Đề cương lịch sử Đảng

Câu 1: Phân tích các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ý nghĩa của các phong trào đó đối với sự ra đời của Đảng cộng sán Việt Nam.

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Xã hội VN có những biên đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai- chỗ dựa của thực dân Pháp. Trước hoàn cảnh ấy, rất nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Mặc dù bị thất bại nhưng các phong trào đã để lại ý nghĩa sâu sắc, thúc đấy quá trình ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân dân ta đã đứng dậy đấu tranh chông thực dân pháp và bọn tay sai phản động. Các cuộc đấu tranh này diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau.

Một là: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản.

Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã dẫy lên một phong trào chống Pháp rộng lớn ở Bắc và Trung kỳ. Tuy nhiên cuối cùng bị thất bại. Sự thất bại của Phong tào Cần vương đã chuwngsn tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc.

Phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:Phan Bội Châu chủ trương dựa vào bên ngoài để đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, phương pháo tiến hành là bạo động. Ông lập ta Duy tân hội, Việt Nam quang phục hội, tổ chức phong tào Đông du.

Phan Châu Trinh với khuynh hướng cải cách, chủ trương ỷ Pháp cầu tiến bộ, phát động một cuộc duy tân để nhằm đưa dất nước ngày một phát triên, dần dần thoát ra khỏi ách thống trị cử người Pháp.

 

