Đề cương môn học những vấn đề kịch bản văn học

(Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ )

1/ Phân biệt khái niệm kịch từ 2 cấp độ: loại hình và loại thể

2/ Trình bày mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu

3/ So sánh xung đột kịch và yếu tố xung đột trong các thể loại khác

4/ Nêu những đặc điểm của xung đột kịch

5/ Phân biệt khái niệm hành động và hành động kịch

6/ Nêu đặc điểm của hành động kịch

7/ Trình bày mối quan hệ của hai yếu tố xung đột và hành động trong tác phẩm kịch

8/ So sánh nhân vật kịch với nhân vật trong các thể loại khác (thơ, tiểu thuyết )

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học những vấn đề kịch bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ KỊCH BẢN VĂN HỌC (Some theoretical issues of the drama) Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn HÀ NỘI – 2007 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ KỊCH BẢN VĂN HỌC (SOME THEORETICAL ISSUES OF THE DRAMA) Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Lý Hoài Thu Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: NR: (04)8542895; DD: 0903429141 Email: lyhoaithu158@gmail.com Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại, Nghệ thuật học. Thông tin chung về môn học Tên môn học: Những vấn đề kịch bản văn học Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Loại thể văn học Môn học kế tiếp: Phương pháp sáng tác, Thi pháp học Yêu cầu đối với môn học: Đọc trước tài liệu tham khảo do giảng viên giới thiệu. Xem một số tác phẩm kịch tiêu biểu được trình diễn trên sân khấu Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lí thuyết : 25 Làm bài tập trên lớp : 02 Thảo luận : 02 Thực hành : 0 Tự học xác định : 01 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 Mục tiêu của môn học Kiến thức: Sau khi học môn học này, sinh viên sẽ: Hiểu được nội dung khái niệm “Kịch” từ hai cấp độ loại hình (Nghệ thuật kịch) và loại thể (Kịch bản văn học). Nắm vững những đặc trưng cơ bản, đặc điểm thi pháp nổi bật của thể loại kịch gồm các yếu tố xung đột, hành động, cấu trúc văn bản, ngôn ngữ nhân vật… Xác định được mối quan hệ mật thiết và tầm quan trọng của kịch bản văn học đối với nghệ thuật sân khấu (nghệ thuật trình diễn). Kĩ năng: Biết lựa chọn hướng tiếp cận kịch bản văn học từ phía sân khấu để lý giải tính chất tổng hợp của nghệ thuật kịch. Biết so sánh, đối chiếu những đặc điểm nổi bật của thi pháp kịch trong tuơng quan với thi pháp văn xuôi, thi pháp thơ… Biết vận dụng những thao tác nghiên cứu liên ngành như thi pháp học, văn bản học, nghệ thuật học…để phân tích, đánh giá tác phẩm kịch từ góc độ sáng tạo kịch bản đến nghệ thuật diễn xuất. Biết vận dụng những kĩ năng cần thiết để thực thi việc chuyển thể tác phẩm thuộc thể loại khác sang kịch bản văn học. Thái độ: Qua việc tiếp thu những vấn đề lý luận cơ bản về kịch và mối quan hệ song hành giữa kịch bản và sân khấu, giữa đọc và xem kịch, sinh viên sẽ yêu thích tính chất đa dạng của loại hình nghệ thuật này. Hệ thống lý thuyết về kịch chỉ thực sự được khẳng định thông qua hình tượng sân khấu, chính vì vậy, đời sống sân khấu với tính chất giao lưu trực tiếp và sinh động của nó sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với sinh viên, thu hút họ tìm hiểu, khám phá thêm nhiều giá trị mới mẻ. Tóm tắt nội dung môn học Môn học có nội dung bao gồm những kiến thức lý luận cơ bản về kịch. Trên cơ sở lý thuyết về loại hình – phương thức phản ánh - nội dung môn học tập trung vào những vấn đề cốt yếu tạo nên đặc trưng bản chất của kịch như vấn đề xung đột, thuộc tính hành động, cấu trúc văn bản (ngôn ngữ đối thoại)… Những yếu tố đặc trưng của thi pháp kịch trên luôn được đặt trong tương quan