8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để cộng thêm điểm cho bài kiểm tra.
8.3. Nội dung tự học phải có kết quả cụ thể bằng văn bản nộp cho giảng viên.
8.4. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối ) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 4
Nội dung tài liệu Đề cương môn học tiếp nhận thơ đường tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾP NHẬN THƠ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM
()
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
GV. Phạm Ánh Sao
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾP NHẬN THƠ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM
()
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Phạm Ánh Sao
Chức danh: Giảng viên, Cử nhân
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0902197827
Email: saopa_ussh@yahoo.com.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Kinh điển Nho gia, Lý luận văn học cổ Trung Quốc, Thơ ca cổ điển Trung Quốc – Việt Nam, Từ phú Trung Quốc – Việt Nam, Tiếp nhận văn hóa văn học cổ Trung Quốc tại Việt Nam.
Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền
Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0983101738
Email: tianmily@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 20
Làm bài tập trên lớp : 05
Thảo luận : 03
Thực hành : 0
Tự học xác định : 02
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Trên nền tảng tri thức có tính hệ thống về Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường và trên cơ sở nhận thức mới về văn học sử, cũng như dựa vào thành tựu của văn học so sánh, môn học trang bị những tri thức cơ bản về giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học giữa hai dân tộc Trung – Việt, từ đó hoàn thiện bức tranh nhiều màu về văn học sử, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học trong tình hình hội nhập của nước ta hiện nay.
Kỹ năng:
Có thể vận dụng phương pháp luận và phương pháp của mỹ học tiếp nhận trong việc nghiên cứu tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam để mở rộng đi sâu nghiên cứu tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung ở Việt Nam; từ đó xác lập và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu và bức tranh tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam.
Có thể sử dụng tri thức về tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam và trên cơ sở của những gợi ý từ những cách diễn dịch khác nhau về Đường thi để ngược trở lại đề xuất những cách diễn dịch mới về đối tượng tiếp nhận.
Thái độ:
Tôn trọng, yêu mến đối với thành tựu văn hóa và văn học của Trung Quốc, từ đó có thái độ khách quan, khoa học trong nhận định đánh giá.
Tự hào và tự tin về khả năng tiếp biến một cách sáng tạo của ông cha ta trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để xử lý đúng đắn và khoa học vấn đề giao lưu quốc tế trong tình hình hiện nay.
Tóm tắt nội dung môn học
Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành – học phần tự chọn. Trên cơ sở tri thức lý thuyết về văn học so sánh và mỹ học tiếp nhận, trên cơ sở bối cảnh giao lưu văn hóa – văn học giữa hai dân tộc Trung - Việt, môn học mở rộng và đi sâu tìm hiểu quá trình, nội dung, đặc điểm và phương thức tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam v.v; từ đó ở một khía cạnh, vừa nhận biết đặc sắc của thơ Đường và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa văn học Việt Nam; đồng thời ở một khía cạnh đặc biệt khác là lý giải nguyên do của việc tiếp nhận Đường thi nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung, nhận thức được thái độ tiếp nhận, năng lực tiếp biến sáng tạo thành tựu văn hóa văn học Trung Quốc của ông cha ta, góp phần khám phá quy luật phát triển của văn học cổ trung đại Việt Nam trong quan hệ với văn học cùng loại hình của khu vực.
