Tiếp tục các giáo trình về lịch sử văn học viết dân tộc ở các giai đoạn trước, giáo trình này sẽ đưa lại những thông tin cơ bản về những biến động lịch sử ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó nhấn mạnh sự tiếp xúc, xung đột Đông – Tây và tác động nhiều mặt của chủ nghĩa thực dân (Pháp) ở Việt Nam nói riêng, trên toàn cõi Đông Dương nói chung; những biến đổi lớn trong đời sống tinh thần của người Việt trước thực tế bị xâm lược, bị nô dịch và áp bức bởi một kẻ thù mới xa lạ; phản ứng của các tầng lớp xã hội (triều đình nhà Nguyễn, bộ máy quan lại, tầng lớp nhà nho, nhân dân) và diễn biến lịch sử tinh thần theo vùng, miền.Giáo trình vừa mô tả lịch sử văn học một cách cụ thể thông qua việc trình bày tác giả, tác phẩm tiêu biểu, vừa đề xuất những vấn đề chủ yếu cần nắm vững, những vấn đề phức tạp và tinh tế cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu và bổ sung nhận thức, cả về văn học sử, cả về văn hoá sử và lịch sử tư tưởng.
1. Nội dung chi tiết môn học
1.1. Nội dung cốt lõi
Nội dung 1: Khái quát chung về bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX: chế độ chuyên chế nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng; chủ nghĩa thực dân trên thế giới và hai loại người “ từ xa đến”: thương nhân và giáo sĩ phương Tây; thực dân Pháp nhòm ngó, rồi từng bước xâm lược Việt Nam và Đông Dương; diễn biến của cuộc xâm lược và chống xâm lược.
Nội dung 2: Trạng thái tinh thần xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (từ khi thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược cho tới thời điểm phong trào Cần Vương chấm dứt): diễn biến của các sự kiện trong triều đình; các vua Nguyễn và bộ máy quan lại đối diện với tình hình mới; các tỉnh thần và tầng lớp thân sĩ ở các địa phương; những nhà tư tưởng cải cách và phái chủ chiến; khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng đường lối cầm quyền trị nước; những đánh giá về vương triều Nguyễn so với thời kỳ trước đổi mới.
Nội dung 3: Đặc điểm và diện mạo khái quát của giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Sự vận động đổi thay trong lực lượng sáng tác và đội ngũ tác giả; sự tiếp biến của quan niệm văn học trong tình hình mới; sự thay đổi của hệ thống chủ đề - đề tài; hình tượng văn học trung tâm của giai đoạn này - nhà nho hành đạo trung nghĩa; các cách thức lựa chọn thế ứng xử của đội ngũ nhà nho; những biến động về thể loại và ngôn ngữ văn học.
Nội dung 4: Một số tác giả tiêu biểu được lựa chọn để giới thiệu: Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Khuyến - Trần Tế Xương - Nguyễn Xuân Ôn - Nguyễn Quang Bích - Nguyễn Thông - Phạm Văn Nghị - Đào Tấn
Nội dung 5: So sánh giai đoạn văn học này với những giai đoạn trước đó để làm nổi bật những đặc trưng của từng giai đoạn. Lý giải cách phân kỳ lịch sử văn học được sử dụng vài thập niên gần đây (coi giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn kết thúc của thời đại thứ nhất của lịch sử văn học viết Việt Nam). Những dấu hiệu báo trước của một quá trình hiện đại hoá, Âu hoá xã hội và văn học.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX
(Vietnamese Literature in the second half
of the 19th century)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
PGS.TS. Trần Ngọc Vương
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX
(Vietnamese Literature in the second half of the 19th century)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Trần Ngọc Vương
Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc:
Địa điểm làm việc: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0903475688. NR: (04) 7532580
Email: qbvuong2804@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học Việt Nam các giai đoạn trước
Môn học kế tiếp: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Yêu cầu đối với môn học: Các thiết bị nghe nhìn
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 22
Làm bài tập trên lớp : 03
Thảo luận : 03
Thực hành : 0
Tự học xác định : 02
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Sau khi học, sinh viên sẽ:
Nắm được những kiến thức chuyên sâu cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó cung cấp một sự hình dung có hệ thống về đặc điểm đội ngũ tác giả (thành phần chủ yếu là các nhà nho hành đạo trung nghĩa trong một bối cảnh lịch sử thay đổi), những biến động trong tư tưởng thẩm mỹ và quan niệm văn học đang vận động đến thời điểm kết thúc một thời đại văn học sử, sự biến đổi của hệ thống chủ đề - đề tài, hình tượng văn học cơ bản trung tâm, sự đổi thay trong hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học.
