Đề cương môn học nho giáo và văn học dân tộc (confucianisme and national literature)

Để cung cấp những hiểu biết cơ bản ban đầu về Nho giáo, một học thuyết ra đời và phát triển lâu dài trước hết ở Trung Quốc, chính vì vậy giáo trình sẽ có một phần mở đầu giới thiệu về Nho giáo ở Trung Quốc (nội dung cơ bản và lược sử). Phần trọng tâm của giáo trình trình bày Nho giáo vừa với tư cách là một nền học vấn, một định chế giáo dục, vừa với tư cách là một nền văn học đặc thù. Giáo trình cố gắng xác đinh diện mạo của văn học nhà Nho ở Việt Nam trong tổng thể lịch sử văn học viết truyền thống, chỉ ra những chặng vận động liên tiếp nhau trong lịch sử văn học của bộ phận văn chương nhà Nho này trên cơ sở xác định những loại hình cơ bản của đội ngũ tác giả nhà Nho, từ đó xác định những đặc điểm nội dung, nghệ thuật và đóng góp của thừng loại tác giả lẫn toàn bộ bộ phận văn chương của nhà Nho vào lịch sử văn học dân tộc.

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học nho giáo và văn học dân tộc (confucianisme and national literature), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ----------- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC (CONFUCIANISME AND NATIONAL LITERATURE) Chương trình đào tạo: Cử nhân văn học HÀ NỘI - 2007 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC (CONFUCIANISME AND NATIONAL LITERATURE) _____________ 1. Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Trần Ngọc Vương Chức danh: PGS.TS. Giảng viên chính Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần, từ 8g00 đến 16g00 Địa điểm làm việc: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi Điện thoại: 0903475688; NR: (04) 7532580 Email: qbvuong2804@yahoo.com 2. Thông tin chung về môn học Tên môn học: Nho giáo và văn học dân tộc Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Các chuyên đề về lý luận văn học trong văn học sử. Môn học kế tiếp: Tổng quan về văn học Trung đại Việt Nam Yêu cầu đối với môn học: Các thiết bị nghe nhìn Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lí thuyết: 24 + Làm bài tập trên lớp: 2 + Thảo luận: 2 + Thực hành: 0 + Hoạt động theo nhóm: 0 + Tự học: 2 Địa chỉ Khoa: Tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội 3. Mục tiêu của môn học 3.1. Kiến thức: Sau khi học, sinh viên sẽ - Nắm được trên những nét chủ yếu nhất nội dung của học thuyết Nho giáo, một trong ba học thuyết quan trọng (tam giáo) từng chi phối lịch sử phương Đông hàng nghìn năm; hình dung được sơ bộ lịch sử phát triển của học thuyết; tác động qua lại giữa Nho giáo và các học thuyết triết học – chính trị xã hội- tôn giáo khác từng tồn tại trong lịch sử khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. - Có được những kiến thức cơ bản về lịch sử Nho giáo ở Việt Nam - Có được sự hình dung cơ bản về lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam - Bước đầu hình dung về sự vận động nội tại của đội ngũ tác giả nhà Nho, trên cơ sở đó mà định tính văn chương Nho giáo theo chừng chặng phát triển, vận động của lịch sử văn học. Có kiến thức cơ bản về ba loại hình tác giả nhà Nho và đóng góp của mỗi loại hình tác giả đó vào lịch sử văn học dân tộc. 3.2. Kĩ năng: Cảm nhận và phân tích được tác phẩm của từng tác giả cụ thể, sắp xếp họ vào trật tự của sự phân loại. 3.3. Thái độ: Có thái độ khách quan, khoa học đối với việc tiếp thu và đánh giá Nho giáo, một học thuyết có vị trí trường tồn trong lịch sử khu vực, từng đóng vai trò ý thức hệ chính trị - xã hội lâu dài và còn có nhiều khá năng tái sinh dưới những hình thức đặc thù trong xã hội hiện đại ở các nước trong khu vực “đồng văn” truyền thống (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên). Nhìn