* Hiểu được khái niệm và đặc điểm của không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
* Nắm được các mô hình kết cấu của tiểu thuyết
* Tiếp nhận và hiểu được lý thuyết về “kỹ thuật tự sự” của tiểu thuyết bao gồm nghệ thuật kể chuyện, tính đa thanh về giọng điệu, nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương Loại thể văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LOẠI THỂ VĂN HỌC
(Literary Genres)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
PGS.TS. Lý Hoài Thu
HÀ NỘI – 2007Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LOẠI THỂ VĂN HỌC
(Literature Genres)
Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Lý Hoài Thu
Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: NR: (04)8542895; DD: 0903429141
Email: lyhoaithu158@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại, Nghệ thuật học.
Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Loại thể văn học
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Nguyên lý lý luận văn học
Môn học kế tiếp: Tác phẩm văn học và Phương pháp sáng tác, Thi pháp học
Yêu cầu đối với môn học: Đọc trước tài liệu do giảng viên giới thiệu.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lí thuyết : 26
Làm bài tập trên lớp : 02
Thảo luận : 02
Thực hành : 0
Tự học xác định : 0
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
Mục tiêu của môn học
Kiến thức:
Hiểu được nội dung khái niệm “Loại thể văn học” và vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó đối với hệ thống lý thuyết cũng như thực tiễn văn học.
Xác định được cơ sở của sự phân chia, tính chất tương đối về ranh giới và hiện tượng giao thoa giữa các thể loại văn học.
Nắm vững được những đặc trưng cơ bản, những đặc điểm thi pháp nổi bật của từng thể loại: thơ, tiểu thuyết, ký và kịch để đánh giá trên cơ sở khoa học các hiện tượng văn học.
Kĩ năng:
Biết vận dụng những thao tác nghiên cứu để tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại.
Biết so sánh, đối chiếu những đặc điểm của từng thể loại trong cùng hay khác nhau về phương thức phản ánh, từ đó khái quát nên những mô hình thể loại, và rộng hơn là những vấn đề thuộc về thi pháp tác giả, về phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Thái độ:
Qua việc tiếp thu những kiến thức lý luận về loại thể văn học, hiểu được tầm quan trọng và triển vọng của nó trong nghiên cứu văn học, sinh viên sẽ yêu thích môn học này.
Hệ thống lý thuyết về loại thể văn học thường không tách rời thực tiến sáng tác sinh động, vì vậy, việc vận dụng những kiến thức lý luận đã được trang bị để khảo sát sự vận động và phát triển của các thể loại trong từng giai đoạn văn học (kể cả văn học đương đại) chắc chắn sẽ mang lại nhiều hứng thú, say mê cho sinh viên.
Tóm tắt nội dung môn học
Loại thể văn học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống lý thuyết và thực tiễn văn học. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự tương tác của các thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu lịch sử văn học. Về phía thực tiễn, thể loại chính là diện mạo, sức sống của một giai đoạn văn học, hay rộng hơn là một nền văn học. Môn học này cũng cung cấp cho người học những kiến thức lý luận cơ bản về loại thể văn học: từ những vấn đề khái quát chung đến những đặc trưng cơ bản, đặc điểm thi pháp nổi bật riêng của từng thể loại. Trên cơ sở của các phương thức phản ánh: trữ tình, tự sự, kịch, nội dung môn học tập trung khảo sát những thể loại chính, tiêu biểu như: thơ, tiểu thuyết, ký và kịch. Trong những hướng tiếp cận cụ thể, giảng viên vận dụng đồng thời nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu để phân tích những đặc trưng thể loại (nội dung và hình thức), đặc điểm thi pháp, cấu trúc văn bản… Từ đó khẳng định những ưu thế, triển vọng của hệ thống lý thuyết về loại thể trong nghiên cứu lý luận văn học nói chung.
Nội dung chi tiết môn học
Nội dung cốt lõi
Bài 1: Khái quát chung về loại thể văn học
Khái niệm “loại thể văn học”
Khái quát quá trình hình thành, vận động và phát triển và một số tính chất cơ bản của các thể loại (tính lịch sử, tính dân tộc, tính kế thừa, tính sáng tạo).
Cơ sở của sự phân chia các thể loại văn học.
Tính chất tương đối về ranh giới và hiện tượng giao thoa giữa các thể loại.