Giáo trình cũng cung cấp cho người học diện mạo và đặc điểm sáng tác ở những tác giả quan trọng của giai đoạn này: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phạm Văn Nghị, một số tác giả thuộc cung đình Huế…
Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận trong văn học sử của chín thế kỷ, đặt văn học giai đoạn này vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung để nhận định về nó như là giai đoạn kết thúc của thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học viết .
Kĩ năng:
Nắm vững và vận dụng được những tri thức cơ bản của giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.
Nhớ và thuộc (nếu là thơ) một số tác phẩm tiêu biểu.
Có thể trình bày lại dưới dạng thuyết trình hay bình luận văn học những vấn đề, tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này.
Xác lập những mối liên hệ với những giai đoạn văn học khác trong lịch sử văn học dân tộc.
Thái độ:
Nỗ lực để nhận thức khách quan đối với lịch sử văn học dân tộc.
Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn chương tốt đẹp trong lịch sử văn học giai đoạn này.
Tóm tắt nội dung môn học
Tiếp tục các giáo trình về lịch sử văn học viết dân tộc ở các giai đoạn trước, giáo trình này sẽ đưa lại những thông tin cơ bản về những biến động lịch sử ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó nhấn mạnh sự tiếp xúc, xung đột Đông – Tây và tác động nhiều mặt của chủ nghĩa thực dân (Pháp) ở Việt Nam nói riêng, trên toàn cõi Đông Dương nói chung; những biến đổi lớn trong đời sống tinh thần của người Việt trước thực tế bị xâm lược, bị nô dịch và áp bức bởi một kẻ thù mới xa lạ; phản ứng của các tầng lớp xã hội (triều đình nhà Nguyễn, bộ máy quan lại, tầng lớp nhà nho, nhân dân) và diễn biến lịch sử tinh thần theo vùng, miền.Giáo trình vừa mô tả lịch sử văn học một cách cụ thể thông qua việc trình bày tác giả, tác phẩm tiêu biểu, vừa đề xuất những vấn đề chủ yếu cần nắm vững, những vấn đề phức tạp và tinh tế cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu và bổ sung nhận thức, cả về văn học sử, cả về văn hoá sử và lịch sử tư tưởng.
Nội dung chi tiết môn học
Nội dung cốt lõi
Nội dung 1: Khái quát chung về bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX: chế độ chuyên chế nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng; chủ nghĩa thực dân trên thế giới và hai loại người “ từ xa đến”: thương nhân và giáo sĩ phương Tây; thực dân Pháp nhòm ngó, rồi từng bước xâm lược Việt Nam và Đông Dương; diễn biến của cuộc xâm lược và chống xâm lược.
Nội dung 2: Trạng thái tinh thần xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (từ khi thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược cho tới thời điểm phong trào Cần Vương chấm dứt): diễn biến của các sự kiện trong triều đình; các vua Nguyễn và bộ máy quan lại đối diện với tình hình mới; các tỉnh thần và tầng lớp thân sĩ ở các địa phương; những nhà tư tưởng cải cách và phái chủ chiến; khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng đường lối cầm quyền trị nước; những đánh giá về vương triều Nguyễn so với thời kỳ trước đổi mới.
