Tên dựán: Xây dựng mô hình quản lý rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng dân
tộc thiểu sốTây Nguyên - Việt Nam
Địa điểm, quy mô vùng dựán: Lưu vực đầu nguồn Suối Dak RTih đổvềsông Đồng
Nai, nơi cưtrú và canh tác của cộng đồng dân tộc thiểu sốM’Nông. Triển khai trên 04 buôn
của 02 xã Dak RTih và Quảng Tân, thuộc huyện Dăk Rlắp, tỉnh Dăk Nông, Việt Nam. Quy
mô vùng dựán có diện tích 5,790 ha
Cơquan chủtrì: Bộmôn Quản lý tài nguyên rừng thuộc khoa Nông Lâm, trường Đại
học Tây Nguyên.
- Chủtrì: PGS.TS. Bảo Huy, trưởng bộmôn
- Thành viên nòng cốt gồm 12 giảng viên của bộmôn có học vịTiến sĩ, Thạc sĩvềcác
chuyên môn vềlâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp, khuyến nông lâm, quản lý lưu
vực dựa vào cộng đồng, phát triển cộng đồng, quy hoạch sửdụng đất, GIS
13 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề cương nghiên cứu đầu nguồn - Mô tả đề xuất dự án nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô tả đề xuất dự án nghiên cứu
Tên dự án: Xây dựng mô hình quản lý rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng dân
tộc thiểu số Tây Nguyên - Việt Nam
Địa điểm, quy mô vùng dự án: Lưu vực đầu nguồn Suối Dak RTih đổ về sông Đồng
Nai, nơi cư trú và canh tác của cộng đồng dân tộc thiểu số M’Nông. Triển khai trên 04 buôn
của 02 xã Dak RTih và Quảng Tân, thuộc huyện Dăk Rlắp, tỉnh Dăk Nông, Việt Nam. Quy
mô vùng dự án có diện tích 5,790 ha
Cơ quan chủ trì: Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng thuộc khoa Nông Lâm, trường Đại
học Tây Nguyên.
- Chủ trì: PGS.TS. Bảo Huy, trưởng bộ môn
- Thành viên nòng cốt gồm 12 giảng viên của bộ môn có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ về các
chuyên môn về lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp, khuyến nông lâm, quản lý lưu
vực dựa vào cộng đồng, phát triển cộng đồng, quy hoạch sử dụng đất, GIS.
Cơ quan, địa phương tham gia dự án:
Dự án được triển khai trên hiện trường và thu hút sự tham gia của các bên liên quan từ cấp
tỉnh cho đến cộng đồng thôn buôn, điều này tạo ra cơ chế hợp tác cũng như thể chế hoá và lan
rộng các kinh nghiệm thành công.
- Cấp tỉnh: Sở Tài Nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Dak Nông
- Cấp huyện: Lãnh đạo huyện Dăk RLắp, các phòng Nông nghiệp địa chính, trạm
khuyến nông và lâm trường Quảng Tân
- Cấp xã: Lãnh đạo của 02 xã Dak RTih và Quảng Tân, ban lâm nghiệp của các xã
- Cấp thôn buôn: Lãnh đạo buôn làng, già làng và toàn bộ người dân tộc thiểu số
M’Nông của 4 buôn trong 2 xã dự án
Thời gian tiến hành dự án: 3 năm, từ 1/1/2005 đến 31/12/2007
1 Lý do hình thành dự án
Vùng núi Tây Nguyên là nơi cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số, phân bố buôn làng
thường theo các lưu vực để canh tác và sử dụng nguồn nước tự nhiên cho sinh hoạt. Tuy
nhiên trong một vài thập kỹ qua các khu vực này đứng trước nguy cơ phát triển không bền
vững, trong đó có nguyên nhân là quản lý và sử dụng đầu nguồn tại vùng cao chưa hợp lý.
