chân dung
Chân dung phóng sự và Chân dung phỏng vấn
Các biện pháp khai thác và sử dụng các chi tiết tài liệu
Yếu tố chủ quan của tác giả trong tác phẩm Ký chân dung
Một số nguyên tắc trong giao tiếp và xử lý bản thảo
Bài 6: Biên tập báo
Tổ chức toà soạn báo
Khái niệm biên tập và chức năng biên tập viên
Quan hệ giữa biên tập nội dung và biên tập kỹ thuật (quan hệ nội dung – hình thức báo)
Bảng ký hiệu biên tập
Makét, các hình thức makét (bìa, trang, bài)
Các hình thức đính chính và cáo lỗi
Bài 7: Sáng tạo văn chương và sáng tạo báo chí
Khái niệm ký và ký văn học
Bút ký và Tuỳ bút
Tản văn và Tiểu phẩm
Nội dung liên quan gần (nên biết)
Quảng cáo
Lịch sử báo chí Việt nam
Vai trò của báo chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nội dung liên quan xa (có thể biết)
Các thể loại Phát thanh.
Các thể loại Truyền hình.
Báo điện tử trên mạng kết nối toàn cầu Internet.
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Hà Minh Đức (Chủ biên), Lý luận văn học; Nxb. Giáo dục, 2007.
Peter Eng, Jeff Hodson, Tường thuật và viết tin; Nxb. Thông tấn, 2007.
John Hohenberg, Ký giả chuyên nghiệp; Hiện đại thư xã, 1974.
Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
Khoa Báo chí - Trường tuyên huấn Trung ương, Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập 1; Hà Nội, 1978.
Nhiều tác giả, Thể loại báo chí; Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM, 2005.
Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
Học liệu tham khảo
Huỳnh Văn Tòng: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; Nxb. Tổng hợp TP HCM, 2000.
Đỗ Quang Hưng: Lịch sử báo chí Việt Nam; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Trần Quang: Làm báo, lý thuyết và thực hành; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Khoa Báo chí, trường ĐH KHXH&NV: Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn (các tập từ 1-6); Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996-2005.
V.I. Lê-nin: Về vấn đề báo chí; Nxb. Sự thật, 1970
E.P. Prôkhôrốp: Cơ sở lý luận của báo chí (2 tập); Nxb. Thông tấn, 2004.
The Missouri Group: Nhà báo hiện đại; Nxb. Trẻ, 2007.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Báo in – loại hình truyền thông đại chúng đầu tiên
2
0
0
0
0
2
Thể loại Tin
2
0
0
0
0
2
Phóng sự, Điều tra và Tường thuật
2
0
0
2
0
4
Bình luận, Xã luận và Tiểu luận
2
2
0
2
2
8
Phỏng vấn và Ký chân dung
4
0
0
0
0
4
Biên tập báo
2
0
0
2
0
4
Sáng tạo văn chương và sáng tạo báo chí
4
0
2
0
0
6
Tổng
18
2
2
6
2
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Bài 1: Báo in – loại hình truyền thông đại chúng đầu tiên (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết 2 giờ
* Khái niệm “truyền thông”, “Truyền thông đại chúng”, “Báo”
* Sự hình thành và phát triển của báo in truyền thống
* Vai trò tiền đề, cơ sở của báo in đối với báo nói và báo hình.
ưu thế và hạn chế của báo in trước sự phát triển của phát thanh, truyền hình.
* Báo điện tử – một biến thể của báo in trên mạng Internet
* Nắm được bản chất của hoạt động truyền thông, vai trò của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội loài người và ý nghĩa tiêu chí đánh giá của tiến bộ xã hội.
* Thấy được vai trò, sức mạnh tác động xã hội của báo in trong xã hội, như một loại quyền lực tinh thần, quyền lực dư luận
* Nhận biết được quan hệ giữa báo in và văn hoá đọc.
* Xây dựng niềm tin khoa học vào sự phát triển và vị thế truyền thống bền vững của báo in trước sự cạnh tranh của các phương tiện và các loại hình truyền thông hiện đại.
