a) Nhân vật: Là nhân vật chức năng. Nhân vật điển hình cho từng loại người
- Đứa trẻ mồ côi: Tấm Cám
- Nhân vật xấu xí mà tài ba: Sọ Dừa, Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc
- Anh cả em út: Cây khế (Việt), Núi vàng núi bạc (Chàm)
- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh
b) Kết cấu: Trực tuyến
c) Thời gian nghệ thuật: Quá khứ xa xôi
d) Không gian nghệ thuật: Phiếm định
e) Ngôn ngữ:
- Văn xuôi + Văn vần
- Ngôn ngữ tác phẩm và ngôn ngữ người kể chuyện: ở Việt Nam , ở Nga, ở Ba Tư.
- Những công thức ngôn ngữ thường lặp lại: Mở đầu, tạo hình nhân vật, kết thúc
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Đề cương môn học thi pháp văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN
(Poetics of Folk Literature)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
GS.TS. Lê Chí Quế
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN
(Poetics of Folk Literature)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Lê Chí Quế
Chức danh: Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0912542491
Email: lechique2004@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Sưu tầm văn học dân gian, loại hình học văn học dân gian, folklore lí thuyết, phân vùng văn học dân gian, văn học dân gian so sánh, văn học dân gian hiện đại.
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Thi pháp văn học dân gian
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học dân gian Việt Nam
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 24
Làm bài tập trên lớp : 03
Thảo luận : 02
Thực hành : 0
Tự học xác định : 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Nắm được những vấn đề chung về thi pháp học, thi pháp văn học và quan trọng nhất là đặc trưng của thi pháp văn học dân gian, tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian trên thế giới và ở Việt Nam.
Nắm được đặc trưng thi pháp từng thể loại văn học dân gian Việt Nam.
Kĩ năng:
Vận dụng lý thuyết thi pháp học và đặc trưng thi pháp văn học dân gian để khám phá vẻ đẹp độc đáo của một tác phẩm văn học dân gian Việt Nam.
Thái độ:
Tiếp thu bài giảng một cách năng động và sáng tạo. Đối chiếu nội dung nghe giảng với kiến thức đã học, đã đọc và đang suy nghĩ để tìm ra cái mới của bài giảng. Chuẩn bị câu hỏi để tham gia thảo luận trên lớp hoặc sinh hoạt nhóm
Tóm tắt nội dung môn học
Thi pháp là cơ chế vận hành, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Khoa học này được áp dụng cả trong văn học viết và cả trong văn học dân gian. Tuy nhiên một tác phẩm văn học với tư cách là đối tượng nghiên cứu của thi pháp văn học (viết) tồn tại tương đối tĩnh. Còn một tác phẩm văn học dân gian thường tồn tại trong trạng thái động. Vì vậy nhiệm vụ của người giảng thi pháp văn học dân gian là làm cho sinh viên hiểu được sự vận hành của những yếu tố động đó để tạo nên tác phẩm văn học dân gian.
Nội dung chi tiết môn học
Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về thi pháp văn học dân gian
1.1. Những khái niệm chung
Những vấn đề thi pháp học
Những vấn đề thi pháp văn học
Những đặc trưng thi pháp văn học dân gian
1.2. Lịch sử nghiên cứu thi pháp văn học dân gian
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian trên thế giới
Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Thi pháp học và vận dụng nó vào trong nghiên cứu văn học nói chung, trong đó có văn học dân gian là Arixtôt (384–322 trCN). Ở đó ông đã tiến hành phân loại văn học, trong đó có thể loại sử thi. Ông cũng phân tích cốt truyện và các yếu tố tạo nên tác phẩm.
Những bình diện thi pháp của văn học dân gian được trình bày khá cụ thể trong các luận điểm của trường phái Văn hóa Phần Lan, đặc biệt là sự vận dụng của Anti Acnơ (1867 - 1925) trong việc xây dựng bảng tra cứu các truyện kể dân gian in ở FFC – 1910.
Việc nghiên cứu các típ và môtíp được GS.Stith Thompson người Mỹ kế tục và phát triển trong các công trình The types of Folktale, A Classification and Biblography (1961) và Motif: Index of Folk–Literature.
