i. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường bất động
sản;
ii. Giúp sinh viên nắm được những quy định của pháp luật về kinh doanh
bất động sản ờ Việt Nam; các quy trình, thủ tục pháp lí trong kinh
doanh bất động sản như: quy trình thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
bất động sản, quy trình mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua
bất dộng sản trong kinh doanh
iii. Giúp sinh viên hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá và vận dụng các
quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản
14 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Đề cương môn Pháp luật về kinh doanh bất động sản chương trình trình độ đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HOC̣
PHÁP LUÂṬ VỀ KINH DOANH BẤT ĐÔṆG SẢN
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: LUẬT
1. Tên học phần: Pháp luâṭ về kinh doanh bất đôṇg sản
2. Số tín chỉ: 2
3. Trình độ: cử nhân luật
4. Phân bổ thời gian:
- Giảng : 24 tiết
- Thảo luận: 12 tiết.
5. Mục đích, yêu cầu:
i. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường bất động
sản;
ii. Giúp sinh viên nắm được những quy định của pháp luật về kinh doanh
bất động sản ờ Việt Nam; các quy trình, thủ tục pháp lí trong kinh
doanh bất động sản như: quy trình thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
bất động sản, quy trình mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua
bất dộng sản trong kinh doanh
iii. Giúp sinh viên hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá và vận dụng các
quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản
6. Đánh giá kết quả học tập:
- Kiểm tra (trọng số 30%): điểm bài kiểm tra
- Điểm thi hết học phần (trọng số 70%): thi viết
7 . Nôị dung chi tiết hoc̣ phần.
Chương 1
2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
1.Tổng quan về bất động sản
1.1. Khái niệm bất động sản
- Bất động sản là tài sản (Điều 174 BLDS2005):
+ Đất đai: bất động sản cơ bản và là yếu tố quyết định một tài sản có phải là bất
động sản;
+ Tài sản gắn liền với đất: nhà ở, các công trình xây dựng, cây rừng, cây lây năm
trên đất;
- Bất động sản là hàng hóa: được phép giao dịch và kinh doanh trên thị trường.
- Loại bất động sản nào được coi là hàng hóa phụ thuộc vào chính sách pháp luật
của từng quốc gia
1.2. Đặc điểm của hàng hóa bất động sản
- Bất động sản có tính cố định: .
- Bất động sản mang tính bền vững và có giá trị về kinh tế lớn nhưng tính thanh
khoản thấp
- Bất động sản có tính khan hiếm
- Bất động sản mang tính nhạy cảm và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
- Bất động sản có tính cá biệt nhưng lại chi phối lẫn nhau
- Bất động sản có tính thích ứng, linh hoạt trong công năng sử dụng
2. Tổng quan về thị trường bất động sản
2.1. Khái niệm thị trường bất động sản
* Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra các giao dịch về BĐS.
* Theo Nghĩa rộng: là tổng thể các giao dịch về BĐS dựa trên các quan hệ hàng hóa,
tiền tệ diễn ra trong một không gian và tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả chủ
thể, khách thể và cơ chế giao dịch).
2.2. Đặc điểm của thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản mang tính khu vực và địa phương.
3
- Thị trường bất động sản là thị trường không hoàn hảo.
- Thị trường bất động sản là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong bất
động sản thông qua các loại giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu, sử dụng bất động
sản.
- Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng bởi sự chi phối của pháp luật, sự can thiệp và
quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
- Thị trường bất động sản cần có sự hỗ trợ của nhiều loại hình dịch vụ chuyên nghiệp.
- Thị trường bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều thị trường liên quan (như thị
trường tài chính, thị trường bảo hiểm và thị trường xây dựng).
- Thị trường bất động sản là thị trường khó xâm nhập.
2.3. Phân loại thị trường bất động sản
- Căn cứ vào thứ tự thời gian hàng hóa bất động sản gia nhập thị trường:
+ Thị trường sơ cấp: là nơi diễn ra các giao dịch giữa Nhà nước với người sử dụng đất,
tạo cơ sở cho việc đầu tư, tạo lập bất động sản.
+ Thị trường thứ cấp: là nơi diễn ra các giao dịch giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh
bất động sản với khách hàng và các chủ thể liên quan, giúp cho bất động sản được lưu
thông trên thị trường.
- Căn cứ vào tính hợp pháp hoặc mức độ kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường:
+ TTBĐS chính quy:
+ TTBĐS phi chính quy.
- Căn cứ vào công dụng của bất động sản: thị trường quyền sử dụng đất; thị trường nhà ở;
thị trường tài sản gắn liền trên đất phục vụ sản xuất, kinh doanh (công trình kiến trúc, kết
cấu hạ tầng trên đất).