Nội dung chi tiết môn học
5.1. Mỹ học tiếp nhận và khả năng ứng dụng nghiên cứu
5.1.1. Mỹ học tiếp nhận:
5.1.2. Khả năng ứng dụng nghiên cứu:
5.2. Phác họa bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung - Việt
5.2.1. Bối cảnh giao lưu văn hóa:
5.2.2. Bối cảnh giao lưu văn học:
5.2.3. Nguyên do của việc tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam:
5.3. Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
5.3.1. Về thời điểm tiếp nhận:
5.3.2. Quá trình tiếp nhận:
5.4. Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
5.4.1. Tiếp nhận quan niệm văn học và tư duy thẩm mỹ:
5.4.2. Tiếp nhận thể loại, thể tài:
5.4.3. Tiếp nhận ngôn ngữ văn học:
5.4.4. Tiếp nhận kiểu mẫu tác gia - tác phẩm:
5.5. Đặc điểm tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
5.5.1. Mô phỏng:
5.5.2. Sáng tạo:
5.6. Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam)
5.6.1. Khảo sát qua sách giáo khoa phổ thông
5.6.2. Khảo sát qua dịch phẩm thơ Đường
5.6.3. Khảo sát qua các công trình biên soạn và khảo cứu về văn học Trung Quốc
5.6.4. Khảo sát qua tác phẩm văn học
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Nhiều người dịch: Lịch sử văn học Trung Quốc (Quyển 1,2). Tài liệu tham khảo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện lưu giữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học và Thư viện Trường). [Nguyên bản tiếng Trung: Viên Hành Bái tổng chủ biên - Trung Quốc văn học sử, quyển 1, 2 (4 quyển); Cao đẳng Giáo dục Xuất bản xã (Bắc Kinh), xuất bản lần thứ nhất năm 1999, in lần thứ 8 năm 2002.]
Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính: Văn học Trung Quốc (Đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại học sư phạm), Tập một, Nxb Giáo dục, H.1987.
I.P ILIN và E.A TZURGANOVA chủ biên: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20. Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2003, trang 91-145.
Học liệu tham khảo
Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm dịch; Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Lê Huy Tiêu hiệu đính tái bản lần thứ nhất: Lịch sử văn học Trung Quốc, Tập một [2 tập], Nxb Giáo dục, H.1997. [Nguyên bản tiếng Trung: Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh chủ biên: Trung Quốc văn học sử, Nhân dân Văn học Xuất bản xã, Bắc Kinh, 1988.]
Nguyễn Hiến Lê: Đại cương văn học sử Trung Quốc, Nxb Trẻ, 1997.
Đinh Gia Khánh – Mai Cao Chương – Bùi Duy Tân: Văn học Việt Nam thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, H. 1997.
Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX), Nxb Giáo dục, H.1997.
Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam 1900 – 1930, Nxb Giáo dục, H.1996.
Đặng Thai Mai: Trên đường nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, H.2002.
Trương Đăng Dung: Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, H.2004.
Đỗ Lai Thúy: Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb Văn hóa Thông tin – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H.2004.
Nguyễn Văn Dân: Lý luận văn học so sánh, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
Đào Duy Hiệp: Phê bình văn học phương Tây ở Việt Nam – Tiếp nhận và ứng dụng, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5/2006.
Trịnh Bá Đĩnh: Ba kiểu nhà phê bình hiện đại (Về phê bình văn học Việt Nam: phân tích cấu trúc – loại hình), in trong cuốn Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H.2002.
Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức: Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại), Nxb KHXH, H.1971.
Bùi Duy Tân: Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời Trung đại: Tiếp nhận - cách tân – sáng tạo, Tạp chí Văn học, số 1/1992.
Nguyễn Khắc Phi: Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục, H.2001.
Phương Lựu: Lý luận văn học cổ điển phương Đông, Tập I, Nxb Giáo dục, H.2005.
Phương Lựu: Văn hóa, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội, 1996.
Lương Duy Thứ: Thơ Trung Quốc – Quá trình tiếp nhận và thi pháp, Tạp chí Văn học, số 6/1996.
Nguyễn Văn Hiệu: Quan hệ và tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2000.
Nguyễn Nam: “Tình sử loại lược” lưu truyền và ảnh hưởng ở Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2000.
Trần Nho Thìn: Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại đến văn học Việt Nam (Quá Tần luận của Giả Nghị và văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), in trong cuốn Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, H.2006, trang 253-267.
Trần Nho Thìn: Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1/2007, trang 78-104.
Trần Ngọc Vương: Văn học Việt Nam – dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999.
Nguyễn Lai: Tiếp nhận văn học – một vấn đề thời sự, Báo Văn nghệ, số 10/1993.
Phạm Ánh Sao: Từ “tùng cúc do tồn” trong thơ Đào Uyên Minh đến “hoa năm ngoái” trong thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1/2004.
Phạm Ánh Sao: Bài thơ Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn và tiếng đàn ở cuối Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2007.
