4. Các chức năng cơ bản của nghệ thuật. Vai trò và mối quan hệ qua lại giữa các chức năng?
5.Những lí thuyết khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật trong lịch sử? Hãy chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các lí thuyết trên.
6.Hãy nêu một số thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật Phương Tây và Phương Đông. Phân tích để thấy rõ đặc điểm cơ bản của các nền nghệ thuật đó.
7.Các quan niệm khác nhau về sự phân chia các loại hình nghệ thuật. Dựa vào nguyên tắc nào để phân chia các loại hình nghệ thuật?
8.Tính dân tộc và tính nhân loại của tác phẩm nghệ thuật. Sự tiếp thu thành tựu các nền nghệ thuật khác nhau?
9.Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật: Yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này trong tác phẩm nghệ thuật?
10.Đặc trưng nghệ thuật ngôn từ. Phương thức thể hiện và nguyên tắc phân loại nghệ thuật ngôn từ.
11.Đặc trưng của thơ, văn xuôi và tiểu thuyết. Tác động và mối quan hệ hữu cơ của tiểu thuyết, văn xuôi và thơ.
12. Đặc điểm thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình. So sánh ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc.
13. Tại sao lại xếp nghệ thuật kịch và điện ảnh vào nhóm nghệ thuật tổng hợp? So với nghệ thuật ngôn từ, kịch, sân khấu và điện ảnh có những gì khác biệt?
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương môn học nhập môn nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NHẬP MÔN NGHỆ THUẬT
(…)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
GVC. Trần Văn Hinh
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NHẬP MÔN NGHỆ THUẬT
(…)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Trần Văn Hinh
Chức danh: Giảng viên chính, Cử nhân
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.8543012 (NR); 0903292252 (DĐ)
Email: tranhinhvh@yahoo.com.vn ; tranhinhth@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
Họ và tên: Hoàng Cẩm Giang (Cộng tác viên)
Chức danh: Thạc sĩ, Thư kí Dự án Điện ảnh
Thời gian làm việc: Các buổi chiều trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
Địa điểm làm việc: Phòng 705, gác 7, nhà E, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0983093539
Email: gianghc@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính:
- Những vấn đề kịch bản văn học (cộng tác viên: PGS TS Lý Hoài Thu)
- Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (cộng tác viên: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái)
- Xã hội học nghệ thuật (cộng tác viên PGS TS Đoàn Đức Phương).
- Nghệ thuật điện ảnh, các trào lưu điện ảnh thế giới.
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Nhập môn Nghệ thuật
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Lựa chọn
Môn học tiên quyết: Các môn về lí luận văn học như Nguyên lí lí luận văn học, Tác phẩm, Thể loại, Phương pháp sáng tác, Mỹ học.
Môn học kế tiếp: Nghệ thuật điện ảnh, Những vấn đề kịch bản văn học, Phê bình văn học nghệ thuật trên báo chí, Xã hội học nghệ thuật.
Yêu cầu đối với môn học: Máy chiếu, máy tính xách tay, đầu DVD và đĩa DVD.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 22
Làm bài tập trên lớp : 04
Thảo luận : 03
Thực hành : 0
Tự học xác định : 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Nắm được đầy đủ, chính xác kiến thức của môn học như: Nắm được khái niệm nghệ thuật; đặc trưng và bản chất của nghệ thuật nói chung. Hiểu được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật riêng như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tổng hợp.
Kĩ năng:
Có kĩ năng nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật.
Có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật độc lập (một bức tranh, một công trình điêu khắc, một tác phẩm điện ảnh, một bản nhạc, một tác phẩm thơ hay tiểu thuyết...).
Có kĩ năng vận dụng các kiến thức nghệ thuật nói chung; đặc biệt: kịch, thơ, tiểu thuyết, điện ảnh, so sánh và liên hệ giữa chúng với nhau.
