8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
8.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối ) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề cương môn học ký văn học và ký báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KÝ VĂN HỌC VÀ KÝ BÁO CHÍ
(…)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
GS. Hà Minh Đức
HÀ NỘI – 2007
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KÝ VĂN HỌC VÀ KÝ BÁO CHÍ
(Literature and Press’s Notes)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Hà Minh Đức
Chức danh: Giáo sư
Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Điện thoại: 04 6360402 (NR); 0912534343 (DĐ)
Email:
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Ký văn học và ký báo chí
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Báo chí truyền thông đại cương (24): Loại thể văn học (38).
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học:
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 25
Làm bài tập trên lớp : 02
Thảo luận : 02
Thực hành : 0
Tự học xác định : 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu môn học
Kiến thức:
Ký văn học là một trong những thể loại quan trọng của phần học Các thể loại văn học (thơ, tiểu thuyết, kịch, các thể ký và văn chính luận). Đồng thời nó cũng liên quan chặt chẽ với các thể ký báo chí. Đây là chương trình học giúp sinh viên có những tri thức cần thiết để có thể ứng dụng tốt trong quá trình làm việc sau này.
Ký văn học hình thành rất sớm trong văn học gắn với hình thức ghi chép qua các thời kì về những chuyện có thật trong cuộc sống như truyện ký, tạp bút, tạp ký. Các thể ký văn học đặc biệt phát triển vào thế kỷ XX đồng hành với báo chí. Cần nắm vững đặc điểm và sự vận động của thể loại. Mở rộng liên hệ với các tác phẩm ký ở các nền văn học khác.
Kĩ năng:
Ký văn học gần với những hình thức ghi chép về cuộc sống nên đứng về mặt thể loại có nhiều hình thức, không dễ phân loại. Cần chú ý ranh giới nghệ thuật để phân loại.
Tri thức về các thể ký văn học giúp học viên có những hiểu biết và kỹ năng để viết ký khi ra trường làm công tác báo chí, biên tập hoặc phóng viên. Ký báo chí lại nâng cao khả năng thực hành cho sinh viên, giúp cho sinh viên từ sự hiểu biết lý luận có thể vận dụng phân tích đánh giá tác phẩm ký và thiết thực hơn là có khả năng tham gia sáng tác ký với tư cách phóng viên báo chí.
Thái độ:
Sinh viên xác định được vai trò quan trọng của môn học, có thái độ tìm hiểu nghiêm túc và khoa học đối với các kiến thức được học.
Tóm tắt nội dung môn học
Môn học các thể ký văn học giúp cho học viên có những tri thức về thể loại viết về người thật việc thật, thể loại không gò bó trong quy cách sáng tác, dễ viết nhưng cũng rất khó hay. Đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của thể loại: Vấn đề phân loại ký văn học; ký văn học và ký báo chí, điểm tương đồng và khác biệt; Quan hệ giữa sự thật của đời sống và sự thật trong tác phẩm ký; Những nguyên tắc điển hình hoá của ký văn học (như tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả, vai trò của hư cấu trong ký văn học, tính thời sự của ký văn học, vai trò của chủ thể sáng tạo, nghệ thuật viết các thể ký). Phần chương trình về ký báo chí sẽ hỗ trợ cho phần ký văn học tạo thành một chuyên đề hoàn chỉnh về các thể ký giúp cho sinh viên có kiến thức về một thể loại quan trọng.
Nội dung chi tiết môn học
Nội dung cốt lõi (phải biết)
Chương I: Ký văn học
Bài 1: Khái niệm chung của các thể ký
Khái niệm Ký nói chung: những hình thức ghi chép về đời sống.
Các thể loại ký: tư liệu, ký báo chí, ký văn học.
Ký văn học:
Mối liên quan giữa điển hình xã hội và nhân vật trong tác phẩm ký.
Nhân vật trong ký văn học và các thể loại văn học khác.