Chú ý các giáo trình số 1 và số 6; tài liệu tham khảo số 4 và số 6
Bài 2: Thể loại Tin (Tuần 2)
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
* Khái niệm tin, thông tin trong truyền thông
* Năm câu hỏi chủ chốt trong nội dung Tin
* Các cấu trúc và cách thức tổ chức Tin
* Các hình thức đưa tin chủ yếu
* Nắm vững kiến thức về thể tin, một thể loại thủy tổ của báo chí
* Nắm được các hình thức tổ chức thông tin cho một bài báo
* Tập sự viết bài, đưa tin và nhận diện các hình thức đưa tin trên báo chí
Chú ý các tài liệu giáo trình số 3 và 7
Bài 3: Phóng sự, Điều tra và Tường thuật (Tuần 3, 4)
TUẦN 3
Lí thuyết 2 giờ
* Bản chất và lịch sử phát triển của phóng sự
* Vai trò của nhân tố chủ quan trong Phóng sự
* Ngôn ngữ và ảnh phóng sự
* Các dạng bài Phóng sự
* Nắm vững quan niệm chung về thể Phóng sự, một thể loại xung kích, được ưa chuộng của báo chí hiện đại.
* Hiểu rõ khái niệm cái tôi nhân chứng và hình thức biểu hiện của cái tôi tác giả trong hai thể Phóng sự .
* Nhận rõ các biện pháp chuyển tải thông tin lý lẽ và thông tin sự kiện trong thể loại phóng sự.
Chú ý các tài liệu giáo trình số 6 và 7; tài liệu tham khảo số 7
TUẦN 4
Thực hành 2 giờ
* Quan niệm chung về thể loại Điều tra
* Hoàn cảnh xuất hiện nhu cầu điều tra và sự vận dụng thể loại Điều tra
* Đặc trưng phản ánh của Tường thuật.
* Các thao tác nghiệp vụ tường thuật và các kiểu bài tường thuật tiêu biểu.
* Lập đề cương sơ lược cho bài báo Điều tra và Tường thuật.
* Nắm được đặc điểm và nét giao thoa của thể loại Điều tra và phóng sự. Tính độc lập thể loại của Điều tra
* Nhận rõ đặc điểm chuyển tải thông tin của 2 thể điều tra và Phóng sự.
* Sử dụng tốt các kiến thức thể loại để lập đề cương sơ lược cho một bài báo Điều tra và Tường thuật.
* Sử dụng tốt các kiến thức thể loại để lập đề cương sơ lược cho một bài báo Điều tra và Tường thuật.
Ngoài các tài liệu giáo trình số 6 và số 7, chú ý các tài liệu tham khảo số 3, số 5
Bài 4: Bình luận, Xã luận và Tiểu luận (Tuần 5, 6, 7, 8)
TUẦN 5
Lí thuyết
2 giờ
* Bản chất và hình thức phổ quát của 3 thể loại báo chí chính luận tiêu biểu (bình luận, xã luận và tiểu luận)
* Đặc trưng của thông tin bình luận.
* Vai trò của lý trí và cảm xúc trong bình luận
* Các thủ pháp bình luận: luận và bình
* Các dạng bài bình luận quen thuộc
* Nắm được mục tiêu thông tin của bình luận
* Nắm vững lý thuyết thể loại.
* Vận dụng được kiến thức lý thuyết để nhận dạng bài bình luận; phân tích những bài bình luận có giá trị trong báo chí cách mạng Việt Nam.
Đọc giáo trình số 6, số 7 và tài liệu tham khảo số 7
TUẦN 6
Tự học
2 giờ
Nội dung như tuần 5
Nội dung như tuần 5
Đọc giáo trình số 6, số 7 và tài liệu tham khảo số 7
TUẦN 7
Thực hành
2 giờ
* Cái chung và cái riêng trong Xã luận
* Chức năng tuyên ngôn của Xã luận
* Các hình thức phái sinh của Xã luận.