Nội dung 3: Đặc điểm và diện mạo khái quát của giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Sự vận động đổi thay trong lực lượng sáng tác và đội ngũ tác giả; sự tiếp biến của quan niệm văn học trong tình hình mới; sự thay đổi của hệ thống chủ đề - đề tài; hình tượng văn học trung tâm của giai đoạn này - nhà nho hành đạo trung nghĩa; các cách thức lựa chọn thế ứng xử của đội ngũ nhà nho; những biến động về thể loại và ngôn ngữ văn học.
Nội dung 4: Một số tác giả tiêu biểu được lựa chọn để giới thiệu: Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Khuyến - Trần Tế Xương - Nguyễn Xuân Ôn - Nguyễn Quang Bích - Nguyễn Thông - Phạm Văn Nghị - Đào Tấn
Nội dung 5: So sánh giai đoạn văn học này với những giai đoạn trước đó để làm nổi bật những đặc trưng của từng giai đoạn. Lý giải cách phân kỳ lịch sử văn học được sử dụng vài thập niên gần đây (coi giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn kết thúc của thời đại thứ nhất của lịch sử văn học viết Việt Nam). Những dấu hiệu báo trước của một quá trình hiện đại hoá, Âu hoá xã hội và văn học.
Nội dung liên quan gần (nên biết)
Người học phải có những kiến thức chung về lịch sử văn học, đặc biệt là phải nắm vững lịch sử văn học viết Việt Nam ở các giai đoạn trước.
Nội dung liên quan xa (có thể biết)
Người học cũng cần tới những tri thức đủ sâu rộng về lịch sử, lịch sử tư tưởng, triết học lịch sử, kinh tế học chính trị, tôn giáo và văn hoá sử, đặc biệt là Tam giáo trong lịch sử phương Đông và Thiên chúa giáo ở phương Tây.
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần từ 1978 đến 2006.
Trần Đình Hượu (1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại , Nxb Giáo dục.
Trần Ngọc Vương (1995, 1999): Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Ngọc Vương (1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Nho Thìn (2003) Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục.
Trần Ngọc Vương (chủ biên 2007) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục.
Tác phẩm của các tác giả trong giai đoạn văn học này.
Học liệu tham khảo
Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm . Nxb Giáo dục tái bản nhiều lần.
Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần
Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần
Những công trình nghiên cứu văn học và lịch sử, lịch sử tư tưởng giai đoạn này của nhiều tác giả trong và ngoài nước khác.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1
2
0
0
0
0
2
Nội dung 2
2
0
0
0
0
2
Nội dung 3
5
0
1
0
0
6
Nội dung 4
11
2
2
0
2
17
Nội dung 5
2
1
0
0
0
3
Tổng
22
3
3
0
2
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Nội dung 1 (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
I. Khái quát chung về bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX: chế độ chuyên chế nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng; chủ nghĩa thực dân trên thế giới và hai loại người “từ xa đến”: thương nhân và giáo sĩ phương Tây; thực dân Pháp nhòm ngó, rồi từng bước xâm lược Việt Nam và Đông Dương; diễn biến của cuộc xâm lược và chống xâm lược.
Trình bày tri thức chung về giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX
Đọc các sách về lịch sử, lịch sử tư tưởng về giai đoạn này
Nội dung 2 (Tuần 2)
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
II. Trạng thái tinh thần xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (từ khi thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược cho tới thời điểm phong trào Cần Vương chấm dứt): diễn biến của các sự kiện trong triều đình; các vua Nguyễn và bộ máy quan lại đối diện với tình hình mới; các tỉnh thần và tầng lớp thân sĩ ở các địa phương; những nhà tư tưởng cải cách và phái chủ chiến; khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng đường lối cầm quyền trị nước; những đánh giá về vương triều Nguyễn so với thời kỳ trước đổi mới.
