8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kì.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương môn học phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC
(Methodology of Research and Teaching Literature)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
PGS.TS. Đoàn Đức Phương
HÀ NỘI – 2007
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC
(Methodology of Research and Teaching Literature)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Đoàn Đức Phương
Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.5650229 -0912038719
Email: phuongdd@vnu.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận văn học, Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học, Xã hội học nghệ thuật
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Tự chọn
Môn học tiên quyết:
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 18
Làm bài tập trên lớp : 02
Thảo luận : 02
Thực hành : 06
Tự học xác định : 02
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Sinh viên đạt được những kiến thức cơ bản về nghiên cứu văn học và giảng dạy văn học, những vấn đề lý thuyết, những thao tác thực hành, cho sinh viên ngữ văn, cho những người nghiên cứu, giảng dạy văn học.
Kĩ năng:
Nắm vững và ứng dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu, các phương pháp giảng dạy văn học vào những trường hợp cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Thái độ:
Biết phân tích, đánh giá, giảng dạy, nghiên cứu các hiện tượng văn học một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, góp phần tác động tích cực vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung môn học là những kiến thức, những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu văn học. Nội dung chính: tổng quan về các khái niệm cơ sở (phương pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu văn học); các phương pháp nghiên cứu văn học (các phương pháp chung; các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học: trào lưu, tác giả, tác phẩm, nhân vật); các thủ pháp, kỹ thuật trong tổ chức, thực hiện bài nghiên cứu văn học. Gắn nghiên cứu với giảng dạy văn học. Giúp người học nắm vững những kiến thức, những kỹ năng cơ bản trong giảng dạy văn học, đặc biệt là phương pháp dạy các bài học cụ thể (dạy bài văn học sử, dạy bài tác phẩm văn học, dạy bài lý luận văn học).
Nội dung chi tiết môn học
Bài 1. Đại cương về phương pháp nghiên cứu văn học
I. Các khái niệm cơ sở
1. Khái niệm “phương pháp”
2. Khái niệm “phương pháp nghiên cứu khoa học”
3. Khái niệm “phương pháp nghiên cứu văn học”
II. Phân loại các phương pháp nghiên cứu văn học
1. Nhóm các phương pháp cận cảnh
2. Nhóm các phương pháp tổng quan
3. Nhóm các phương pháp trung dung
Bài 2. Các phương pháp nghiên cứu văn học
I. Các phương pháp nghiên cứu chung
1. Phương pháp thực chứng
2. Phương pháp hình thức
3. Phương pháp hiện tượng học
4. Phương pháp ký hiệu học
5. Phương pháp cấu trúc
6. Phương pháp trực giác
7. Phương pháp tâm lý học
8. Phương pháp giải thích học
9. Phương pháp xã hội học
10. Phương pháp tiểu sử
11. Phương pháp lịch sử - xã hội
12. Phương pháp so sánh
13. Phương pháp mỹ học
14. Phương pháp loại hình
15. Phương pháp hệ thống
16. Phương pháp thi pháp học
II. Các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học
1. Phương pháp nghiên cứu trào lưu văn học
2. Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
3. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học
4. Phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học
Bài 3. Tổ chức, thực hiện bài nghiên cứu văn học
I. Tổ chức cấu trúc theo loại hình công trình nghiên cứu văn học
1. Công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường (báo cáo khoa học; niên luận; khóa luận; luận văn; luận án)
2. Công trình nghiên cứu văn học phổ biến xã hội (bài đăng báo, tạp chí; sách biên soạn chung nhiều tác giả; chuyên luận của một tác giả)
II. Các thủ pháp, kỹ thuật nghiên cứu văn học
1. Tổ chức, đặt tên các tiểu mục
2. Cấu tạo đoạn văn, chuyển đoạn
3. Chọn, phân tích dẫn chứng
4. Kỹ năng lập luận
5. Ngôn ngữ nghiên cứu văn học
6. Vận dụng kỹ thuật, kỹ xảo của các ngành khoa học, nghệ thuật khác
Bài 4. Đại cương về phương pháp giảng dạy văn học
I. Tiếp nhận văn học và học văn
1. Tiếp nhận văn học
2. Học văn trong nhà trường
II. Các phương pháp giảng dạy văn học
1. Phương pháp đọc - hiểu
2. Phương pháp diễn giảng
3. Phương pháp đàm thoại
4. Phương pháp trực quan
5. Phương pháp nêu vấn đề
Bài 5. Phương pháp dạy các bài học cụ thể
I. Dạy bài văn học sử
1. Đặc điểm kiểu bài
2. Phương pháp giảng dạy
II. Dạy bài tác phẩm văn học
1. Dạy tác phẩm tự sự
2. Dạy tác phẩm trữ tình
3. Dạy tác phẩm kịch
III. Dạy bài lý luận văn học
1. Lý luận văn học trong nhà trường
2. Phương pháp giảng dạy
3. Thiết kế bài giảng
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Nguyễn Văn Dân. Phương pháp luận nghiên cứu văn học. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. 2004.