Một số vấn đề nổi lên trong thời gian quan liên quan đến quản lý lưu vực ở các cộng đồng
vùng cao Tây Nguyên:
- Đất đai sử dụng thiếu quy hoạch, đặc biệt là chưa quan tâm đến quy hoạch các lưu
vực trong hệ thống phát triển sản xuất. Điều này dẫn đến một số diện tích rừng đầu
nguồn ven sông suối bị phá đi để lấy đất canh tác nông nghiệp
- Quyền quản lý và kiểm soát các lưu vực đầu nguồn của các cộng đồng dân tộc thiểu
số chưa được xem xét để phát huy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đất và
nguồn nước
- Áp lực của thị trường cây công nghiệp lên vùng cao như trồng cà phê, cao su, trồng
rừng nguyên liệu đã tác động đến sự an toàn của các khu vực cần bảo vệ để duy trì
nguồn nước. Đặc biệt là sự phát triển cây cà phê, một cây cần nhiều nước tuới trong
2
mùa khô đã làm thay đổi đáng kể sự cân bằng nước vùng cao kể cả dòng chảy mặt
cũng như mạch nước ngầm
- Thể chế tổ chức để quản lý rừng đầu nguồn chưa được phát triển, trong khi đó các
truyền thống quản lý rừng đầu nguồn của các cộng đồng dân tộc thiếu số chưa được
đánh giá và phát huy.
Những vấn đề trên đã gây ra các tác động đến phát triển bền vững của các cộng đồng vùng
cao và ảnh hưởng đến các khu vực dân cư ở hạn nguồn cũng như các cơ sở hạ tầng thuỷ lợi,
thuỷ điện. Những tác động hiện tại và tiềm năng là:
- Đất đai canh tác vùng cao nhanh chóng xói mòn vì chưa có biện pháp hạn chế dòng
chảy mặt
- Lũ quét thường xuất hiện trong mùa mưa gây thiệt hại mùa màng và tính mạng của cư
dân trong vùng
- Chất lượng nguồn nước cho tiêu dùng, sinh hoạt bị ô nhiểm do hệ thống canh tác sử
dụng chất hoá học cũng như do rửa trôi đất mặt
- Mất cân bằng nguồn nước giưã hai mùa mưa và màu khô ảnh hưởng đến canh tác,
tưới tiêu nước
- Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lợi và thuỷ điện bên dưới nguồn
Với các lý do đó cần thiết có những chương trình dự án hỗ trợ cộng đồng địa phương và
chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức về quản lý đầu nguồn và có những
chương trình kế hoạch hành đồng thiết thực, cụ thể cho từng vùng lưu vực để góp phần bảo
vệ nguồn nước phục vụ cho đời sống của người dân địa phương và đóng góp vào phát triển
bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
2 Mục đích dự án
Mục đích phát triển (Development Goal)
Các vùng đầu nguồn được quản lý bền vững góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội và
môi trường vùng cao
Mục đích dự án (Project Goal)
Phát triển mô hình quản lý đầu nguồn dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số góp phần quản lý
nguồn nước và cải thiện sử dụng đất rừng vùng dự án.
Mục tiêu dự án (Objetcives)
Dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý
các lưu vực đầu nguồn
2. Phát triển phương pháp quy hoạch, giao đất giao rừng và phát triển công nghệ công
nghệ có sự tham gia để quản lý rừng, đất đai trong lưu vực.
3. Các kinh nghiệm quản lý lưu vực được tài liệu hoá, thể chế hoá ở địa phương vùng
cao
3
Ma trận lập dự án PPM (2005 - 2007)
Mục đích
phát triển
Các vùng đầu nguồn được quản lý bền vững góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường vùng cao
Mục đích
Phát triển mô hình quản lý đầu nguồn dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số góp phần quản lý nguồn nước và cải thiện sử dụng
đất rừng vùng dự án.
Tóm tắt Chỉ thị đo lường Phương pháp kiểm tra
(MoV)
Giả định
Mục tiêu 1 Nâng cao nhận thức và năng lực
cho cộng đồng và các bên liên
quan trong quản lý các lưu vực
đầu nguồn
- Cộng đồng có khả năng tham gia vào
việc đánh giá, lập kế hoạch quản lý đất
đai lưu vực họ sinh sống
- Có sự hợp tác chặt chẻ giữa cộng
đồng và các bên liên quan trong quản
lý lưu vực.