doc48 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương lịch sử Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lịch sử Đảng Câu 1: Phân tích các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ý nghĩa của các phong trào đó đối với sự ra đời của Đảng cộng sán Việt Nam. Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Xã hội VN có những biên đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai- chỗ dựa của thực dân Pháp. Trước hoàn cảnh ấy, rất nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Mặc dù bị thất bại nhưng các phong trào đã để lại ý nghĩa sâu sắc, thúc đấy quá trình ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân dân ta đã đứng dậy đấu tranh chông thực dân pháp và bọn tay sai phản động. Các cuộc đấu tranh này diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Một là: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã dẫy lên một phong trào chống Pháp rộng lớn ở Bắc và Trung kỳ. Tuy nhiên cuối cùng bị thất bại. Sự thất bại của Phong tào Cần vương đã chuwngsn tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:Phan Bội Châu chủ trương dựa vào bên ngoài để đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, phương pháo tiến hành là bạo động. Ông lập ta Duy tân hội, Việt Nam quang phục hội, tổ chức phong tào Đông du. Phan Châu Trinh với khuynh hướng cải cách, chủ trương ỷ Pháp cầu tiến bộ, phát động một cuộc duy tân để nhằm đưa dất nước ngày một phát triên, dần dần thoát ra khỏi ách thống trị cử người Pháp. Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau. - Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá,bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia. Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp. Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới với những sự kiện lớn: Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu( 1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh( 1926), đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh( 1926). Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư  sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư  sản, tiểu tư  sản, địa chủ và cả  hạ  sĩ quan Việt Nam  trong quân đội Pháp.  Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa có một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa có một hệ thống tổ chức thống nhất.   Ngày 9/2/1930, Việt Nam quốc dân Đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhưng nhanh chóng bị dập tắt. Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.  Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải Hai là: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Nguyễn Aí Quốc tìm đường giải phóng dân tộc: Trước yêu cầu của cách mạng, ngày 5- 6-1911, Nguyễn Ái Quốc đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học- kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem “nước Pháp và các nước phương Tây làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình’’. Trong những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Người hướng đến ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó. Tháng 7- 1920, nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Người tìm thấy trong Luận cương lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Người nói: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác- Lênin để truyền bá vào nước, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng Cộng sản ở Việt Nam. Cụ thể: ở pháp: Năm 1921, Nguyễn Aí Quốc cùng các nhà cách mạng yêu nước lập ra “ Hội liên hiệp thuộc địa’’, với tờ báo “ Người cùng khổ” làm cơ quan ngôn luận. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân. Người viết một số tác phẩm, đặc biệt Bản án chế độ thực dân Pháp, được xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1925. Những bài viết trong tác phẩm đã vạch trần bản chất phản động của đế quốc Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh tinh thần dân tộc, hướng nhân dân các nước thuộc địa đi tới giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Nhân dân ta, trước hết là những tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ, nhờ tác phẩm này và các bài viết khác của Nguyễn Ái Quốc, mà hướng tới con đường cách mạng của Người để đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Ở Liên Xô: Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Mátxcơva để tham dự các Hội nghị Quốc tế, đồng thời học tập kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Ở Trung Quốc: Người lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên( tháng 6/1925), hạt nhân là “Cộng sản đoàn”. Cơ quan ngôn luận của Hội là tuần báo Thanh niên. Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau các khoá học một số được chọn đi học ở trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, phần đông được đưa về nước hoạt động. Đây là sự chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu được xuất bản thành sách với tên gọi là “Đường kách mệnh”. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Trước tiên, Người chỉ rõ các cuộc cách mạng tư sản là không triệt để, chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là triệt để nhất. Vì thế, cách mạng Việt Nam cần phải đi theo con đường cách mạng của học thuyết Mac- lenin thì mới thành công. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:Cách mạng Việt Nam trước hết phải làm dân tộc cách mệnh, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, dành độc lập tự do, đồng thời tiến lên làm giai cấp cách mệnh, đánh đuổi tư bản nhằm giải phóng quần chúng nhân dân lao động. Lực lượng cách mạng: Gồm “ sĩ, nông, công, thương”, trong đó, công- công là chủ cách mênhj, là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ chỉ là “bầu bạn của cách mạng”. Phương pháp cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng vùng lên đánh đuổi kẻ thù.” Vấn đề đoàn kết quốc tế : Nguyễn Ái Quốc xác định, Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới cần được sự giúp đỡ của quốc tế nhưng không được ỷ lại mà phải chủ động, tự cường. Sự lãnh đạo của Đảng: Cách mạng muốn thắng lợi “ trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công”. “Đường kách mệnh” đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất: Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản bằng những hình thức tự phát như chống đánh đập, đòi tăng lương … nhưng đều bị thất bại Sau chiến tranh thế giwois lần thứ nhất: Cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi. Từ năm 1919-1925 đã có hơn 25 cuộc cuộc bãi công của công nhân các thành phố Nam Định, Hà nội… Tư 