Bài 2: Những hình thức phân loại các thể ký văn học
Các phương thức biểu hiện: Tự sự, trữ tính, chính luận
Loại ký tự sự với các hình thức ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký, ký chân dung, ký điều tra.
Loại ký trữ tình với các hình thức tuỳ bút, nhật ký, thư, đoạn văn trữ tình.
Loại ký chính luận với bút ký chính luận, bình luận văn chương, tiểu phẩm chính luận.
Bài 3: Nguyên tắc điển hình hoá của các thể ký văn học
Viết về người thật việc thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả.
Đời sống xã hội luôn là đối tượng miêu tả của nhiều thể loại văn học.
Ký văn học được chọn lọc những hiện tượng tiêu biểu trên dòng thời sự và thể hiện chân thật kịp thời.
Tôn trong tính xác thực của đối tượng miêu tả và khả năng vận dụng hư cấu trong “khuôn khổ sự thực” của đời sống.
Tính thời sự là một đặc điểm trong nguyên tắc điển hình hoá của ký văn học.
Bài 4: Vai trò của chủ thể sáng tạo trong ký văn học
Chọn lọc sự việc và con người tiểu biểu trong dòng thời sự phong phú và bề bộn.
Nhận xét, đánh giá, bình luận có tính chính luận hoặc biểu hiện cảm xúc trữ tình.
Vận dụng hư cấu trong khuôn khổ người thực việc thực.
Tạo cho con người và sự việc có thêm sức sống.
Bài 5: Nghệ thuật của các thể ký văn học
Phụ thuộc vào đặc trưng thể loại
Phụ thuộc vào phẩm chất và tài năng của từng tác giả
Ký tự sự: phải có năng lực quan sát, phát hiện, khả năng kể và miêu tả chân thực.
Ký trữ tình: phải giàu suy nghĩ, liên tưởng, có nhiều ý tưởng mới mẻ và tính cảm chân thực.
Ký chính luận: phải sắc sảo, giàu khả năng phân tích luận bàn.
Chương II: Ký báo chí
Bài 1 : Những đặc điểm cơ bản của văn học và báo chí
Phạm vi phản ánh.
Đối tượng phản ánh.
Tư duy phản ánh.
Chức năng.
Vai trò của chủ thể sáng tạo.
Ngôn ngữ của văn học và báo chí.
Bài 2: Đặc trưng ký báo chí (So sánh với ký văn học)
Ký báo chí không chấp nhận hư cấu.
Ký báo chí mang tính thời sự.
Ký báo chí không chấp nhận khai thác cái riêng của tác giả.
Ngôn ngữ của ký báo chí mang tính chính xác cao.
Bài 3: Tổng kết chung về ký văn học và ký báo chí.
Liên hệ với sự phát triển của ký văn học và ký báo chí trong văn học và báo chí Việt Nam qua các chặng đường phát triển của văn học và báo chí.
Phân tích một số phong cách ký văn học: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng.
Phân tích một số tác giả ký báo chí tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Phan Quang, Hữu Thọ, Xuân Ba…
Nội dung liên quan gần (nên biết)
- Phương pháp luận nghiên cứu văn học.
- Loại thể văn học.
Học liệu
Hà Minh Đức (chủ biên) và các tác giả khác, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 (tái bản lần thứ 10).
Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Khái niệm chung của các thể ký
2
0
0
0
0
2
Những hình thức phân loại các thể ký văn học
4
0
0
0
0
4
Nguyên tắc điển hình hoá của các thể ký văn học
2
0
0
0
0
2
Vai trò của chủ thể sáng tạo trong ký văn học
3
2
0
0
1
6
Nghệ thuật của các thể ký văn học
4
0
0
0
0
4
Những đặc điểm cơ bản của văn học và báo chí
4
0
2
0
0
6
Đặc trưng ký báo chí
2
0
0
0
0
2
Tổng kết chung về ký văn học và ký báo chí
4
0
0
0
0
4
Tổng
25
2
2
0
1
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên
chuẩn bị
Nội dung 1: Khái niệm chung của các thể ký (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết
2 giờ
Tìm hiểu khái niệm chung về các thể ký
Hiểu được khái niệm về các thể ký: là hình thức ghi chép về đời sống. đặc biệt là ký văn học.