- Báo cáo 6 tháng và
năm
- Báo cáo tác động
04 buôn lựa chọn và các
bên liên quan từ cấp xã đến
tỉnh cam kết tham gia
Kết quả
mong đợi
1.1. Các đánh giá hiện trạng quản
lý đầu nguồn được thực hiện với
sự tham gia của cộng đồng và các
bên liên quan
- Đến giữa năm đầu tiên một báo cáo
đánh giá hiện trạng quản lý đầu nguồn
vùng dự án được hoàn thành
- Đến năm cuối cùng của dự án (2007)
báo cáo đánh giá về sự thay đổi trong
nhận thức cũng như hoạt động quản lý
đầu nguồn được thực hiện nhằm đánh
giá tác động của dự án
- Báo cáo đánh giá
quản lý lưu vực đầu
tiên (6/2005)
- Báo cáo tác động
(11/2007)
4
Tóm tắt Chỉ thị đo lường Phương pháp kiểm tra
(MoV)
Giả định
1.2. Các khoá tập huấn về quản lý
lưu vực dựa vào kiến thức bản địa
được phát triển đáp ứng nhu cầu
quản lý đầu nguồn và phát triển
kinh tế của cộng đồng
- Kiến thức bản địa được nghiên cứu
phát hiện và tài liệu hoá đến cuối năm
2005. Kết quả của nó kết hợp với các
quy chế phòng hộ đầu nguồn để thiết
kế các khoá đào tạo
- Đến tháng 12 năm 2005, 2 khoá tập
huấn trọn gói được thực hiện để nâng
cao năng lực cho CB địa phương và
các bên liên quan để họ có khả năng
áp dụng kỹ năng mới trong việc nhằm
hỗ trợ cho cộng đồng quản lý đầu
nguồn
- Các tài liệu trọn gói về
kỹ thuật
- Tài liệu tập huấn và
báo cáo
- Báo cáo tác động
Có sự hợp tác và quan tâm
của lãnh đạo cấp xã, huyện
để tổ chức các tập huấn
Mục tiêu 2 Phát triển phương pháp quy
hoạch, giao đất giao rừng và
phát triển công nghệ công nghệ
có sự tham gia để quản lý rừng,
đất đai trong lưu vực
- Phương pháp quy hoạch lưu vực, giao
đất giao rừng dựa vào cộng đồng và
phát triển công nghệ có sự tham gia
được cấp thẩm quyền phê chuẩn để
áp dụng trong vùng dự án
- Các phuơng pháp này được chia sẻ
và lan rộng trong các buôn và địa
phương khác bởi cán bộ kỹ thuật cấp
huyện, tỉnh
- Các thử nghiệm phát triển công nghệ
giúp nâng cao hiệu quả canh tác đất
và quản lý nguồn nước trong từng
buôn
- Bản phê chuẩn áp
dụng quy hoạch và
công nghệ sử dụng
đất đầu nguồn
- Báo cáo tác động
Cấp tỉnh, huyện cam kết hỗ
trợ cho tiến trình thử
nghiệm phương pháp
Kết quả
mong đợi
2.1. Quy hoạch sử dụng đất và
giao đất giao rừng đầu nguồn cho
cộng đồng có sự tham gia được
thử nghiệm và phát triển
- Mỗi năm có hai buôn được tiến hành
quy hoạch sử dụng đất và giao đất
rừng đầu nguồn để quản lý
- Cộng đồng hài lòng và áp dụng quy
hoạch vào trong canh tác và quản lý
đất đai đầu nguồn
- Bản đồ quy hoạch
- Bản phương án quy
hoạch
- Báo cáo tác động
UBND huyện có vai trò tích
cực trong trao đổi thông tin
và điều phối hoạt động
5
Tóm tắt Chỉ thị đo lường Phương pháp kiểm tra
(MoV)
Giả định
2.2. Phương pháp phát triển công
nghệ có sự tham gia (PTD ) theo
chủ đề quản lý đầu nguồn được áp
dụng để cải tiến sử dụng đất rừng
bền vững về kinh tế và phòng hộ
- Bốn đợt khởi xướng PTD được triển
khai ở 4 buôn. Mỗi năm 2 buôn.