Phan Trọng Luận (chủ biên). Phương pháp dạy học văn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 1999.
Học liệu tham khảo
Arixtot. Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hoá - Nghệ thuật. Hà Nội. 1964.
Heghen. Mỹ học. NXB Văn học. Hà Nội. 1999.
Lưu Hiệp. Văn tâm điêu long. NXB Văn học. Hà Nội. 1999.
G. N. Pospelop. Dẫn luận nghiên cứu văn học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1985.
M. B. Khrapchenco. Những vấn đề lý luận về phương pháp luận nghiên cứu văn học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2002.
Phương Lựu. Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1999.
Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1996.
Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương. Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ. NXB Giáo dục. 1995.
Nguyễn Văn Dân. Nghiên cứu văn học - lý thuyết và ứng dụng. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1999.
Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1977.
Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn dạy văn. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2001.
Lê Phước Lộc. Giáo trình lý luận dạy học cho các môn học. Đại học Cần Thơ. 1997.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Đại cương về phương pháp nghiên cứu văn học
2
0
0
0
0
2
Các phương pháp nghiên cứu văn học
5
1
0
2
0
8
Tổ chức, thực hiện bài nghiên cứu văn học
2
0
1
0
1
4
Đại cương về phương pháp giảng dạy văn học
5
1
0
0
0
6
Phương pháp dạy các bài học cụ thể
4
0
1
2
1
8
Nội dung dự phòng
0
0
0
2
0
2
Tổng
18
2
2
6
2
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Nội dung 1: Đại cương về phương pháp nghiên cứu văn học (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết 2 giờ
* Đại cương về phương pháp nghiên cứu văn học
* Nắm được các khái niệm cơ sở: phương pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu văn học
* Hiểu được sự phân loại các phương pháp nghiên cứu văn học (các nhóm PP: cận cảnh, tổng quan, trung dung)
Chú ý các tài liệu số 1 (giáo trình) và 4, 5, 6, 7, 9 (tham khảo)
Nội dung 2: Các phương pháp nghiên cứu văn học (Tuần 2, 3, 4, 5)
TUẦN 2
Lí thuyết 2 giờ
* Các phương pháp nghiên cứu chung
* Nắm được các PPNCVH:
- PP thực chứng
- PP hình thức
- PP hiện tượng học
- PP ký hiệu học
- PP cấu trúc
- PP trực giác
- PP tâm lý học
- PP giải thích học
- PP xã hội học
- PP tiểu sử
Chú ý các tài liệu số 1 (giáo trình) và 4,5,6,7,9 (tham khảo)
TUẦN 3
Lí thuyết 1 giờ
* Các phương pháp nghiên cứu chung
* Nắm được các PPNCVH:
- PP lịch sử - xã hội
- PP so sánh
- PP mỹ học
- PP loại hình
- PP hệ thống
- PP thi pháp học
Chú ý các tài liệu số 1 (giáo trình) và 4,5,6,7,9 (tham khảo)
Bài tập
1 giờ
* Bài tập về phân loại các PPNCVH
* Nắm vững đặc trưng từng nhóm PPNCVH
* Tìm những bài NCVH cụ thể cho từng nhóm PPNCVH
TUẦN 4
Lí thuyết 1 giờ
* Các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học
* Nắm được các PPNCVH:
- PPNC trào lưu VH; - PPNC tác giả VH
Chú ý các tài liệu số 1 (giáo trình) và 4,5,6,7,9 (tham khảo)
Thực hành
1 giờ
* Thực hành nghiên cứu VH theo các PP đã học
* Làm bài thực hành nghiên cứu VH lãng mạn 1930 – 1945.