nhận đúng đắn về lịch sử văn học dân tộc, tiếp thu và kế thừa có phê phán đối với di sản văn học quá khứ. 4. Tóm tắt nội dung môn học: Để cung cấp những hiểu biết cơ bản ban đầu về Nho giáo, một học thuyết ra đời và phát triển lâu dài trước hết ở Trung Quốc, chính vì vậy giáo trình sẽ có một phần mở đầu giới thiệu về Nho giáo ở Trung Quốc (nội dung cơ bản và lược sử). Phần trọng tâm của giáo trình trình bày Nho giáo vừa với tư cách là một nền học vấn, một định chế giáo dục, vừa với tư cách là một nền văn học đặc thù. Giáo trình cố gắng xác đinh diện mạo của văn học nhà Nho ở Việt Nam trong tổng thể lịch sử văn học viết truyền thống, chỉ ra những chặng vận động liên tiếp nhau trong lịch sử văn học của bộ phận văn chương nhà Nho này trên cơ sở xác định những loại hình cơ bản của đội ngũ tác giả nhà Nho, từ đó xác định những đặc điểm nội dung, nghệ thuật và đóng góp của thừng loại tác giả lẫn toàn bộ bộ phận văn chương của nhà Nho vào lịch sử văn học dân tộc. 5. Nội dung chi tiết môn học: 5.1. Nội dung cốt lõi: 5.1.1 Phần dẫn luận: Những hiểu biết chung về Nho giáo. Nho giáo là gì? Quá trình xuất hiện và phát triển của học thuyết này ở Trung Quốc; Các bậc thầy sáng lập Nho giáo và những bậc đại nho hàng đầu trong lịch sử học thuyết; Kinh điển Nho giáo; Những chặng đường phát triển chủ yếu trong lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc; Mối quan hệ giữa Nho giáo với các học thuyết chính từng có vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc ( Bách gia, Pháp gia, Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang, Mặc gia, Phật giáo…). Tình hình nghiên cứu Nho giáo xưa và nay; tính chất “chưa ngã ngũ” giữa các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và trên thế giới trong việc xác định hạt nhân trung tâm của học thuyết và ảnh hưởng của tình hình đó đối với việc đưa ra những nhận định và đánh giá chung nhất đối với Nho giáo. Lược sử của Nho giáo ở các quốc gia ngoài Trung Quốc và nội dung chủ yếu của khái niệm “đồng văn”. Đội ngũ trí thức truyền thống ở khu vực Đông Á và vấn đề tiêu chí để nhận diện nhà Nho trong toàn bộ đội ngũ trí thức đó (phân biệt với các loại trí thức khác như nhà sư, Đạo sĩ, môn đò của các học phái khác). 5.1.2 Lược sử Nho giáo ở Việt Nam: Nho giáo thời Bắc thuộc; Nho giáo ở các kỷ nguyên đầu tiên của thời đại phục hưng quốc gia dân tộc; Nho giáo từ Vãn Trần đến hết thế kỷ XV; Vai trò của Nguyễn Trãi trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam; Nho giáo dưới các triều đại Mạc, Lê Trung hưng, Trịnh Nguyễn phân tranh và vương triều Nguyễn. 5.1.3 Nho giáo với tư cách là một học thuyết đạo đức, một nền giáo dục, một nền học vấn và một học thuyết ý thức hệ : Trình bày những điểm được thừa nhận phổ biến nhất về Nho giáo. 5.1.4 Nho giáo với tư cách một nền văn học: Vị trí của nhà Nho trong lịch sử văn học của các nước trong khu vực, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam; Quan niệm của Nho giáo về văn học - nghệ thuật; các trường (champs) nghĩa của khái niệm “văn”; cơ chế khoa cử và tác động của cơ chế đó đối với sự phát triển văn học; “làm văn” và sáng tác; “văn dĩ tải đạo” và “du ư nghệ”. 5.1.5 Các loại hình nhà Nho : người hành đạo, người ẩn dật và người tài tử. Sự quy chiếu lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam ( và cả ở Trung Quốc) vào lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nhà Nho; tính chất của loại hình nhà Nho và đặc điểm của các giai đoạn trong lịch sử văn chương Nho giáo (kiểm định trên lịch sử văn học Việt Nam). 