Đề cương luận án Thạc sỹ: Địa chất Thuỷ văn mô hình dòng chảy -Mối quan hệ nước mặt nước ngầm
Dự án VietAs ra đời từ sự hợp tác nghiên cứu giữa hai chính phủ Việt Nam và
Đan Mạch, được triển khai từ năm 2004 với đề tài: “Nghiên cứu Tài nguyên nước
tại Việt Nam –Cơ chế giải phóng Asen vào tầng chứa nước trong mối quan hệ
giữa nước dưới đất và nước mặt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của dự án là nhằm hiểu biết cơ bản về các quá trình
biến đổi hàm lượng Asen trong nước ngầm của các tầng chứa nước thuộc lưu vực
sông Hồng, thông qua nghiên cứu các quá trình địa hoá và đặc điểm địa chất thuỷ
văn. Mục tiêu cuối cùng của dự án là nhằm nâng cao sự hiểu biết ở quy mô khu
vực về hiện tượng ô nhiễm Asen, từ đó góp phần vào việc quản lý tài nguyên nước
ngầm cho toàn bộ đồng bằng châu thổ nơi mà việc cung cấp nước cho sinh hoạt tại
nhiều khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiễm bẩn Asen.
Để hiểu cơ chế giải phóng Asen từ trong các tầng đất đá vào nước ngầm, ngoài
việc xác định các vi nguyên tố, khoáng vật, điều kiện môi trường, thành phần hoá
học của đất đá chứa nước, còn phải hiểu biết quy luật vận động và mối quan hệ
qua lại giữa nước mặt và nước dưới đất. Chính vì vậy đề tài này là cơ sở để giải
quyết một phần nhiệm vụ của dự án.
Chính vì những lý do nêu trên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ
Địa chất thuỷ văn của Trường Đại học Mỏ -Địa chất tôi được giao viết luận văn
với đề tài: "Xây dựng mô hình dòng chảy nghiên cứu mối quan hệ thủy lực giữa
nước mặt và nước dưới đất vùng Đan Phượng - Hà Tây" theo Quyết định số
557/QĐ/MĐC -ĐH & SĐH ngày 29 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng trường
Đại học Mỏ -Địa chất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_1784.pdf