Thái độ:
Tạo cho người học sự yêu thích về môn học, ngành học đã lựa chọn
Có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, thấy được cái hay và cái đẹp của nó.
Tự bồi dưỡng cho bản thân về tình yêu với cái đẹp trong nghệ thuật để từ đó có khả năng tạo lập được cái đẹp trong cuộc sống.
Có cái nhìn đúng đắn, khoa học khi tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật.
Hiểu được tính cách, tâm hồn, tình cảm con người ở các dân tộc khác nhau qua các nền nghệ thuật khác nhau. Từ đó có sự trân trọng thành tựu nghệ thuật và con người Việt Nam.
Tóm tắt nội dung môn học
Môn học có nội dung là những kiến thức cơ bản nhất về bản chất và nguồn gốc của nghệ thuật, các khuynh hướng và quan điểm khác nhau về quá trình hình thành, phát triển của nghệ thuật ở Phương Tây và Phương Đông, từ đó đi sâu phân tích các loại hình nghệ thuật : nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tổng hợp, mối quan hệ giữa các ngành nghệ thuật với nhau, đặc biệt ở những ngành nghệ thuật gần gũi với văn học như sân khấu, điện ảnh. Môn học cũng giới thiệu và phân tích mối liên hệ qua lại giữa sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật, giữa nghệ sĩ và hiện thực đời sống xã hội, về vai trò và chức năng của mỗi loại hình nghệ thuật, tác động qua lại giữa bản thân đối tượng nghệ thuật và nhu cầu thưởng thức cái đẹp của công chúng trong đời sống xã hội.
Nội dung chi tiết môn học
Bài 1: Bản chất của nghệ thuật
1.1. Nghệ thuật là gì?
- Một số quan niệm khác nhau về cách xác định các nhóm ngành nghệ thuật.
- Phạm vi của nghệ thuật.
- Bản chất của nghệ thuật.
- Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống của nghệ thuật.
1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật
- Đối tượng phản ánh của nghệ thuật.
- Phương thức phản ánh của nghệ thuật.
- Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật.
1.3. Chức năng xã hội của nghệ thuật
- Chức năng thanh lọc của nghệ thuật.
- Chức năng nhận thức của nghệ thuật.
- Chức năng giáo dục của nghệ thuật.
- Mối quan hệ giữa các chức năng thanh lọc, nhận thức và giáo dục của nghệ thuật.
Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật
2.1. Các học thuyết trước và sau Marx về nguồn gốc nghệ thuật
2.1.1. Aristốt và thuyết bắt chước.
2.1.2. Kant và thuyết "du hí"
2.1.3. Thuyết “ma thuật” duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật.
2.1.4. Thuyết “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen.
2.1.5. Phân tâm học Freud và nguồn gốc nghệ thuật
2.1.6. Thuyết biểu hiện về nguồn gốc nghệ thuật
2.2. Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc nghệ thuật.
- Nghệ thuật khởi nguồn từ nhu cầu tinh thần lấy thẩm mĩ làm trung tâm.
- Vai trò của lao động trong nghệ thuật.
- Yếu tố khách quan của sự hình thành nghệ thuật.
- Mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và hiện thực xã hội.
- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.
2.3. Lịch sử các nền nghệ thuật
2.3.1. Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội.
+ Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của quan niệm thẩm mĩ của con người.
+ Tính kế thừa trong phát triển nghệ thuật.
+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền nghệ thuật dân tộc.
+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các loại hình nghệ thuật.
+ Kế thừa truyền thống và cách tân sáng tạo trong nghệ thuật.
2.3.2. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Tây.
2.3.3. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Đông.
2.3.4. Một số thành tựu tiêu biểu trong nền nghệ thuật Việt Nam.
Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật
3.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật
- Nội hàm của nội dung tác phẩm nghệ thuật
- Các yếu tố của nội dung tác phẩm nghệ thuật
3.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật
- Kết cấu của tác phẩm nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
Bài 4: Các loại hình tác phẩm nghệ thuật
4.1. Nghệ thuật ngôn từ
* Phương thức thể hiện, đặc trưng và sự phân loại của nghệ thuật ngôn từ.