Giúp sinh viên nắm vững bức tranh đời sống tinh thần – tình cảm của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
Tiếp tục đọc những tài liệu như phần trên.
Nội dung 3 (Tuần 3, 4)
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
III. Đặc điểm và diện mạo khái quát của giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Sự vận động đổi thay trong lực lượng sáng tác và đội ngũ tác giả; sự tiếp biến của quan niệm văn học trong tình hình mới; sự thay đổi của hệ thống chủ đề - đề tài; hình tượng văn học trung tâm của giai đoạn này - nhà nho hành đạo trung nghĩa; các cách thức lựa chọn thế ứng xử của đội ngũ nhà nho; những biến động về thể loại và ngôn ngữ văn học.
Truyền đạt những nội dung đã dự kiến trong mục này cho sinh viên
Đọc những học liệu bắt buộc, chuẩn bị một số nội dung thảo luận
TUẦN 4
Lí thuyết
2 giờ
Tiếp nội dung 3 (Như tuần 3)
Như tuần 3
Như tuần 3
TUẦN 5
Lí thuyết
1 giờ
Bắt buộc người học phải đọc một lượng tài liệu cần thiết, loại bỏ tình trạng nghe giảng chay.
Đọc và tóm tắt những tài liệu cần thiết, hình dung và đề xuất vấn đề để thảo luận.
Thảo luận
1 giờ
Nội dung 4 (Từ tuần 6 đến tuần 14)
TUẦN 6
Lí thuyết
2 giờ
IV. Giới thiệu một số tác gia tiêu biểu:
Nguyễn Đình Chiểu và các tác giả Nam Kỳ
Nhận thức về vùng văn học Nam Kỳ và Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là một tác giả chuyển từ nền văn chương thời bình sang nền văn chương thời chiến, trở thành lá cờ đầu của văn học yêu nước chống chủ nghĩa thực dân
Đọc những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và các tác giả văn học Nam Kỳ khác
TUẦN 7
Lí thuyết
2 giờ
Tiếp nội dung 4 (Như tuần 6)
Như tuần 6
Như tuần 6
TUẦN 8
Bài tập
1 giờ
Đưa ra hoặc chọn từ các đề xuất của sinh viên các vấn đề, đề tài cần thảo luận, tiến hành phân nhóm để chuẩn bị và trình bày (lấy điểm giữa kì).
Giúp sinh viên hình thành và định hình thói quen suy nghĩ độc lập, chủ động và có phương pháp tư duy khoa học
Chuẩn bị bài tập cá nhân hoặc nhóm
Thảo luận
1 giờ
Trình bày các vấn đề đã được chuẩn bị
Cùng nhóm hay tự trình bày đề tài
TUẦN 9
Tự học
2 giờ
Sinh viên tự học
Sinh viên phải đọc và suy nghĩ để củng cố và kiểm chứng những điều đã được truyền đạt ở phần bài giảng đã trình bày.
Đọc tài liệu, ghi chép, suy nghĩ, có thể đề xuất và viết về một vấn đề cụ thể liên quan tới phần đã học
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
Tiếp nội dung 4:
Trình bày về Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
Hình dung về dòng văn học trào phúng và những đặc trưng sáng tác của hai tác giả Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
Tiếp tục đọc sáng tác của hai tác giả và những công trình nghiên cứu về họ
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
Tiếp nội dung 4 (Như tuần 10)
Như tuần 10
Như tuần 10
TUẦN 12
Lí thuyết
2 giờ
Tiếp nội dung 4 (Như tuần 10)
Như tuần 10
Như tuần 10
TUẦN 13
Bài tập
1 giờ
Sinh viên viết bài của mình về đề tài đã cho hoặc tự chọn đã được thông qua.
Tăng cường việc tự học và khả năng làm việc độc lập, chủ động của sinh viên.
Tài liệu, tri thức, học cụ.
Thảo luận
1 giờ
Sinh viên trình bày và thảo luận
Trao đổi tri thức, thông tin, tăng cường khả năng diễn đạt của sinh viên
TUẦN 14
Lí thuyết
1 giờ
Giới thiệu các tác giả khác thuộc nội dung 4.