Phạm Ánh Sao: Thơ đăng lãm của Nguyễn Du – cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian (qua một số tác phẩm trong Bắc hành tạp lục và Đường thi), bài viết tham dự Hội thảo “Nguyễn Du – danh nhân văn hóa Việt Nam” do Viện Văn hóa Nghệ thuật tổ chức năm 2005.
Nguyễn Xuân Diện – Trần Văn Toàn: Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Đường đối với Thơ Mới, Tạp chí Hán Nôm, số 3/1998.
Nguyễn Thúy Hồng: Thi liệu Hán học trong các văn bản thơ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 2/1995.
Trần Nho Thìn: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, H.2003.
Trần Đình Sử: Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 3/1998.
Trần Nghĩa: Việt Nam trong quá khứ đã tiếp nhận những gì ở tư tưởng Đạo gia Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2000.
Đàm Chí Từ: Tìm hiểu những cống hiến của người Việt và văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Hán qua tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2004.
Hà Thiên Niên: Khảo thuật về cổ tịch có liên quan đến Việt Nam thuộc các triều đại ở Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 5/2003.
Hà Thiên Niên: Lược khảo về thư tịch cổ Việt Nam du nhập vào Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2004.
Phạm Ánh Sao dịch: Dẫn luận Đường thi học, 2006, tư liệu nội bộ, lưu trữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. [Nguyên bản tiếng Trung: Trần Bá Hải: Đường thi học dẫn luận, Đông Phương Xuất bản Trung tâm, xuất bản lần đầu tháng 10 năm 1988, in lần thứ ba tháng 2 năm 1996].
Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch: Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Văn học, H.2000. Nguyên bản của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân (Mỹ).
Nhữ Thành: Thử tìm hiểu tứ thơ trong thơ Đường, Tạp chí Văn học, số 1/1982.
Trần Trọng San: Kim Thánh Thán phê bình thơ Đường, Tủ sách ĐHTH TP.Hồ Chí Minh, 1990.
Lê Đức Niệm: Thơ Đường, Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1994.
Nguyễn Thị Bích Hải: Bình giảng thơ Đường (theo SGK ngữ văn mới), tái bản lần thứ 2, Nxb Giáo dục, H.2005.
Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa, 2006.
Nguyễn Khắc Phi: Thơ văn cổ Trung Hoa – Mảnh đất quen mà lạ, Nxb Giáo dục, H.1999.
Nguyễn Tuyết Hạnh: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1996.
Nguyễn Quảng Tuân: Những bài dịch Đường thi đầu tiên trong văn học Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1995.
Trần Thị Băng Thanh: Nét tài hoa riêng của Tản Đà trong thơ dịch, Tạp chí Hán Nôm, số 2/1989.
Trần Xuân Ngọc Lan: Sách Đường thi tuyệt cú diễn ca, Tạp chí Hán Nôm, số 3/2004.
Nguyễn Xuân Diện: Khảo sát và giới thiệu các bản dịch Nôm thơ Đường trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tạp chí Hán Nôm, số 6/2006.
Dương Thùy Trang: Nghiên cứu việc dịch thuật Đường thi ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay (qua hệ thống thư mục), Niên luận sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khóa 47. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2004.
Trịnh Minh Xuân: Tìm hiểu việc nghiên cứu Đường thi qua hệ thống thư mục, Niên luận sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khóa 47. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2004.
Hoàng Tịnh Thủy: Khảo sát tư liệu dịch thơ Đường trong di sản Hán Nôm Việt Nam, Niên luận sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khóa 49. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2007.
Mạc Đình Tư: Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị, Nxb IMPR, 1927.
Thê Húc biên soạn: Bài hát Tỳ bà, Nxb Nam Việt, 151 Đại lộ La somme Saigon, 1952.
Sao Mai: Luận về Phan Huy Vịnh (Bản dịch Tỳ bà hành) và Từ Diễn Đồng (Những bài thơ Nôm), Nxb Thăng Long, 1953.
Trần Thị Băng Thanh: Một bản dịch Tỳ bà hành mới tìm được, Tạp chí Văn học, số 4/1975.