* Lịch sử phát sinh và phát triển của Tiểu luận.
* Quan hệ giữa Bình luận và Tiểu luận.
* Sử dụng tốt kiến thức thể loại để lập đề cương cho một bài chính luận tự chọn đề tài.
* Nắm được đặc điểm phổ quát của 3 thể chính luận, cùng những nét đặc thù thể loại.
* Thực hành viết bài báo 500 từ theo thể loại tự chọn.
Giáo trình số 6, số 7
Chú ý các tài liệu tham khảo số 5 và số 7
Giáo trình số 6, số 7; Chú ý các tài liệu tham khảo số 5 và số 7
TUẦN 8
Bài tập
2 giờ
* Các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6
Vận dụng tốt kiến thức báo chí học trang bị ban đầu để giải quyết một (hoặc 2) vấn đề cụ thể nào đó được nêu trong đề thi.
Đọc giáo trình số 1 và 2
Chú ý các tài liệu tham khảo số 1,2
Bài 5: Phỏng vấn và Ký chân dung (Tuần 9, 10)
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
* Mục tiêu khai thác thông tin của Phỏng vấn.
* Vị thế chủ dộng của nhà báo trong Phỏng vấn và tính chất đối tượng khai thác của người được phỏng vấn
* Các bước phỏng vấn và nghệ thuật hỏi
* Nắm được mục tiêu thông tin của Phỏng vấn.
* Có ý thức phân biệt dạng bài người tốt việc tốt truyền thống với Ký chân dung trong báo chí hiện tại.
* Nắm được quy trình cơ bản của Phỏng vấn.
Đọc giáo trình số 6 và số 7
Chú ý các tài liệu tham khảo số 5
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
* Quan niệm về nhân vật văn học và nhân vật trong Ký chân dung.
* Chân dung phóng sự và chân dung hình thành từ Phỏng vấn.
* Vai trò và tính xác thực của chi tiết.
* Nhận thức rõ tính chất báo chí của thể Ký chân dung.
* Phân biệt rõ khái niệm chân dung phóng sự và chân dung phỏng vấn.
*Nắm được các thao tác cơ bản và kỹ năng tổ chức bài Ký chân dung.
Đọc giáo trình số 6 và số 7
Chú ý các tài liệu tham khảo số 5
Bài 6: Biên tập báo (Tuần 11, 12)
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
* Mục đích, nhiệm vụ của biên tập báo chí.
* Vấn đề lập trường chính trị và bản sắc tờ báo trong công tác biên tập.
Vấn đề xây dựng kế hoạch tuyên truyền của báo chí trong khâu biên tập.
* Những quy trình, công đoạn và các thao tác biên tập cụ thể
* Nắm được yêu cầu đặc trưng của biên tập báo chí so với biên tập sách.
* Nắm được mối quan hệ tương hỗ giữa tuyên truyền đường lối, chủ trương ví chức năng phản ánh, phát hiện đời sống của báo chí.
* Nắm được những thao tác cơ bản trong các quy trình biên tập nội dung, biên tập ngôn từ và biên tập kỹ thuật.
Đọc giáo trình số 1 và 2
Chú ý các tài liệu tham khảo số 1,2
TUẦN 12
Thực hành
2 giờ
Thực hành nội dung Biên tập báo
Bài 7: Sáng tạo văn chương và sáng tạo báo chí (Tuần 13, 14, 15)
TUẦN 13
Lí thuyết
2 giờ
* Bản chất và đặc trưng của sáng tác văn học.
* Điển hình hoá văn học và điển hình hoá trong báo chí.
* Nội dung và hình thức của phản ánh báo chí và phản ánh văn học
* Trần thuật văn chương và trần thuật trong báo chí báo chí.
* Vai trò của hư cấu và yếu tố trữ tình trong sáng tác văn học
* Ký văn học và nghệ thuật tự sự trong văn học
* Nắm được bản chất của hoạt động sáng tác văn học là sáng tạo nghệ thuật theo quy luật thẩm mỹ, quy luật của cái đẹp.