Bài 2: Thơ
Khái niệm chung về thơ
2.1.1. Một số quan niệm về thơ của các trường phái và khuynh hướng tiêu biểu.
2.1.2. Khái niệm và mối quan hệ giữa nhà thơ, cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình trong thơ.
Yếu tố cảm xúc
Yếu tố tưởng tượng và liên tưởng
Cái đẹp và chất thơ
Đặc điểm ngôn từ
Bài 3: Tiểu thuyết
Khái lược chung về tiểu thuyết
3.1.1. Khái niệm:
3.1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết
3.1.3. Những mô hình tiểu thuyết tiêu biểu
Vấn đề phản ánh hiện thực trong tiểu thuyết
Nhân vật của tiểu thuyết
Đặc trưng thẩm mỹ
Bản chất tổng hợp
Thời gian và không gian nghệ thuật
Nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật kể chuyện (Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ nhân vật…)
Bài 4: Ký
Khái niệm về ký
Ký văn học và ký báo chí
Sự phân loại trong ký văn học:
4.3.1. Ký tự sự: ký sự, phóng sự, hồi ký…
4.3.2. Ký trữ tình: tùy bút, nhật ký
4.3.3. Ký chính luận: bút ký chính luận
Nguyên tắc điển hình hóa trong thể ký:
4.4.1. Mối quan hệ giữa nguyên mẫu đời sống và hình tượng điển hình trong ký
4.4.2. Vấn đề hư cấu nghệ thuật
Một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật
Bài 5: Kịch
Khái niệm về kịch:
5.1.1. Kịch - một loại hình nghệ thuật
5.1.2. Kịch - một thể loại văn học
Mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu
Xung đột kịch
Hành động kịch
Thời gian và không gian nghệ thuật
Ngôn ngữ
Nội dung liên quan
Có thể mở rộng kiến thức sang một số lĩnh vực của các loại hình nghệ thuật lân cận như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh để tìm ra những mối quan hệ mật thiết giữa thơ và họa, thơ và nhạc, tiểu thuyết và điện ảnh…
Có thể vận dụng những kiến thức liên ngành, liên văn bản để nghiên cứu thể loại.
Học liệu
Học liệu bắt buộc
Cơ sở lý luận văn học (Hà Minh Đức, Lê Bá Hán). Nxb Đại học và THCN. 1985.
Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên). Nxb Giáo dục. 1993.
Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên). Nxb Giáo dục. 2002.
Học liệu tham khảo
Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.
Những vấn đề thi pháp Đôxtôiépxki. M. Bakhtin. Nxb Giáo dục. 1993.
Nghệ thuật tiểu thuyết. M. Kundera. Nxb Đà Nẵng. 1998.
Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội. 1974.
Logic học các thể loại văn học. Kate Humburger (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2005.
Cấu trúc văn bản nghệ thuật. M. Lốtman (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004..
Thi pháp văn xuôi. Todorov. Nxb Đại học sư phạm. 2002.
Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lí thuyết
Bài tập
Thảo luận
Khái quát chung về loại thể văn học
2
0
0
0
0
2
Thơ
6
0
0
0
0
6
Tiểu thuyết
10
2
0
0
0
12
Ký
4
0
2
0
0
6
Kịch
4
0
0
0
0
4
Tổng
26
2
2
0
0
30
Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Bài 1: Khái quát chung về loại thể văn học (Tuần 1)
TUẦN 1
Lí thuyết 2 giờ
Khái quát chung về Loại thể văn học
* Hiểu được các khái niệm: Loại hình và Loại thể
* Nắm được một số tính chất cơ bản của các thể loại văn học
* Nắm được cơ sở sự phân chia các thể loại văn học
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3
Nội dung 2: Thơ (Từ tuần 2 đến tuần 4)
TUẦN 2
Lí thuyết 2 giờ
Khái niệm về thơ
Một số đặc trưng cơ bản của thơ
*Hiểu được nội dung khái niệm Thơ
*Phân biệt các khái niệm: nhà thơ, nhân vật trữ tình
*Phân biệt được khái niệm Thơ trữ tình và Thơ tự sự
* Hiểu được vai trò của yếu tố cảm xúc và liên tưởng, tưởng tượng trong thơ
* Biết vận dụng để phân tích tác phẩm và xác định tài năng, phong cách, cá tính sáng tạo của từng tác giả.