Đỗ Văn Hỷ: Phan Văn Ái với hai bản dịch Tỳ bà hành, Tạp chí Văn học, số 1/1983.
Thế Anh: Ai là người dịch bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Tạp chí Hán Nôm, số 3/1994.
Thế Anh: Lại thêm một bản dịch Trường hận ca, Tạp chí Hán Nôm, số 2/1995.
Phương Lựu: Góp vào bài giảng Tỳ bà hành, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5/1996.
Phương Lựu: Vài suy nghĩ nhân đi tìm ảnh hưởng của Trường hận ca và Tỳ bà hành trong thơ ca nước nhà, Tạp chí Văn học, số 7/1996.
Phạm Hồ: Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và các bản dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3/1997.
Nguyễn Hùng Vĩ: Đôi ý về Tỳ bà hành (góp ý với ông Phạm Hồ), Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 5/1997.
Hồ Sĩ Hiệp biên soạn: Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2003.
Nguyễn Xuân Diện: Thêm một văn bản phóng tác Truyện Tỳ bà vừa phát hiện, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2003.
Nguyễn Thị Hường: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam, Niên luận sinh viên chuyên ngành Văn học khóa 49. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2007.
Trần Thanh Đạm: Chùa Hàn San với bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, Tạp chí Vạn Hạnh, số 12/1966.
Mai Quốc Liên: Về bài thơ Phong Kiều dạ bạc, Báo Văn nghệ, số 10/1993.
Hoài Anh: Nên hiểu về bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế như thế nào, Báo Văn nghệ, số 13/1995.
Nguyễn Thu Hương: Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, lớp Sư phạm ngữ văn khóa 47. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2006.
Phan Văn Các: Bài thơ Đường Hoàng Hạc lâu và những bản dịch tiếng Việt, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1/1996.
Trần Đắc Thọ: Tư liệu mới về một bài thơ Đường nổi tiếng, Tạp chí Hán Nôm, số 3/1997.
Nguyễn Quảng Tuân: Đến Hàn San tự để tìm hiểu bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2002.
Nguyễn Cảnh Phức: Một cách tiếp cận bài thơ Phong Kiều dạ bạc, Tạp chí Hán Nôm, số 5/2004.
Nguyễn Tất Phan: Nói thêm về bài thơ Phong Kiều dạ bạc, Báo Văn nghệ, số 29/2004.
Kiều Thu Hoạch: Lại bàn về bài thơ gây xôn xao dư luận ngàn đời, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2005.
Phan Ngọc Anh – Ngô Quyền: Phong Kiều dạ bạc – Bút pháp tài hoa của Trương Kế, Báo Giáo dục và thời đại, số 78/2005.
Vũ Quốc Anh: Văn học nước ngoài trong chương trình môn Văn trường trung học phổ thông, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1/1996.
Mạnh Thị Minh: Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, lớp Sư phạm ngữ văn khóa 48. Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2007.
Lưu Đức Trung chủ biên: Hợp tuyển văn học châu Á, Tập 1, Văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.1999.
Trương Chính, Phan Nghệ biên soạn: Văn học Trung Quốc – Tư liệu tham khảo, tập 2 (Từ văn học Ngụy Tấn đến văn học Tống), Nxb Giáo dục, H.1963.
Tản Đà dịch: Thơ Đường, Nguyễn Quảng Tuân biên soạn, Nxb Văn học, H.2003.
Trần Trọng Kim tuyển dịch: Đường thi, Nxb Văn hóa Thông tin, H.1995.
Nam Trân tuyển dịch: Thơ Đường (Hai tập), Nxb Văn học, H.1962.
Nhiều người dịch: Thơ Đỗ Phủ, Nxb Văn học, H.1962.
Nhượng Tống dịch: Thơ Đỗ Phủ, Nxb Văn hóa - Thông tin, H. 1996.
Khương Hữu Dụng dịch: Thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, 1996.
Phan Ngọc: Đỗ Phủ - nhà thơ dân đen, Nxb Đà Nẵng, 1990.