- Các kỹ thuật công nghệ mới đáp ứng
được nhu cầu cộng đồng trong sử
dụng đất và góp phần bảo vệ nguồn
nước. Mỗi buôn có ít nhất 2 thử
nghiệm canh tác đất dốc, quản lý đất
ven suối có hiệu quả vào cuối năm
2006
- Báo cáo khởi xướng
và kết quả PTD hàng
năm
- Báo cáo tác động
- Có sự hỗ trợ và tham
gia của ngành địa chính
và khuyến nông lâm để
chuẩn bị cho lan rộng
phương pháp tiếp cận
hiệu quả
Mục tiêu 3
Các kinh nghiệm quản lý lưu
vực được tài liệu hoá, thể chế
hoá ở địa phương vùng cao
- Kết quả của những thực tiễn ưu việt
được tài liệu hoá và chia sẻ với các
bên liên quan
- Cán bộ địa phương bắt đầu sử dụng
phương pháp tiếp cận mới cho các
vùng khác
- Các tài liệu hướng
dẫn về phương pháp
- Báo cáo tác động
- Lãnh đạo địa phương
hỗ trợ cho việc tổ chức
các hội thảo đánh giá và
tập huấn để phát triển
viêc ứng dụng phương
pháp mới
Kết quả
mong đợi
3.1. Các thực tiến quản lý đầu
nguồn tốt được tài liệu hoá
- Có 02 hướng dẫn về quy hoạch đầu
nguồn và phát triển công nghệ được
xây dựng, in ấn và phân bổ cho các
bên liên quan vào giữa năm 2007
- Có ít nhất 03 hướng dẫn kỹ thuật canh
tác vùng đầu nguồn được xây dựng
vào giữa năm 2007
- Các tài liệu hướng
dẫn
- Lãnh đạo huyện và Sở
Tài Nguyên môi trường
hỗ trợ cho việc lan rộng
sử dụng các hướng dẫn
3.2. Các thực tiễn, phương pháp
quản lý đầu nguồn dựa vào cộng
đồng được thể chế hoá trong hoạt
động quy hoạch sử dụng đất
- Phương pháp quản lý đầu nguồn
được cán bộ quy hoạch áp dụng ở các
buôn khác
- Báo cáo tác động - Lãnh đạo huyện và Sở
Tài Nguyên môi trường
phê chuẩn các hướng
dẫn để cho phép áp
dụng rộng
6
3 Thông tin về vùng dự án đề xuất
3.1 Kinh tế, xã hội
Vùng dự án đề xuất nằm trong lưu vực đầu nguồn thuộc huyện Đak R'Lâp, bao gồm 2 xã
Quảng Tân và Đak R'Tih, nằm về phía tây nam cách trung tâm tỉnh Đak Nông 40Km.
Thành phần dân tộc chủ yếu là đồng bào thiểu số người M'Nông, cùng với một số cộng đồng
di cư phía bắc vào như Tày, Nùng và người Kinh sinh sống.
Theo số liệu thống kê năm 2002 thì dân số của 2 xã trong vùng dự án như sau
Dân số và thành phần dân tộc 2 xã
Xã Đak R'Tih Quảng Tân Tổng
Số hộ 962 1,374 3,380
Nhân khẩu 4,231 6,046 14,873
Số thôn buôn 6 7 19
% đồng bào dân
tộc thiểu số 83 32
Dân số trong vùng tăng nhanh trong khoảng vài ba thập kỷ gần đây, theo số liệu thống kê dân
số 3 xã tăng trong các năm như sau
Tăng dân số ở 2 xã
Xã Đak R'Tih Quảng Tân
Năm 1992 1999 2002 1992 1999 2002
Số hộ 538 561 962 373 1,129 1,374
Số khẩu 2,692 3,344 4,231 1,865 5,370 6,046
Hiện tại mật độ dân số trong vùng là 27 người/km2. Sự gia tăng dân số ở đây chủ yếu là do
gia tăng cơ học bởi sự di dân tự do của nhiều người dân ở vùng khác đến. Người mới đến đã
chiếm phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp, trong đó đáng kể nhất là do tác động của thị
trường giá cả tăng cao nên phổ biến hiện tượng phá rừng để trồng cây công nghiệp hàng hóa
chủ yếu là cà phê và những năm gần đây là trồng cao su. Người mới đến định cư đã mua bán,
tranh chấp đất đai với người dân tại chỗ gây nên những xáo trộn lớn trong quản lý sử dụng
đất, rừng tại địa phương. Đây chính là nguyên nhân làm cho diện tích và chất lượng rừng của
địa phương suy giảm mạnh trong những năm qua.