- Căn cứ vào tính chất quan hệ trao đổi: thị trường mua bán, chuyển nhượng; thị trường
cho thuê, cho thuê mua;
4
2.4. Vai trò của thị trường bất động sản
- Là thị trường đầu vào quan trọng
- Góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất
- Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước
- Ổn định, nâng cao đời sống xã hội
- Thúc đẩy quá trình hội nhập
2.5. Các yếu tố của thị trường bất động sản
2.5.1. Chủ thể
* Nhà nước: tham gia vào thị trường với hai tư cách (chủ thể cung cấp hàng hóa và
chủ thể quản lý thị trường)
* Chủ thể hoạt động kinh doanh bất động sản: các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc
các thành phần kinh tế tham gia phát triển, giao dịch bất động sản nhằm mục đích
sinh lợi
* Khách hàng: những người có nhu cầu về bất động sản (mua, thuê bất động sản)
* Chủ thể trung gian: các chủ thể cung cấp dịch vụ bất động sản như môi giới, tư
vấn, định giá bất động sản,
2.5.2. Khách thể
* Hàng hóa bất động sản: các loại bất động sản được coi là hàng hóa (nhà ở, công
trình sản xuất kinh doanh,)
* Dịch vụ bất động sản: dịch vụ định giá, sàn giao dịch,
2.5.3. Cung, cầu và giá cả trong thị trường BĐS
- Cung BĐS là toàn bộ khối lượng hàng hoá BĐS được sẵn sàng đưa ra thị trường
BĐS trong một thời gian nhất định với một mức giá giới hạn nhất định.
- Cầu về hàng hoá BĐS là toàn bộ nhu cầu có khả năng thanh toán mà xã hội dùng để
mua khối lượng hàng hoá và dịch vụ BĐS trong một thời kỳ nhất định.
- Giá cả bất động sản là khoản tiền nhất định để có thể trao đổi một BĐS tại một
thời điểm xác định.
5
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả BĐS:
+ Chính sách của Nhà nước: pháp luật (quyền, nghĩa vụ), tài chính, quy hoạch;
+ Cung, cầu bất động sản;
+ yếu tố tâm lý xã hội;
+ Tính hữu dụng;
+ Chi phí tạo lập;
+ Môi trường xung quanh;..
2.6. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh thị trường
bất động sản và những tác động của chính sách pháp luật đối với thị trường
- Từ HP 1980, LĐĐ 1987 đến trước 15/10/1993 (ngày LĐĐ 1993 có hiệu lực thi hành)
- Từ 15/10/1993 – trước 1/1/2007 (ngày LKDBĐS 2006 có hiệu lực thi hành)
- Từ 1/1/2007 – nay
3. Tổng quan về kinh doanh bất động sản
3.1. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh bât động sản
- Khái niệm: kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây
dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê
mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất
động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
- Đặc điểm:
+ Kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Điều kiện về tư cách
pháp lý, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về vốn.
+Đối tượng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt.
+ Kinh doanh bất động sản đòi hỏi nhu cầu về vốn rất lớn.
+Các chủ thể kinh doanh thường vay được vốn của các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn bởi
lẽ, bất động sản là tài sản có giá trị lớn, chủ sở hữu bất động sản có thể thế chấp để vay
vốn.
+ Là loại hình kinh doanh mạo hiểm, lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng rất nhiều.
+ Kinh doanh bất động sản phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp của nhà nước.
6
3.2. Nguyên tắc kinh doanh bất động sản
+ Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.
+ Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định.
+ Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.
3.3. Xử phạt vi phạm hành chínhh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
* Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính (Đ 2 NĐ 121/2013)
* Mức phạt tiền (Đ 3 NĐ 121/2013)
* Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Đ 4NĐ 121/2013)
* Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Đ 5 NĐ 121/2013)
3.4. Hê ̣thống văn bản quy phaṃ pháp luâṭ về kinh doanh bất đôṇg sản
3.4.1. Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành
3.4.2. Pháp luật đất đai
3.4.3. Pháp luật về nhà ở
3.4.4. Pháp luật về xây dựng
3.4.5. Pháp luật về đầu tư
3.4.6. Pháp luật về thuế
Chương 2
KINH DOANH HÀNG HÓA BẤT ĐỘNG SẢN
1. Những quy định chung về kinh doanh hàng hóa bất động sản
1.1. Điều kiện kinh doanh hàng hóa bất động sản
7
- Điều kiện về hình thức kinh doanh
- Điều kiện về năng lực tài chính
1.2. Hình thức và phạm vi kinh doanh hàng hóa bất động sản của từng chủ thể
- Hình thức kinh doanh:
+ chủ thể kinh doanh bất động sản phải tự tạo lập nhà, công trình xây dựng thông qua
việc xin dự án đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng
+ doanh nghiệp kinh doanh thực hiện mua, thuê nhà ở công trình xây dựng có sẵn để kinh
doanh
- Chủ thể và phạm vi kinh doanh:
+ Tổ chức, cá nhân trong nước;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Người VN định cư ở nước ngoài.