Trong việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian thế giới người ta thường nhắc đến Prop (1895 – 1970) với các công trình nghiên cứu về chức năng nhân vật hành động của truyện cổ tích thần kỳ các công trình nghiên cứu về sử thi.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu văn học dân gian trong lĩnh vực thi pháp cũng nhắc đến Dundes – GS trường ĐH Berkley bang California trong công trình Structural Typology in North American Indian Folktale.
1.2.2. Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam
Khoa Văn học dân gian ở Việt Nam mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 20. Những công trình liên quan đến thi pháp văn học dân gian cũng bắt đầu từ đó.
Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1958) của cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi có phần khảo dị. Nó tạo điều kiện cho sự nghiên cứu, so sánh truyện cổ tích ở các địa phương trong nước và giữa Việt Nam với các nước khác.
Những vấn đề thi pháp văn học dân gian được thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu của cố giáo sư Đinh Gia Khánh Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua việc nghiên cứu truyện Tấm Cám (NXB Văn học. 1968, tái bản 1999). Cuốn sách này sưu tập hàng chục dị bản về kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam, đã hệ thống hoá các kiểu truyện mang số 510 theo hệ thống A – T của thế giới và đã viết tiểu luận gần 100 trang theo thi pháp học. Cũng như Juliut Cron ông đã khái quát rằng truyện cổ tích vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Giống như Cac Cron, ông chỉ ra tính địa phương và tính quốc gia của tác phẩm văn học dân gian. Ông còn nêu lên chủ đề phong tục và chủ đề đấu tranh xã hội. Như PGS Chu Xuân Diên đã nhận xét rằng ông đứng ở góc độ của người nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian. Nhưng dưới góc độ thi pháp học chúng ta nhận thấy ông có những đóng góp rất đáng quý.
Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam là nhà giáo Lê Kinh Thiên trong bài báo Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết (Tạp chí Văn học, số 1. 1998). Ông viết: “Trong mấy chục năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi, bản chất xã hội và giá trị nhiều mặt của văn học dân gian đã được làm sáng tỏ. Nhưng cho tới nay chúng ta vẫn chưa dựng lại được bức tranh chung của lịch sử văn học dân gian Việt Nam trong đó có lịch sử ra đời, phát triển của các hình thức nghệ thuật và các nguyên tắc thẩm mỹ. Khái niệm Thi pháp văn học dân gian cũng chưa được bàn tới… Trong hoàn cảnh như vậy mà muốn phát biểu những quan niệm lý thuyết về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết một cách nghiêm túc và có hệ thống thật là khó tránh khỏi những sai lầm thiếu sót”.
Người trực tiếp đặt vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học dân gian là PGS Chu Xuân Diên trong bài báo Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian đăng trên Tạp chí Văn học số 5. 1981 và in lại trong sách Văn hoá dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại (NXB Giáo dục 2001, tr.87 – 98). ở đó ông nêu lên nội dung của khái niệm thi pháp văn học dân gian và sự cần thiết phải nghiên cứu nó.
Công trình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian kỹ nhất là cuốn Thi pháp ca dao của GS. TS Nguyễn Xuân Kính (NXB KHXH. 1992, in lại NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2004).