- Ngôn từ và phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật.
- Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ.
- Phân loại nghệ thuật ngôn từ.
- Đặc trưng của thơ.
- Đặc trưng của tiểu thuyết.
4.2. Nghệ thuật tạo hình
* Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.
- Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình.
- Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật tạo hình.
4.2.1. Hội hoạ
4.2.2. Nghệ thuật điêu khắc
4.2.3.Nghệ thuật nhiếp ảnh
4.2.4.Nghệ thuật kiến trúc
4.3. Nghệ thuật biểu diễn
4.3.1. Âm nhạc và đặc trưng cơ bản của âm nhạc
4.3.2. Vũ đạo và đặc trưng cơ bản của nghệ thuật vũ đạo
4.3.3. Âm nhạc và vũ đạo trong một số loại hình biểu diễn truyền thống Việt Nam (Tuồng, Chèo, Cải lương).
4.4. Nghệ thuật tổng hợp
4.4.1. Kịch
- Đặc trưng của nghệ thuật kịch
- Kịch văn học và kịch sân khấu
- Kết cấu và xung đột kịch
- Nhân vật trong kịch
- Ngôn ngữ kịch
- Phân loại nghệ thuật kịch
- Xu thế phát triển của kịch hiện đại
4.4.2. Điện ảnh
- Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh và ngôn ngữ điện ảnh
- Hình ảnh trong điện ảnh
- Khuôn hình cảnh quay trong điện ảnh
- Dàn cảnh và montage trong điện ảnh
- Âm thanh, tiếng động, âm nhạc và lời thoại trong điện ảnh.
- Các loại hình tác phẩm điện ảnh
- Xu thế phát triển của điện ảnh đương đại
- Điện ảnh và truyền hình.
Bài 5: Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật
5.1. Sáng tác nghệ thuật
- Động cơ và quá trình sáng tác nghệ thuật
- Hoạt động tư duy trong sáng tác nghệ thuật
- Nguyên tắc sáng tác nghệ thuật
- Phong cách và trường phái nghệ thuật.
5.2. Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật
- Tính chất của thưởng thức nghệ thuật
- Qúa trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật
- Đặc điểm tình cảm và sự đồng cảm trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.
5.3. Phê bình tác phẩm nghệ thuật
- Tính chất của phê bình tác phẩm nghệ thuật
- Tiêu chuẩn của phê bình tác phẩm nghệ thuật
- Thái độ phê bình tác phẩm nghệ thuật
- Phương pháp phê bình tác phẩm nghệ thuật
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Lukin, Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin, Nxb. Sách giáo khoa Mác–Lênin, 1984.
Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb. ĐHSP, 2006.
Erika Fisher – Lichte, Lotman, Ký hiệu học nghệ thuật, Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam, 1997.
E.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, Nxb. Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1998.
I.U.M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
Xavier Barral I Atet, Lịch sử nghệ thuật, Nxb. Thế giới 2004.
M. Cagan, Hình thái học nghệ thuật, Nxb. Hội Nhà văn, 2004.
Vưgôtxki, Tâm lý học nghệ thuật, Nxb. KHXH, 1995
Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học, nghệ thuật trên báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.
Poxpêlốp, Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, Nxb. Giáo dục, 1985.
Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, Nxb. Giáo dục, 2003.
Nhiều tác giả, Lịch sử sân khấu thế giới, 3 tập, Nxb. Văn hóa, 1977.
Beckett Wendy, Lịch sử hội hoạ, Nxb. Văn hoá Thông tin, 1996.
Martin. M, Ngôn ngữ điện ảnh, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội, 1984.
David Bordwell và Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007.
Học liệu tham khảo
Barkhchin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, 1992.
Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn học, 2006
Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. KHXH, 2004.