Với thực trạng trên, trong những năm qua chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan
đã có những giải pháp lớn nhằm ổn định và phát triển sản xuất, hạn chế tác động đến tài
nguyên như định canh định cư, đẩy mạnh công tác khuyến nông lâm, đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tấng, giao đất giao rừng…Tuy nhiên hiệu quả của các giải pháp đạt được cho đến nay là
rất hạn chế, chủ yếu bởi các nguyên nhân:
- Định canh định cư chỉ căn căn cứ vào các yếu tố kinh tế kỹ thuật mà chưa chú trọng yếu tố
văn hóa xã hội, chưa xem xét lồng ghép quản lý đất rừng theo truyền thống.
- Các chương trình phát triển nông thôn còn mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa thực sự
xuất phát từ nhu cầu của người dân, thiếu sự tham gia của người dân
- Chưa có quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, rừng theo hướng lâu dài bền vững, đặc biệt là
vai trò phòng hộ đầu nguồn của khu vực.
7
Phần lớn đời sống người dân trong vùng dựa vào nông nghiệp, trong đó canh tác nương rẫy
để giải quyết lương thực tại chỗ là phổ biến đối với đồng bào dân tộc, trong 10 năm gần đây
cây công nghiệp cũng từng bước được phát triển như cà phê, cao su, điều. Ngoài ra để định
canh định cư nhiều xã đã được phát triển thuỷ lợi để hình thành các khu canh tác lúa nuớc với
mục đích làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng. Quỹ đất đai được quy hoạch cho nông nghiệp
hiện tại cho người dân tại chỗ là thấp, chưa có điều kiện đầu tư thâm canh nên năng suất thấp.
Diện tích canh tác nông nghiệp của 2 xã năm 2002
Xã Đak R'Tih Quảng Tân Tổng
Diện tích lúa nước (ha) 117 65 292
Diện tích lúa rẫy (ha) 60 55 195
Diện tích cà phê (ha) 850 2,785 4,838
Diện tích tiêu(ha) 31 19 113
Diện tích điều (ha) 96 104 200
Diện tích cao su (ha) 713 192 1,491
Tổng 1,907 3,264
Thu nhập của hộ gia đình trong vùng chủ yếu từ hai nguồn là nông nghiệp (lúa, ngô, cà phê,
điều) và lâm sản ngoài gỗ, đối với nhiều hộ nghèo thì thu nhập từ các sản phẩm từ rừng
chiếm phần quan trọng.
Thành phần kinh tế hộ gia đình: Hộ khá, đủ ăn 15%; hộ trung bình: 34%, hộ nghèo đói 51%.
Đời sống và canh tác của người dân trong vùng có liên quan mật thiết với nguồn nước tự
nhiên. Cộng đồng bản địa có tập quán truyền thống định cư và canh tác theo nguồn nuớc
suối, buôn làng sử dụng nguồn nước suối để sinh hoạt, canh tác lúa nước và tưới tiêu cho cây
trồng, đặc biệt là cà phê. Nhiều hộ sử dụng năng lượng của các suối để xây dựng các thuỷ
điện nhỏ, cung cấp điện sinh hoạt cho gia đình. Mặt khác đây còn là vùng đầu nguồn tích
nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai.
Hệ thống giao thông trong huyện phát triển khá nhanh, đường quốc lộ và liên xã được nâng
cấp nhựa hóa theo chương trình 135, đường liên thôn được rãi đất cấp phối thuận lợi cho việc
đi lại và giao lưu hàng hóa. Các xã đều có bưu điện, hệ thống thông tin liên lạc đang được cải
thiện đáng kể. Phần lớn các thôn trong xã đều đã có điện lưới quốc gia.