Đọc tài liệu tham khảo bắt buộc số 1,2.
Nội dung 2: Những hình thức phân loại các thể ký văn học (Tuần 2, 3)
TUẦN 2
Lí thuyết
2 giờ
Những hình thức phân loại các thể ký văn học như: tự sự, trữ tình, chính luận. Tìm hiểu nguồn gốc của các phương thức biểu hiện này.
Hiểu được cách thức phân loại ký văn học. Phân biệt được sự khác nhau giữa các hình thức: ký tự sự, ký trữ tình, ký chính luận
(như trên)
TUẦN 3
Lí thuyết
2 giờ
Tìm hiểu các thể loại nhỏ trong các hình thức ký tự sự, ký trữ tình, ký chính luận.
Hiểu được các hình thức như: ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký, ký chân dung, ký điều tra; tuỳ bút, nhật ký, thư, bình luận văn chương, tiểu phẩm chính luận…
(như trên)
Nội dung 3: Nguyên tắc điển hình hoá của các thể ký văn học (Tuần 4)
TUẦN 4
Lí thuyết
2 giờ
Tìm hiểu nguyên tắc điển hình hoá của các thể ký văn học.
Hiểu được các nguyên tắc như: tôn trọng tính xác thực, tính thời sự, sự chọn lọc các hiện tượng tiêu biểu trong thể ký. Đồng thời thấy được sự khác nhau giữa ký với các thể loại khác
(như trên)
Nội dung 4: Vai trò của chủ thể sáng tạo trong ký văn học (Tuần 5, 6, 7)
TUẦN 5
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu vai trò của chủ thể sáng tạo trong văn học. Nó khác với các thể loại khác như thế nào.
- Yêu cầu nội dung mà sinh viên sẽ tự học trong tuần 6: đọc và tìm hiểu một số tác phẩm ký văn học.
Hiểu được vai trò của chủ thế sáng tạo trong thể ký. Ký văn học tôn trọng tính xác thực trong miêu tả tuy nhiên tác phẩm ký không phải là bức ảnh chụp máy móc đối tượng miêu tả, vì vậy nó có những đặc trưng khác với các thể loại khác.
(như trên)
TUẦN 6
Lí thuyết 1 giờ
(tiếp tuần 5)
Tự học
1 giờ
- Nội dung tự học sẽ được giảng viên đề ra cho từng khoá học cụ thể. Về cơ bản giúp cho sinh viên có thể hiểu và ứng dụng được những kiến thức đã học
- Đọc và tìm hiểu được các vấn đề mà giảng viên nêu ra.
Theo yêu cầu của giảng viên
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
Bài tập kiểm tra giữa kì
- Giáo viên sẽ đưa ra một yêu cầu nằm trong các nội dung đã học. Vấn đề cụ thể sẽ được giáo viên áp dụng tuỳ theo từng khoá học.
- Có thể ứng dụng tốt các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cụ thể
Sinh viên tham khảo các tài liệu đã cho.
Nội dung 5: Nghệ thuật của các thể ký văn học (Tuần 8, 9)
TUẦN 8
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu nghệ thuật của các thể ký văn học. Nghệ thuật của các thể ký có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào các yếu tố như: đặc trưng thể loại, phẩm chất và tài năng của tác giả…
- Hiểu được những nét đặc thù chung trong nghệ thuật của các thể ký văn học.
(như trên)
TUẦN 9
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu nghệ thuật của các thể Ký tự sự, ký trữ tình và ký chính luận.
- Hiểu được nghệ thuật và yêu cầu riêng của từng loại ký.
(như trên)
Nội dung 6: Những đặc điểm cơ bản của văn học và báo chí (Tuần 10, 11, 12)
TUẦN 10
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học và báo chí trên các phương diện: đối tượng, tư duy, chức năng, nhiệm vụ.
