Từ 1975 đến nay
Đây là thời kỳ đất nước thống nhất. Cùng với các ngành khoa học khác khoa văn học dân gian phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
-Nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu có tầm cỡ lớn như bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt (19 tập), Sử thi Tây Nguyên (75 tập)
-Việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở miền Trung và Nam bộ phát triển: Ca dao Nam bộ, Ca dao Nam Trung bộ, Văn học dân gian Sóc Trăng, Văn học dân gian Bạc Liêu
-Nhiều công trình lý luận về văn học dân gian ra đời: Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại – Chu Xuân Diên, Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif – Nguyễn Tấn Đắc, Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính
-Việc đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh về văn học dân gian được mở rộng và nâng cao
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương môn học lịch sử sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LỊCH SỬ SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
()
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
GS.TS. Lê Chí Quế
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LỊCH SỬ SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
()
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Lê Chí Quế
Chức danh: Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0912542491
Email: lechique2004@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Sưu tầm văn học dân gian, loại hình học văn học dân gian, folklore lí thuyết, phân vùng văn học dân gian, văn học dân gian so sánh, văn học dân gian hiện đại.
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học dân gian Việt Nam và các môn học thuộc giáo trình cơ sơ dành cho sinh viên ngành Văn học.
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết: 24
Làm bài tập trên lớp: 03
Thảo luận: 02
Thực hành: 0
Tự học xác định: 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Nắm được bối cảnh lịch sử, tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian từng thời kỳ khác nhau.
Vận dụng nó trong việc phân tích từng tác phẩm và công trình cụ thể.
Kĩ năng:
Phân tích những đóng góp độc đáo của việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian từng thời kỳ khác nhau.
Thái độ:
Tiếp thu bài giảng một cách năng động và sáng tạo. Đối chiếu nội dung nghe giảng với kiến thức đã học, đã đọc và đang suy nghĩ để tìm ra cái mới của bài giảng. Chuẩn bị câu hỏi để tham gia thảo luận trên lớp hoặc sinh hoạt nhóm
Tóm tắt nội dung môn học
Ở các nước châu Âu và một số nước ở châu á như Trung Quốc, Ấn Độ, việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian được diễn ra sớm hơn. Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, những tư liệu và việc nghiên cứu văn học dân gian từ thời Hùng Vương cho đến trước thế kỷ XX hầu như không còn tư liệu hiện hữu. Người đời sau chỉ có thể hiểu về nó thông qua các di chỉ khảo cổ hoặc các thư tịch gián tiếp. Cho đến nay văn bản còn chứa đựng những cốt truyện văn học dân gian sớm nhất là Việt điện U Linh của Lý Tế Xuyên (lời tựa viết năm 1329), còn ca dao, dân ca thì việc sưu tầm, nghiên cứu được tiến hành muộn hơn (khoảng thế kỷ XVIII, XIX). Từ khi Pháp sang xâm lược nước ta (1858 - 1945) tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian bước sang một giai đoạn mới là có sự giao lưu văn hoá Đông Tây. Từ 1945 đến nay là giai đoạn đặc biệt có sự chuẩn bị và việc hình thành khoa học văn học dân gian ở Việt Nam. Đó là những mốc quan trọng trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam.
Nội dung chi tiết môn học
Phần 1: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam trong thời kỳ trung đại (thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX)
Trong thời kỳ trung đại lực lượng sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam chủ yếu là các nhà Nho. Thực ra họ không phải là những nhà văn học dân gian chuyên nghiệp. Việc thu thập, biên soạn và giới thiệu văn học dân gian chủ yếu xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc đề cao truyền thống văn hoá dân tộc.
1.1. Dấu ấn những truyền thuyết dân gian Việt Nam trong Việt điện U Linh của Lý Tế Xuyên
-Tình hình văn bản
-Những nội dung cơ bản
-Phương pháp sưu tầm, biên soạn
1.2. Dấu ấn truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam trong Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú
-Tình hình văn bản
-Những nội dung cơ bản
-Phương pháp sưu tầm, biên soạn
1.3. Trần Danh Án với việc sưu tầm ca dao Việt Nam trong Nam phong giải trào
-Tình hình văn bản
-Những nội dung cơ bản
-Phương pháp sưu tầm, biên soạn
Phần 2: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945
Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam có sự giao lưu Đông- Tây thông qua văn hoá Pháp.
2.1. Những tập ca dao mới được sưu tầm, biên soạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
-Thanh Hoá quan phong của Vương Duy Trinh
-Việt Nam phong sử của Nguyễn Văn Mại
-Nam Phong giải trào của Liễu Văn Đường
2.2. Sự đóng góp của các trí thức Tây học đối với việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
-Nguyễn Văn Vĩnh với việc sưu tầm truyện cười và dịch truyện ngụ ngôn
-Trương Vĩnh Ký với việc sưu tầm truyện cổ tích
-Nguyễn Văn Ngọc với việc sưu tầm và biên soạn Truyện cổ nước Nam, Tục ngữ phong giao
-Nguyễn Văn Huyên với Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam, Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng
2.3. Gạn đục khơi trong những công trình còn để lại của một số học giả người Pháp
-Cuisinier với việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Mường
-Sabatier với việc sưu tầm và xuất bản sử thi Đam san
Phần 3: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1945 đến nay
Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1945 đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn:
3.1. Từ 1945 đến 1954
Đây là thời kỳ đất nước tập trung cho công cuộc kháng chiến. Vì vậy việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian truyền thống ít có điều kiện để thực hiện. Đáng chú ý trong thời kỳ này có những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cán bộ lãnh đạo của Đảng đã tạo tiền đề lý luận để xây dựng khoa học về văn học dân gian Việt Nam.
-Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Những bài nói, bài viết của đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu
-Một số cuộc tranh luận về văn nghệ
3.2. Từ 1954 đến 1975
Trong thời kỳ này đất nước tạm chia cắt thành hai miền. ở miền Bắc, việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nở rộ. Đây cũng là thời kỳ hình thành khoa học về văn học dân gian ở Việt Nam:
-Nhóm Văn, Sử, Địa với việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam: Khảo luận về thần thoại Việt Nam (1956) và Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1958) - Nguyễn Đổng Chi, Truyện cổ dân gian và Tục ngữ ca dao dân ca (1958) - Vũ Ngọc Phan…
-Các bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (1961), ĐH Tổng hợp Hà Nội (1962)
-Sự ra đời của Viện nghiên cứu Văn học và Tạp chí Văn học (1960)
-Một số công trình nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị, Đinh Gia Khánh.
Ở miền Nam do tình hình chính trị và quan điểm học thuật đặc thù nên việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian không phát triển mạnh như ở miền Bắc.
3.3. Từ 1975 đến nay
Đây là thời kỳ đất nước thống nhất. Cùng với các ngành khoa học khác khoa văn học dân gian phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
-Nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu có tầm cỡ lớn như bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt (19 tập), Sử thi Tây Nguyên (75 tập)
-Việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở miền Trung và Nam bộ phát triển: Ca dao Nam bộ, Ca dao Nam Trung bộ, Văn học dân gian Sóc Trăng, Văn học dân gian Bạc Liêu…
-Nhiều công trình lý luận về văn học dân gian ra đời: Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại – Chu Xuân Diên, Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif – Nguyễn Tấn Đắc, Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính…
-Việc đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh về văn học dân gian được mở rộng và nâng cao.
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục. 1997.
Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vỹ: Văn học dân gian Việt Nam. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2004.
Đỗ Bình Trị: Văn học dân gian Việt Nam tập 1. NXB Giáo dục. 1991.
Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam tập 2. NXB Giáo dục. 1990.
Học liệu tham khảo
Lý Tế Xuyên: Việt điện U Linh. NXB Văn hoá. 1960.
Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái. NXB Văn hoá. 1960.
Nguyễn Văn Ngọc: Truyện cổ nước Nam. NXB Vĩnh Hưng Long. 1928.
Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam. NXB KHXH. 1995, 1996.
Các công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của các giáo sư Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Vũ Ngọc Phan
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Tình hình sưu tầm, nghiên cứu VHDG Việt Nam trong thời kỳ trung đại (TK X– cuối TK XIX)
6
0
0
0
0
6
Tình hình sưu tầm, nghiên cứu VHDG Việt Nam từ cuối TK XIX đến CM tháng Tám 1945
5
2
2
0
0
9
Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1945 đến nay
3
0
0
0
0
3
Tổng
24
3
2
0
1
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Sinh viên chuẩn bị
Phần 1: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam trong thời kì trung đại (thế kỷ X– cuối thế kỷ XIX) (Từ tuần 1 đến tuần 3)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
- Nội dung và phương pháp biên soạn Việt điện U Linh, Lĩnh Nam chích quái
- Đọc 2 sách trên
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
- Nội dung và phương pháp biên soạn Việt điện U Linh, Lĩnh Nam chích quái (tiếp tuần 1)
- Nội dung và phương pháp biên soạn Nam phong giải trào
- Đọc tác phẩm trên
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
- Nội dung và phương pháp biên soạn Nam phong giải trào (tiếp tuần 2)
- Đọc tác phẩm trên
Phần 2: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (Từ tuần 4 đến tuần 8)
TUẦN 4
Lí thuyết
2 giờ
Những tập ca dao mới được sưu tầm, biên soạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX:
- Nội dung và phương pháp biên soạn các tập ca dao: Thanh Hoá quan phong, Việt Nam phong sử...
- Đọc các sách trên
TUẦN 5
Lí thuyết
2 giờ
- Về những tập ca dao mới được sưu tầm, biên soạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX (tiếp theo).
- Sự đóng góp của các trí thức Tây học đối với việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
- Đọc tác phẩm của các học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Nguyên…
TUẦN 6
Lí thuyết
2 giờ
- Sự đóng góp của các trí thức Tây học đối với việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX (tiếp theo)
- Đọc tác phẩm của các học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Nguyên…
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
TUẦN 8
Lí thuyết
2 giờ
Về những công trình còn để lại của một số học giả người Pháp Cuisinier, Sabatier
Phần 3: Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1945 đến nay (Từ tuần 9 đến tuần 15)
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
- Việc sưu tầm văn học dân gian Việt Nam từ 1945 đến 1954
- Đọc một số bài viết của Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu
TUẦN 10
Lí thuyết
1 giờ
(Tiếp theo tuần 8)
Tự học
1 giờ
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
- Việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1954 đến 1975
- Đọc Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên)
TUẦN 12
Lí thuyết
2 giờ
- Việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1954 đến 1975 (tiếp)
- Việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1975 đến nay.
- Đọc Tổng tập văn học dân gian người Việt
TUẦN 13
Lí thuyết
2 giờ
- Việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1975 đến nay. (tiếp theo)
- Đọc Tổng tập văn học dân gian người Việt
TUẦN 14
Thảo luận
2 giờ
- Sự đóng góp của GS Đinh Gia Khánh đối với khoa văn học dân gian Việt Nam
- Đọc các công trình của GS Đinh Gia Khánh về văn học dân gian
TUẦN 15
Lí thuyết
2 giờ
- Việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ 1975 đến nay (tiếp theo)
- Đọc các sách về văn học dân gian Nam bộ
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết 120 phút tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
Bài tập
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN
GS.TS. Lê Chí Quế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3026_lich_su_suu_tam_nghien_cuu.doc