1. Những bi kịch của người tiểu tư sản trí thức trong sáng tác của Nam Cao?
2. Những đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Tuân trong giai đoạn này
3. Phóng sự Việt Nam 1932 -1945 nhìn từ góc độ thể loại?
4. Những giá trị nhân đạo của tập “Nhật kí trong tù”?
5. Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù”?
6. Những đóng góp của Tố Hữu qua tập “Từ ấy”?
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học Việt Nam 1932-1945 (vietnamese literature, 1932-1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC VIỆT NAM 1932-1945
(Vietnamese Literature, 1932-1945)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn:
PGS.TS. Hà Văn Đức & CN. Nguyễn Huy Cương
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC VIỆT NAM 1932-1945
(Vietnamese Literature, 1932-1945)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Hà Văn Đức
Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8540197; 0903.203.533
Email: duchv@vnu.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính:
Họ và tên: Nguyễn Huy Cương
Chức danh: Giảng viên, Cử nhân
Thời gian làm việc:
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8311625; 0912.832.628
Email:
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Văn học Việt Nam 1932-1945
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học Việt Nam 1900 – 1932
Môn học kế tiếp: Văn học Việt Nam 1945 – 1975
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 26
Làm bài tập trên lớp : 02
Thảo luận : 01
Thực hành : 0
Tự học xác định : 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Sau khi học môn học này, sinh viên sẽ:
Có những kiến thức cơ bản, quan trọng về một giai đoạn văn học phong phú, phức tạp của văn học Việt Nam - giai đoạn 1930 – 1945
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên nắm vững các vấn đề về: quá trình phát triển của Văn học Việt Nam 1930 – 1945; sự vận động của các thể loại văn học: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, thơ, kịch...; những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này
Kĩ năng:
Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về lí luận văn học (các trào lưu sáng tác) để đánh giá về một tác giả, tác phẩm văn học cụ thể
Thái độ:
Yêu thích môn học và ngành học Văn học
Tham dự đủ các bài giảng trên lớp, tích cực tham gia thảo luận và chuẩn bị bài ở nhà. Hoàn thành các bài tập được giao và các kì thi cuối môn học.
Tóm tắt nội dung môn học
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã có một sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú với sự xuất hiện của nhiều tác giả tiêu biểu, nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Kế thừa những tìm tòi đổi mới văn học trong suốt 30 năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt tới thời điểm này, sự xuất hiện của một thế hệ văn nghệ sĩ mới hoàn toàn chịu ảnh hưởng Tây học với một ý thức cá nhân độc đáo riêng có đã làm nên một “cuộc cách mạng” trong văn học Việt Nam, chuyển hẳn từ quỹ đạo cổ điển Trung đại sang hiện đại. Chính sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này đã góp phần hiện đại hoá văn học Việt Nam, hoàn thiện các thể loại và đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại sau này.