1.3. Hợp đồng trong kinh doanh hàng hóa bất động sản
- Các loại hợp đồng:
- Hình thức hợp đồng:
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
- Chủ thể của hợp đồng và đối tượng của hợp đồng
2. Các hoạt động kinh doanh hàng hóa bất động sản
2.1. Kinh doanh nhà, công trình xây dựng
2.1.1 Điều kiện đối với nhà, công trình xây dựng được phép kinh doanh
2.1.1.1. Điều kiện đối với Nhà, công trình xây dựng có sẵn được phép đưa vào kinh
doanh:
2.1.1.2. Điều kiện đối với Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được
phép kinh doanh
2.1.2. Phát triển nhà ở thương mại
Khái niệm:
Chủ thể phát triển nhà ở: là các chủ thể có chức năng kinh doanh bất động sản tại
VN.
8
Điều kiện để được đăng ký làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại: Đ
21 LNO 2014
Lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại: Đ 22 LNO 2014
Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại: Đ 25, 26 LNO
2014
Thiết kế nhà ở thương mại:
Huy động vốn để thực hiện dự án nhà ở thương mại
2.1.3. Giao dịch trong kinh doanh nhà, CTXD
2.1.3.1.Mua bán nhà, CTXD
Nguyên tắc mua bán: Đ 19 LKDBĐS 2014
Bảo hành nhà, CTXD đã bán: Đ 20 LKDBĐS 2014
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đ 21 -24 LKDBĐS 2014:
2.1.3.2. Cho thuê nhà, CTXD
- Nguyên tắc cho thuê: Nhà, công trình xây dựng cho thuê phải bảo đảm chất lượng, an
toàn, vệ sinh môi trường và các dịch vụ cần thiết khác để vận hành, sử dụng bình thường
theo công năng, thiết kế và các thỏa thuận trong hợp đồng (Đ 25 Luật KDBĐS)
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đ 26 -29 Luật KDBĐS
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê: Đ 30 Luật KDBĐS
2.1.3.3. Cho thuê mua nhà, CTXD
- Khái niệm: Thuê mua nhà, công trình xây dựng là thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một khoản tiền và được
sử dụng nhà, công trình xây dựng đó; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê; sau
khi đã thanh toán đủ số tiền thuê mua thì bên thuê mua trở thành chủ sở hữu đối
với nhà, công trình xây dựng đó (K7 Đ 3 LKDBDS).
- Nguyên tắc thuê mua: (Điều 31 Luật KDBĐS)
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đ 32 – 35 LKDBĐS
9
- Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, CTXD: Đ 36 LKDBĐS (quy định này
không áp dụng đối với thuê mua nhà ở xã hội)
Lưu ý, việc mua bán, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong
tương lai:
- Vấn đề bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai: Đ 56 LKDBĐS, Đ 12 TT
07/2015/TT – NHNN.
-Về thanh toán: Đ 57 LKDBĐS
- Về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương
lai: Đ 59 LKDBĐS.
2.2. Kinh doanh nhà ở xã hội
2.2.1. Quy định chung về kinh doanh nhà ở xã hội
- khái niệm nhà ở xã hội
- Các đối tượng, hình thức và điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội trong các dự
án kinh doanh nhà ở xã hội
- Lựa chọn Chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở xã hội: K2 Đ 57 LNO
- Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội : Đ 58 LNO 2014
2.2.2. Giao dịch nhà ở xã hội: các giao dịch trong kinh doanh nhà ở xã hội bao gồm 3 loại
giao dịch: bán, cho thuê, chi thuê mua. Tùy vào từng loại giao dịch và từng loại nhà ở xã
hội có sẵn hoặc hình thành trong tương lai, pháp luật nhà ở có quy định điều kiện áp dụng
riêng.
2.3. Kinh doanh quyền sử dụng đất
2.3.1. Điều kiện đối với quyền sử dụng đất được phép kinh doanh
- Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
10
- Trong thời hạn sử dụng đất.