Phan Ngọc: Đỗ Phủ - nhà thơ Thánh với hơn một nghìn bài thơ, Nxb Văn hóa Thông tin – Trung Tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001.
Ngô Văn Phú: Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội Nhà Văn, H.1996.
Ngô Văn Phú: Thiên gia thi toàn tập, Nxb Hội Nhà Văn, H.1998.
Ngô Văn Phú dịch: Đường thi tam bách thủ, Nxb , H. . Nguyên bản tiếng Trung: Hành Đường Thoái Sĩ (đời Thanh) biên tuyển: Đường thi tam bách thủ, Hoằng Trưng dịch tích (dịch ra tiếng Hán hiện đại và phân tích), Ly Giang Xuất bản xã, xuất bản lần thứ 2 năm 1995, in lần thứ 5 năm 1999.
Ngô Văn Phú: Thơ Bạch Cư Dị, Nxb , H.
TIẾNG TRUNG
黄霖主编:《20世纪中国古代文学研究史:诗歌卷》,东方出版中心,2006年1月第1版第1次印刷。
黄霖(复旦大学中国古代文学研究中心主任教授):《中国古代文学研究百年反思》,《复旦学报:社会科学版》,2005年第5期;页号:68-79。
许总(江苏社会科学院研究员):《唐诗研究的世纪回顾》,《东南大学学报:哲学社会科学版》,2000年8月第2卷第3期,原刊页号:122-128。
陈伯海(上海社会科学研究院文学研究所研究员):《二十世纪隋唐五代文学研究概观》;原文出处:南京师范大学文学院学报;原刊期号:200201;原刊页号:124~130.
朱徽(四川大学外国语学院教授):《唐诗在美国的翻译与接受》,原文出处:四川大学学报:哲社版;原刊地名:成都;原刊期号:200404;原刊页号:84~89.
吳结评(四川大学文学与新闻学院博士生,宜宾学院外语系副教授):《中西文论对话中的接受美学-------知音与读者反应批评》,《求索》,2005/6。
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Mỹ học tiếp nhận và khả năng ứng dụng nghiên cứu
2
0
0
0
0
2
Phác họa bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung - Việt
2
0
0
0
0
2
Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
4
1
1
0
0
6
Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
3
2
1
0
0
6
Đặc điểm tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
2
0
0
0
0
2
Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính
7
2
1
0
2
12
Tổng
20
5
3
0
2
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Sinh viên chuẩn bị
Nội dung 1: Mỹ học tiếp nhận và khả năng ứng dụng nghiên cứu (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
- Mỹ học tiếp nhận và khả năng ứng dụng nghiên cứu
+ Mỹ học tiếp nhận:
+ Khả năng ứng dụng nghiên cứu:
- Đọc Học liệu 6.1: số 5 (phần Mỹ học tiếp nhận, trang 91-145).
- Đọc Học liệu 6.2 số 10,11, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27.
Nội dung 2: Phác họa bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung - Việt (Tuần 2)
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
- Phác họa bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung - Việt
+ Bối cảnh giao lưu văn hóa:
+ Bối cảnh giao lưu văn học:
+ Nguyên do của việc tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam:
- Đọc Học liệu 6.1: số 1, 2.
- Đọc Học liệu 6.2 số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 14, 15, 29, 30, 31, 32, 33, 34.
Nội dung 3: Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (Tuần 3, 4, 5)
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
- Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
+ Về thời điểm tiếp nhận:
- Đọc Học liệu 6.1: số 1, 2.
- Đọc Học liệu 6.2 số 1, 2, 3, 12, 13, 14, 16, 17, 22, 29, 47, 48, 49, 50, 92, 93, 94, 95, 96, 97.
TUẦN 4
Lí thuyết
1 giờ
- Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (tiếp)
+ Quá trình tiếp nhận:
- Đọc Học liệu như tuần 3
Bài tập
1 giờ
- Bài tập: Xác lập tiêu chí đánh dấu việc tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam.
TUẦN 5
Lí thuyết
1 giờ
- Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (tiếp)
+ Quá trình tiếp nhận:
- Đọc Học liệu như tuần 3
Thảo luận
1 giờ
- Thảo luận: Ý kiến của các nhà nghiên cứu về thời điểm tiếp nhận Đường thi tại VN.