David Bordwell và Kristin Thompson, Lịch sử điện ảnh, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007.
Facques và Seghers, Nghệ thuật hội họa, Nxb. Trẻ, TP HCM, 1996.
Khrápchencô, Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực và con người, Nxb. KHXH, 1984.
Nhiều tác giả, Mỹ học và văn học kịch, Nxb. Sân khấu, Hà Nội, 1984
Nhiều tác giả, Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, 2007.
Hunter Sam, Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại. Nxb. Văn hoá thông tin, 1998.
Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1991.
Ngô Phương Lan, Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, 2005.
James George Frazer, Cành vàng – Bách khoa thư về văn hoá nguyên thủy, Nxb. Văn hoá Thông tin, 2007.
S.Freud và các tác giả khác, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hoá thông tin, 2000.
Đỗ Văn Khang, Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001
Chu Quang Tiềm, Tâm lý học nghệ thuật, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
Tư liệu phim tham khảo (DVD)
M. Duras: Người tình, Hirosima tình yêu của tôi
Ikira Kurosawa : Rashomon
Victor Hugo : Thằng gù nhà thờ Đức Bà, bản phim truyện và nhạc kịch của các tác giả: Delanoy, Mudák.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Bản chất của nghệ thuật
4
0
0
0
0
4
Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật
4
2
0
0
0
6
Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật
2
0
0
0
0
2
Các loại hình tác phẩm nghệ thuật
8
1
3
0
0
12
Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật
4
1
0
0
1
6
Tổng
22
4
3
0
1
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Bài 1: Bản chất của nghệ thuật (Tuần 1, 2)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
Bản chất của nghệ thuật. Tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực xã hội.
Nắm được khái niệm nghệ thuật là gì ?
Các quan niệm khác nhau về nghệ thuật.
Phạm vi và bản chất của nghệ thuật.
Đọc tài liệu tham khảo số 2 và 7
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
Đặc trưng thẩm mĩ. Đối tượng, phương thức, đặc điểm và chức năng xã hội của nghệ thuật
- Nắm được đặc trưng thẩm mĩ của nghệ thuật nói chung.
- Nắm được các khái niệm : hình tượng, đối tượng và phương thức phản ánh, chức năng xã hội của nghệ thuật.
Đọc tài liệu số 2 và 7
Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật (Từ tuần 3 đến tuần 5)
TUẦN 3
Lí thuyết 2 giờ
Các học thuyết khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật Thuyết bắt chước, thuyết du hí, thuyết ý niệm tuyệt đối, Phân tâm học và học thuyết Mác-Lênin.
- Nắm được các quan điểm giải thích về sự ra đời của nghệ thuật.
- Hiểu được quan niệm đúng, sai của các học thuyết khác nhau.
Đọc tài liệu số 1, 2 và 4
TUẦN 4
Lí thuyết 2 giờ
- Lịch sử và thành tựu phát triển của các nền nghệ thuật.
- Một số nền nghệ thuật tiêu biểu ở Phương Tây và Phương Đông.
- Nắm được những nền nghệ thuật chính tiêu biểu qua các thời kì.
- Liên hệ so sánh thành tựu giữa các nền nghệ thuật khác nhau.
Đọc tài liệu số 4 và 6
TUẦN 5
Bài tập 2 giờ
- Các câu hỏi từ 1 đến 8 (phần câu hỏi và bài tập)
Sử dụng vốn kiến thức được học và tài liệu đọc tham khảo viết bài.
- Ôn lại các bài học thuộc nội dung 1, 2.
- Đọc các tài liệu liên quan.
Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật (Tuần 6)
TUẦN 6
Lí thuyết 2 giờ
- Cấu trúc nội dung của tác phẩm nghệ thuật.
- Các yếu tố nội dung của tác phẩm nghệ thuật
- Cấu trúc hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
- Kết cấu, ngôn ngữ và mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật.