- Hiểu được sự khác nhau cơ bản trong đối tượng, tư duy, chức năng, nhiệm vụ… của văn học và báo chí
(như trên)
TUẦN 11
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học và báo chí trên các phương diện: vai trò của chủ thể sáng tạo, ngôn ngữ, các phương thức thể hiện, phương thức phản ánh…
- Yêu cầu về nội dung sẽ thảo luận trong tuần 12.
- Hiểu được sự khác nhau cơ bản trong ngôn ngữ, phương thức thể hiện, vai trò chủ thể của văn học và báo chí.
(như trên)
TUẦN 12
Thảo luận
2 giờ
- Sinh viên trình bày các ý kiến của mình.
- Giáo viên nhận xét, nêu ý kiến và định hướng cho sinh viên
- Sinh viên có thể vận dụng được kiến thức đã học.
- Có thể trình bày trôi chảy ý kiến riêng của mình.
-Sau khi tham khảo tài liệu và một số tác phẩm ký, sinh viên cần chuẩn bị các ý kiến mà mình sẽ phát biểu.
Nội dung 7: Đặc trưng ký báo chí (Tuần 13)
TUẦN 13
Lí thuyết
2 giờ
- Tìm hiểu Đặc trưng ký báo chí
- Hiểu được các đặc trưng của ký báo chí như: không chấp nhận hư cấu, có tính thời sự, ít chấp nhận khai thác cái riêng của tác giả, có ngôn ngữ chính xác.
(như trên)
Nội dung 8: Tổng kết chung về ký văn học và ký báo chí (Tuần 14, 15)
TUẦN 14
Lí thuyết
2 giờ
-Tổng kết chung về ký văn học và ký báo chí.
- Phân tích một số phong cách ký văn học và ký báo chí
- Ôn lại những nội dung đã học. Liên hệ được với sự phát triển của ký văn học và ký báo chí trong văn học và báo chí Việt Nam qua các chặng đường phát triển.
- Nắm được một số phong cách viết ký.
(như trên)
TUẦN 15
Lí thuyết
2 giờ
(tiếp theo)
Tổng kết chung về ký văn học và ký báo chí.
- Phân tích một số phong cách ký văn học và ký báo chí
(như trên)
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết trong 2 giờ bài tập tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
- Hình thức thi sẽ được công bố vào tuần thứ 10.
-Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
Tầm quan trọng của ký văn học trong các thể loại văn học (so sánh với thơ, tiểu thuyết, kịch). Tránh quan niệm không đúng khi xem ký văn học là thể loại tay trái, thể loại đàn em.
Thành tựu của tác phẩm ký văn học Việt Nam qua các thời kỳ. Ký xuất hiện, sống và cùng phát triển trong thời kỳ hiện đại. Giải thích và chứng minh bằng tác phẩm cụ thể.
Nguyên tắc viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả? Mặt mạnh và hạn chế của nguyên tắc sáng tác này.
Vai trò chủ quan của người viết ký bộc lộ ở những phương diện nào? (liên hệ văn học).
Ký văn học có thể vận dụng hư cấu trong khuôn khổ người thực việc thực? Nguyên tắc và phạm vi?.
Những nét tương đồng và khác biệt giữa ký văn học và ký báo chí.
So sánh tính thời sự của ký văn học và ký báo chí.
So sánh ngôn ngữ ký văn học và ký báo chí
Bài tập
Tuỳ bút thuộc loại bút ký trữ tình. Khả năng sáng tạo mở rộng và giới hạn của thể ký này (liên hệ trường hợp nhà văn Nguyễn Tuân).
Phóng sự trong ký văn học và ký báo chí. Những điểm chung và riêng. Chọn một vài cây bút phóng sự tiêu biểu trong văn học và báo chí để nhận xét.
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
PGS.TS.Đoàn Đức Phương
GIẢNG VIÊN
GS.Hà Minh Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3032_nhung_van_de.doc