Đề cương môn học sử thi các dân tộc ít người ở Việt Nam

Sử thi là thể loại lớn trong di sản văn học dân gian Việt Nam và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đặc trưng cơ bản của nó là có dung lượng lớn (mỗi tác phẩm dài tới hàng nghìn hoặc hàng vạn câu), phản ánh những vấn đề lớn của cộng đồng và được lưu truyền rộng r•i. Nó được hư cấu nghệ thuật một cách mĩ lệ và hoành tráng. Theo tư liệu hiện có thì trên thế giới mỗi nước chỉ lưu giữ và công bố từ một đến hai sử thi. Riêng ở các dân tộc thiểu số của Việt Nam số lượng sử thi lên tới hàng trăm. Đặc biệt Tây Nguyên là một vùng sử thi đậm đặc và đang là bảo tàng sống về diễn xướng. Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên những nội dung phong phú, những đặc trưng nghệ thuật độc đáo của sử thi Việt Nam. Cũng trong chuyên đề này, người giảng sẽ được trình bày một số nét tương đồng và khác biệt giữa sử thi Việt Nam và sử thi thế giới.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học sử thi các dân tộc ít người ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SỬ THI CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM () Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn GS.TS. Lê Chí Quế HÀ NỘI – 2007 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SỬ THI CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM () Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Lê Chí Quế Chức danh: Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0912542491 Email: lechique2004@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: Sưu tầm văn học dân gian, loại hình học văn học dân gian, folklore lí thuyết, phân vùng văn học dân gian, văn học dân gian so sánh, văn học dân gian hiện đại. Thông tin chung về môn học Tên môn học: Sử thi các dân tộc ít người ở Việt Nam Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Văn học dân gian Việt Nam và các môn học thuộc giáo trình cơ sơ dành cho sinh viên ngành Văn học. Môn học kế tiếp: Yêu cầu đối với môn học: Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lí thuyết: 24 Làm bài tập trên lớp: 03 Thảo luận: 02 Thực hành: 0 Tự học xác định: 01 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 Mục tiêu của môn học Kiến thức: - Nắm được sự phân bố và đặc điểm chung của một số loại sử thi các dân tộc ít người ở Việt Nam. - Hiểu được bản chất thể loại của sử thi. - Vận dụng lý luận để phân tích một tác phẩm sử thi cụ thể. Kĩ năng: - Cảm thụ và phân tích tinh tế văn bản sử thi - Hiểu được những yếu tố ngoài văn bản để tạo nên giá trị của sử thi như: Văn hoá mẫu hệ, phong tục nối nòi (Chuê nuê), tín ngưỡng đa thần (sùng bái cây thiêng), cách diễn xướng sử thi... Thái độ: - Tiếp thu bài giảng một cách năng động và sáng tạo. Đối chiếu nội dung nghe giảng với kiến thức đ• học, đ• đọc và đang suy nghĩ để tìm ra cái mới của bài giảng. Chuẩn bị câu hỏi để tham gia thảo luận trên lớp hoặc sinh hoạt nhóm. Tóm tắt nội dung môn học Sử thi là thể loại lớn trong di sản văn học dân gian Việt Nam và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đặc trưng cơ bản của nó là có dung lượng lớn (mỗi tác phẩm dài tới hàng nghìn hoặc hàng vạn câu), phản ánh những vấn đề lớn của cộng đồng và được lưu truyền rộng r•i. Nó được hư cấu nghệ thuật một cách mĩ lệ và hoành tráng. Theo tư liệu hiện có thì trên thế giới mỗi nước chỉ lưu giữ và công bố từ một đến hai sử thi. Riêng ở các dân tộc thiểu số của Việt Nam số lượng sử thi lên tới hàng trăm. Đặc biệt Tây Nguyên là một vùng sử thi đậm đặc và đang là bảo tàng sống về diễn xướng. Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên những nội dung phong phú, những đặc trưng nghệ thuật độc đáo của sử thi Việt Nam. Cũng trong chuyên đề này, người giảng sẽ được trình bày một số nét tương đồng và khác biệt giữa sử thi Việt Nam và sử thi thế giới. Nội dung chi tiết môn học Nội dung 1: Một số vấn đề chung về sử thi 1.1. Vấn đề thuật ngữ: - Trường ca - Bài ca - Anh hùng ca - Sử thi 1.2. Bản chất thể loại của sử thi 1.3. Vấn đề phân loại sử thi - Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng - Sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại - Sử thi sáng thế và sử thi thiết chế 1.4. Vấn đề sử thi ở Việt Nam - Vấn đề sử thi người Việt - Sử thi Mường với Mo Mường - Vấn đề sử thi Tây Nguyên Nội dung 2: Sử thi thần thoại (hay sử thi cổ sơ, sử thi sáng thế) 2.1. Giới thiệu chung - Sử thi thần thoại Mường - Sử thi thần thoại Thái - Sử thi thần thoại Mơ Nông 2.2. Nghiên cứu sử thi Đẻ đất đẻ nước (của người Mường) - Tình hình văn bản: văn bản ở Hoà Bình (1975), văn bản ở Thanh Hoá (1976) - Nội dung phản ánh: + Thế giới hỗn độn + Sự phân chia vũ trụ + Sự sinh ra con người + Có Kun và Lang + Chặt Chu, săn Moong + Đưa vua về Đồng Kỳ, Kẻ Chợ - Những vấn đề nghệ thuật: + Tính tự sự (kể chuyện) + Yếu tố thần thoại + Những nhân vật chính + Diễn xướng sử thi Đẻ đất đẻ nước - Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường với truyền thuyết thời kỳ dựng nước của người Việt. Nội dung 3: Sử thi anh hùng (hay là sử thi cổ đại, sử thi thiết chế) 3.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu sử thi anh hùng Tây Nguyên - Đam xăn (1927) - Đam di (1952) - Các sử thi khác (những năm 60 của thế kỷ XX đến nay) 3.2. Nghiên cứu sử thi Đam xăn - Quá trình sưu tầm : Sabatier, Iwang… - Các bản dịch tiếng Việt: Đào Tử Chí, Nguyễn Hữu Thấu… - Các công trình nghiên cứu: Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật… - Những vấn đề về nội dung: Chống Chuê nuê hay không, về ba nhiệm vụ của nhân vật sử thi… - Diễn xướng sử thi - Khan 3.3. Sử thi Chương Han – Khủn Chương - Văn bản: Chương Han (Sơn La), Khủn Chương (Nghệ An), Thạo Hùng, Thạo Chương (Lào, Thái Lan) - Nội dung: Chiến đấu, lấy vợ - Diễn xướng 3.4. Sử thi anh hùng Việt Nam với sử thi anh hùng các nước khác - Sử thi Hy Lạp - Sử thi Ấn Độ Học liệu Học liệu bắt buộc Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân: Đẻ đất đẻ nước, sử thi Mường. NXB KHXH. 1988. Nguyễn Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Hữu Thấu, Hà Công Tài: Đam xăn, sử thi Êđê. NXB KHXH. 1988. Học liệu tham khảo Phan Đăng Nhật (chủ biên): Khủn Chưởng, anh hùng ca Thái. NXB KHXH. 2005. Võ Quang Nhơn: Sử thi anh hùng Tây Nguyên. NXB Giáo dục. 1997. Phan Đăng Nhật: Sử thi Êđê. NXB KHXH. 1991. N. I. Niculin: Bản chất thể loại của Đẻ đất đẻ nước (Lê Chí Quế dịch từ tiếng Nga). Tạp chí Văn hoá dân gian số 1. 