* Nắm vững các đặc điểm chung nhất của các phương thức: tự sự, trữ tình và kịch.
* Hiểu rõ các nguyên tắc nghiêm nhặt của phản ánh báo chí
* Nắm vững đặc trưng của ký văn học và ký báo chí.
* Ý thức rõ điểm nhìn văn học và điểm nhìn của báo chí. Tính đa nghĩa, đơn nghĩa của hình tượng văn học và của thông tin báo chí.
Đọc giáo trình số 1 và 2
Chú ý các tài liệu tham khảo số 1,2
TUẦN 14
Lí thuyết
2 giờ
TUẦN 15
Thảo luận
2 giờ
* Thảo luận về những vấn đề thời sự quan trọng thơì gian gần nhất (trong nước, quốc tế), được phản ánh dưới các hình thức thể loại báo chí và văn học.
* Phân tích những thành công và hạn chế của một số báo mà sinh viên tự chọn trong tuần.
* Có khả năng tiếp cận sâu hơn với thực tiễn báo chí.
* Tạo lập cảm quan báo chí, khả năng phát hiện vấn đề của sinh viên trước thực tiễn đời sống xã hội hiện tại.
* Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với hình thức làm việc tập thể, nghiên cứu theo nhóm, thông qua hình thức giáo viên nêu câu hỏi, giao bài, giao tài liệu cho từng nhóm
Đọc: giáo trình số 1 và 2
Chú ý các tài liệu tham khảo số 1,2
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 đến 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết trong 120 phút.
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức thi: vấn đáp, viết, hoặc tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
(Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ…)
Thế nào là truyền thông và truyền thông đại chúng?
Khái niệm thể loại báo chí và cấu trúc chung của một tác phẩm báo chí. Thế nào là một bài báo?
Tin tức báo chí là gì? Những yêu cầu cơ bản trong nội dung Tin
Những ưu thế và hạn chế của các cấu trúc tin: tháp xuôi, tháp ngược.
Đặc điểm của phóng sự? Vai trò và hình thức biểu hiện của cái tôi nhân chứng trong phóng sự?
Đặc trưng của thể Điều tra?
Sự khác biệt giữa Tường thuật và Bình luận (đối tượng, phương pháp, hình thức thể hiện)?
Trình bày những yêu cầu cơ bản của bài Phỏng vấn! Mục tiêu của phỏng vấn báo chí và phỏng vấn xã hội học?
Phân tích các biện pháp thể hiện một chân dung - điển hình xã hội.
Phân biệt những nguyên tắc chung về nhân vật văn học và nhân vật điển hình trong Ký chân dung.
Khái niệm biên tập và đặc thù của biên tập báo chí so với biên tập sách văn học ?
Tại sao người biên tập nội dung cần biết công việc của biên tập kỹ thuật và ngược lại?
Trình bày những ký hiệu biên tập cơ bản trong sửa chữa bản thảo.
Bài tập
(Bài tập dùng làm bài tập ở nhà, làm bài giữa kỳ hoặc tham khảo để ôn thi cuối kỳ)
Tại sao báo chí được xem như một loại quyền lực trong cơ chế thượng tầng kiến trúc của xã hội?
Bình luận ý kiến của nhà văn K. Trapêch: “Nguyên tắc cao nhất của báo chí là chủ nghĩa hiện thực”.
Tự chọn một tờ nhật báo. Phân tích và xác định bài báo trọng tâm, “bài đinh” trong số báo nào đó, đồng thời thống kê các thể loại được sử dụng trong số báo đó.
Tập viết một bài bình luận về đề tài văn hoá xã hội và một bài ký chân dung về một gương người tốt, việc tốt nào đó trong môi trường quen thuộc của mình ( nhà trường, ký túc xá, xóm trọ học, làng quê…)
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
PGS.TS.Đoàn Đức Phương
GIẢNG VIÊN
TS. Phạm Thành Hưng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit2003_nghiep_vu_bao_chi_va_sang_tao_vh_6355.doc