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9
TUẦN 3
Lí thuyết 2 giờ
Một số đặc trưng cơ bản của thơ (tiếp theo)
* Hiểu được nội dung khái niệm và mối liên hệ giữa cái đẹp và chất thơ
* Vận dụng và phân tích tác phẩm
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9
TUẦN 4
Lí thuyết 2 giờ
Ngôn ngữ thơ ca
* Nắm được một số tính chất cơ bản của ngôn từ thơ (tính hàm súc, tính hoạ, tính nhạc)
* So sánh, đối chiếu ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ các thể lọai khác
* Khám phá được vẻ đẹp của sắc màu, hình ảnh (hội họa) và âm điệu (nhạc điệu) của ngôn ngữ thơ
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9
Bài 3: Tiểu thuyết (Từ tuần 5 đến tuần 10)
TUẦN 5
Lí thuyết 2 giờ
Tiểu thuyết.
Khái lược chung về tiểu thuyết
*Hiểu được khái niệm tiểu thuyết và phân biệt tiểu thuyết với truyện vừa, truyện ngắn
*Nắm được nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết
*Phân biệt được một số mô hình tiểu thuyết tiêu biểu
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
TUẦN 6
Lí thuyết 2 giờ
Vấn đề phản ánh hiện thực của tiểu thuyết
*Hiểu được khả năng bao quát hiện thực xét cả bề rộng lẫn chiều sâu của tiểu thuyết
* Phân biệt được dung lượng hiện thực hết sức dồi dào, phong phú của tiểu thuyết (hiển thị qua khối lượng sự kiện, biến cố, số lượng nhân vật, các tầng, mảng hiện thực…) trong tương quan với các thể loại khác
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
Vận dụng những kiến thức lí luận về thể loại thơ hoặc tiểu thuyết để phân tích một tác phẩm cụ thể.
Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu cho sinh viên (Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết, xác định nội dung nghiên cứu và lựa chọn hướng tiếp cận vấn đề.
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
TUẦN 8
Lí thuyết 2 giờ
Nhân vật của tiểu thuyết
* Hiểu được vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết
* Nắm được các đặc điểm chính của nhân vật tiểu thuyết (so sánh với nhân vật của các thể loại khác)
* Nắm được những thao tác cơ bản của nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết và vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố hư cấu nghệ thuật
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
TUẦN 9
Lí thuyết 2 giờ
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ.
Bản chất tổng hợp của tiểu thuyết
* Nắm được nội dung tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ trong tiếp nhận và đồng hoá hiện thực của tiểu thuyết (có so sánh với các thể loại khác)
* Hiểu được bản chất tổng hợp của tiểu thuyết biểu thị qua khả năng tổng hợp các phong cách nghệ thuật của các thể loại khác và thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật lân cận (đáng chú ý nhất là mối quan hệ giữa tiểu thuyết và điện ảnh)
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
TUẦN 10
Lí thuyết 2 giờ
- Không gian và thời gian nghệ thuật
- Kết cấu và nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết
* Hiểu được khái niệm và đặc điểm của không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
* Nắm được các mô hình kết cấu của tiểu thuyết
* Tiếp nhận và hiểu được lý thuyết về “kỹ thuật tự sự” của tiểu thuyết bao gồm nghệ thuật kể chuyện, tính đa thanh về giọng điệu, nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật
Đọc các tài liệu tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10
Bài 4: Ký (Từ tuần 11 đến tuần 13)
TUẦN 11
Lí thuyết 2 giờ
Khái niệm chung về ký
Sự phân loại trong ký
*Hiểu được khái niệm Ký trong tương quan với các thể loại khác
* Phân biệt Ký văn học và Ký báo chí
* Nắm được tiến trình vận động và vai trò của Ký trong đời sống văn học
* Hiểu được cơ sở của sự phân chia các thể ký theo 3 dòng: ký tự sự, ký trữ tình, ký chính luận
* Phân biệt các thể ký: ký sự, hồi ký, phóng sự, tuỳ bút, bút ký chính luận.
Đọc các tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, 4
TUẦN 12
Lí thuyết 2 giờ
Nguyên tắc điển hình hoá trong thể ký. Một số vấn đề về phong cách nghệ thuật
*Hiểu được mối quan hệ đặc biệt giữa nguyên mẫu hiện thực và điển hình nghệ thuật trong ký
* Xác định các phong cách: tự sự, trữ tình, chính luận trong ký
Đọc các tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, 4
TUẦN 13
Thảo luận
2 giờ
Qua 3 thể loại đã học (Thơ, Tiểu thuyết, Ký) chọn một vấn đề lý thuyết cơ bản để liên hệ với thực tiễn sáng tác (sự kết hợp giữ cảm xúc và suy nghĩ, tình cảm và trí tuệ trong thơ; tầm vóc hiện thực và số phận con người trong tiểu thuyết; tính thời sự trong ký...)