so sánh đối chiếu với các thể loại thuộc phương thức trữ tình (thơ), phương thức tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn)… để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. Vì kịch không chỉ là đối tượng nghiên cứu của lý luận văn học mà còn là một phạm trù quan trọng của nghệ thuật học, vì vậy, bên cạnh việc khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của kịch bản văn học đối với đời sống sân khấu, giảng viên kết hợp giới thiệu sơ bộ những kiến thức thuộc lĩnh vực nghệ thuật sân khấu như nghệ thuật dàn dựng (đạo diễn), nghệ thuật diễn xuất (diễn viên)… cùng những thao tác nghiên cứu mang tính liên ngành như liên văn bản, nghệ thuật học… Và cuối cùng là ứng dụng tất cả những kiến thức tổng hợp trên vào mô hình “kịch bản chuyển thể”. Nội dung chi tiết môn học Nội dung cốt lõi Bài 1: Khái quát chung về kịch Khái niệm “kịch”: Nghệ thuật kịch Kịch bản văn học Mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu Những hướng tiếp cận: Đặc trưng loại hình Đặc điểm thi pháp Sự kết hợp các thao tác liên ngành trong việc nghiên cứu kịch Bài 2: Lý luận về xung đột kịch Khái niệm về xung đột Xung đột là đặc trưng cơ bản thứ nhất đóng vai trò cơ sở của kịch Đặc điểm của xung đột kịch Ý nghĩa khái quát Ý nghĩa chân thực Các hình thức tổ chức xung đột trong tác phẩm kịch Sự chi phối của xung đột kịch đến các yếu tố khác thuộc nội dung tác phẩm Bài 3: Hành động kịch Khái niệm về hành động kịch Hành động - thuộc tính nổi bật của kịch Mối quan hệ giữa xung đột và hành động trong tác phẩm kịch Đặc điểm của hành động kịch: Hành động phải giàu kịch tính Hành động phải khẳng định bản chất của nhân vật Bài 4: Nhân vật kịch Khái niệm: từ nhân vật của kịch bản văn học đến hình tượng nhân vật trên sân khấu Vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của nhân vật kịch Đặc điểm của nhân vật kịch Nhân vật được khai thác chủ yếu từ phương diện hành động Nhân vật được tổ chức theo các tuyến xung đột Bài 5: Cốt truyện và kết cấu Khái niệm Cốt truyện kịch Các bước phát triển của cốt truyện Hình thức tổ chức cốt truyện Kết cấu: Trên cơ sở của một chỉnh thể nghệ thuật, tác phẩm kịch được phân chia thành các hồi, lớp, màn, cảnh… Thời gian và không gian nghệ thuật Thời gian của kịch bản và thời gian của vở diễn Không gian của kịch bản và không gian sân khấu Mối quan hệ giữa không gian và thời gian trong tác phẩm. Bài 6: Ngôn ngữ kịch Ngôn ngữ kịch là một hình thái đặc thù – Ngôn ngữ nhân vật Văn bản kịch được xây dựng trên cơ sở của ngôn ngữ đối thoại Đặc điểm của ngôn ngữ kịch: Ngôn ngữ mang tính hành động Ngôn ngữ mang tính cá thể hóa Ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày đồng thời phải giàu tính nghệ thuật Từ những lời đối thoại (kèm theo một ít độc thoại) trong văn bản đến sự “âm vang hóa” bằng tiếng nói sân khấu. Bài 7: Vấn đề chuyển thể kịch bản văn học: Hiện tượng chuyển thể các tác phẩm văn xuôi (chủ yếu là tiểu thuyết và truyện) sang kịch bản trong đời sống văn học. Mục đích và tiêu chí lựa chọn tác phẩm gốc. Phương thức và một số thao tác chuyển thể. Tương quan giữa tác phẩm gốc và kịch bản chuyển thể. Nội dung liên quan gần (nên biết) Cần phân biệt được các khái niệm khác nhau về kịch: ca kịch, nhạc kịch, vũ kịch và kịch bản văn học - kịch nói (chất liệu sáng tác và nghệ thuật trình diễn). Cần nắm vững nội dung triết học của khái niệm mâu thuẫn (cơ sở của xung đột kịch). Cần phân biệt được các khái niệm bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch tâm lý, kịch lịch sử, kịch phi lý… (Nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, đặc điểm bản chất). Cần nắm được những ảnh hưởng lớn của hệ thống lý luận cũng như thực tiễn đời sống sân khấu