Phần 2: Đặc trưng thi pháp một số thể loại văn học dân gian Việt Nam
2.1. Thi pháp truyền thuyết
2.1.1. Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam
Trước 1990: Không được nghiên cứu và giảng dạy như một thể loại văn học dân gian riêng biệt
Từ 1990: Truyền thuyết được nghiên cứu và giảng dạy như một thể loại văn học dân gian Việt Nam
2.1.2. Bản chất thể loại
2.1.3. Nhân vật truyền thuyết
Các vị vua lập quốc:
Hùng Vương dựng nước
An Dương Vương với âm vang cuối cùng của bản hùng ca dựng nước và màn mở đầu của tấn bi kịch nước mất nhà tan
Những anh hùng chống ngoại xâm
Bà Trưng
Bà Triệu
Lê Lợi
Những thủ lĩnh chống phong kiến
Nam Cường
Quận He Nguyễn Hữu Cầu
Danh nhân văn hóa
Chu Văn An: Sự tích đầm Mực
Nguyễn Trãi: Rắn báo oán
Nhân vật tôn giáo
Từ Đạo Hạnh: Sự tích thánh Láng
2.1.4. Phương thức xây dựng nhân vật: Phản ánh cốt lõi lịch sử và thêm hư cấu nghệ thuật thần kỳ
2.1.5 Thời gian nghệ thuật: Tương đối xác định
2.1.6. Không gian nghệ thuật: Lễ hội, di tích
2.2. Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ
2.2.1. Tình hình phân loại truyện cổ tích ở Việt Nam
Giáo trình ĐH Sư phạm Hà Nội từ 1961 đến 1980: Cổ tích thế sự, Cổ tích lịch sử, Cổ tích hoang đường
Giáo trình ĐH Tổng hợp từ 1962 đến 1972: Cổ tích thế sự, Cổ tích lịch sử
Giáo trình ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm Hà Nội từ 1990 đến nay: Cổ tích loài vật, Cổ tích thần kỳ, Cổ tích sinh hoạt
2.2.2. Thi pháp cổ tích thần kỳ
Nhân vật: Là nhân vật chức năng. Nhân vật điển hình cho từng loại người
Đứa trẻ mồ côi: Tấm Cám
Nhân vật xấu xí mà tài ba: Sọ Dừa, Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc
Anh cả em út: Cây khế (Việt), Núi vàng núi bạc (Chàm)
Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh
Kết cấu: Trực tuyến
Thời gian nghệ thuật: Quá khứ xa xôi
Không gian nghệ thuật: Phiếm định
Ngôn ngữ:
Văn xuôi + Văn vần
Ngôn ngữ tác phẩm và ngôn ngữ người kể chuyện: ở Việt Nam , ở Nga, ở Ba Tư.
Những công thức ngôn ngữ thường lặp lại: Mở đầu, tạo hình nhân vật, kết thúc
2.3. Thi pháp truyện cười
2.3.1. Cái hài và tiếng cười
2.3.2. Các cấp độ của cái hài và phân loại truyện cười
2.3.3. Tiếng cười khôi hài: Ba anh mê ngủ, Anh cận thị
2.3.4. Tiếng cười châm biếm: Tao mừng quá, Tao tưởng, Dốt hay nói chữ
2.3.5. Tiếng cười đả kích: Ông quan không mồm, Quan huyện thanh liêm, Thân bia trả nghĩa, Lỡm quan thị, Ngoạ sơn
2.3.6. Các biện pháp gây cười: Tiệm tiến, Đột biến, Phóng đại
2.3.7. Vấn đề thể loại truyện Trạng ở Việt Nam
2.3.8. Về yếu tố tục trong truyện cười
2.4. Thi pháp ca dao
2.4.1. Ca dao và dân ca
2.4.2. Các loại dân ca ở Việt Nam
2.4.3. Ca dao và tục ngữ
2.4.4. Vấn đề dị bản và bản sai trong ca dao người Việt
2.4.5. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật chàng trai – cô gái trong ca dao người Việt
2.4.6. Thời gian nghệ thuật: Hiện tại, quá khư không xa
2.4.7. Không gian nghệ thuật: Làng quê Việt Nam
2.4.8. Biểu tượng nghệ thuật: Trúc – mai, mận - đào, rồng – mây…
2.4.9. Các kiểu kết cấu: Đối lập, trần thuật, đan xen giữa đối đáp và trần thuật, trùng lặp…
2.4.10. Bình giảng một số bài ca dao theo thi pháp học:
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Mình nói dối ta mình hãy còn son
2.5. Thi pháp sử thi anh hùng
2.5.1. Bản chất thể loại
2.5.2. Vấn đề sử thi người Việt
2.5.3. Sử thi anh hùng Tây Nguyên
Hình tượng nhân vật
+ Người tù trưởng giàu mạnh
+ Người anh hùng chiến trận
+ Ước lệ, phóng khoáng
Kết cấu trần thuật
Ngôn ngữ sử thi
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. NXB Giáo dục. 1993.
N. Crápxốp: Thi pháp Folklore là gì? (Lê Chí Quế dịch từ tiếng Nga). Tạp chí Văn hoá dân gian số 3. 1986.
Chu Xuân Diên: Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian. Tạp chí Văn học dân gian. 1981.
Nguyễn Tấn Đắc: Truyện kể dân gian kể bằng Type và Motif . NXB KHXH. 2001.