Các xã đều có trường cấp I và II nhưng nhìn chung số lượng con em đồng bào dân tộc thiểu
số đến trường còn hạn chế. Mỗi xã đều có trạm y tê, nhưng rất thiếu cán bộ y tế, thuốc men
cũng như các cơ sở dịch vụ cho y tế cộng đồng.
3.2 Điều kiện tự nhiên
Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm 22,20C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối năm:
35,80C, thấp nhất: 8,20C, biên độ dao động nhiệt trong ngày là 11,00C; nhiệt độ mặt đất trung
bình năm: 27,40C; tổng nhiệt độ trung bình năm 8400 - 85000C
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 2413mm; lượng mưa ngày lớn nhất trong năm:
106mm; số ngày mưa trung bình năm 196 ngày; thời gian mưa cực đại từ tháng sáu đến tháng
tám; chỉ số ẩm ướt trên 2,0. Mùa mưa thường đến sớm, thường vào cuối tháng 3, kéo dài đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa rơi vào mùa mưa chiếm đến
92% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn và tập trung đã bổ sung nguồn nước cho các hệ
8
thống sông suối, thuỷ lợi phục vụ canh tác lúa nước và tưới các cây công nghiệp như cà phê,
tuy nhiên lượng mưa lớn cũng ảnh hưởng làm hạn chế lựa chọn cơ cấu cây trồng và gây nên
xói mòn và rữa trôi đất.
Độ ẩm và lượng bốc hơi: độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%; độ ẩm tương đối thấp nhất
tuyệt đối năm: 10%; độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm: 56%; lượng bốc hơi (Piche)
trung bình năm: 926,3mm; lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô lớn hơn nhiều so với
lượng mưa, do vậy màu khô rất thiếu nước, đất đai khô hạn, cùng với gió khô thổi mạnh gây
nên khó khăn không đảm bảo cân bằng nước cho cây trồng trong các hệ canh tác.
Gió: có 2 hướng gió hại chính là Đông bắc và Tây nam. Hướng gió phổ biến trong năm là
Đông bắc. Tốc độ gió trung bình: 1,3m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong năm: 18 - 20m/s.
Thuỷ văn: Trong khu vực có rất nhiều suối có nước quanh năm, thuận lợi cho sản xuất cây
trồng hàng hóa, cây công nghiệp. Hệ thống suối chính là suối Đak R'Lâpvà Đak Lung…đây
là các suối đổ về thuỷ điện Thác Mơ tỉnh Bình Phước và hệ thống suối Đak R'Tih đổ về sông
Đồng Nai có thuỷ điện Trị An thuộc tỉnh Đồng Nai. Do vậy việc quản lý các lưu vực rừng
đầu nguồn ở đây là hết sức quan trọng.
Địa hình đất đai: Địa hình trong khu vực có dạng đồi lượn sóng, đất đai canh tác phân bố chủ
yếu trên sườn dốc, độ dốc phổ biến 10 -150. Độ cao so với mặt biển cao nhất là 868m, trung
bình là 800m và vùng thấp nhất là 700m.
Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, có tầng đất
dày. Đất thích hợp cho việc phát triển cây trồng công nghiệp như cà phê, cao su, cây ăn quả
và một số loại cây nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra
mạnh ở các khu vực mất thảm thực vật rừng che phủ. Do đó việc quy hoạch sử dụng đất có
sự tham gia là hết sức cấp thiết, phòng hộ rừng đầu nguồn và phát triển canh tác hướng đến
bảo tồn đất và nước là hết sức quan trọng ở đây.
Phần lớn đất đai trong khu vực là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, đây là loại
đất có khả năng giữ nước kém, lại chóng bị bạc màu và kết von thoái hóa.
Rừng tự nhiên trong khu vực chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, chủ yếu
là các loài cây thân gỗ xen lẫn một ít tre nứa. Diện tích và chất lượng rừng suy giảm mạnh
trong thời gian qua. Tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 85% (năm 1960) xuống còn 78% (1994) và
hiện nay còn khoảng 70%. Trạng thái gồm nhiều loại từ đất không có rừng đến các trạng thái
rừng non, nghèo và trung bình. Rừng giàu chỉ còn phân bố ở vùng sâu xa khu dân cư và trên
các đỉnh dông, núi cao.