Nội dung chi tiết môn học
Bài 1: Tình hình chung về chính trị, kinh tế, văn học trong giai đoạn 1930 – 1945
1. Đảng Cộng sản VN thành lập. Những chặng đường của CM. Ảnh hưởng của Đảng với sự phát triển của văn học
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ. Các cuộc tranh luận văn học
3. Các khuynh hướng văn học, sự tác động qua lại qua các giai đoạn văn học
4. Sự hình thành và phát triển của thể loại văn học
Bài 2: Văn học lãng mạn
1. Tình hình chung văn học lãng mạn 1930 - 1945
- Những tiền đề xã hội và văn học làm xuất hiện dòng văn học lãng mạn VN. Ảnh hưởng của văn học phương Tây
- Những chặng đường phát triển
- Những đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam
2. Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
- Tổ chức và các hoạt động của nhóm TLVĐ
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan về triết học và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của nhóm TLVĐ
- Những cuốn tiểu thuyết chống lễ giáo phong kiên và ít nhiều có yếu tố hiện thực
- Triết lí “hành động để hành động” và chủ nghĩa cá nhân tư sản cực đoan trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng
- Những đóng góp và hạn chế về nghệ thuật
3. Phong trào Thơ mới
- Quan điểm mỹ học của các nhà Thơ mới
- Những yếu tố tích cực và tiến bộ của phong trào Thơ mới lãng mạn
- Những đóng góp và hạn chế về nghệ thuật của Thơ mới lãng mạn
4. Thạch Lam
- Thạch Lam và nhóm TLVĐ
- Những yếu tố hiện thực, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa nhân đạo tiểu tư sản trong truyện ngắn Thạch Lam
- Phong cách truyện ngắn Thạch Lam
5. Nguyễn Tuân
- Cái đẹp “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và cái Tôi cá nhân cực đoan trong tác phẩm của Nguyễn Tuân
- Thái độ nổi loạn chóng trả cực đoan cái xã hội kim tiền ô trọc đương thời. Một cái Tôi muốn tự phủ định. Màu sắc dân tọc trong tác phẩm Nguyễn Tuân
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Bài 3: Văn học hiện thực phê phán
1. Tình hình chung văn học hiện thực phê phán
- Những tiền đề xã hội và văn học làm xuất hiện dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Những chặng đường phát triển.
- Những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Thành tự và hạn chế .
2. Nguyễn Công Hoan
- Những mâu thuẫn trong thế giới quan và phương pháp sáng tác của Nguyễn Công Hoan.
- Những thành tự xuất sắc của Nguyễn Công Hoan về truyện ngắn
- Bước đường cùng - một tác phẩm chịu ảnh hưởng phong trào cách mạng của quần chúng
3. Ngô Tất Tố
- Một nhà Nho yêu nước tiến bộ. Quá trình phủ định một cách tự phát hệ tư tưởng Nho giáo và dần vượt lên đến tư tưởng Mác-xít (1948)
- Tính chiến đấu cao và tính nghệ thuật của loại văn tiểu phẩm trên các báo
- Một nhà văn xuất sắc về nông thôn và nông dân (Tắt đèn, Việc làng, Vụ án cái đình...)
4. Vũ Trọng Phụng
- Những mâu thuẫn phức tạp trong thế giới quan và sáng tác của Vũ Trọng Phụng
- Những tiểu thuyết xuất sắc của Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp tư sản, phê phán những mặt trái và tệ nạn xấu của chế độ thực dân phong kiến (Giông tố, Số đỏ). Nghệ thuật điển hình hoá trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng
- Những tác phẩm ít nhiều có ảnh hưởng của phong trào Mặt trận dân chủ (Vỡ đê, Người tù được tha)
5. Nguyên Hồng
- Từ cuộc đời vào tác phẩm
- Cảm hứng nhân đạo sâu sắc đối với lớp người cùng khổ
- Một phong cách hiện thực giàu chất trữ tình và chất thơ
- Một hiện tượng giao thoa giữa văn học hiện thực phê phán và văn học Cách mạng
6. Nam Cao
- Bi kịch vỡ mộng của trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm của Nam Cao (Sống mòn). Thái độ tự phê phán, tự phủ định để vượt lên của người tiểu tư sản trí thức
- Vấn đề nông dân và dân nghèo thành thị trong tác phẩm của Nam Cao (Chí Phèo, Lão Hạc).
- Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nam Cao
7. Tú Mỡ
- Tú Mỡ cuộc đời và thơ
- Xã hội thực dân phong kiến qua ngòi bút Tú Mỡ
Bài 4: Văn học Cách mạng
1. Tình hình chung của văn học cách mạng
- Những chặng đường phát triển
- Thơ văn nhà tù và thơ văn khu giải phóng
- Giá trị của văn học cách mạng
2. Hồ Chí Minh và tập Nhật kí trong tù
- Ánh sáng của một tâm hồn vĩ đại
- Khát vọng độc lập, tự do
- Một tình yêu thương mênh mông với con người và cuốc sống
- Cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên
- Vài nét về nghệ thuật
3. Tố Hữu và tập thơ Từ ấy
- Những chặng đường cách mạng và chặng đường thơ
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu trong Từ ấy
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục
Mã Giang Lân (chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hoá thông tin
Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục
Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập (Tập 1: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945), NXB Văn học
Vũ Ngọc Phan, Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội (tái bản 1989)
Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học (tái bản)
Học liệu tham khảo
Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932 (tập 1), Phong trào Văn hoá xuất bản
Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển Hạ), NXB Trình bày
Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3), Quốc học tùng thư xuất bản
Nhiều tác giả (2003), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục
Nhiều tác giả, Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục
Nhiều tác giả, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục
Nhiều tác giả, Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục
Nhiều tác giả, Tố Hữu về tác gia và tác phẩm
Nhiều tác giả, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm
Nhiều tác giả, Huy Cận về tác gia và tác phẩm
Nhiều tác giả, Hàn Mạc Tử về tác gia và tác phẩm
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Khái quát giai đoạn văn học 1930-45
2
0
0
0
0
2
Văn học lãng mạn
10
2
0
0
0
12
Văn học hiện thực phê phán
10
0
0
0
0
10
Văn học cách mạng
4
0
0
0
0
4
Tổng kết
0
0
1
0
1
2
Tổng
26
2
1
0
1
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Bài 1: Tình hình chung về chính trị, kinh tế, văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
Đảng Cộng sản VN thành lập dẫn tới những cuộc tranh luận về ý thức hệ trong văn học. Các khuynh hướng văn học giai đoạn này
Nắm được những nét chính về các khuynh hướng văn học và sự xung đột trong ý thức hệ của các nhà văn
Đọc tài liệu số 1
Bài 2: Văn học lãng mạn (Từ tuần 2 đến 7)
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 - 1945
Nắm được những nét chính về dòng văn học lãng mạn 1932 – 1945, cơ sở xuất hiện và những đặc điểm chủ yếu
Đọc tài liệu số 1, 3, 4
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
Về nhóm Tự Lực văn đoàn và dòng tiểu thuyết của họ
Nắm được những nét chính về các văn đoàn Tự Lực, những thành viên chủ chốt, tuyên ngôn, tôn chỉ hoạt động, những cách tân và dừng lại trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn
Đọc học liệu bắt buộc 1, 2, 3, 4, 5, và học liệu tham khảo số 1, 2.
TUẦN 4
Lí thuyết
2 giờ
Về phong trào Thơ mới
Nắm được những nét chính về phong trào Thơ mới, quan điểm mỹ học của các nhà thơ, những đóng góp và hạn chế của phong trào
Đọc học liệu bắt buộc số 1, 3, 4, 6;học liệu tham khảo 1, 2.