2.3.2. Các hình thức kinh doanh quyền sử dụng đất
- Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp, KCNC, KKT, KCX:
- Kinh doanh kết cấu hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa
- Kinh doanh kết cấu hạ tầng dự án nhà ở
2.4. Chuyển nhượng dự án kinh doanh hàng hóa bất động sản
2.4.1. Khái niệm:
Chuyển nhượng dự án án kinh doanh bất động sản là việc nhà đầu tư dự án kinh doanh bất
động sản chuyển giao một phần hay toàn bộ dự án kinh doanh của mình cho chủ đầu tư
khác, khi đó, quyền, ngĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư ban đầu gắn với một
phần hoặc toàn bộ dưa án sẽ được chuyển sang cho nhà đầu tư mới.
2.4.2. Điều kiện chuyển nhượng
- Điều kiện đối với dự án bất động sản:
- Điều kiện về Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng
2.4.3. Thủ tục chuyển nhượng
2.4.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng
Chương 3
KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ bất động sản
2. Chủ thể kinh doanh dịch vụ bất động sản
Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất
động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản.
3. Hợp đồng trong kinh doanh dịch vụ bất động sản
11
- Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công
chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có
công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký
kết hợp đồng.
- Nội dung hợp dịch vụ bất động sản do các bên tự do thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo
có các nội dung chính do pháp luật quy định
4. Các hình thức kinh doanh dịch vụ bất động sản
4.1. Kinh doanh dịch vụ môi giới Bất động sản
4.1.1. Khái niệm
Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong các giao dịch về bất động
sản: mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản (K2 Đ 3
LKDBĐS 2014).
4.1.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
- Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp: chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động
sản dưới hình thức là doanh nghiệp, phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi
giới bất động sản (K1 Đ 62 LKDBDS).
- Cá nhân môi giới độc lập: cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
độc lập nhân danh mình nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và
đăng ký nộp thuế theo quy định pháp luật (K2 Đ 62 LKDBDS).
- Về điều kiện cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề mội giới bất động sản : Đ 68
LKDBĐS
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
12
+ Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên: có bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy,
LKDBDS 2014 đã có quy định điều kiện về trình độ học vấn đối với người môi giới bất
động sản, quy định này hoàn toàn phù hợp để nâng cao chất lượng của người môi giới
+ Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
4.1.3. Nội dung môi giới bất động sản: Đ 63 LKDBDS
+ Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp
đồng.
+ Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
+ Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
4.1.4. Thù lao và hoa hồng trong môi giới bất động sản
- Thù lao là khoản tiền mà người môi giới được nhận từ khách hàng không phụ thuộc vào
kết quả giao dịch giữa hai bên.
- Hoa hồng môi giới bất động sản là khoản tiền mà người môi giới bất động sản được
hưởng khi khách hàng ký được hợp đồng giao dịch bất động sản..
4.1.5. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh môi giới bất động sản: Đ 66-67
LKDBDS:
4.2. Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
4.2.1. Khái niệm, vai trò của sàn giao dịch bất động sản
- Khái niệm: theo K6 Đ 3 LKDBDS 2014: Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các
giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
- Vai trò của các sàn giao dịch bất động sản được thể hiện ở các khía cạnh như sau:
* Cung cấp thông tin
* Cung cấp dịch vụ
13
4.2.2. Điều kiện kinh doanh sàn giao dịch bất động sản và cơ cấu tổ chức của sàn giao
dịch bất động sản
- chủ thể kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, sàn
giao dịch này phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, đồng
thời người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề
môi giới bất động sản.
- Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, điều
kiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
4.2.3. Nội dung hoạt động sàn giao dịch bất động sản: Đ 70 LKDBDS 2014
+ Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê
mua bất động sản.
+ Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;
+ Giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham
gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được
giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
4.2.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động
sản
- Quyền: Đ 71 LKDBDS 2014
- nghĩa vụ: Đ 72 LKDBDS 2014
4.2.5. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia sàn giao dịch bất động sản: Đ 73
LKDBDS 2014
4.3. Kinh doanh dịch vụ tư vấn BĐS
- KN: Tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh
bất động sản theo yêu cầu của các bên (K8 D93 LKDBDS 2014)
- Nội dung kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm:
14
a) Tư vấn pháp luật về bất động sản;
b) Tư vấn về đầu tư tạo lập, kinh doanh bất động sản;
c) Tư vấn về tài chính bất động sản;
d) Tư vấn về giá bất động sản;
đ) Tư vấn về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
4.4. Kinh doanh dịch vụ quản lí BĐS
- Khái niệm: Quản lý bất động sản là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động về quản lý, khai thác và định đoạt bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà,
công trình xây dựng hoặc người có quyền sử dụng đất (K5 Đ 3 LKDBDS 2014)
- Nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản
- Nội dung, thời gian, phạm vi quản lý bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các bên và
giá dịch vụ quản lý bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở
thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản chịu trách nhiệm thực hiện cam
kết trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- plkdbds_175.pdf