Nội dung 4: Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (Tuần 6, 7, 8)
TUẦN 6
Lí thuyết
2 giờ
- Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
+ Tiếp nhận quan niệm văn học và tư duy thẩm mỹ:
+ Tiếp nhận thể loại, thể tài:
- Đọc Học liệu 6.1: số 1, 2.
- Đọc Học liệu 6.2 số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11, 12, 13, 14, 16, 17, 24, 25, 26, 27, 28.
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
- Bài tập: Kiểm tra lấy điểm giữa kỳ. Nội dung: tiếp nhận thể loại, thể tài của tác giả Việt Nam đối với Đường thi.
Đọc Học liệu như tuần 6.
TUẦN 8
Lí thuyết
1 giờ
- Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (tiếp)
+Tiếp nhận ngôn ngữ văn học:
+Tiếp nhận tác gia-tác phẩm kiểu mẫu:
Đọc Học liệu như tuần 6.
Thảo luận
1 giờ
- Thảo luận: So sánh việc tiếp nhận thơ Đường ở thơ ca trung đại và Thơ Mới của Việt Nam.
Nội dung 5: Đặc điểm tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam (Tuần 9)
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
- Đặc điểm tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam
+ Mô phỏng:
+ Sáng tạo:
- Đọc Học liệu 6.1: số 1, 2.
- Đọc Học liệu 6.2 số 1, 2, 3, 4, 5, 11, 12, 13, 14, 16, 17, 24, 25, 26, 27, 47, 48, 49, 50.
Nội dung 6: Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam) (Từ tuần 10 đến tuần 15)
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
- Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam)
+ Khảo sát qua sách giáo khoa phổ thông
Đọc Học liệu 6.2 số 76, 77.
TUẦN 11
Tự học
2 giờ
- Tìm đọc tài liệu lý luận, chuyên luận và các bài tạp chí ở Học liệu 6.2: ghi chép thu hoạch về: ý thức vận dụng mỹ học tiếp nhận ở Việt Nam và kết quả nghiên cứu.
- Sưu tầm tư liệu về bài Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du.
Đọc Học liệu 6.2 từ số 1 đến số 32.
TUẦN 12
Lí thuyết
2 giờ
- Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam)
+ Khảo sát qua dịch phẩm thơ Đường
Đọc Học liệu 6.2 số 43, 44, 45, 46, 47, 50, và các số từ 51 đến 75, các số từ 78 đến 91.
TUẦN 13
Bài tập
2 giờ
- Bài tập: Vận dụng phương pháp và kết quả nghiên cứu tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam để tìm hiểu việc tiếp nhận một số bài thơ Đường tại Việt Nam như: Vọng Lư Sơn bộc bố (Lý Bạch), Hoàng Hạc lâu (Thôi Hạo) v.v.
Đọc Học liệu như tuần 12
TUẦN 14
Lí thuyết
2 giờ
- Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam)
+ Khảo sát qua tác phẩm văn học
Đọc Học liệu 6.2 số 1, 2, 3, 4, 5, 24, 25, 26, 37, 39, 41, 43, 44.
TUẦN 15
Thảo luận
1 giờ
- Thảo luận: Tiếp nhận thơ Đường qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du và các cách diễn dịch bài thơ này ở Việt Nam.
Đọc Học liệu 6.2: số 3,4,5 và các tài liệu sưu tầm được trong giờ tự học ở tuần 11.
Lí thuyết
1 giờ
- Giải đáp – ôn tập.
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để cộng thêm điểm cho bài kiểm tra.
Nội dung tự học phải có kết quả cụ thể bằng văn bản nộp cho giảng viên.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
- Làm bài tập
- Kết quả tự học
20%
(2 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
Kiểm tra giữa môn
Bài viết 60 phút tại lớp
20%
(2điểm)
Thi hết môn
Áp dụng 1 trong 2 hình thức: thi viết hoặc làm tiểu luận.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
Bài tập
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
Trần Thúc Việt
GIẢNG VIÊN
Phạm Ánh Sao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3034_tiep_nhan_tho_duon.doc