Hoàn tất phần trình bày của giảng viên về các vấn đề như dự kiến.
Tiếp tục đọc những tài liệu đã cho.
Nội dung 4 (Tuần 14, 15)
Lí thuyết
1 giờ
V. Một số vấn đề chung của văn học sử.
Chuẩn bị cho thi hết môn.
TUẦN 15
Lí thuyết
1 giờ
Tiếp nội dung 5 (như tuần 14)
Bài tập
1 giờ
Sinh viên đề xuất các vấn đề để giáo viên giải đáp. Giáo viên có thể hướng dẫn để sinh viên giải đáp cho nhau.
Tạo cho sinh viên tâm lý vững vàng, tự tin về những kiến thức và phương pháp suy nghĩ khi hoàn tất môn học
Tiếp tục đọc và hệ thống hoá tài liệu
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết trong 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
1.- Những đặc điểm của giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX so với các giai đoạn khác trong lịch sử Việt Nam.
2.- Trình bày những nét tổng quan sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở thời đại đế quốc. Những diễn biến lịch sử toàn cầu của chủ nghĩa thực dân cho tới thời điểm thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta.
3.- Thực trạng chính trị của vương triều Nguyễn trước, trong và sau khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam.
4.- Diễn biến của quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
5.- Sự hình thành các vùng văn hoá trong lịch sử Việt Nam. Những đặc điểm của văn hoá Đàng Trong nói chung và vùng văn hoá Nam Bộ nói riêng.
6.- Những đặc điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu; vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
7.- Những dữ kiện chủ yếu cho phép nói về vai trò tiên phong của văn học Nam Bộ thời kỳ tiếp xúc Đông Tây và hiện đại hoá văn học.
8.- Sự vận động, đổi thay xét trên bình diện lực lượng sáng tác của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX; tác động của những thay đổi đó lên tiến trình văn học sử.
9.- Sự hình thành dòng văn chương trào phúng và ý nghĩa văn học sử của bộ phận văn chương này trong tiến trình vận động của văn học dân tộc.
10.- Tính điển hình của sự lựa chọn cách thức ứng xử của Nguyễn Khuyến; tác động của phương thức sống lên sáng tác văn học của ông.
11.- Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX: các hình thức biểu hiện, sự đa dạng về nội dung, chủ nghĩa yêu nước trong trạng thái khủng hoảng của lịch sử.
12. Đặc điểm và đặc sắc sáng tác của Nguyễn Khuyến.
13.- Mối quan hệ giữa sáng tác của Nguyễn Khuyến với sáng tác của Trần Tế Xương.
14.- Vận mệnh của Nho giáo và văn học nhà Nho nửa cuối thế kỷ XIX.
15.- Sự phân hoá của đội ngũ nhà Nho và phản ánh của thực trạng đó trong sáng tác văn chương của họ.
16.- Những bước khởi đầu của văn chương và báo chí Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX.
17.- Trình bày những dữ kiện tiêu biểu qua sáng tác của các tác giả văn học nửa sau thế kỷ XIX để chứng minh sự vận động của hệ thống chủ đề - đề tài và hình tượng văn học trung tâm (so với giai đoạn/ các giai đoạn văn học trước đó).
18.- Chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân về phương diện văn hoá và ảnh hưởng của chúng đối với việc hình thành và đặc điểm đội ngũ trí thức mới ở Việt Nam.
Bài tập
Có thể lựa chọn bài tập trong số các câu hỏi hoặc một vấn đề nào đó cụ thể hơn nằm trong khung khổ của giáo trình lịch sử văn học.
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
P.CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
PGS.TS. Trần Nho Thìni
GIẢNG VIÊN
PGS.TS.Trần Ngọc Vương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3007_vhvn_tk_xix_nua_cuoi_.doc