- Nắm được nguyên lí cấu trúc nội dung 1 tác phẩm nghệ thuật.
- Nắm được cấu trúc hình thức của tác phẩm nghệ thuật qua các vấn đề kết cấu ngôn ngữ và mối liên quan giữa các yếu tố.
Đọc các tài liệu số 3, 5, 7 và 11
Bài 4: Các loại hình tác phẩm nghệ thuật (Từ tuần 7 đến tuần 12)
TUẦN 7
Lí thuyết 2 giờ
- Các loại hình tác phẩm nghệ thuật, nguyên tắc phân loại.
- Những đặc trưng cơ bản và phương thức biểu hiện của nghệ thuật ngôn từ.
- Hiểu được nguyên tắc phân loại và những yếu tố đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ so với các nghệ thuật khác.
Đọc tài liệu số 2 và 7
TUẦN 8
Lí thuyết 2 giờ
- Các loại hình nghệ thuật tạo hình.
- Đặc trưng của các loại hình: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, nhiếp ảnh.
- Nắm được những nét cơ bản đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại hình (kiến trúc, hội họa, điêu khắc).
Đọc tài liệu số 4, 7, 13
TUẦN 9
Lí thuyết 2 giờ
Đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn
- Nghệ thuật âm nhạc
- Nghệ thuật vũ đạo
- Âm nhạc và vũ đạo trong một số loại hình sân khấu truyền thống Việt Nam .
- Nắm được đặc trưng cơ bản của nghệ thuật âm nhạc và vũ đạo.
Đọc tài liệu số 2 và 7.
TUẦN 10
Thảo luận
2 giờ
Thảo luận các nội dung bài học từ 1 đến 3 và một phần nội dung 4 (4.1, 4.2, 4.3)
Từ những kiến thức chung cơ bản về bản chất, nguồn gốc, sự phát triển của các nền nghệ thuật, sinh viên hiểu và thể hiện được khả năng thưởng thức, phân tích, phê bình một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.
- Chuẩn bị các nội dung từ 2, 3, 7, 10 và 15
- Chia các nhóm vấn đề và chuẩn bị nội dung thảo luận (4 nhóm theo 4 nội dung chính)
TUẦN 11
Lí thuyết 2 giờ
Loại hình nghệ thuật tổng hợp.
- Kịch và đặc trưng của kịch.
- Kết cấu và xung đột kịch.
- Nhân vật và ngôn ngữ kịch.
- Nắm được đặc trưng loại hình kịch.
- Phân biệt kịch văn học và kịch sân khấu.
- Nắm được những đặc trưng cơ bản nhất của một tác phẩm kịch.
Đọc các tài liệu số 7, 9 và 12
TUẦN 12
Thảo luận
1 giờ
- Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh.
- Ngôn ngữ điện ảnh: hình ảnh, khuôn hình, cảnh quay, dàn cảnh, âm thanh, tiếng động, âm nhạc trong phim.
- Phân biệt các loại hình phim.
- Phim điện ảnh và phim truyền hình.
-Nắm được đặc trưng, khái niệm của ngôn ngữ điện ảnh.
- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ điện ảnh khi xem một bộ phim.
Đọc tài liệu số 14 và 15.
Bài tập 1 giờ
Bài 5: Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật (Tuần 13, 14, 15)
TUẦN 13
Tự học
1 giờ
- Xem phim trước tại lớp hoặc ở nhà.
- Xem kĩ nội dung bài học 5.4.4.
- Đọc trước tài liệu 14, 15
Bài tập
1 giờ
- Xem phim (phim cụ thể do giáo viên chọn và chuẩn bị).
- Làm bài tập phân tích các yếu tố ngôn ngữ qua bộ phim đã xem.
- Viết được một bài phân tích đơn giản sau khi xem một bộ phim.
TUẦN 14
Lí thuyết
2 giờ
- Động cơ và quá trình sáng tác tác phẩm nghệ thuật
-Yêu cầu nội tại và khách quan khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật.