5.1.6 Chung cục của văn chương Nho giáo ở Việt Nam. Những nhận định và đánh giá tổng quát về vai trò của Nho giáo đối với lịch sử văn học dân tộc. 5.2. Nội dung liên quan gần (nên biết): -Lịch sử và nội dung các học thuyết có vai trò thực sự quan trọng trong khu vực Đông Á truyền thống. - Những bộ phận văn học được sáng tác dưới ảnh hưởng của các học thuyết đó. 5.3. Nội dung liên quan xa (có thể biết) - Các học thuyết và tôn giáo lớn trên thế giới và tác động của chúng tới các tiến trình lịch sử văn học. 6. Học liệu 6.1. Bắt buộc - Trần Đình Hượu (1995, 1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb Văn hoá thông tin; Nxb Giáo dục. - Trần Đình Hượu (2001, 2002) Các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Ngọc Vương (1995, 1999) Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Ngọc Vương (1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Trọng Kim (1992) Nho giáo . Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. - Quang Đạm (1996) Nho giáo xưa và nay. Nxb Văn hoá thông tin. 6.2. Tham khảo: - Vi Chính Thông (1996) Nho giáo và Trung Quốc ngày nay.(Nhiều người dịch) Nxb Chính trị Quốc gia. - Các công trình nghiên cứu về Nho giáo và văn chương Nho giáo bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và các thứ tiếng khác. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lí thuyết Bài tập Thảo luận 1 2 0 0 0 0 2 2 2 0 0 0 0 2 3 2 0 0 0 0 2 4 2 0 0 0 0 2 5 2 0 0 0 0 2 6 2 0 0 0 0 2 7 2 0 0 0 0 2 8 0 1 1 0 0 2 9 2 0 0 0 0 2 10 2 0 0 0 0 2 11 2 0 0 0 0 2 12 1 0 0 0 1 2 13 0 0 2 0 0 2 14 2 0 0 0 0 2 15 1 1 0 0 0 2 Tổng 24 2 3 0 1 30 7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Tuần 1 + Tuần 2 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 4 giờ, trên lớp (mỗi tuần 2 tiết) Phần Dẫn luận (5.1.1) Làm cho sinh viên nắm được những kiến thức chung nhất không thể thiếu về Nho giáo. Đọc các tài liệu giới thiệu chung về Nho giáo Tuần 3 + Tuần 4 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 4 giờ, trên lớp (mỗi tuần 2 tiết) Phần 5.1.2 Sinh viên được trình bày về lược sử Nho giáo ở Việt Nam Đọc các tài liệu về lịch sử Nho giáo Tuần 5 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 2 giờ, trên lớp Phần 5.1.3 Giúp sinh viên nhận thức được tình hình phức tạp trong nghiên cứu Nho giáo và lĩnh hội một số tri thức được coi là có được sự đồng thuận rõ ràng nhất về học thuyết này. Đọc các tài liệu giới thiệu chung về Nho giáo và lịch sử Nho giáo. Tuần 6 + Tuần 7 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 4 giờ, trên lớp (mỗi tuần 2 tiết) Phần 5.1.4 Làm cho sinh viên nắm được những kiến thức chuyên sâu liên quan đến góc nhìn hẹp : Nho giáo với tư cách một lịch sử thực tế và với tư cách một lý thuyết văn học. Tuần 8 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Bài tập 1 giờ, trên lớp Bài làm giữa kỳ Kiểm tra khả năng nắm bắt những kiến thức mà sinh viên đã được nghe trên lớp và đọc ở nhà. Đọc hiểu và hệ thống hoá những kiến thức liên quan đến phần bài giảng tương ứng Thảo luận 1 giờ, trên lớp Tổ chức cho sinh viên thảo luận những vấn đề đã chuẩn bị (trong phần câu hỏi tương ứng) Giúp cho sinh viên chuyển hoá những kiến thức sách vở thành kiến thức có liên quan trực tiếp đến nhận thức thực tế xã hội - lịch sử và văn học sử. Đọc kịp tiến độ đối với những tài liệu đã cho. Trình bày được những vấn đề theo yêu cầu. Tuần 9 + Tuần 10 + Tuần 11 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 6 giờ, trên lớp (mỗi tuần 2 tiết) Phần 5.1.5 Vận dụng phương pháp loại hình học để phân loại đội ngũ tác giả văn học nhà Nho và chỉ ra đặc điểm sáng tác mỗi loại hình tác giả. Đọc và hệ thống hoá những tri thức liên quan đến ba loại hình tác giả nhà Nho. Tuần 12 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 