kịch của các nền kịch lớn trên thế giới đến sự hình thành và phát triển của kịch Việt Nam. Nội dung liên quan xa (có thể biết) Có thể tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh để mở rộng sự so sánh trên một số phương diện quan trọng như thời gian, không gian, tiết tấu hành động. Có thể vận dụng những kiến thức về “liên văn bản” để phân tích tác phẩm kịch. Học liệu Học liệu bắt buộc Lý luận văn học. Hà Minh Đức chủ biên. Nxb Giáo dục. 1993 Lý luận văn học. Phương Lựu chủ biên. Nxb Giáo dục. 2002 Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý. Nxb Văn hóa. 1978 Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam. Phan Trọng Thưởng. Nxb Khoa học Xã hội. 1996 Về thi pháp kịch. Tất Thắng. Nxb Sân khấu. 2000 Học liệu tham khảo Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000 Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. (Hà Minh Đức viết lời giới thiệu). Nxb Sân khấu. 1977 Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học. Nhiều tác giả. Viện Văn học. 1999 Thi pháp hiện đại. Đỗ Đức Hiểu. Nxb Hội nhà văn. 2000 Hình thức tổ chức dạy học Lịch trình chung Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lí thuyết Bài tập Thảo luận Khái quát chung về kịch 2 0 0 0 0 2 Lý luận về xung đột kịch 4 0 0 0 0 4 Hành động kịch 6 2 0 0 0 8 Nhân vật kịch 4 0 0 0 0 4 Cốt truyện và kết cấu 4 0 2 0 0 6 Ngôn ngữ kịch 4 0 0 0 2 6 Tổng 24 2 2 0 2 30 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Nội dung 1: Khái quát chung về kịch (Tuần 1) TUẦN 1 Lí thuyết 2 giờ Khái quát chung về kịch * Hiểu được các khái niệm: Kịch - loại hình và Kịch - thể loại * Thấy được mối quan hệ giữa kịch bản văn học và sân khấu Đọc các tài liệu tham khảo 1,2 Nội dung 2: Lý luận về xung đột kịch (Tuần 2, 3) TUẦN 2 Lí thuyết 2 giờ Lý thuyết về xung đột kịch - Khái niệm xung đột kịch - Cơ sở của xung đột kịch - Vai trò của xung đột trong tác phẩm kịch. Đặc điểm của xung đột kịch: - Ý nghĩa khái quát - Ý nghĩa chân thực * Hiểu được khái niệm xung đột kịch * Phân biệt được xung đột kịch đóng vai trò cơ sở của tác phẩm với yếu tố xung đột trong các thể loại khác (truyện ngắn, tiểu thuyết). * Nắm được hai đặc điểm cơ bản của xung đột kịch. * Hiểu được sự chi phối của xung đột đến các yếu tố khác thuộc nội dung tác phẩm Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 3 Lí thuyết 2 giờ Các hình thức tổ chức xung đột trong tác phẩm kịch * Hiểu được những nguyên tắc tổ chức xung đột trong bi kịch, hài kịch và chính kịch * Hiểu biết thêm lịch sử vận động, phát triển của các trào lưu, khuynh hướng kịch từ Cổ điển sang Phục hưng đến Hiện đại… Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 Nội dung 3: Hành động kịch (Tuần 4, 5, 6, 7) TUẦN 4 Lí thuyết 2 giờ Hành động kịch 1/ Khái niệm hành động kịch 2/ Hành động – thuộc tính nổi bật của kịch * Hiểu được khái niệm hành động kịch * Mô tả được các bước phát triển và sự vận động liên tục của hành động kịch Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 5 Lí thuyết 2 giờ Mối quan hệ giữa xung đột và hành động trong tác phẩm kịch * Hiểu được xung đột là yếu tố qui tụ, động lực thúc đẩy hành độngvà hành động là sự giải tỏa và cụ thể hóa nội dung của xung đột * Phân biệt được hành động kịch với yếu tố hành động trong các thể loại khác Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 6 Lí thuyết 2 giờ Đặc điểm của hành động kịch: 1/ Hành động mang kịch tính 2/ Hành động biểu thị tính cách * Phân biệt hành động với những động tác, cử chỉ của nhân vật * Hiểu được hành động kịch được tổ chức theo qui luật hết sức thống nhất, chặt chẽ Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 7 Bài tập 2 giờ Vận dụng những kiến thức lý luận đã học để phân