- Sự đồng cảm trong quá trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.
- Nắm được quá trình động cơ hình thành tác phẩm nghệ thuật.
- Nắm được yêu cầu chủ quan và khách quan khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật.
Đọc các tài liệu số 8, 9 và 15.
TUẦN 15
Lí thuyết
2 giờ
- Tính tất yếu của phê bình nghệ thuật.
- Các thao tác phê bình tác phẩm nghệ thuật.
- Tổng kết môn học
- Nắm được nguyên tắc cơ bản và các thao tác chính trong phê bình tác phẩm nghệ thuật.
Đọc các tài liệu số 9 và 10
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Sinh viên sẽ được cộng thêm điểm (0,5 điểm đến 1 điểm) nếu có tinh thần thái độ học tập, có ý kiến thảo luận tốt.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết trong 60 phút
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp hoặc Tiểu luận ở nhà.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
1. Nghệ thuật là gì? Bản chất, phạm vi và đối tượng của nghệ thuật?
2. Những đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật?
3. Đối tượng, phương thức phản ánh và mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và đời sống xã hội.
4. Các chức năng cơ bản của nghệ thuật. Vai trò và mối quan hệ qua lại giữa các chức năng?
5.Những lí thuyết khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật trong lịch sử? Hãy chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các lí thuyết trên.
6.Hãy nêu một số thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật Phương Tây và Phương Đông. Phân tích để thấy rõ đặc điểm cơ bản của các nền nghệ thuật đó.
7.Các quan niệm khác nhau về sự phân chia các loại hình nghệ thuật. Dựa vào nguyên tắc nào để phân chia các loại hình nghệ thuật?
8.Tính dân tộc và tính nhân loại của tác phẩm nghệ thuật. Sự tiếp thu thành tựu các nền nghệ thuật khác nhau?
9.Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật: Yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này trong tác phẩm nghệ thuật?
10.Đặc trưng nghệ thuật ngôn từ. Phương thức thể hiện và nguyên tắc phân loại nghệ thuật ngôn từ.
11.Đặc trưng của thơ, văn xuôi và tiểu thuyết. Tác động và mối quan hệ hữu cơ của tiểu thuyết, văn xuôi và thơ.
12. Đặc điểm thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình. So sánh ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc.
13. Tại sao lại xếp nghệ thuật kịch và điện ảnh vào nhóm nghệ thuật tổng hợp? So với nghệ thuật ngôn từ, kịch, sân khấu và điện ảnh có những gì khác biệt?
14. Yếu tố nào là quan trọng nhất trong một tác phẩm kịch? Vai trò của kịch bản, diễn viên và đạo diễn trong tác phẩm kịch – sân khấu?
15. Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh? Dựa vào những yếu tố nào để khẳng định điện ảnh là loại hình nghệ thuật quan trọng nhất trong các loại nghệ thuật.
16. Nghệ thuật kể chuyện (narration) trong phim khác với trong sân khấu và văn học như thế nào?
17. Ngôn ngữ điện ảnh bao gồm những yếu tố nào. Hãy chỉ rõ vai trò, chức năng và mối quan hệ của các yếu tố đó qua một tác phẩm điện ảnh cụ thể?
18.Sự khác nhau trong mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng trong ba loại hình văn học, sân khấu và điện ảnh được thể hiện ở những yếu tố nào? Phân tích để làm rõ tại sao lại có sự khác nhau đó.
19.Mối liên hệ và tác động lẫn nhau trong quá trình sáng tác, thưởng thức và phê bình một tác phẩm nghệ thuật?
20.Những nguyên tắc và thao tác cơ bản trong phê bình tác phẩm nghệ thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
PGS.TS.Đoàn Đức Phương
GIẢNG VIÊN
GVC. Trần Hinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit2002_nhap_mon_nghe_thuat_hoc_834.doc