* Tìm vấn đề/tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu
TUẦN 5
Lí thuyết 1 giờ
* Các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học
* Nắm được các PPNCVH:
- PPNC tác phẩm VH; - PPNC nhân vật VH
Chú ý các tài liệu số 1 (giáo trình) và 4,5,6,7,9 (tham khảo)
Thực hành
1 giờ
* Thực hành nghiên cứu VH theo các PP đã học
* Làm bài thực hành nghiên cứu VH hiện thực phê phán 1930 – 1945.
* Tìm vấn đề/tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu
Nội dung 3: Tổ chức, thực hiện bài nghiên cứu văn học (Tuần 6, 7)
TUẦN 6
Lí thuyết 1 giờ
* Tổ chức cấu trúc theo loại hình công trình NCVH
* Nắm được cách thức tổ chức từng loại công trình NCVH (trong nhà trường; phổ biến xã hội)
Chú ý các tài liệu tham khảo số 4, 7, 9.
Thảo luận
1 giờ
* Thảo luận về tổ chức bài NCVH
* Thảo luận để thống nhất cách thức tổ chức tối ưu với từng loại công trình NCVH
* Xác lập khung cấu trúc các loại công trình NCVH trong nhà trường.
TUẦN 7
Lí thuyết 1 giờ
* Các thủ pháp, kỹ thuật NCVH
* Nắm được các thủ pháp, kỹ thuật NCVH
Chú ý các tài liệu tham khảo số 4,7,9.
Tự học
1 giờ
* Làm bài tập về thủ pháp, kỹ thuật NCVH
* Ôn lại các phương pháp NCVH
* Vận dụng được các thủ pháp, kỹ thuật đã học vào NCVH
* Nắm vững các PPNC đã học
* Đọc kỹ tài liệu số 1 (giáo trình) và bài giảng ở lớp
Nội dung 4: Đại cương về phương pháp giảng dạy văn học (Tuần 8, 9, 10)
TUẦN 8
Lí thuyết 2 giờ
* Tiếp nhận văn học và học văn
* Nắm được quá trình tiếp nhận văn học
* Thấy được những vấn đề của việc học văn trong nhà trường
Chú ý các tài liệu số 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
TUẦN 9
Lí thuyết 2 giờ
* Các phương pháp giảng dạy văn học
* Nắm được các PPGDVH:
- PP đọc - hiểu
- PP diễn giảng
- PP đàm thoại
Chú ý tài liệu 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
TUẦN 10
Lí thuyết 1 giờ
* Các phương pháp giảng dạy văn học
* Nắm được các PPGDVH:
- PP trực quan
- PP nêu vấn đề
Chú ý tài liệu 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
Bài tập
1 giờ
* Bài tập lý thuyết về tiếp nhận văn học và học văn
* Thấy rõ những yêu cầu cơ bản của tiếp nhận văn học và học văn, từ đó định hướng đúng PPGDVH
* Xem lại bài giảng ở tuần 8
Nội dung 5: Phương pháp dạy các bài học cụ thể (Tuần 11, 12, 13, 14)
TUẦN 11
Lí thuyết 1 giờ
* Phương pháp dạy các bài học cụ thể
* Nắm vững đặc điểm kiểu bài văn học sử
* Hiểu được và ứng dụng tốt PP dạy bài văn học sử
Chú ý các tài liệu số 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
Thực hành
1 giờ
* Thực hành phương pháp giảng dạy văn học
* Vận dụng các PPGDVH đã học để dạy bài học cụ thể trong SGK trung học phổ thông
* Chọn bài học trong SGK THPT
TUẦN 12
Lí thuyết 1 giờ
* Phương pháp dạy các bài học cụ thể
* Nắm vững đặc điểm kiểu bài, hiểu được và ứng dụng tốt PP dạy bài tác phẩm văn học: Dạy tác phẩm tự sự; Dạy tác phẩm trữ tình
Chú ý các tài liệu số 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
Thực hành
1 giờ
* Thực hành phương pháp giảng dạy văn học
* Vận dụng các PPGDVH đã học để dạy bài học cụ thể trong SGK trung học phổ thông
* Chọn bài học trong SGK THPT
TUẦN 13
Lí thuyết 1 giờ
* Phương pháp dạy các bài học cụ thể
* Lý luận văn học trong nhà trường
* Nắm vững đặc điểm kiểu bài, hiểu được và ứng dụng tốt PP dạy tác phẩm kịch