1926 trở đi, phong trào phát triển mạnh với sự ra đời của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”. Thắng 7/1929, ‘công hội đỏ” thành lập, thể hiện bước trưởng thành của giai cấp công nhân, tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức. Ba là: Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam - Đông Dương Cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, quyết định xuất bản báo Búa liềm và cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. - An Nam Cộng sản Đảng: Trước nhu cầu của phong trào cách mạng và với sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, một số hội viên tiên tiến trong bộ phận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Kỳ và Nam Kỳ vạch ra kế hoạch tổ chức đảng cộng sản. Ngày 25-7-1929, các đồng chí trong bộ phận Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở Trung Quốc gửi Đông Dương Cộng sản Đảng một bức thư thông báo rằng họ quyết định lập một đảng cộng sản bí mật là An Nam Cộng sản Đảng. - Đông Dương Cộng sản liên đoàn: Cùng với sự phân hoá trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929) và An Nam cộng sản Đảng (8-1929) tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá trong Tân Việt, những đảng viên tiên tiến đã tách ra thành lập các chi bộ cộng sản. Tháng 9-1929, họ lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Như vậy, chưa đầy 4 tháng, ở Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Nó chững tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào yêu nước dân tộc. Sự kiện này cũng chỉ ra rằng, những điều kiện để thành lập Đảng đã hoàn toàn chín muồi trong phạm vi cả nước. Yêu cầu của cách mạng nước ta là phải hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng cộng sản thống nhất. Y nghĩa: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta diễn ra sôi nổi, theo nhiều khuynh hướng khac nhau: Phong kiến, tư sản... mặc dù bị thất bại nhưng đã để lại ý nghĩa lịch sử to lớn: góp phần cỗ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, là những đòn đánh chí mạng vào kẻ thù và bọn tay sai phản động, có tác dụng làm nền tảng để thúc đẩy các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng mới ra đời: khuynh hướng vô sản. Với sự hoạt động tích cực của Nguyễn Aí Quốc, cùng các phong trào yêu nước đấu tranh theo khuynh hướng vô sản, với sự ra đời của 3 tổ chức Đảng đã thúc đẩy sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó thực chất là sự chuẩn bị về tổ chức, chính trị cho sự thành lập Đảng. Với sự chín muồi về điều kiện, tổ chức, chính trị, ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Đảng là sự kết hợp của chủ nghĩa Mac-leenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Do đó, có thể nói, sự phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự ra đời của Đảng cộng dản Việt Nam. Câu 2: Vì sao nói sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ 20 của Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu lịch sử? Mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều sản sinh ra những vĩ nhân của mình, nhưng hiếm có vĩ nhân nào mà con người, tinh thần và cuộc đời lại gắn liền với sự nghiệp cm khăng khít như Nguyến Aí Quốc. Với tinh thần cách mạng, với sự hoạt động bền bỉ và lòng yêu nước nồng nàn, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta, đó là con đường cách mạng vô sản. Đây là con đường cách mạng tất yếu của cách mạng Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân ta sôi nổi đứng lên chống Pháp và tay sai theo nhiều khuynh hướng khác nhau: Phong kiến, tư sản…Tuy nhiên cuối cùng đều bị thất bại. Sự thất bại của các phong trào này là do chưa có đường lối đúng đắn và hợp lí. Nguyễn Aí Quốc lơn lên trong cảnh nước mât nhà tan. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của những người đi trước nhưng ko tán thành con đườngđi của họ.Với chủ trương dựa vào Nhật của Phan Bội Châu, Người cho rằng như thế chẳng khác nào: “ Đưa hổ cửa trước, rước beo cử sau”. Còn Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp, chẳng khác nào: “Xin giặc rủ lòng thương”. Chính vì thế, các phong trào này đều bị thất bại. Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, Người quyết định đi sang các nước Phương Tây nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do xem họ làm như thế nào để về giúp đồng bào mình. Người tìm hiểu các cuộc cách mạng tử sản lớn trên thế giới: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng tư sản Mĩ tuy thắng lợi nhưng nhân dân lao động vẫn chịu khổ sai. Nhận thức đc rằng cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ ko xóa bỏ áp bức bóc lột. Người cho rằng đó là cách mạng ko triệt để. Cứu nước theo ngọn cờ của cách mạng tư sản ko phải là lối thoát. Cách mạng tháng 10 Nga thăng lợi, đã chứng tỏ sự đúng đắn, triệt để của nó. Anh sáng của cách mạng tháng 10 đã soi sáng con đường của Nguyến ái quốc. Từ khi đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về “Những vấn đề về dân tộc và thuộc địa” của LêNin, Người đã tìm ra con đường cách mạng vô sản. người khẳng định “ Muốn cứu nước , giải phóng dân tộc ko có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng Vô sản ” Từ đó, Người tích cực hoạt động, truyền bá những tư tưởng của cách mạng vô sản vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau: Viết bai cho các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân. Người viết một số tác phẩm, đặc biệt Bản án chế độ thực dân Pháp, tố cáo tội ác của thực dân Phap và tay sai, kêu gọi sự đoàn kết, đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.. Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu được xuất bản thành sách với tên gọi là “Đường kách mệnh”. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Trước tiên, Người chỉ rõ các cuộc cách mạng tư sản là không triệt để, chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là triệt để nhất. Vì thế, cách mạng Việt Nam cần phải đi theo con đường cách mạng của học thuyết Mac- lenin thì mới thành công. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:Cách mạng Việt Nam trước hết phải làm dân tộc cách mệnh, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, dành độc lập tự do, đồng thời tiến lên làm giai cấp cách mệnh, đánh đuổi tư bản nhằm giải phóng quần chúng nhân dân lao động. Lực lượng cách mạng: Gồm “ sĩ, nông, công, thương”, trong đó, công- công là chủ cách mênhj, là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ chỉ là “bầu bạn của cách mạng”. Phương pháp cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng vùng lên đánh đuổi kẻ thù.” Vấn đề đoàn kết quốc tế : Nguyễn Ái Quốc xác định, Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới cần được sự giúp đỡ của quốc tế nhưng không được ỷ lại mà phải chủ động, tự cường. Sự lãnh đạo của Đảng: Cách mạng muốn thắng lợi “ trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công”. “Đường kách mệnh” đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Ngoài ra, nhờ sự truyền bá tư tưởng cách mạng của Nguyễn Aí Quốc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã thu được nhiều kết quả to lớn. Cuộc đấu tranh của phong trào công nhân đã có bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới thứ nhât. Hình thức đấu tranh đã trở nên phong phú diễn ra với với quy mô lớn. Từ năm 1919-1925 đã có hơn 25 cuộc cuộc bãi công của công nhân các thành phố Nam Định, Hà nội… Tư 1926 trở đi, phong trào phát triển mạnh với sự ra đời của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”. Thắng 7/1929, ‘công hội đỏ” thành lập, thể hiện bước trưởng thành của giai cấp công nhân, tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức Như vậy, con đường cách mạng vô sản là con đường đấu tranh duy nhất đúng đắn và sáng suốt cho cách mạng vIệt Nam. Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng triệt để nhất, đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam và lợi ích của dân tộc. Do đó, có thể nói, sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX của Nguyễn Aí Quốc là một tất yếu lịch sử. Câu 3: Vì sao nói : Sự ra đời của Đảng công sản Việt Nam (3/2/1930) chấm dứt thời kì khủng hoảng của cách mạng Việt Nam. Đảng CSVN là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, là đại biểu trung thành của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Với cương lĩnh và đường lối đúng đắn, sáng tạo của mình, Đảng CSVN đã tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Hơn 7 thập kỷ qua, dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đã giành được thắng lợi rất đáng tự hào, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liên với CNXH, mở ra thời đại mới: Thời đại HCM. Những thành tựu to lớn này đạt được là nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng “Sự ra đời của Đảng cộng sản việt nam(3/2/1930) đã chấm dứt thời kì khủng hoàng của cách mạng VN”. Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.Xã hội VN có những biên đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai- chỗ dựa của thực dân Pháp. Nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng VN. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Song các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế twacs và khủng hoảng về đường lối. Giua lúc đó, Nguyễn Aí Quốc – người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước. Sau 10 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, Người đã bắt gặp được chủ nghĩa Mác- Leenin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Aí Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác- leenin về Việt Nam, sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm: “ Đường cách mệnh” để tuyên truyền, giáo dục bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tiếp tục chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Từ ngày 3 đến 7 tháng 2 năm 1930, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản được triệu tập dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Nguyễn Aí Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo. Đó chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Hội nghị thành lập Đảng mang ý nghĩa lịch sử như là Đại hội thành lập đảng. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại mới; Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac- lenin với phong trào công nhân và phong trapf yêu nước Việt Nam; Là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; Là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Nguyễn Aí Quốc. Sự ra đời cử Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân đã trưởng thành, đã đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, một đảng Mác- lenin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, là cơ sở lí luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáo ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển đất nước. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN. Đảng ra đời với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt sự khủng hoảng về bộ phận lãnh đạo cách mạng. Đảng ra đời đã lãnh đạo giai cấp vô sản và đào tạo giai cấp vô sản trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đảng giúp cho cách mạng VN trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Đảng đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị và hành độg của cách mạng ở nước ta. Qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, ta thấy Đảng đã lãnh đaọ phong trào cách mạng giải quyết tình trạng khủng hoảng về cách mạng ở VN. Như vậy có thể nói, Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng nước ta kéo dài hàng mấy chục năm trời. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có một chính đảng chân chính duy nhất lãnh đạo, chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta để đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng nước ta tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, Đảng ra đời đã mở ra giai đoạn thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Câu 4: Phân tích vai trò quyết định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mac-lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của nhân dân ta, dân tộc ta, trong đó phải kể đến công lao to lớn của Nguyến Aí Quốc. Vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện qua việc truyền bá tư tưởng, chuẩn bị về chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Vai trò quyết định của Nguyễn Aí Quốc đối với sự thành lập Đảng được thể hiện qua việc: Một là: Nguyễn ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng cho việc thành lập Đảng: Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã rích cực hoạt động, viết bài cho các báo: “ Người cùng khổ”, “Nhân đạo” ( cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp),báo “ Đời sống công nhân”, báo “ Sự thât”, “tạp chí thư tín quốc tế”( của Quốc tế cộng sản), báo “ Thanh niên” của Hội Việt Nam cách mang thanh niên. Viết các tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Dường cách mệnh”. Qua nội dung các tác phẩm đó, Người đều tập trung lên án chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727873 c432417ng l7883ch s7917 2727843ng.doc
Tài liệu liên quan