* Trên cơ sở những kiến thức lí luận về thể loại (đặc trưng thể loại, đặc điểm thi pháp), sinh viên biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để đánh giá tác phẩm.
* Nắm bắt được tiến trình vận động, những diễn biến, tìm tòi, cách tân nghệ thuật về phương diện thể loại trong đời sống văn học đương đại.
Đọc tài liệu tham khảo 1, 2, 5, 6, 7 và chuẩn bị ý kiến thảo luận.
Bài 5: Kịch (Tuần 14, 15)
TUẦN 14
Lí thuyết 2 giờ
Khái niệm về kịch
Mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu
*Hiểu được khái niệm kịch từ góc độ loại hình và loại thể
* Hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa kịch bản văn học và đời sống sân khấu
Đọc các tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, 4, 9
TUẦN 15
Lí thuyết 2 giờ
Một số đặc trưng cơ bản của kịch.
* Hiểu được vai trò cơ sở của xung đột kịch và mối quan hệ xung đột và hành động trong tác phẩm kịch
* Nắm được đặc điểm của thời gian và không gian nghệ thuật (không gian sân khấu và không gian của kịch bản văn học)
* Nắm vững tính chất đặc thù của ngôn ngữ kịch
Đọc các tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, 4, 9
Chính sách đối với môn học
Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 đến 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Phần trăm điểm
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10%
(1 điểm)
2. Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà
- Thuyết trình, thảo luận
10%
(1 điểm)
Kiểm tra đánh giá định kì:
2. Kiểm tra giữa môn
Bài viết 90 phút tại lớp
20%
(2điểm)
3. Thi hết môn
Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.
60%
(6 điểm)
Kết quả môn học
100%
(10 điểm)
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi
(Câu hỏi dùng để làm đề tài thảo luận, để ôn thi hết môn, để làm đề tài bài kiểm tra giữa kỳ…)
Trình bày cơ sở của sự phân chia các thể loại văn học
Nêu vai trò của cảm xúc và mối quan hệ giữa cảm xúc và suy nghĩ trong thơ.
Nêu vai trò của tưởng tượng và liên tưởng trong thơ
Nêu đặc điểm ngôn ngữ thơ
Trình bày khả năng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết
Phân tích đặc điểm nhân vật tiểu thuyết
Nêu dặc trưng thẩm mỹ của thể loại tiểu thuyết (có so sánh với các thể loại khác như thơ, kịch)
Hãy phân tích tính đa thanh của văn bản tiểu thuyết
Hãy nêu đặc trưng cơ bản của ký
Phân biệt ký sự, hồi ký, phóng sự và tùy bút
Trình bày nguyên tắc điển hình hóa trong thể ký
Vai trò của xung đột kịch
Phân tích thuộc tính hành động và mối quan hệ giữa xung đột và hành động trong tác phẩm kịch
So sánh dung lượng hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn
So sánh thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết và kịch
Bài tập
(Bài tập dùng làm bài tập ở nhà, làm bài giữa kỳ hoặc tham khảo để ôn thi cuối kỳ)
Qua một tác phẩm thơ tiêu biểu, hãy chứng minh rằng: “Với thơ, tình cảm là gốc” (Bạch Cư Dị)
Hãy chọn một số tác phẩm tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam để giải thích câu nói của Ngô Thì Nhậm: “Mây gió cỏ hoa xinh tươi kỳ diệu đến đâu hết thảy đều tự trong lòng mà ra, Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”
Tại sao nói: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”
Qua một tác phẩm tiêu biểu tự chọn, hãy phân tích khả năng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết (có so sánh các thể loại khác)
Qua một nhân vật tự chọn, hãy nêu đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết (có so sánh với nhân vật trong các thể loại khác)
So sánh phương thức điển hình hóa nhân vật trong tiểu thuyết và ký
Qua một tác phẩm tự chọn, hãy nêu những cách tân về nghệ thuật của tiểu thuyết
So sánh tính chất xung đột trong bi kịch và hài kịch
Phân tích cấu trúc của văn bản kịch qua một tác phẩm cụ thể (có so sánh với văn bản tự sự và thơ)
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
PGS.TS.Đoàn Đức Phương
GIẢNG VIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lit3002_loai_the_vh.doc