3.3 Tình hình quản lý rừng và đất đai lưu vực đầu nguồn
Với diễn biến khai thác rừng, canh tác nương rẫy và chuyển đổi đất rừng để trồng cây công
nghiệp trong thời gian qua đã gây ra những hậu quả xấu như hạn hán thiếu nước cho sinh
hoạt đời sống và canh tác vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa, đồng ruộng thiếu nước nên chỉ
canh tác được một vụ trong năm, đất đai nhiều nơi bạc màu, kết von bề mặt không canh tác
được, khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng sông lớn bên dưới kém nên ảnh hưởng đến
công suất của các nhà máy thuỷ điện.
Chủ quản lý sử dụng các diện tích rừng hiện nay chủ yếu là các lâm trường quốc doanh, sự
tham gia của người dân, cộng đồng địa phương vào các chương trình quản lý phát triển rừng
rất hạn chế. Quy ước sử dụng đất, rừng truyền thống chưa được tôn trọng và không rõ ràng,
9
cùng với các áp lực về dân số do di dân tự do, phát triển ồ ạt cây công nghiệp hàng hóa, trồng
rừng nguyên liệu …dẫn đến nẩy sinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất, tất cả những đều
này đã gây nên áp lực khá nặng nề lên tiến trình tiến đến quản lý tài nguyên thiên nhiên ổn
định bền vững.
Trong vùng có buôn Bunơr thuộc xã Đak R'Tih từ năm 2000 đã tiến hành giao rừng tự nhiên
cho cộng đồng quản lý, cách làm này đã tạo nên bước ngoặc khá lớn về việc xác nhận quyền
quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng, thu hút được sự tham gia của người dân tộc thiểu số
trong quản lý kinh doanh và bảo vệ rừng. Tuy nhiên diện tích rừng giao cho cộng đồng đến
nay còn rất ít (1000 ha), vị trí giao chưa xem xét đến quản lý rừng theo truyền thống, thủ tục
giao phức tạp, chưa có các chính sách, giải pháp căn bản để hỗ trợ giúp cộng đồng quản lý
kinh doanh rừng sau khi được nhận.
Đất đai sản xuất do phòng nông nghiệp địa chính huyện quản lý về mặt nhà nước, phần lớn
chỉ có đất thổ cư đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại đất sản xuất chưa cấp bìa đỏ
nên người dân chưa yên tâm đầu tư cho sản xuất, hiện tượng tranh chấp đất đai còn xảy ra.
Nguồn nước do phòng thuỷ lợi huyện quản lý, chưa có sự tham gia của người dân, cộng đồng
trong lập kế hoạch, quản lý và giám sát sử dụng tài nguyên nước. Thiếu ngân sách để đầu tư
cho các công trình thuỷ lợi như hồ đập chứa nước và hệ thống tưới tiêu nước cho các đồng
ruộng. Chưa có giải pháp nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc quản lý sử dụng nguồn
nước.
Về sử dụng đất trong lưu vực:
- Phần lớn các đỉnh đồi, núi được bao phủ bởi rừng tự nhiên, đây chính là lớp thảm phủ
quan trọng quyết định năng lực phòng hộ đầu nguồn trong khu vực. Tuy nhiên trãi qua
thời gian dài đã bị tác động mạnh như việc khai thác gỗ, chặt chọn của các lâm trường
quốc doanh, phát đốt để làm nương rẫy và trồng cây công nghiệp của người dân địa
phương. Do vậy, cần nhanh chóng có các giải pháp quy hoạch quản lý bền vững, giao
rừng cho cộng đồng quản lý, phát triển kỹ thuật lâm nghiệp, xây dựng các hệ thống canh
tác bảo tồn đất và nước để duy trì và phát huy năng lực phòng hộ đầu nguồn của khu vực.
- Sườn đồi là các loại cây trồng công nghiệp, nông nghiệp ngắn ngày với mức độ đầu tư
thấp, độc canh, chưa thực hiện các giải pháp canh tác bảo tồn đất và nước trên đất dốc nên
hiện tượng xói mòn rữa trôi diễn ra mạnh, đất nhanh chóng suy giảm độ phì, năng suất thu
hoạch giảm thấp phải bỏ hóa đất và chuyển đổi vị trí, tiếp tục phát rừng để canh tác.