tích một tác phẩm cụ thể Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu cho sinh viên (tổng hợp tư liệu, xác định nội dung nghiên cứu và lựa chọn hướng tiếp cận vấn đề ) Nội dung 4: Nhân vật kịch (Tuần 8, 9) TUẦN 8 Lí thuyết 2 giờ Nhân vật kịch: 1/ Khái niệm 2/ Vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nhân vật kịch trong tác phẩm * Hiểu được khái niệm và nhận diện được nhân vật kịch trong tương quan so sánh với nhân vật trong các thể loại tự sự và trữ tình * Hiểu được mối quan hệ giữa nhân vật của kịch bản và hình tượng nhân vật của sân khấu Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 9 Lí thuyết 2 giờ Đặc điểm nhân vật kịch: 1/ Nhân vật kịch là nhân vật hành động 2/ Nhân vật kịch được tổ chức thoe các tuyến xung đột. * Phải hiểu được đặc điểm chính của nhân vật kịch: đó là con người hành động * Hành động là thuộc tính bản chất khẳng định tính cách nhân vật * Phân biệt được trên cơ sở xung đột các loại hình nhân vật: Thiện, Ác, bi, hài…kịch Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 Nội dung 5: Cốt truyện và kết cấu (Tuần 10, 11, 12) TUẦN 10 Lí thuyết 2 giờ Cốt truyện và kết cấu 1/ Khái niệm 2/ Cốt truyện và tình huống kịch. 3/ Các bước phát triển của cốt truyện. 4/ Hình thức tổ chức cốt truyện kịch * Hiểu được khái niệm cốt truyện và kết cấu kịch. * Hiểu được tình huống nẩy sinh kịch tính. * Nắm được các bươc phát triển và hình thức tổ chức cốt truyện kịch. Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5… TUẦN 11 Lí thuyết 2 giờ Kết cấu kịch: 1/ Khái niệm 2/ Hình thức tổ chức kết cấu Thời gian và không gian nghệ thuật: 1/ Khái niệm 2/ Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật của kịch bản * Hiểu được nội dung khái niệm kết cấu kịch * Nắm được hình thức tổ chức kết cấu mang tính đặc trưng phân mảnh của kịch: các hồi, lớp, màn, cảnh… * Hiểu được khái niệm thời gian và không gian theo đặc trưng thể loại * Phân biệt và hiểu được sự chuyển hóa từ thời gian và không gian của kịch bản đến thời gian và không gian trình diễn trên sân khấu * Nắm được một số thủ pháp nghệ thuật của sân khấu khi tái hiện không gian và thời gian của kịch bản Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5… TUẦN 12 Thảo luận 2 giờ Qua những bài đã học, chọn một vấn đề lý luận để liên hệ với thực tiễn sáng tác * Chọn một tác phẩm kịch tiêu biểu (cổ điển hoặc hiện đại) để tìm hiểu nghệ thuật tổ chức xung đột * Chọn một tác phẩm tiêu biểu của kịch Việt Nam hiện đại để phân tích mối quan hệ giữa hai yếu tố xung đột và hành động Đọc các tài liệu tham khảo 6,7,8,9 và chuẩn bị ý kiến thảo luận Nội dung 6: Ngôn ngữ kịch (Tuần 13, 14, 15) TUẦN 13 Lí thuyết 2 giờ Ngôn ngữ kịch: 1/ Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn từ nghệ thuật mang tính đặc thù: ngôn ngữ nhân vật 2/ Văn bản kịch và ngôn ngữ đối thoại Đặc điểm, tính chất của ngôn ngữ kịch: 1/ Tính hành động 2/ Tính cá thể hóa 3/ Tính khẩu ngữ * Nắm được khái niệm ngôn ngữ kịch * Phân biệt được tính đặc thù của ngôn ngữ kịch trong tương qun với ngôn ngữ tự sự (văn xuôi) * Phải hiểu được ngôn ngữ đối thoại (kèm theo số ít ngôn ngữ độc thoại) trong kịch mang tính chất đa thanh, nhiều bè, đa giọng điệu… * Phải hiểu được đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, tác giả hoàn toàn đứng ngoài kịch bản * Phải nắm được một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ kịch (tính hành động, tính cá thể, tính khẩu ngữ…) * Phân biệt được giọng điệu riêng của kịch trong tương quan so sánh với các thể loại khác như thơ, truyện và tiểu thuyết cũng như các loại hình sân khấu ca kịch khác như chèo, tuồng, cải lương… Đọc các tài liệu tham khảo 1,2,3,4,5 TUẦN 14 Lí thuyết 2 giờ Vấn đề chuyển thể kịch