1 giờ, trên lớp Hệ thống hoá về ba loại nhà Nho Xác lập tương quan giữa những mô hình được khái quát với thực tế lịch sử văn học Tự xếp các tác giả nhà Nho tiêu biểu vào khung lý thuyết về loại hình tác giả. Tự học 1 giờ, ở nhà Sinh viên tự học Giành thời gian cho sinh viên tự học và suy nghĩ, nêu những băn khoăn hay thắc mắc. Tự học theo kế hoạch Tuần 13 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Thảo luận 2 giờ, trên lớp Phải làm cho sinh viên chủ động trong nhận thức những vấn đề khó. Đọc, hệ thống hoá, chuẩn bị những nội dung theo câu hỏi Tuần 14 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 2 giờ, trên lớp Phần 5.1.6 Chỉ ra sự vận động và tính quy luật của lịch sử văn học thông qua việc trình bày chung cục của văn học nhà Nho. Đọc những tài liệu liên quan đã cho . Tuần 15 Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Lí thuyết 1 giờ, trên lớp - Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức. Củng cố kiến thức cho sinh viên Ôn tất cả những kiến thức đã học Bài tập 1 giờ, trên lớp Giải đáp những câu hỏi của sinh viên. Chuẩn bị những câu hỏi cho giảng viên 8. Chính sách đối với môn học 8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo quy định (80% số giờ). 8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa kì và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giáo viên phụ trách môn. Các sinh viên có tinh thần thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc được cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa hoặc cuối kì. 8.3. Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. 8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. 9. Kiểm tra, đánh giá môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng, phát biểu…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà -Thuyết trình và thảo luận 10% (1 điểm) 3. Kiểm tra giữa kì Bài viết trong 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học 20% (2điểm) 4. Thi hết môn Có thể áp dụng 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết hay viết tiểu luận 60% (6 điểm) 5. Kết quả môn học 100% (10 điểm) 10. Câu hỏi và bài tập 10.1. Nội dung các câu hỏi: 1.- Quá trình kết tập kinh điển của Nho giáo. Các kinh điển chủ yếu của Nho giáo và nội dung cơ bản của mỗi tác phẩm. 2.- Vai trò của Chu Công Đán và của Khổng Tử trong lịch sử hình thành học thuyết Nho giáo. 3.- Các giai đoạn chính trong lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc; đặc thù của mỗi giai đoạn. 4.- Những mối quan hệ và tác động qua lại của các học thuyết chủ yếu có mặt ở Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc đối với vận mệnh của Nho giáo. 5.- “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo tịnh hành” là thế nào? 6.- Những quan niệm chủ yếu của các nhà tư tưởng quan trọng nhất của Nho giáo về văn học và nghệ thuật. 7.- Các giai đoạn chủ yếu của lịch sử Nho giáo ở Việt Nam. 8.- Những tương tác giữa văn chương nhà Nho với những bộ phận còn lại trong lịch sử văn học Việt Nam. 9.- Những lý do khách quan của việc hình thành và phát triển của các loại hình nhà Nho trong lịch sử xã hội và ba loại hình tác giả nhà Nho trong lịch sử văn học. 10.- Đặc điểm sáng tác của từng loại tác giả nhà Nho. 11.- Từ xã hội Nho giáo mà đi lên, văn chương Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá đã ứng xử thế nào với các di sản mà Nho giáo để lại? 10.2. Bài tập Lựa chọn trong số các câu hỏi. Biên soạn tháng 5 năm 2007 DUYỆT P.CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN Trần Nho Thìn Trần Ngọc Vương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdc_nho_giao_va_vhdt_2604.doc
Tài liệu liên quan