1987. Hình thức tổ chức dạy học Lịch trình chung Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lí thuyết Bài tập Thảo luận Một số vấn đề chung về sử thi 4 0 0 0 0 4 Sử thi thần thoại (hay sử thi cổ sơ, sử thi sáng thế) 10 2 0 0 0 12 Sử thi anh hùng (hay là sử thi cổ đại, sử thi thiết chế) 10 1 2 0 1 14 Tổng 24 3 2 0 1 30 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị Nội dung 1: Một số vấn đề chung về sử thi (Từ tuần 1 đến tuần 2) TUẦN 1 Lí thuyết 2 giờ - Những vấn đề chung về sử thi: vấn đề thuật ngữ, bản chất thể loại, phân loại - Đọc Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật TUẦN 2 Lí thuyết 2 giờ - Những vấn đề chung về sử thi: vấn đề thuật ngữ, bản chất thể loại, phân loại (Tiếp theo) - Đọc Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật Nội dung 2: Sử thi thần thoại (hay sử thi cổ sơ, sử thi sáng thế (Từ tuần 3 đến tuần 8) TUẦN 3 Lí thuyết 2 giờ - Những vấn đề về sử thi Mường, Thái, Mơ Nông - Đọc Đặng Văn Lung, Võ Quang Nhơn, Niculin TUẦN 4 Lí thuyết 2 giờ - Những vấn đề về sử thi Mường, Thái, Mơ Nông (Tiếp theo) - Đọc Đặng Văn Lung, Võ Quang Nhơn, Niculin TUẦN 5 Lí thuyết 2 giờ - Vấn đề văn bản và nội dung Đẻ đất đẻ nước - Đọc Đặng Văn Lung, Niculin TUẦN 6 Lí thuyết 2 giờ - Vấn đề văn bản và nội dung Đẻ đất đẻ nước (tiếp theo) - Nghệ thuật Đẻ đất đẻ nước, so sánh Đẻ đất đẻ nước với truyền thuyết thời kỳ dựng nước của người Việt. - Đọc Đặng Văn Lung, Niculin - Đọc Võ Quang Nhơn TUẦN 7 Lí thuyết 2 giờ - Nghệ thuật Đẻ đất đẻ nước, so sánh Đẻ đất đẻ nước với truyền thuyết thời kỳ dựng nước của người Việt. (tiếp theo) - Đọc Võ Quang Nhơn TUẦN 8 Bài tập 2 giờ - Về Đẻ đất đẻ nước - Đọc tác phẩm và các sách nghiên cứu về Đẻ đất đẻ nước Nội dung 3: Sử thi anh hùng (hay là sử thi cổ đại, sử thi thiết chế) (Từ tuần 9 đến tuần 15) TUẦN 9 Lí thuyết 2 giờ - Sử thi anh hùng. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu sử thi Đam xăn - Đọc Nguyễn Văn Hoàn, Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn TUẦN 10 Lí thuyết 2 giờ - Những vấn đề nội dung của sử thi Đam xăn. - Đọc nghiên cứu của Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật TUẦN 11 Lí thuyết 1 giờ - Những vấn đề nội dung của sử thi Đam xăn - Đọc nghiên cứu của Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật Bài tập 1 giờ TUẦN 12 Lí thuyết 2 giờ - Nghệ thuật của sử thi Đam xăn - Đọc nghiên cứu của Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật TUẦN 13 Lí thuyết 2 giờ - Sử thi Chương Han – Khủn Chương. - Đọc nghiên cứu của Phan Đăng Nhật TUẦN 14 Lí thuyết 1 giờ - Sử thi Chương Han – Khủn Chương. (tiếp theo) Tự học 1 giờ TUẦN 15 Thảo luận 2 giờ - Về sử thi Tây Nguyên. - Đọc một số sử thi Tây Nguyên Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận 10% (1 điểm) 9.2. Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 20% (2điểm) 3. Thi hết môn Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì. 60% (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) Câu hỏi và bài tập Câu hỏi Bài tập Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN GS.TS. Lê Chí Quế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3027_su_thi_cac_dan_toc_it_nguo.doc
Tài liệu liên quan