TUẦN 5
Lí thuyết
2 giờ
Về 2 tác gia Thạch Lam và Nguyễn Tuân
Nắm được những nét chính cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, về đặc trưng phong cách nghệ thuật của 2 tác giả này
Đọc học liệu bắt buộc số 1, 2, 4, 5, và học liệu tham khảo 3, 6
TUẦN 6
Lí thuyết
2 giờ
Sự chuyển mình của văn học lãng mạn Việt Nam dưới góc độ thay đổi ý thức tâm lí cá nhân
Nắm rõ bản chất và những tiền đề cho sự thay đổi tâm lí của cả một thế hệ thanh niên Việt Nam dẫn tới một cuộc cách mạng trong văn học
Đọc tất cả các tài liệu liên quan, khuyến khích mở rộng
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
Kiểm tra hiểu biết của sinh viên về dòng văn học lãng mạn 1932 - 1945
Sinh viên hiểu đề bài và thể hiện sự hiểu biết của mình với đề bài đưa ra
Đọc tài liệu liên quan
Bài 3: Văn học hiện thực phê phán (Từ tuần 8 đến 12)
TUẦN 8
Lí thuyết
2 giờ
Dòng văn học hiện thực phê phán 1932 – 1945, những tiền đề xuất hiện, những chặng đường phát triển và đặc điểm chủ yếu
Nắm được những nét chính về về dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945
Đọc tài liệu số 1, 2, 3, 5
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
Về hai tác giả Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố
Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nét phong cách nghệ thuật chủ yếu của hai nhà văn
Đọc tài liệu số 1, 3, 5
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
Về tác giả Vũ Trọng Phụng
Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nét phong cách nghệ thuật chủ yếu của nhà văn
Đọc học liệu bắt buộc số 1, học liệu tham khảo 5
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
Về tác giả Nam Cao
Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nét phong cách nghệ thuật chủ yếu của nhà văn
Đọc học liệu bắt buộc số 1, học liệu tham khảo 6
TUẦN 12
Lí thuyết
2 giờ
Về hai tác giả Nguyên Hồng và Tú Mỡ
Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nét phong cách nghệ thuật chủ yếu của hai nhà văn
Đọc tài liệu số 1, 5
Bài 4: Văn học cách mạng (Tuần 13, 14)
TUẦN 13
Lí thuyết
2 giờ
Tình hình chung dòng văn học cách mạng trong giai đoạn 1932 – 1945. Về tác gia Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật kí trong tù
Nắm được những nét chính về dòng văn học Cách mạng, những nét đầu tiên về tác gia Hồ Chí Minh và Nhật kí trong tù
Đọc tài liệu số 1, 3, 5
TUẦN 14
Lí thuyết
2 giờ
Về tác gia Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật kí trong tù (tiếp), về tác gia Tố Hữu
Nắm được những nét chính về nghệ thuật tập thơ, về phong cách nghệ thuật của 2 tác gia
Đọc tài liệu số 1, 3, 5
Nội dung tổng kết (Tuần 15)
TUẦN 15
Tự học
1 giờ
Tự tổng ôn tập.
Sinh viên nắm được diện mạo chính và những tác gia tiêu biểu nhất trong toàn bộ giai đoạn văn học 1932 - 1945
Tự tổng kết, liên hệ mở rộng, đào sâu suy nghĩ thêm những vấn đề liên quan
Thảo luận
1 giờ
Tổng kết, rút ra một số hệ quả, liên hệ với những giai đoạn văn học phía trước và tiếp theo
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết từ 90 đến 120 phút tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?
Diện mạo đội ngũ nhà văn Việt Nam thời kì 1932 – 1945?
Sự vận động của văn xuôi Việt Nam 1932 – 1945?
Phong trào Thơ mới - những đổi mới cách tân về hình thức nghệ thuật?
Thiên nhiên trong thơ ca lãng mạn 1932 – 1945?
Phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng Tháng Tám?
Những đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam?
Những đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam?
Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán 1932 – 1945 - những thành tựu và hạn chế?
Những đóng góp của Ngô Tất Tố với tư cách là một nhà báo tiêu biểu đặc sắc những năm đầu thế kỉ XX?
Vấn đề người nông dân và hiện thực đời sống của họ trong sáng tác của Ngô Tất Tố? (chủ yếu qua các tác phẩm “Tắt đèn” và “Việc làng”)
Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng Tám?
Hiện thực xã hội tư sản thành thị trong văn xuôi Vũ Trọng Phụng?
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng - những thành tựu và hạn chế?
Những bi kịch của người tiểu tư sản trí thức trong sáng tác của Nam Cao?
Những đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Tuân trong giai đoạn này
Phóng sự Việt Nam 1932 -1945 nhìn từ góc độ thể loại?
Những giá trị nhân đạo của tập “Nhật kí trong tù”?
Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù”?
Những đóng góp của Tố Hữu qua tập “Từ ấy”?
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
GS.TS. Lê Văn Lân
GIẢNG VIÊN
PGS.TS.Hà Văn Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3009_vhvn_1932_45_.doc