Đề cương môn học văn học dân gian Việt Nam

8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).

8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.

8.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối ) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.

8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tộc ít người ở Việt Nam. - Sinh viên nhận thức truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian. Môi trường sinh hoạt truyền thuyết, thời kì lịch sử của truyền thuyết, thế giới nghệ thuật của truyền thuyết, mối quan hệ giữa truyền thuyết và sử kí bác học. Giá trị và mĩ cảm của truyền thuyết, truyền thuyết và sự thờ cúng trong thời kì phong kiến. - Sinh viên nắm vững tầm quan trọng của thể loại truyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, mối quan hệ của truyện cổ tích với tất cả các thể loại khác, môi trường sinh hoạt của truyện cổ tích, thời kì lịch sử của truyện cổ tích, sự phong phú của thế giới nghệ thuật truyện cổ tích, mĩ cảm và tâm lí tiếp nhận truyện cổ tích, vai trò của type và motip trong thể loại truyện cổ tích. - Đọc tài liệu 1,2 (học liệu bắt buộc), 3 (học liệu tham khảo) - Sinh viên đọc tài liệu 1,2 (học liệu bắt buộc), 3 (học liệu tham khảo) TUẦN 14 Lí thuyết 4 giờ - Trình bày truyện cười. - Trình bày 2 thể loại câu đố và tục ngữ. - Môi trường sinh hoạt truyện cười, thế giới nghệ thuật của truyện cười, cái hài và truyện cười, giá trị xã hội của truyện cười, mối quan hệ của truyện cười với các thể loại khác. - Sinh viên nắm được tính chất nguyên hợp về phẩm chất thể loại của 2 thể loại này, trong đó tính chất tự sự vẫn là chủ yếu. - Đọc tài liệu 1,2 (học liệu bắt buộc), 1 (học liệu tham khảo) - Đọc các tài liệu 1,2 (học liệu bắt buộc) TUẦN 15 Lí thuyết 4 giờ - Trình bày phương thức trữ tình dân gian. - Trình bày thể loại chèo sân đình. - Sinh viên nắm được hệ thống dân ca các vùng miền và các tộc người Việt Nam. Chú trọng kho tàng ca dao người Việt. Sinh hoạt dân ca, thế giới nghệ thuật ca dao, thi pháp ca dao. - Sinh viên nắm được nghệ thuật chèo dân gian. - Đọc các tài liệu 1, 2, 3 (học liệu bắt buộc), 1 (học liệu tham khảo) - Đọc tài liệu 1 (học liệu bắt buộc) và các tài liệu bổ sung. Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận 10% (1 điểm) 9.2. Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 20% (2điểm) 3. Thi hết môn Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì. 60% (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1. Hãy trình bày mối liên quan giữa các khái niệm văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, folklore và khái niệm văn học dân gian? 2. Tự viết một định nghĩa về văn học dân gian và phân tích định nghĩa ấy? 3. Trình bày đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành của văn học dân gian? Sử dụng sự hiểu biết về một hiện tượng văn học dân gian để minh họa cho đặc trưng này? 4. Trình bày đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian? Phân tích một tác phẩm, một hiện tượng, một thể loại văn học dân gian để làm rõ ý kiến đã trình bày? 5. Trình bày căn nguyên, giá trị, mĩ cảm mà đặc trưng sáng tạo tập thể của văn học dân gian mang lại? So sánh với sáng tạo cá nhân? 6. Qua đặc trưng về tính truyền miệng của văn học dân gian, lí giải các đặc điểm về dị bản, ứng tác và tình trạng đa nghĩa của tác phẩm văn học dân gian? 7. Hãy tổng thuật các quan niệm phân loại văn học dân gian hiện hành ở Việt Nam? 8. Trình bày các cấp độ phân loại, các tiên chí phân loại tương ứng với từng cấp độ? 9. Trình bày các tiêu chí cơ bản để phân loại ở cấp độ thể loại văn học dân gian? Trình bày và chú giải lược đồ phân loại thể loại? 10. Tổng thuật các cách phân kỳ văn học dân gian hiện nay? 11. Bạn quan niệm thế nào về tiến trình lịch sử văn học dân gian, những khó khăn cơ bản khi xây dựng tiến trình lịch sử? 12. Hãy trình bày giả thuyết về văn học dân gian thời kỳ Hùng Vương? 13. Hãy cho biết lí do vì sao thời kỳ Bắc thuộc là một thời kỳ chính thức trong tiến trình lịch sử vân học dân gian Việt Nam? Khi nghiên cứu thời kỳ này chúng ta gặp những khó khăn gì? 14. Hãy trình bày sự phát triển của văn học dân gian giai đoạn I thời kỳ phong kiến độc lập? Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn thời kỳ này có những đặc điểm gì? 15. Hãy trình bày sự phát triển của văn học dân gian giai đoạn II thời kỳ phong kiến độc lập? Quá trình sưu tầm văn học dân gian giai đoạn này có những thành tựu gì? Ảnh hưởng của văn học dân gian vào văn học thành văn ở giai đoạn này có những đặc điểm cơ bản nào? 16. Từ cơ sở xã hội văn hóa, hãy trình bày những yếu tố bảo lưu và những yếu tố biến đổi của văn học dân gian thời đoạn Pháp thuộc? 17. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã ảnh hưởng đến sự vận động của văn học dân gian và của khoa học nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? 18. Tổng thuật các ý kiến cơ bản của việc phân vùng văn học dân gian? 19. Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ? 20. Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Trung Bộ? 21. Trình bày những đặc điểm văn học dân gian Nam Bộ? 22. Cơ cấu văn hóa tộc người của Việt Nam ? Từ đó nêu một số đặc điểm khái quát về văn học dân gian các dân tộc ít người? 23. Đặc điểm và những nội dung chính của thần thoại người Việt? 24. Những nội dung chính của truyện cổ tích Việt Nam? Việc phân định các tiểu loại truyện cổ tích dựa trên những tiêu chí khoa học nào? 25. Cơ sở văn hóa, lịch sử nào cho việc hình thành và phát triển thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam? 26. Hãy phân biệt sử thi thần thoại và sử thi anh hùng? Cho ví dụ chứng minh? 27. Cơ sở xã hội và cơ sở mĩ học của truyện cười? Giá trị xã hội và giá trị nghệ thuật của thể loại truyện cười? 28. Ba nội dung cơ bản của tục ngữ Việt Nam? 29. Những đặc điểm diễn xướng của chèo sân đình? 30. Bình luận câu nói của Xuân Diệu: “Ca dao cũng là thơ, một loại thơ đặc biệt” Bài tập 1. Mô tả một diễn xướng văn học dân gian. 2. Tập hợp tư liệu những tác phẩm văn học dân gian chứa đựng nhiều phẩm chất thể loại. 3. Tập hợp tư liệu về những bài ca dao phản ánh lịch sử dân tộc. Phân tích và bình luận tính chất của sự phản ánh. 4. Phân tích một tác phẩm văn học dân gian để làm rõ khả năng phản ánh bản sắc văn hóa cộng đồng của nó. 5. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy. 6. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyện cổ tích Tấm Cám. 7. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. 8. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Thằng Bờm có cái quạt mo. 9. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Trèo lên cây bưởi hái hoa. 10. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về tác giả truyện Trạng Quỳnh. 11. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về câu tục ngữ: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, …” Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GS.TS. Lê Chí Quế GIẢNG VIÊN GVC. Nguyễn Hùng Vĩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3004_van_hoc_dan_gian.doc
Tài liệu liên quan