Đỗ Bình Trị: Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V. Ja. Propp. NXB ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 2006.
Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao. NXB ĐH Quốc gia HN. 2004.
Học liệu tham khảo
Đỗ Bình Trị: Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục. 1999.
Nguyễn Chí Bền (chủ biên): Tổng tập văn học dân gian người Việt. Tập 8, 9 - Truyện cười. NXB KHXH. 2005.
Phạm Thu Yến: Những thế giới nghệ thuật ca dao. NXB Giáo dục. 1998.
Phan Đăng Nhật: Nghiên cứu sử thi Việt Nam. NXB KHXH. 2001.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Những khái niệm chung về thi pháp VHDG
3
0
0
0
0
3
Lịch sử nghiên cứu thi pháp VHDG
5
2
2
0
0
9
Thi pháp truyền thuyết
3
0
0
0
0
3
Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ
4
0
0
0
1
5
Thi pháp truyện cười
3
0
0
0
0
3
Thi pháp ca dao
3
1
0
0
0
4
Thi pháp sử thi anh hùng
3
0
0
0
0
3
Tổng
24
3
2
0
1
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Sinh viên chuẩn bị
Nội dung 1. Những khái niệm chung về thi pháp VHDG (Tuần 1, 2)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
- Các khái niệm thi pháp học, thi pháp văn học, thi pháp văn học dân gian. Sự giống nhau và khác nhau giữa thi pháp văn học và thi pháp văn học dân gian.
- Đọc những tài liệu lý luận về thi pháp học và thi pháp văn học dân gian
TUẦN 2
Lí thuyết
1 giờ
(Tiếp tuần 1)
(Như tuần 1)
Nội dung 2. Lịch sử nghiên cứu thi pháp VHDG (Tuần 2, 3, 4)
Lí thuyết
1 giờ
- Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian trên thế giới.
- Đọc Nghệ thuật thi ca của Arixtot và các tài liệu liên quan đến bài giảng
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
- Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian trên thế giới. (tiếp)
- Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam
- Đọc Crapxop, Chu Xuân Diên, Nguyễn Xuân Kính
TUẦN 4
Lí thuyết
2 giờ
- Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam (tiếp)
TUẦN 5
Thảo luận
2 giờ
TUẦN 6
Bài tập
2 giờ
- Nội dung đã học tuần 1, 2, 3
- Học các bài 1, 2, 3
Nội dung 3. Thi pháp truyền thuyết (Tuần 7, 8)
TUẦN 7
Lí thuyết
2 giờ
- Thi pháp truyền thuyết
- Đọc tài liệu về truyền thuyết
TUẦN 8
Lí thuyết
1 giờ
- Thi pháp truyền thuyết (tiếp)
Nội dung 4. Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ (Tuần 8, 9, 10)
Tự học
1 giờ
- Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ
- Đọc tài liệu về truyện cổ tích
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
- Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ
- Đọc tài liệu về truyện cổ tích
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
- Truyện Tấm Cám
- Đọc Đinh Gia Khánh, Chú Xuân Diên, Nguyễn Tấn Đắc…
Nội dung 5. Thi pháp truyện cười (Tuần 11, 12)
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
- Thi pháp truyện cười
- Đọc tài liệu liên quan đến truyện cười
TUẦN 12
Lí thuyết
1 giờ
- Thi pháp truyện cười (tiếp)
Nội dung 6. Thi pháp ca dao (Tuần 12, 13, 14)
Lí thuyết
1 giờ
- Thi pháp ca dao
- Đọc Nguyễn Xuân Kính, Phạm Thu Yến
TUẦN 13
Lí thuyết
2 giờ
- Thi pháp ca dao (tiếp)
TUẦN 14
Bài tập
1 giờ
- Thi pháp ca dao (tiếp)
Nội dung 7. Thi pháp sử thi anh hùng (Tuần 14, 15)
Lí thuyết
1 giờ
- Thi pháp sử thi anh hùng
- Đọc Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật
TUẦN 15
Lí thuyết
2 giờ
- Thi pháp sử thi anh hùng (tiếp)
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết 120 phút tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
Bài tập
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN
GS.TS. Lê Chí Quế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3020_thi_phap_vhdg.doc