* Hiểu được việc dạy và học môn lý luận văn học trong nhà trường
Chú ý tài liệu 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
Thảo luận
1 giờ
* Thảo luận về phương pháp giảng dạy văn học
* Tìm được PPGD thích hợp cho bài học/hiện tượng văn học cụ thể
* Xem lại bài giảng về các PPGDVH
TUẦN 14
Lí thuyết 1 giờ
* Phương pháp dạy các bài học cụ thể
* Nắm vững đặc điểm kiểu bài, hiểu được và ứng dụng tốt PPGD bài lý luận văn học
Chú ý tài liệu 2 (giáo trình) và 10, 11, 12 (tham khảo)
Tự học
1 giờ
* Làm bài tập về phương pháp giảng dạy văn học
* Ôn lại các phương pháp giảng dạy VH
* Vận dụng các PPGDVH đã học để dạy bài học cụ thể trong SGK trung học phổ thông
* Nắm vững các PPGDVH đã học
* Chọn bài học trong SGK THPT * Đọc kỹ tài liệu 2 (giáo trình) và bài giảng ở lớp về PGDVH
Nội dung 6: Dự phòng (Tuần 15)
TUẦN 15
Thực hành 2 giờ
* Tổng kết, rút ra một số hệ quả thiết thực và liên hệ với thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam.
* Có những bài học bổ ích cho mỗi cá nhân và biết ứng dụng linh hoạt những lý thuyết đã học vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học.
* Ôn tập
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kì.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết 120 phút tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
(Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ…)
1. Thế nào là phương pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu văn học?
2. Việc phân loại các PPNCVH dựa trên căn cứ nào? Phân tích đặc trưng của từng nhóm PPNCVH: nhóm các phương pháp cận cảnh; nhóm các phương pháp tổng quan; nhóm các phương pháp trung dung.
3. Trình bày đặc điểm, cách thức (có ví dụ minh họa) của từng phương pháp nghiên cứu chung: PP thực chứng; PP hình thức; PP hiện tượng học; PP ký hiệu học; PP cấu trúc; PP trực giác; PP tâm lý học; PP giải thích học; PP xã hội học; PP tiểu sử; PP lịch sử - xã hội; PP so sánh; PP mỹ học; PP loại hình; PP hệ thống; PP thi pháp học.
4. Trình bày đặc điểm, cách thức (có ví dụ minh họa) của từng phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học: PPNC trào lưu văn học; PPNC tác giả văn học; PPNC tác phẩm văn học; PPNC nhân vật văn học.
5. Nêu cách thức tổ chức, thực hiện từng loại công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường: báo cáo khoa học, niên luận, khóa luận, luận văn , luận án.
6. Nêu cách thức tổ chức, thực hiện từng loại công trình nghiên cứu văn học phổ biến xã hội: bài đăng báo, tạp chí; sách biên soạn chung nhiều tác giả; chuyên luận của một tác giả.
7. Trình bày các thủ pháp, kỹ thuật NCVH (có ví dụ minh họa).
8. Phân tích bản chất của tiếp nhận văn học và làm rõ vấn đề học văn trong nhà trường.
9. Nêu vắn tắt yêu cầu với từng PP giảng dạy văn học: PP đọc - hiểu; PP diễn giảng; PP đàm thoại; PP trực quan; PP nêu vấn đề.
10. Trình bày PP dạy các bài học cụ thể: dạy bài văn học sử; dạy bài tác phẩm văn học; dạy bài lý luận văn học.
Bài tập
(Bài tập dùng làm bài tập ở nhà, làm bài giữa kỳ hoặc tham khảo để ôn thi cuối kỳ)
Vận dụng lý thuyết đã học để thực hành nghiên cứu/ giảng dạy một hiện tượng văn học cụ thể (theo yêu cầu của GV).
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN
PGS.TS.Đoàn Đức Phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3025_pp_nghien_cuu_va_giang_day.doc