- Chân đồi là nương rẫy của người dân và đất bỏ hóa. Các loại đất này chiếm diện tích lớn
lại phân bố sát các hệ thống suối nên có ảnh hưởng đến dòng chảy của lưu vực nước.
- Dưới thấp là các ruộng lúa nước nhỏ hẹp, chưa có hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu nước nên
canh tác rất khó khăn, chỉ canh tác được một vụ trong năm vì mùa mưa thường bị úng
ngập. Ruộng lúa chưa đầu tư thâm canh , nên năng suất thấp, bấp bênh.
Bốn buôn được lựa chọn để thực hiện dự án thuộc hai xã Dak RTih và Quảng Tân có diện
tích 5,790 ha với các loại thảm phủ thực vật trong bảng sau và thể hiện trên bản đồ
10
Thảm phủ trong lưu vực của 4 buôn dự án
Land cover
class Land cover in hectare
1 Paddy 432.7
2 Mixed agriculture 2,741.3
3 Mixed grass 9.4
4 Open forest 798.9
5 Closed forest 1,728.7
6 Water bodies 63.5
7 Reforestation 15.5
Total 5,790
4 Những đặc điểm quan trọng của dự án
4.1 Phương pháp để đổi mới quản lý đầu nguồn và tiềm năng cho phát triển
bền vững về kính tế, xã hội và môi trường
Phương pháp và cách tiếp cận đổi mới được thực hiện trong dự án này là:
- Tổ chức nghiên cứu đánh giá quản lý lưu vực đầu nguồn về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và
tác động môi trường có sự tham gia của người dân bản địa và các bên liên quan. Vấn đề
đầu nguồn ít được đánh giá đầy đủ ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng cao, nếu có thì thường
-
11
là các đánh giá mang tính kỹ thuật, yếu tố văn hoá, xã hội chưa được chú trọng, do đó thực
hiện phương pháp này là cơ hội để cho các bên và cộng đồng có sự hiểu biết toàn diện về
vai trò của nguồn nước trong phát triển. Phương pháp làm việc là thử nghiệm phương
pháp tiếp cận có sự tham gia và đúc kết sau khi có những kinh nghiệm từ thực tế. Đồng
thời đánh giá có sự tham gia sau một thời gian thử nghiệm các giải pháp quản lý, sử dụng
đất sẽ là cơ sở để cộng đồng và các bên liên quan tổng kết các kinh nghiệm để lan rộng
- Quy hoạch đầu nguồn và giao đất giao rừng cho từng buôn/cộng đồng có sự tham gia và
lồng ghép nó vào trong quy hoạch sử dụng đất. Đây là điểm mới của dự án, vì hầu hết các
quy hoạch sử dụng đất trước đây chưa xem xét đầy đủ để quy hoạch quản lý lưu vực,
ngoài ra chỉ có một số ít đuợc thực hiện theo phương pháp có sự tham gia
- Phát triển công nghệ có sự tham gia theo chủ đề quản lý và sử dụng bền vững đất đai,
thảm thực vật trong lưu vực được áp dụng. Ở đây kiến thức bản địa và kỹ thuật được lồng
ghép để tìm ra các thử nghiệm canh tác, quản lý thích ứng với điều kiện đa dạng và phức
tạp trong quản lý lưu vực, nguồn nước cũng như tạo ra thu nhập cho người dân.
Như vậy ở đây tạo ra những đổi mới, các tác động:
- Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý lưu vực để phát triển bền vững cho cộng đồng và
các bên liên quan
- Xây dựng cách tiếp cận có sự tham gia trong quản lý đất đai, lưu vực. Quản lý lưu vực dựa
vào chính cộng đồng đang sinh sống ở đó, phát triển các định chế thích hợp để quản lý lưu
vực
- Hỗ trợ cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng chú trọng đến quản lý lưu
vực và phát triển các công nghệ quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuuong_nghien_cuu_dau_nguon_9674.pdf