bản văn học 1/ Hiện tượng chuyển thể từ tác phẩm văn xuôi sang kịch bản. 2/ Mục đích, tiêu chí lựa chọn tác phẩm gốc. 3/ Phương thức và một số thao tác chuyển thể *Nhận thức được tầm quan trọng, mục đích và tiêu chí của việc chuyển thể kịch bản văn học *Phải nắm được một số thao tác cơ bản của việc chuyển thể (Lựa chọn tác phẩm gốc, xử lý các yếu tố chứa đựng kịch tính như cốt truyện, nhân vật, thời gian và không gian, ngôn ngữ đối thoại...) Đọc các tài liệu tham khảo 4,5,6,9 TUẦN 15 Tự học 2 giờ (Theo yêu cầu của giảng viên) Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 đến 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận 10% (1 điểm) Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 90 phút tại lớp 20% (2điểm) 3. Thi hết môn Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì. 60% (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) Câu hỏi và bài tập Câu hỏi (Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ…) 1/ Phân biệt khái niệm kịch từ 2 cấp độ: loại hình và loại thể 2/ Trình bày mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu 3/ So sánh xung đột kịch và yếu tố xung đột trong các thể loại khác 4/ Nêu những đặc điểm của xung đột kịch 5/ Phân biệt khái niệm hành động và hành động kịch 6/ Nêu đặc điểm của hành động kịch 7/ Trình bày mối quan hệ của hai yếu tố xung đột và hành động trong tác phẩm kịch 8/ So sánh nhân vật kịch với nhân vật trong các thể loại khác (thơ, tiểu thuyết…) 9/ Nêu đặc điểm của nhân vật kịch và mối quan hệ giữa nhân vật của kịch bản với hình tượng nhân vật của sân khấu 10/ Trình bày cấu trúc thể loại kịch 11/ Phân tích đặc điểm cốt truyện kịch (có so sánh với các thể loại văn xuôi khác như truyện, tiểu thuyết) 12/ Trình bày mối quan hệ giữa thời gian của kịch bản với thời gian của vở diễn trên sân khấu 13/ Phân biệt không gian của kịch bản với không gian sân khấu (vở diễn) 14/ So sánh kết cấu của tác phẩm kịch với các hình thức tổ chức kết cấu của tiểu thuyết 15/ So sánh cấu trúc văn bản kịch với cấu trúc văn bản của các thể loại thuộc phương thức trữ tình (thơ) và phương thức tự sự (truyện, tiểu thuyết) 16/ Nêu tính chất của ngôn ngữ kịch (so sánh với ngôn ngữ trong các loại hình sân khấu truyền thống : chèo, tuồng, cải lương…) Bài tập (Bài tập dùng để làm bài tập ở nhà, làm bài giữa kỳ hoặc tham khảo để ôn thi cuối kỳ): 1/ Qua một tác phẩm bi kịch tiêu biểu, hãy phân tích đặc điểm của xung đột kịch 2/ So sánh sắc thái của yếu tố xung đột trong bi kịch và hài kịch (có minh họa cụ thể) 3/ Qua một nhân vật tự chọn, hãy nêu mối quan hệ giữa hành động và tính cách trong tác phẩm kịch 4/ So sánh hành động của nhân vật kịch với hành động của nhân vật trong truyện hoặc trong tiểu thuyết (có minh họa cụ thể) 5/ Qua những ví dụ cụ thể, so sánh cốt truyện kịch với cốt truyện tự sự 6/ Qua một tác phẩm tự chọn thuộc trào lưu cổ điển, hãy nêu nguyên tắc tổ chức không – thời gian nghệ thuật (Luật Tam duy nhất) 7/ Qua một tác phẩm tiêu biểu của kịch Việt Nam hiện đại hãy phân tích đặc điểm của yếu tố xung đột 8/ Qua một tác giả kịch tiêu biểu của kịch Việt Nam hiện đại, hãy phân tích đặc điểm của ngôn ngữ kịch 9/ Nêu những cách tân nghệ thuật về không – thời gian trong sân khấu kịch hiện đại (có minh họa cụ thể) 10/ Từ góc độ tiếp nhận, hãy nêu những ưu thế của nghệ thuật trình diễn (văn hóa nghe nhìn) trong tương quan với nghệ thuật sáng tạo của chất liệu ngôn từ (văn hóa đọc). 11/ Lựa chọn một tác phẩm thích hợp (truyện hoặc tiểu thuyết) để chuyển thể sang kịch bản văn học Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS.TS.Đoàn Đức Phương GIẢNG VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3033_ky_van_hoc_va_ky_ba.doc
Tài liệu liên quan